1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi điều về " Tính cách Mỹ "

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Leng_keng, 19/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Leng_keng

    Leng_keng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Đôi điều về " Tính cách Mỹ "

    Đã có "Tính cách Nga' thì chắc cũng có "Tính cách Mỹ". Vậy nó là cái gì?

    Sáng nay trên đường đến sở làm tôi cứ suy nghĩ về Netwalker:

    1. Phải chúc mừng anh vì sau một thời gian cố gắng tự khẳng định mình nay anh đã được mọi người chấp nhận và đánh giá cao. Từ khi vào mạng, đọc những những lời tự sự và những đoạn lý giải về cuộc sống của Netwalker tôi không thích thú lắm. Nó có vẻ không thật và mang đậm nét ganh đua. Đặng đến khi anh đề nghị thành lập box Mỹ, tôi cảm thấy rõ ý định giành một vị trí trong mạng và vì vậy ấn tương không tốt về anh lại nặng thêm. Bẵng đi mấy ngày không để ý tới, tôi thấy xuất hiện box Mỹ và Mod Netwalker. Tôi giật mình và chợt nhận ra rằng: Sự hẹp hòi và thiển cận sẽ bóp chết các ý tưởng hay, những sáng kiến mang lại sự đổi mới cho mọi người.

    2. Người Mỹ thường thích trả lời hoặc "Yes" hoặc "No" cho bất cứ câu hỏi nào được đặt ra. Họ không nhiều thời gian để đắn đo chờ xem thế nào rồi quyết định. Nếu trả lời "No" họ sẽ bỏ qua. Còn khi đã nói "Yes" thì hầu như tất cả tinh thần sức lực sẽ được giành cho việc thực hiện ý tưởng và với quyết tâm cao như vậy hành động của họ dễ được xem là quá khích, gây khó chịu cho mọi người - Tính thực dụng được coi là nét đặc trưng của người Mỹ -

    Trong xã hội Mỹ quan hệ con người với con người ít được xăm soi bởi những giá trị đạo đức mà mang nặng sắc thái lý trí. Điều đó phù hợp cho một môi trường pháp trị và vô hình đưa đến tính vô cảm trong cách cư sử với những người xung quanh. (Trong các trường học của Mỹ không có môn công dân giáo dục như của Việt nam)

    Netwalker tuy sống ở Mỹ chưa lâu nhưng ít nhiều qua những việc làm của anh, người ta đã nhận thấy một tính cách mạnh mẽ của một cá nhân, người có nhiều hoài vọng (kể cả trong những cuộc chơi). Mod trong cái nhìn của nhiều người là một chức vụ chẳng có gì đặc biệt, nhưng riêng đối với "Mod" của Netwalker thực sự làm tôi kính trọng.

    Và đấy là một góc cảm nhận của cá nhân tôi về "Tính cách Mỹ" qua con người và hành động của Netwalker. Kính mong các sư huynh bỏ qua những thiếu sót và mong được chỉ giáo về những ngộ nhận.
  2. POPO

    POPO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Thế thì cũng phải có tính cách Việt Nam chứ nhỉ ?
    He he,
    Thật ra thì theo tôi được biết. Người ta hay nói về "phong cách Mỹ" là phong cách di sâu về cá nhân. Còn phong các phong cách khác đều là cộng đồng hoặc không tôn thờ chủ nghĩa cá nhân.
    Nhưng vì thế mà con người Mỹ luôn có những điểm mạnh về từng cá nhân. Ko như Hà Cuốc hay Nhật Bổn...hay cũng không như VIệt Nam.
    Và tính cách Nga là tính cách tập thể...và VIệt Nam vẫn đi theo phong cách này,
    Cũng hay đấy chứ.
    POP

