1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đời có công bằng với tất cả mọi người không? B-)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi mrking_hoang, 12/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Phải chăng càng nói nhiều càng mắc bệnh?
  2. Hienscarlett

    Hienscarlett Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    1 câu hỏi vớ vẩn =))
  3. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Không có cái gì ngăn cản con người cả. Con người chỉ bị ngăn cản bởi chính bản thân mình, đó là các quan niệm, và ý muốn, sợ hãi. Khi không có ham muốn, con người không bị trói buộc, thấy cần làm gì là họ làm cái đó.
    Cái bạn nói 1 số người chỉ cần muốn là họ liền bắt tay vào, bởi vì họ không bị ý muốn nào khác ngăn cản, như là ngại, sợ hãi,.. tức là không có sự giằng xé của các ý muốn ngược nhau. Họ chỉ có ý muốn theo một chiều nên đương nhiên họ sẽ làm ngay mà không chần chừ, so đo, lưỡng lự.. Tuy nhiên, nếu ham muốn của họ yếu, khi gặp phải nghịch cảnh, họ sẽ bỏ ngay. Nghịch cảnh chính là hoàn cảnh làm xuất hiện những ham muốn ngược lại, tuỳ thuộc vào ham muốn nào lớn hơn, họ sẽ hành động theo hướng đó.
    Còn những người mà muốn mạnh mấy họ cũng không bắt tay. Có thể là họ không thực sự muốn, mà họ chỉ tưởng là họ muốn. Cái này rất nhiều người mắc phải, họ không biết mình thực sự muốn gì, mà chỉ tưởng rằng mình muốn. Hoặc họ không có sự liên hệ giữa mục đích và con đường đạt đến mục đích. Hoặc họ có những ham muốn ngược lại mạnh hơn, vd muốn thành công nhưng lại muốn không vất vả, nếu muốn không vất vả mạnh hơn, sẽ là không làm gì
    Biểu hiện của ham muốn bao giờ cũng là không chấp nhận thực tại. Do đó nếu một người muốn rất mạnh, dù họ không biết làm thế nào để đạt mục đích, họ sẽ vật lộn bằng đủ mọi cách thoát ra khỏi hoàn cảnh đó, cho đến khi nào ham muốn không còn nữa. Không thể có chuyện ham muốn rất mạnh mà không làm gì, hoặc vẫn sống yên ổn. Như vậy chỉ là sự tưởng tượng rằng có ham muốn thôi. Nó cũng giống mọi sự dối trá khác, lừa dối chính bản thân mình vì một lí do nào đó. Có thể là vì danh dự, vì suy nghĩ, vì suy luận,.. Chẳng hạn mọi người muốn cái này thì mình cũng muốn cái này, hoặc sợ mọi người nói mình không muốn thì hèn, dở hơi,.. nên phải nói dối một cách vô ý thức là mình cũng muốn, dần dần tưởng là mình muốn thật. Nhưng cái chính là con người bên trong không thực sự muốn
    Thực sự muốn khác với tưởng rằng mình muốn. Một cái là sự khó chịu thực sự, một cái chỉ là một suy nghĩ
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Cái phải làm vì sợ mà mình không thích(ví dụ sếp phạt hay thầy cô phạt) ;thì do sợ mà làm
    Cái sợ có phải là một ham muốn không bác lemd?
  5. kohieusao

