1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi điều suy nghĩ về âm nhạc Việt Nam (sự kế thừa của thứ âm nhạc quần chúng )

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi nguoiachau, 10/01/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Đôi điều suy nghĩ về âm nhạc Việt Nam (sự kế thừa của thứ âm nhạc quần chúng )

    Tôi chỉ là một kẻ nghiệp dư trong âm nhạc. Nhưng với tư cách là một người nghe thì tôi mạn phép đưa ra những bộc bạch của mình về nhạc Đỏ Việt Nam chúng ta.
    Nhạc Đỏ ở đây tức là dòng nhạc cách mạng Việt Nam gồm các bài hát trong thời kì chống Pháp,Mĩ và sau giải phóng (Chủ yếu là ở miền Bắc Việt Nam).
    Giống như tất cả những người thanh niên khác tôi chủ yếu được tiếp xúc với dòng nhạc này.(Tôi sinh năm 88).Sự tiếp xúc này là thường xuyên và có hệ thống .Như khi còn nhỏ được hát và nghe các bài hát về Đoàn ,Đội ...tiếp xúc với các nhạc sĩ như Đõ Nhuận,Nguyễn Xuân Khoát ,Văn Cao,...
    Lớn lên thì hát và nghe nhiều các bài hát của Đảng,ca ngợi Hồ Chủ tịch ,tình yêu quê hương , đất nước,tình hữu nghị giữa các nước cộng sản...
    Thực sự những bài hát trên có hay và mang nhiều tính nghệ thuật hay không nhưng tôi bây giờ thấy chán với nó.
    Am nhạc là một nghệ thuật thông qua thính giác để khơi gợi những cảm xúc,những suy tư,...của con người về cuộc sống về cuộc đời ...Hay Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm, cảm xúc của con người đối với nghệ sĩ .
    Nhưng Nhạc Đỏ mà chúng ta nghe có phải là những điều tôi vừa nói trên .
    Không phải là nhạc Đỏ không có những giá trị của nó nhưng vô tình nó đã tạo ra một nền âm nhạc Việt Nam đương đại ngày nay khá là non yếu .Cái mà tôi muốn nói ở đây là âm nhạc quần chúng.
    Người ta viết ra những bài hát mà ai cũng hiểu được.Những bài hát có kết cấu đơn giản dễ hãt dễ thuộc lời vì lời nó quá bình thường .Không mang nhiều tính văn học,tính biểu cảm.
    Tất nhiên Nhạc Đỏ không có lỗi vì nó được sinh ra là để phục vụ kháng chiến.Nhưng người ta lại gạt bỏ khỏi nó những bài hát mà họ gọi là "uỷ mị" và "ướt át ".
    Bản thân Nghệ thuật không dành cho số đông người.
    Nền âm nhạc Việt Nam ngày nay có sự kế thừa từ Nhạc Đỏ .Người nghe thì dễ dãi ,thiếu hiểu biết (số đông ) không có cá tính âm nhạc .
    Nghệ sĩ thì bàng bạc như nhau chỉ có số ít là có cá tính như Phú Quang,Le Minh Sơn và gần đây là Duy Mạnh,Lương Bằng Quang .
    Đơn giản với tôi cá tính tức là khi nghe một bài hát thì phải biết ngay đó là của ai (tương đối) .Phần nhiều nhạc sĩ Việt Nam hiện nay sáng tác quá non nhưng họ có một lượng khán giả quần chúng rất đông đảo.Những thành phần quần chúng này cũng góp phần làm cho nền âm nhạc Việt Nam đi xuống .



    Được nguoiachau sửa chữa / chuyển vào 09:29 ngày 10/01/2008
  2. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Tôi thường nghe một số bạn bè của tôi nghe nhạc.Họ- những sinh viên -nghe và thích các ca sĩ như Mỹ Tâm ,Hồ Quỳnh Hương ,Đan Trường ...hát.Giọng ca của họ thật tuyệt vời nhưng phần lớn bài hát của họ thì thế nào nhỉ ?
