1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi điều suy nghĩ về nền Khoa học Công nghệ Việt Nam!

Chủ đề trong 'Toán học' bởi King_of_god_new, 13/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Đôi điều suy nghĩ về nền Khoa học Công nghệ Việt Nam!

    Đây là những gì tôi nghe được, một phần thấy được về nền khoa học và công nghệ Việt nam. Tất nhiên, đây chỉ là những suy nghĩ cá nhân và rất hy vọng có những ý kiến đóng góp của nhiều người. Trước tiên, cũng xin nói luôn. Trong đây có cả những ý kiến của những nhà khoa học đầu ngành của VN.

    Có lẽ, ai trong chúng ta cũng đều không ngạc nhiên lắm với câu nhận xét như sau về nền khoa học và công nghệ VN: "Một nền khoa học và công nghệ thiếu đồng bộ và mất cân đối sâu sắc".

    Trước tiên, hãy ngược dòng lịch sử xem, chúng ta đã làm được những gì. Chúng ta đã có hơn 100 năm đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong những điều kiện đặc biệt khó khăn, chúng ta cũng đã có những cán bộ khoa học có tiếng. Nhưng trên thực tế, nền khoa học công nghệ của chúng ta không có móng vững chắc. Giai đoạn 1945 - 1980, có thể nói, đây là thời kỳ hoàng kim của ngành toán học (khoa học cơ bản) và ngành cơ khí (công nghệ, nhưng có sự giúp đỡ của Liên xô (cũ)). Chúng ta đã sản sinh ra một thế hệ vàng toán học, làm sửng sốt thế giới trong kỳ thi Olympic toán quốc tế lần đầu tiên chúng ta tham dự. Vượt trên cả Mỹ, kẻ đã và đang xâm lược nước ta! Kể thì cũng không quá khó hiểu. Việc giảng dạy và nghiên cứu toán không cần những phòng thí nghiệm đắt tiền, chỉ cần bảng đen, giấy trắng, những viên phấn và các thầy giáo giỏi. Tiếp đến là một nền cơ khí hùng mạnh. Bách khoa Hà nội nổi tiếng một thời với nền cơ khí số một VN. Được Liên xô (cũ) giúp đỡ, chúng ta đã xây dựng được những phòng thí nghiệm và thực nghiệm về ngành cơ khí, có thể nói hiện đại vào loại nhất thời kỳ đó (Cũng cần nói thêm, biểu tượng của BK hà nội là biểu tượng của ngành cơ khí). Nhưng bây giờ thì sao, khoa cơ khí bây giờ thiếu nhân tài trầm trọng. Trong nước, người ta gọi đây là khoa "vào cửa tự do". Thật không thể hiểu nổi.

    Đó là quá khứ. Còn bây giờ thì sao. Nếu như trước kia, chúng ta tạo ra một thế hệ vàng toán học thì nay, chúng ta đang sinh ra một thế hệ vàng Công nghệ thông tin. Đâu đâu cũng thấy công nghệ thông tin, trường nào cũng có khoa công nghệ thông tin. Một số liệu cho thấy, chất lượng kỹ sư CNTT của chúng ta chỉ tương đương kỹ sư CNTT cao đẳng ở một số nước tiên tiến (thậm chí chưa bằng). Kể ra cũng không quá khó lý giải, một chiếc máy tính PII (4.300.000 VNĐ) cũng giúp cho một sinh viên CNTT học tập tốt ở VN. Hãy nghĩ xem, CNTT có ích gì khi họ không biết ứng dụng chuyên ngành của mình vào những ngành khác. Tôi từng được tiếp xúc với một ông giám đốc đang tuyển kỹ sư CNTT làm trong lĩnh vực tự động hóa bằng máy tính dây chuyền sản xuất bánh, kẹo. Ông cho rằng, nếu thuê một kỹ sư CNTT thuần túy, ông phải tốn chi phí thuê 3 kỹ sư, đó là: kỹ sư CNTT, kỹ sư Tự động hóa, kỹ sư hóa thực phẩm. Thay vì bỏ tiền ra thuê 3 kỹ sư, ông có thể thuê 2 kỹ sư (1 tự động hóa và 1 hóa thực phẩm) vì thực ra nhiều kỹ sư các ngành như thế đều có khả năng lập trình trong những môi trường không quá phức tạp. Xét cho cùng, VN luôn chạy theo một cái mốt mà chính cái "sành điệu" này đã gây nên một sự mất cân đối trầm trọng trong nền khoa học công nghệ của VN.

    Trong khi, kỹ sư CNTT thì thừa thãi, chúng ta lại đang thiếu các kỹ sư có chất lượng cao trong các ngành như cơ khí, hóa (thực phẩm, dầu khí, ...), tự động hóa, ... Nói tóm lại chúng ta đang có một nền khoa học có vẻ như theo kịp thời đại nhưng thực ra vẫn còn lận đận trong những thập niên 60. Điều đó thật đáng tiếc.

    Hãy xét về phương diện công nghệ. Có ai đó cho tôi biết, chúng ta đã có những dây chuyền sản xuất các con bọ máy tính chưa ? Công nghệ gò, hàn, ... của chúng ta bây giờ như thế nào. Nếu ai đó qua đường Đê la thành ở HN thì có thể thấy, CN của chúng ta còn lẹt đẹt ở thập niên 60. Có người phản bác rằng, đâu có, chúng ta cũng đã có những dây chuyền sản xuất qui mô lớn, hiện đại! Tôi chỉ nói một cách khái quát thế này. Trong khi chúng ta bán dầu thô với giá 1$ (giả sử) thì chúng ta phải mua các sản phẩm dẫn xuất từ dầu với giá 5$. Hay đơn giản hơn, trong ngành điện tử, chúng ta mới chỉ sản xuất được điện trở, tụ điện và cuộn cảm còn những linh kiện siêu vi khác thì ... nhập khẩu. Hay trong ngành kỹ thuật quân sự, tôi rất biết ơn ai đó cho tôi biết, chúng ta đã sản xuất được súng AK, tên lửa vác vai hay chưa?