    kohieusao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/08/2007
    Bài viết:
    1.563
    Đã được thích:
    0
    thế cuối cùng theo ý của bác lemb thì đời nó có công bằng hay ko
  6. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Không!
  7. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Tại sao bạn lại hỏi tôi vậy thưa ngài kinh hoàng? Bạn thử tự hỏi chính bản thân bạn xem sợ hãi có phải là ham muốn không ấy, nếu tôi nói nó không phải là ham muốn thì nó thành không phải à?
    Khi bạn sợ hãi một ai đó, một vật gì đó, một nơi nào đó, một sự kiện nào đó, bạn có muốn tiếp xúc với cái đó không? Câu trả lời là không. Sợ hãi có nguyên nhân là ý muốn, muốn một cái gì đó không xảy ra, đó là một ý muốn.
    Người hiện đại với tư duy trừu tượng cao, họ rất hay nhầm lẫn giữa không và có. Khi bạn sợ cái gì, bạn có thể nói rằng, tôi không muốn điều này xảy ra. Điều đó rất dễ dẫn đến nhầm lẫn, cần phải biết rằng, khi sợ, bạn muốn, muốn cái gì đó không xảy ra, chứ không phải là không muốn. Sự sợ hãi càng mạnh, ý muốn càng mạnh
    Ở đây tôi thử phân biệt giữa muốn và không muốn. Như thế này, chẳng hạn bạn đi giữa đường đông người, hoặc ở một nơi quan trọng, bạn có dám tự nhiên hét lên thật to không? Nếu bạn cảm thấy sợ hãi, khó chịu nếu định hét lên, vì một lí do nào đó, như vậy bạn sẽ không làm. Khi đó, cần phải biết rằng, bạn muốn không hét. Còn nếu bạn không cảm thấy khó chịu, sợ hãi, nhưng bạn không hét lên, đơn giản vì bạn không muốn hét. Trường hợp sau, đơn giản ý muốn không có mặt, vậy thôi. Người ta rất hay nhầm lẫn giữa không muốnmuốn không
    Người ta thường bị ràng buộc bởi ý muốn, muốn không. Khi không có ý muốn không, chẳng có gì ngăn cản được cả. Giống như trẻ con vậy, thích làm gì là nó làm luôn, bởi vì nó chỉ có ý muốn về một hướng. VD khi bạn định ra ngoài ăn cái gì đó, nhưng bạn lại ngại phải đi lại mạnh hơn, bạn sẽ không ra ngoài. Đó là bởi vì có ý muốn không phải mệt người, chứ không phải là không muốn ra ngoài, ở đây có ý muốn. Khi bạn được mời đến nhà ai đó, nếu đơn giản bạn không có ý muốn, bạn không đi. Nếu bạn sợ hãi người đó, vd người ta đòi tiền bạn, bạn sẽ muốn không đi, muốn không phải gặp người đó. Hiện tượng đều giống nhau, không hành động, nhưng không muốn thì bình thường, còn có muốn thì có khó chịu, sợ hãi.
    Có hai loại ham muốn chính, tham lam và sân hận. Tham lam là muốn một cái gì đó xảy ra, và sân hận là muốn một cái gì đó không xảy ra. Sợ hãi, ngại ngùng, khó chịu,.. có thể xếp vào sân hận, tuy cách thể hiện chi tiết hơi khác nhau, nhưng nó đều xuất phát từ ý muốn một cái gì đó không xảy ra.
    Người ta ý thức khá rõ tức giận là đau khổ, vd bạn ghét ai đó, bạn có thể chọc tức người đó và rất thích thú. Tuy nhiên, khi bản thân họ tức giận, họ lại không ý thức rằng đó là đau khổ và không chịu bỏ nó. Sự việc diễn ra như thế này, giả sử tôi chửi tiên sư bố thằng kinh hoàng ngu như lợn , ngay khi đó bạn khó chịu, bất mãn, bạn không hài lòng với thực tại đó. Đó chính là đau khổ, tại vì bạn muốn một sự kiện như vậy không xảy ra. Sau đó, bạn bắt đầu muốn trả đũa, bạn định chửi lại, hoặc đánh, hoặc tìm cách nào xứng đáng hành hạ tôi. Và bạn sẽ không thấy nó là đau khổ, tại vì lúc đó bạn muốn trả thù, và những dự định tuân theo đúng ý muốn của bạn, bạn sẽ hài lòng với thực tại được trả thù. Do đó bạn sẽ không muốn bỏ sự tức giận và không thấy nó là đau khổ. Nó có thể đan xen với sự khó chịu của sự không hài lòng, tuy nhiên nó lại dẫn đến những ý muốn đem lại một sự hài lòng nhất thời nào đó.
    Đó là cách thức mà người thường trải qua, tuy nhiên họ đã đánh đồng những sự kiện khác nhau. Sự tức giận lúc đầu và những ý muốn về sau là khác nhau và đưa đến những cảm giác khác nhau. Sự việc có thể sai khác một chút nhưng nó luôn xuất hiện sự hài lòng trong đó khiến người ta không bao giờ bỏ sự tức giận. Sự sợ hãi cũng vậy, trong sự sợ hãi luôn có một chút nào đó hài lòng xen kẽ, do vậy mọi người cũng không bỏ sự sợ hãi. VD bạn ngại gặp một người đòi tiền bạn, bạn khó chịu khi gặp người đó, và bạn cảm thấy hài lòng nếu không gặp, bạn không phải trả tiền. Chúng đan xen lẫn nhau, cái này xuất hiện và biến mất, chúng lại làm cơ sở để cái sau xuất hiện và biến mất,.. bởi vì sự khó chịu và hài lòng không thể đồng thời xuất hiện.
    Lòng tham cũng vậy, nó có sự khó chịu và hài lòng. Bạn muốn thành công, khi đó bạn khó chịu, khi bạn nghĩ đến thành công, bạn dễ chịu,.. Cứ như vậy, đan xen lẫn nhau, nên người ta rất khó phân biệt đâu là sự khó chịu và dễ chịu, chúng do cái gì mang lại. Giống như trộn lẫn đường và muối với nhau, bạn nếm nhưng không phân biệt được cái nào là ngọt và cái nào là mặn. Vì không phân biệt được, người ta sinh ra quan điểm sai lầm, cái này ngọt, cái kia mặn. Vì có quan điểm sai lầm, người ta sẽ hành động theo quan điểm đó, người ta có thể tìm muối vì cho rằng nó có vị ngọt.
    PS: bạn kohieusao, đừng có hỏi tôi những câu vô nghĩa như vậy. Câu trả lời của tôi hả, tôi cho rằng cuộc đời ... công bằng. Bạn thích điền cái gì, có/không, cảm nghĩ, quan điểm của bạn vào chỗ ba chấm đó thì tuỳ bạn. Tôi nói nó công bằng hay không thì nó sẽ trở nên như thế à?
    Gợi ý cho bạn kohieusao vài câu hỏi hay, tại sao lại gọi là công bằng, công bằng có màu gì, hoặc là cuộc đời có công bằng với một số người nhưng không công bằng với một số người khác có phải không? Chết mất thôi
  8. pfiev_k47

    pfiev_k47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Ồ,Đời là cái gì nào,đời có nhiệm vụ phải cho ta những gì nào?
    Đời đã cướp của ta những gì ta làm ra,những gì đáng lẽ thuộc về ta nào?
    he he he
  9. pfiev_k47

    pfiev_k47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại là theo mình thì đời ko công bằng với tất cả mọi người.
  10. hpdonso

    hpdonso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2007
    Bài viết:
    1.267
    Đã được thích:
    0
    Có trời có đất, có âm có dương...thì cũng phải có quy luật bù trừ

Chia sẻ trang này