    NOTHING ELSE MATER
    [/side=20]
  3. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Người thì có người tốt và người xấu, ở đâu cũng vậy cho dù đó là Việt Nam hay là ở Mỹ. Ở người Mỹ có một đặc điểm chung là họ rất ghét những ai nói dối, gian lận nhất là trong học tập. Thà họ chấp nhận quả trứng để học lại chứ không chấp nhận gian lận trong thi cử. Ngoài ra người Mỹ rất là thẳng thắn, có sao là họ nói vậy chứ không sợ ngại ngùng hay làm mất lòng ai hết. Nếu mình có một lỗi gì đó làm họ không hài lòng là người đó sẽ nói thẳng luôn, chứ không ngại ngùng giữ kín trong lòng như người Việt Nam chúng ta. Dĩ nhiên là họ sẽ không nói với thái độ chửi bới la hét, nhưng mà họ sẽ nói cho chúng ta biết là mình làm sai hay làm phật lòng họ ở điểm nào. Ở Mỹ phụ nữ và trẻ em có vị trí cao hơn đàn ông chúng ta. Họ đựơc xếp vào vị trí số 1, trong khi đàn ông chúng ta được xếp vào vị trí gần như chót bảng, còn thua cả animal. Do đó tốt nhất là nên ngậm bò hòn ngon ngọt với mấy chị em...
    Còn một điểm quan trọng khác cần nên lưu ý khi đi chơi chung với người Mỹ. Khi mình đi ăn hay đi chơi chung đâu đó thì khi tính tiền thì phần ai người đó trả, không có chuyện trả hộ cho nhau. Khi hẹn nhau thì nhất thiết phải đúng giờ, không nên để giờ dây thun như ở Việt Nam. Khi đã hứa với ai một điều gì thì phải làm, nếu không làm được hay kết quả thế nào thì cũng phải thông báo sớm cho người ta biết trước.
    Đây là đất nước tự do,Mình có thể nói bất kỳ điều gì mình muốn và đang suy nghĩ nhưng không thể dùng vũ lực. Mình có thể làm bất kỳ một điều gì mình muốn nhưng những điều mình làm sẽ không đem lại sự phiền toái đến cho mọi người xung quanh.
    Ở Mỹ không ai có quyền bắt mình làm điều này điều kia, chỉ có bản thân mình mới có thể thực hiện những gì mình muốn và đang suy nghĩ. Do đó không ai có quyền bắt mình tham gia đảng này, đảng kia. Nếu ai đó cứ ép mình tham gia hay hợp tác làm điều gì đó với họ mà mình không muốn, tức là gây phiền hà khó dễ cho mình thì mình có thể gọi police gần nhất hay là 911.
    Ở đây ai cũng có quyền bĩnh đẳng như nhau cho dù bất luận anh thuộc quốc tịch gì, màu da gì, có nguồn gốc Bắc, Phi, Âu, Á...

    đó chỉ là sơ lược của tính cách mỹ,bác nào đang sống ở Mỹ thì phát biểu cảm tưởng đi
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  4. scarlet_sail