    Những gì tôi giới thiệu trên chỉ là những suy nghĩ bức xúc của mình về nền khoa học công nghệ nước nhà. Tôi rất mong có được những bài hồi âm từ nhiều bạn. Có thể, chúng ta không thể thay đổi được nhưng chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau để tự điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp với thời đại. Người ta nói: "Thời thế tạo anh hùng" quả không sai.



    Tôi lại là tôi như mọi ngày , bình thường giản dị chả ai hay!
  2. Thaidom

    Thaidom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2002
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Nói về Việt Nam làm gì cho buồn
    Việt Nam chưa sản xuất được súng Ak , đến đạn của AK thì 10 viên có 1 viên xịt trong khi đó đạn của LX cho từ những năm 70 bắn 100 viên không có viên nào xịt .Còn về tên lửa à , chưa sx được xe máy mà đòi mơ đến tên lửa
    Khoa học công nghệ kém là điều hiển nhiên , còn cách khắc phục như thế nào thì: Bó tay
    Ngot ngao ma ko sau rang
  3. paolo_vn

    paolo_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    908
    Đã được thích:
    0
    Khoa học công nghệ của Việt Nam đang tiến những bước tiến dài trên con đường đầy chông gai với ước mơ cháy bỏng đó là làm nhiều hơn cho đất nước cho dân tộc.. có được những điều đó chính là nhờ các bạn , nhờ những chủ nhân tương lai của đất nước đó!
    Thân!

    Paolo
  4. nghiapy

    nghiapy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    hic hic sao mà các bác bi quan về nền khoa học công nghệ VN thế theo tui ( theo suy nghĩ của bản thân tui) thì mình vẫn có quyền mơ ước đến một tương lai tốt đẹp và tươi sáng hơn cho nền khoa học công nghệ VN hì hì ,hi vọng là khi tui học xong ĐH thì mình cũng gần bằng người ta ,hìhì
    con chuột thích chơi game nhất trên đời
  5. vietbh

    vietbh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0
    Tớ đọc bài của cậu thấy rất hay và tâm huyết, tớ có một số ý kiến thế này:
    Người ta đổ xô đi học CNTT là do nhu cầu lao động của Kinh tế thị trường. Tất nhiên, không chỉ chất lượng kĩ sư CNTT là kém so với các nước Tư Bản. Nhưng...hãy xem lại đi, chất lượng một kĩ sư cơ khí chẳng hạn, liệu có hơn nổi 1/2 họ không.
    Chúng ta thiếu các kĩ sư công nghệ thông tin trầm trọng. Điều này hiển nhiên. Tất nhiên, các kĩ sư chất lượng kém sẽ bị thải loại.
    ""Hãy nghĩ xem, CNTT có ích gì khi họ không biết ứng dụng chuyên ngành của mình vào những ngành khác. ""
    hihi, cái này tự bạn nghĩ ra đó thôi, CNTT sống được là nhờ các ngành khác cần nó. Ở Việt Nam đang ứng dụng mạnh mẽ đó thôi.
    ??Tôi từng được tiếp xúc với một ông giám đốc đang tuyển kỹ sư CNTT làm trong lĩnh vực tự động hóa bằng máy tính dây chuyền sản xuất bánh, kẹo. Ông cho rằng, nếu thuê một kỹ sư CNTT thuần túy, ông phải tốn chi phí thuê 3 kỹ sư, đó là: kỹ sư CNTT, kỹ sư Tự động hóa, kỹ sư hóa thực phẩm. Thay vì bỏ tiền ra thuê 3 kỹ sư, ông có thể thuê 2 kỹ sư (1 tự động hóa và 1 hóa thực phẩm) vì thực ra nhiều kỹ sư các ngành như thế đều có khả năng lập trình trong những môi trường không quá phức tạp??
    Cái đó thì cũng còn tuỳ. Tiền nào của đấy thôi. Chắc cái ông giám đốc đó có cái dây chuyền sản xuất bánh kẹo Second Hand. Mà cần gì đến kĩ sư tự động hoá làm gì, huống hồ là CNTT. Không biết lập trình gì trong cái môi trường sản xuất bánh kẹo như thế nhỉ??
    Còn bạn nói về cái thời hoàng kim của toán học Việt Nam và các ngành khoa học cơ bản vào 45-80. UH, có thế chúng ta sản sinh ra những nhà toán học tài năng thật, nhưng bạn nên nhớ cái thời hoàng kim đó, dân tộc Việt Nam đang chết đói, kiệt quệ sau chiến tranh, đất nước nghèo đói. Còn bây giờ, việc mất cân đối...thì có kết quả là nền kinh tế đất nước ta đi lên, không ai bị đói. Còn việc học sinh của ta thi toán đoạt giải cao hơn Mỹ chỉ có ý nghĩa là chúng ta có những cá nhân có tài giải toán hơn họ thôi.
    CÒn nữa, bạn nói là khoa cơ khí thiếu nhân tài trầm trọng, do đâu nhỉ, do sinh viên chúng ta lựa chọn theo mốt cũng chỉ một phần thôi, cũng tại chính ngành cơ khí của chúng ta yếu kém trì trệ đó thôi.

    Goose
    [/size=4

Chia sẻ trang này