    Họ tiến lên trong âm nhạc bởi các bài hát của nước ngoài lời Việt như Ưng hoàng Phúc với các ca khúc của Hồng Kông ,...
    Nổi tiếng nhờ điều đó .
    Những người cùng thế hệ với tôi phần lớn đều nghe và thích nhạc Trẻ .Họ nghe và hát suốt ngày về nó .Tại sao nhỉ Tôi tự hỏi vậy nhưng tôi không trả lời được điều đó .
    Việc Nhạc Trẻ xuống cấp đã dẫn đến hiện tượng người nghe quay về những ca khúc cũ .Như các bài trong tình khúc 54 75 ,nhạc vàng ,....
    Các Ca sĩ cũng theo xu hướng này như Đàm Vĩnh Hưng,Phương Thanh .Và những người này thu được các thành tựu đáng kể .
    Sự sống dậy của các nhạc sĩ và nhạc phẩm của họ như Trịnh Công Sơn,Phạm Duy ,Trầm Tử Thiêng,Ngô Thuỵ Miên ,...đã minh chứng điều đó.
    Tôi thích từ "Phục Hưng" ở đây .Người ta nên suy xét lại nhiều vấn đề hơn nữa trong âm nhạc và đánh giá lại thật công bằng về nó .
  3. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Cái tôi nói đến là âm nhạc quần chúng.
    với một ý thức hệ "cộng sản " là cái chung được đề cao và dẹp bỏ cái riêng đã làm cho Văn học nghệ thuật Việt Nam suy kiệt ,kém phát triển.
    Người ta phê phán Thanh Lam rất nhiều nhưng tôi rất đề cao bà ta.Rất ít người làm ca sĩ mà có phong cách như bà ta.Tôi không nói đến hiệu quả nghệ thuật ở đay nhưng rõ ràng bà ta có cá tính,phong cách rõ rệt và dám thay đổi mình nhiều .Đề cao cái tôi của bản thân mình .Không như nhiều các ca sĩ khác chỉ lo chạy sô kiếm tiền thật nhiều .
    Năm trước nhạc sĩ lão thành Phạm Duy trở về Việt Nam .Người ta có nhiều ý kiến về việc này nhưng với tôi thì nhạc sĩ Phạm duy là PD của nghệ thuật chú không là PD -con người chính trị.
    Cũng như tôi biết Nhất Linh trong tự lực văn đoàn chứ không là nhà chính trị Nguyễn Tường Tam.
    Chính Phạm duy đã phải rời bỏ chúng ta -những người cộng sản miền bắc -vì người ta đánh giá bài hát của ông là "Uỷ mị" không có lợi cho kháng chiến.
    Nhưng tôi thích ông ta
    Tôi không tin vào Phạm duy nhưng tôi tin vào Văn Cao ,Trịnh Công Sơn,Thái Thanh,Lê Dung ...Họ là bạn của ông và kính trọng ông.
    Tôi không tin một người sáng tác Tâm ca ,Đạo ca,người mẹ quê hương đất nước hay như vậy lại là một kẻ xấu xa được.
    Chính ông đã rời bỏ đi không như Văn Cao ở lại .Và Văn Cao chỉ nổi tiếng ở những sáng tác đàu tiên của mình như Suối mơ,Thiên Thai ...
    Nhiều lúc chúng ta cũng nên phá bỏ và thay đổi nhiều cái cũ chứ không nên giữ nó mà chẳng đem lại lợi ích gì nhiều ...
    Và âm nhạc VN bao giờ mới hết sự quần chúng ,không có cá tính vô hồn vô cảm ....
    P/S :Tôi không phê phán chính trị với chính quyền hay với bất kì ai.Chỉ nói lên điều mình suy nghĩ .Nếu sai xin mọi người thẳng thắn chỉ bảo.