    scarlet_sail Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Có người ví nước Mỹ như một lò luyện, nó nấu chảy mọi thứ quẳng vào trong lòng nó. Người ta có thể nhận diện được người Mỹ trong một đám đông dù cho đó là một khuôn mặt châu Á, châu Âu hay châu Phi. Đó là sự thờ ơ, lãnh đạm với cảnh vật cũng như con người xung quanh. Chắc do cuộc sống của họ vốn diễn ra với tốc độ qúa nhanh nên khi đến những vùng đất khác không phải nước Mỹ, mọi thứ đều trở nên chậm chạp. Mà cũng có thể còn một nguyên nhân khác là sự ngạo mạn, cho rằng mình là những công dân của một đất nước hùng mạnh nhất trên thế giới giống như thái độ phớt tỉnh Ănglê của người Anh khi họ tự nhận rằng mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước họ. Việc tìm hiểu tính cách hay phong cách Mỹ là một ý kiến hay để người Việt thấy được nguyên nhân thành công của xã hội Hoa kỳ thông qua những công dân của họ.
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã có những lời tốt đẹp viết về tôi. Tôi rất lấy làm cảm kích.
    Trên thực tế, có rất nhiều tính cách hình thành trong tôi từ nhỏ do ảnh hưởng của giáo dục gia đình và hoàn cảnh sống. Ba mẹ tôi là những tấm gương tốt để con cái noi theo học tập. Ví dụ Ba tôi có đầu óc phóng khoáng, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ Mẹ tôi làm các công việc gia đình. Ba Mẹ tôi đều là những người kiên nhẫn, nhanh nhẹn, năng động và có ý chí. Tính tự lập là do gia đình tôi bị ly tán, chia rẽ, ba mẹ không có điều kiện ở bên cạnh buộc tôi phải tự học chăm sóc lấy bản thân, phải học sống hòa đồng và mềm mỏng bởi vì nếu không tôi sẽ không có bạn bè và những sự giúp đỡ. Cũng chính nhờ những tính cách này tôi đã dễ dàng thích nghi được với những hoàn cảnh mới, cuộc sống mới với môi trường xa lạ. Cho nên tôi thấy rằng về tính cách cá nhân, ở đâu cũng vậy thôi, phần nhiều tính cách là do môi trường giáo dục của gia đình và hoàn cảnh sống lúc ấu thơ. Không nhất thiểt là Việt nam, Mỹ hay Nhật bản. Ở đâu cũng có người thế này và người thế kia.
    Tôi thấy rằng mỗi một nền văn hóa có những đặc thù riêng và tính cách riêng. Tôi thấy văn hóa Việt nam cũng có nhiều bản sắc đáng trân trọng. Ví dụ như mối quan hệ gia đình. Tôi thích giữ gìn mối quan hệ gia đình bền chặt. Gia đình chúng tôi không muốn những yếu tố khác ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình như tiền bac, kinh tế, v?v. Yếu tố con người được đặt lên hàng đầu. Tôi rất lấy làm vui mừng vì gia đình chúng tôi tuy ở xa nhau nhưng vẫn có một mối quan hệ bền vững.
    Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta biết mở rộng tâm hồn đón nhận những tinh hoa của nhân loại (những cái hay cái tốt đáng học) nhưng vẫn gìn giữ những bản sắc văn hóa riêng của mình cũng là điều nên làm. Người phương Đông chúng ta có câu: ?oNhập gia tùy tục? , người phương Tây cũng vậy : Đến Rome hãy làm như người Rome. Vậy nếu chúng ta biết hòa mình vào nền văn minh nhân loại, chúng ta sẽ có những lợi thế trong thời đại toàn cầu hóa nhưng nếu chúng ta trở về với cộng đồng riêng của mình mà vẫn giữ được những tinh hoa riêng của dân tộc âu rằng cũng là điều đáng quý. Tuy nhiên, không phải ai cũng hoàn hảo. Ai cũng có những khiếm khuyết riêng, có điều các bạn có rộng lượng bỏ qua hoặc sẵn sàng đi sâu tìm hiểu hơn về con người đó, đất nước của người ta hay nền văn hóa của họ hay không? Đó là về mặt cá nhân.
    Tuy nhiên cũng có nhiều bài nghiên cứu và sách báo nói về tính cách của từng dân tộc, ví dụ như người ta hay nói người Nhật bản cần cù, thông minh, chịu khó, người Do thái khôn vặt và lanh lợi, v?.v và v?.v.
    Dưới đây tôi xin giới thiệu về những tính cách nổi bật của người Mỹ để các bạn tham khảo.
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    MỘT SỐ TÍNH CÁCH MỸ NỔI BẬT ​
    Thân thiện ( Friendliness)