  4. choihangdep

    choihangdep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    647
    Đã được thích:
    0
    Bao nhiêu năm nhạc Đỏ thống trị, bây giờ đã đến lúc thoái trào rồi . Thanh niên thời giờ không thích nghe nhạc Đỏ nữa, vì những lời lẻ và những ca tư hoàn toàn không hợp với thời hiện đại hiện nay. Cũng như thời nhạc quốc tế hồi xưa - nhiều người nghe các bài hát của MLTR, WL ... nhưng thực chất chẳng hiểu gì cả , nên dần dần cũng không ai nghe nữa . Xu hướng hiện tại có 2 luồng nhạc đang thịnh hành là dòng Tiền Chiến và Dòng Nhạc Trẻ .
    (sẻ bàn thêm)
  5. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    nghệ thuật k phân biệt tôn giáo, chính trị, tư tưởng, cái đẹp k biên giới, ở đâu cũng có, một khi đã yêu nó nên bao dung một chút, bản thân tôi k thích cách sống của Khánh Ly, gió chiều nào xuôi chiều đó về VN thì chửi hải ngoại, còn ra hải ngoại thì lại nói xấu Vn, nhưng mà vẫn rất thích nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh, thôi kệ, cách sống là một chuyện, giọng hát lại là chuyện khác, con người có cái đẹp, cái xấu, cần phân biệt rõ ràng đâu ra đó, cái xấu thì ghét, nhưng k thể k ngưỡng mộ cái đẹp được, và sự thật khi bài hát vang lên, k còn KL, k còn TCS nữa, mà chỉ còn cái hồn của bài hát, cái đẹp
    mà có cần phải có tư tưởng phân biệt dòng nhạc, nhạc sĩ, ca sĩ k các bác, em thì k phân biệt chủng tộc, chỉ cần thấy bài hát hay là được, tiêu chuẩn của em: giai điệu là điều kiện tiên quyết, giai điệu phải độc đáo, liền lạc, có hồn, k lẫn với các bài hát khác, giai điệu k hay, khó nghe thì dẹp luôn, giai điệu chiếm 70% số điểm, nếu giai điệu cực hay mà ca từ hổ lốn thì cũng vẫn có thể đạt 7đ được, nhưng mà nghe vài lần cho vui rồi vứt, kế đến là ca từ, chiếm 30% số điểm còn lại
    theo em những bài có giai điệu hay, độc đáo là:
    còn ta với nồng nàn QB
    có đôi khi LVC
    mê khúc AK
    khoảng cách QD
    bình yên QB
    mãi cho tình lênh đênh VTT
    hoa vàng mấy độ, ru ta ngậm ngùi, ... TCS
    áo xanh, thiên đường tìm đâu... MTV
    gửi đôi mắt nai, cỏ hoa 19,... TMP
    mây và núi MN
    bản tình cuối NTM
    ...
    Được huynhnamphg sửa chữa / chuyển vào 22:52 ngày 10/01/2008
  6. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Người ta hay so sánh hai miền Nam Bắc trong đó có so sánh về sự phát triển âm nhạc hay phong trào âm nhạc.
    Việc các nghệ sĩ rời bỏ miền Bắc vào Nam là một chuyện không hay cho miền Bắc và là minh chứng cho sự vượt trội của miền Nam.
    Chúng ta thấy phần lớn ca sĩ đều vào Nam tạo dựng sự nghiệp và những chuyến ra miền Bắc mang tính chất nhất thời .
    Nguyên nhân nay tôi cho là trước kia (giai đoạn phát triển của Tân nhạc Việt Nam 45 về sau).Thì những nhạc phẩm chủ yếu phát trên đài phát thanh hoặc sự biểu diễn của những đoàn văn công được chuẩn bị khá sơ sài .
    Miền Nam thì ngược lại thời điểm đó âm nhạc miền Nam đã có sự phát triển tương đối.Có một lượng khán giả lớn và có tính thẩm mĩ cao hơn hẳn miền Bắc.
    Nếu tình hình không cải thiện thì độ vênh sẽ rất nguy hiểm cho âm nhạc
    Sự mất cân bằng về kinh tế ,văn hoá ,...là mối hiểm hoạ cho đất nước.Không biết nhà nước sẽ có những biện pháp điều chỉnh nào để sự cân bằng trở lại.
    Và Hà Nội trung tâm văn hoá ,kinh tế của đất nước có xứng đáng với tên goi hay là sẽ thui chột dần .
  7. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Tôi ghét sự định kiến trong âm nhạc.
    Người ta nói về Nhạc Vàng hay các ca khúc tiền chiến là "uỷ mị","*********" ...gây nên sự khó khăn khi tiếp xúc với nó.sức mạnh của truyền thông thật đáng sợ.Đến bây giờ tôi và nhiều người khi nghe nhạc Vàng hay một số ca khúc của nhạc sĩ hải ngoại thấy "tội lỗi" và văng vẳng trong đầu sự phê phán.
    Thật nguy hiểm cho chúng ta.
    Người ta đã đơm đặt bao nhiêu chuyện không có cho Khánh Ly,Duy Khánh ,Phạm Duy,...Bản thân chế độ "cộng sản " hiện nay là một đảng phái chính trị .Nó cũng chứa đựng những sai lầm ,bất công ...như bao chế độ khác .
    Người ta đấu tranh là đấu tranh chống lại những người cầm quyền chứ có chống lại nhân dân VN đâu mà gọi họ là *********.
    Phàm chống lại nhân dân đất nước ,chống lại sự tiến bộ xã hội ...thì mới gọi là ********* chứ.Nếu có họ chỉ chống một đảng phái chính trị,một số ít người trong gần 90 triệu người Việt mà thôi.
  8. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Xoá
    Được nguoiyeumusic sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 12/01/2008
  9. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Tôi không có ý kiến gì về những điểm khác trong những ý kiến của bác Nguoiachau, chỉ có 1 điểm mà tôi muốn nói rõ hơn, theo cảm nhận của tôi .
    Bác chủ topic có nói "Nhạc Đỏ không có lỗi vì nó được sinh ra là để phục vụ kháng chiến" . Theo như tôi thấy thì trong nhạc Đỏ gồm cả những bài viết ra với mục đích cổ động tinh thần đấu tranh và cả những bài hát được viết lên từ trái tim, từ những cảm xúc rất thật, rất tự nhiên, rất CON NGƯỜI và hoàn toàn không bắt nguồn từ một mục đích chính trị nào cả (những ai nghe và yêu nhạc đỏ, quan tâm nhiều đến nhạc đỏ đều có thể thấy rõ điều này).
    Có thể kể ra một số bài hát mang tính cổ động như DẬY MÀ ĐI, HÒ KÉO PHÁO, ĐI ĐẦU QUÂN ...
    Còn những bài như ÁO MÙA ĐÔNG, VỀ THĂM MẸ, THĂM BẾN NHÀ RỒNG, TÌNH CA, MÙA XUÂN TRÊN THÀNH PHỐ HCM, ĐẤT NƯỚC TRỌN NIỀM VUI, CÔ GÁI VÓT CHÔNG, MÙA XUÂN (phổ thơ Nga), LÁ ĐỎ, ... và rất rất nhiều bài hát nữa , đều không thể nói là viết ra để PHỤC VỤ kháng chiến được, chúng đều viết ra một cách rất tự nhiên, rất chân thành, chan chứa tình cảm và làm lay động cả những thế hệ trẻ hôm nay, những người đang sống trong hòa bình .
    Tôi rất hay nghe nhạc Đỏ và theo tôi thấy thì trong kho tàng nhạc Đỏ, những bài mang tính cổ động chỉ chiếm 10-20%, còn lại 80-90% là các bài hát xuất phát từ những xúc cảm chân thành của tác giả .