    Ngay từ thủa khai thiên lập đia, những người châu Âu di cư sang Mỹ, sống xa gia đình, quê hương. Người đi khác chuyến đến các địa điểm khác nhau và ở xa nhau. Họ luôn luôn cảm thấy thiếu thốn tình cảm,cô đơn, nhơ nhà và mỗi khi có ai đến chơi hoặc có dịp gặp ai, họ rất vồn vã, nhiệt tình. Vì vậy ngay từ 200 năm trước đây, những người đến từ nơi khác luôn cảm nhận được sự thân thiện của những người định cự Mỹ Nước Mỹ ngày nay, vẫn vậy vẫn được xây dựng trên nền tảng Hợp chủng quốc với nhiều sắc dân di cư. Tất cả những con người này đều rất thân thiện.
    Chủ nghĩa cá nhân ( Individualism)
    Phần lớn người Mỹ cho rằng một con người lý tưởng là phải có tính độc lập cao, tự tin và tự lập. Người Mỹ nhìn nhận bản thân họ như những thành viên độc lập, một cá nhân riêng, không phụ thuộc vào gia đình, cộng đồng hay tổ chức nào. Vì vậy đôi khi tính cách này của người Mỹ bị nhìn nhận trên thế giới như sự ích kỷ. Một số người khác lại đánh giá cao tính cách này như một sự giải phóng cá nhân ra khỏi gia đình,cộng đồng, hoặc giai cấp xã hội.
    Bình đẳng và không lễ nghi, xã giao, khách sáo (Equality & Informality)
    Tuyên ngôn của nước Mỹ là ?o tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng?. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng như hiện tại vẫn có nhiều trường hợp vi phạm lý tưởng này. Nhưng nói chung, người Mỹ là bình đẳng. Xã hội Mỹ càng ngày càng tiến đến bình đẳng. Phạm trù bình đẳng càng ngày càng được mở rộng, từ bình đẳng giữa các sắc tộc (da trắng , da màu), bình đẳng giới tính (phụ nữ và đàn ông, và mới đây là đồng tình luyến ái), bình đẳng sức khỏe ( người khỏe mạnh, ốm yếu cũng như tàn tật, thiểu năng đều bình đẳng như nhau trong mọi lĩnh vực xã hội), v?v và v?.v. Tất cả các công dân Mỹ đều được dạy câu: ?o Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng?.
    Người Mỹ khá cởi mở, thân mật và không khách sáo. Họ đối sử với nhau không khách sáo, ví dụ hai con người khác biệt về tuổi tác, hoặc địa vị xã hội vẫn có thể nói chuyện với nhau như bạn bè. Hành vi ứng xử này trong mắt của nhiều người ở nền văn hóa khác sẽ là ?othiếu tôn trọng?, ?o vô ý, vô tứ?, ?omất dạy?, ?ovô phép? , ?okhông biết lễ nghi?. Nhưng tron mắt những nhà xã hội học hiện đại, đó lại là hành vi ứng xử của một xã hôi phát triển, không bị phụ thuộc vào những lễ nghi.
    Bộc trực, Thẳng thắn (Directness)
    Người Mỹ thường đi thẳng vào vấn đề, chính vì điều này mà đôi lúc gây khó chịu cho người sống ở một nền văn hóa khác. Ơ Xã hội Mỹ, mọi người nghĩ rằng nếu đi thẳng vào vấn đề, hoặc hỏi thẳng điều mình muốn nói nghĩa là người thật thà, thẳng thắn, không lươn lẹo.
    Trong kinh doanh cũng vậy. người Mỹ thường đi thẳng vào vấn đề chính vì vậy khi thông thương với nước ngoài thường bị ngộ nhận là sàm sỡ, mất lịch sự. Vì vậy, trong các khóa dạy quản lý kinh doanh quốc tế, sinh viên thường được dạy các cung cách ứng xử quốc tế và học chuyên sâu về nền văn hóa nơi mình đến để đạt được mục đích cao nhất. Một trong những bộ môn quan trọng cho chưong trình thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế là Những khía cạnh văn hóa trong kinh doanh (Cultural Aspects of Business)
    Ý thức về thời gian (Time Consciousness)
    Người Mỹ coi trọng tính chính xác, đặc biệt là thời gian. Người Mỹ thường có xu hướng hoạch định, hay lên kế hoạch cụ thể cho các hoạt động của họ, hay nói cách khác là họ rất thích thời gian biểu. Họ thích lên kế hoach trước là vào ngày này, giờ này sẽ làm gì, có hẹn với ai, có công việc gì cần giả quyết, ở đâu và cần chuẩn bị những gì. Tất nhiên là điều này sẽ đem đến cảm giác cho những người ở nền văn hóa khác rằng người Mỹ làm việc như một cái máy, là nô lệ của thời gian, luôn trong có vẻ vội vã, tất bật, luôn chạy từ cái hẹn này đến cái hẹn khác, không có thời gian để lo cho bản thân, không được hưởng thụ. Đối với một số người khác lại cho rằng đó là một cách tốt để chắc chắn rằng mọi việc đều được sắp xếp xử lý một cách hiệu quả và một điều chắc chắn rằng người Mỹ cũng thường hay lên kế hoạch trước là cuối tuần nay đi chơi ở đâu và kỳ nghĩ tới sẽ đi du lịch ở đâu?
    Chủ nghĩa Thực dụng (Materialism)