    Còn về nhạc trẻ VN hiện nay thì nó rất đa dạng và bản thân tôi cũng chưa nắm bắt được phần lớn như nhạc Đỏ , chưa dám có ý kiến gì . Nhưng tôi nghĩ nó cũng như nhạc Đỏ, cũng phản ánh phần nào cuộc sống của giới trẻ trong thời gian hiện tại .
    Được nguoiyeumusic sửa chữa / chuyển vào 10:51 ngày 12/01/2008
  10. nguoidonga

    nguoidonga Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2007
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin nói về 3 nhạc sĩ hàng đầu của Việt Nam trong Tân nhạc gồm Phạm Duy,Văn Cao,Trịnh Công Sơn.
    Chắc không ai không thể công nhận đây là ba nhà nghệ thuật hàng đầu của chúng ta.
    Ngoài đời họ là bạn của nhau-một tình bạn gần như là tri kỉ.
    Nhưng số phận khác xa nhau.
    Phạm Duy tham gia kháng chiến cùng Văn Cao (*********) nhưng do sáng tác các bài hát "tình cảm " ...trái với tinh thần chung nên bị phê phán mạnh mẽ bởi "nông dân cm".Và ông đã ra đi mặc dù ông là một con người yêu nước.
    Trịnh Công Sơn bị gọi vào lính (miền Bắc ) nhưng ông trốn lính và vào miền Nam sáng tác các ca khúc phản chiến .
    Văn Cao ở lại với cách mạng với quê hương Việt Nam.
    Nhưng số phận âm nhạc của 3 con người này thật khác xa nhau .Hai nhạc sĩ ra đi có những sáng tác mới ,khối lượng đồ sộ và phong phú.Còn Văn Cao thì hầu như không có tác phẩm ngang bằng với hai ông kia .Nhạc phẩm nổi tiếng của ông là các trước tác năm 47 về trước như Buồn tàn thu,Suối mơ,Bến xuân ,Thiên Thai ,Tiến quân ca...
    Số phận thật đau khổ với 1 nghệ sĩ tài hoa.Tôi thấy sao xót xa cho ông ta.
    Xuân Diệu viết: Con người phản phúc hai mặt, giả dối như con mèo, là một phù thủy toan dùng âm binh chọi nhau với Đảng".
    Khốn nạn thay cho Xuân Diệu .(Người này thú thực tôi rất ghét.Nhà thơ Xuân quỳnh từng chửi ông ta là "Đồ tuyệt tự " vì ông là người đồng tính ).
    Bị làm phiền đủ điều với những lí do "cm"
    Trịnh Công Sơn với các ca khúc (Da Vàng ) phản chiến khiến cả 2 bên đều không thích ông.Sau này cũng chịu nhiều hệ luỵ nhưng nói chung thời kì đỉnh cao của ông là thời kì ông ở miền Nam (còn chiến tranh).
    Trịnh có thể là nhạc sĩ thành công nhất.
    Phạm Duy lại khác hẳn ông ta sang Mĩ khi giải phóng mièn Nam.Khối lượng sáng tác đồ sộ ,nhiều tác phẩm xuất sắc nhưng người VN ít biết vì bài hát bị kiểm duyệt gắt gao.Chỉ cộng đồng hải ngoại hay nghe thường xuyên.
    Nhưng dù sao ông ta vẫn hơn Văn Cao về âm nhạc xét trên khía cạnh phát triển cá nhân.
    Trịnh Công Sơn đã không ra đi và chúng ta kính trọng ông ấy .Nhưng PD lại khác hẳn cho dù ông ta sẽ "tự do" hơn Trịnh Công Sơn .
    Chuyện đã qua không nhắc lại làm gì nhưng rõ ràng những kẻ vô công rồi nghề với tư tưởng nông dân đã làm nền văn hoá Vn bị thiệt thòi nghiêm trọng.
    Và nếu Văn Cao ra đi cùng Trịnh Công Sơn thì sao nhỉ ?Tôi nghĩ âm nhạc Việt Nam sẽ có nhiều điều lí thú hơn .Chắc vậy.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này