    ?oThành công? đó là một điều được xã hội Mỹ đánh giá cao. Thành công trong xã hội Mỹ thường được đánh giá bằng lượng tiền bạc, tài sản mà con người đó làm ra, kiếm được. Họ gọi đó là thành công (success) Ví dụ, một anh chàng thất học, sống cầu bơ, cầu bất, đột nhiên trở nên nổi tiếng, trở thành ca sĩ hát nhạc Rap có số lượng album bán chạy nhất, kiếm được nhiều triệu đô la. Đó là thành công. Người nước ngoài cho rằng người Mỹ không có đời sống tinh thần và nhân bản. Một số người khác cho rằng đó là một tiêu chuẩn mà bất kỳ ai, trình độ như thế nào cũng có thể nhìn nhận và đánh giá được. Một tiêu chuẩn phổ cập để đánh giá sự thành công.
    Cạnh tranh và Thành đạt (Competition and Achievement)
    Có một nhà báo Mỹ đã viết: ?o Một người Mỹ là một cá nhân độc lập. Hai người Mỹ sẽ dẫn đến cạnh tranh. Ba người Mỹ sẽ dẫn đến thi đấu" (H.L. Mencken)
    Phần lớn các hệ thống xã hội Mỹ xây dựng trên nền tảng tư nhân, cá thể độc lập chính là để tạo tính cạnh tranh. Ngay từ khi còn ấu thơ, người Mỹ đã thừa hưởng và được giáo dục tính cạnh tranh. Xã hội Mỹ ca ngợi những con người dám cạnh tranh và những người thành đạt. Những người thành đạt luôn là những tấm gương cho người khác học hỏi. Tính cạnh tranh làm cho người ngoài hiểu là hiếu chiến, háo thắng nhưng đó là một phần của văn hóa Mỹ.
    Hỏi (Asking Questions)
    ?oNgười Mỹ mà hỏi chuyện bạn hay hỏi han bạn cái gì chẳng qua là người ta cô đơn? Edward Bok, một nhà báo Mỹ gố Hà Lan nói vậy.
    Người Mỹ hỏi nhiều và nhiều khi là những câu rất nghớ ngẩn đối với người nước ngoài. Nhưng đó chẳng qua là một cách để hiểu biết hơn về bạn và để thể hiện rằng họ rất quan tâm đến bạn, đất nước của bạn và nền văn hóa của bạn. Ngược lại, bạn cũng đừng do dự khi cần hỏi về một vấn đề gì mà bạn không hiểu. Tuy nhiên người Mỹ lại tránh hỏi thẳng về vấn đề tiền bạc, lương lậu. Tương tự như vậy, nếu một người Mỹ hỏi bạn một câu làm bạn khó chịu bất kể đó lad câu hỏi gì,bạn có thể trả lời thẳng là bạn không thích trả lời câu hỏi đó vì văn hóa của bạn không thích nói đến vấn đề đó. Điều đó hoàn toàn lịch sự trong văn hóa Mỹ.
    Im Lặng (Silence)
    ?oLý do mà người Mỹ phát minh ra kẹo cao su là bởi vì người Mỹ chỉ cảm thấy mình đang tồn tại nếu hai hàn răng chuyển động? (Will Rogers, nhà châm biếm Mỹ)
    Nếu hai người đang nói chuyện với nhau mà một người trầm lặng. Người Mỹ sẽ chuyển sang nói về thời tiết như Hôm nay trời đẹp nhỉ hoặc anh nghĩ trời mây thế này chiều có mưa không?Họ sẽ hỏi bất kỳ một câu hỏi nào có trong đầu, miễn là hỏi, còn hơn là để sự im lặng diễn ra.
    ( còn tiếp)
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Riêng tư (Privacy)
    Khác với các nền văn hóa cộng đồng khác, đối với người Mỹ nhà riêng của họ là một nơi riêng tư, thỉnh thoảng họ mới mời bạn bè thân hoặc họ hàng gia đình đến tụ tập ăn uống ở nhà riêng của họ. Phần lớn các mối giao tiếp xã hội sẽ được mời ở nhà hàng, câu lạc bộ, khách sạn, nói chung là không phải ở nhà riêng. Vì lý do này mà nhiều người sẽ cho là người Mỹ không hiếu khách. Người Mỹ cũng không thích bàn về các chuyện riêng tư của người khác. Tương tự như vậy, nếu ai đó có hỏi bạn vấn đề riêng tư cá nhân cảu bạn, bạn có quyền từ chối không trả lời. Trong luật pháp Mỹ có hẳn một điều khỏan riêng cho quyền riêng tư cá nhân. Thậm chí ngay cả các cơ quan chính phủ hay nhà tuyển dụng cũng không được phép hỏi những câu hỏi liên quan đến riềng tư cá nhân.
    Lòng yêu nước (Patriotism) (kiểu Mỹ)
    Một trong những điều đạp vào mắt các du khách quốc tế là kiểu yêu nước của người Mỹ. Ví dụ như cờ Mỹ có thể dùng để may áo tắm, quàn áo, đồ trang trí mà không bị cho là bất nhã hoặc chống đối với chính phủ. Người ta có thể hát quốc ca Mỹ "The Star-Spangled Banner" ở trong các đại nhạc hội hoặc sựu kiện thể thao hoặc bất kỳ khi nào muốn. Đối với một số người đó là sự bất kính đối với quốc gia nếu có ai đó lấy cờ Mỹ may quần lót hoặc in hình cờ Mỹ lên quần lót, đồ bơi??????
    Thế cái loại người có những tính cách kỳ quặc này ở đâu ra vậy?
    Như các bạn biết Mỹ là một hợp chủng quốc, có đủ các sắc dân trên thế giới. Da trắng, da đỏ, da đen, da nâu, da vàng, v?v. Dưới đây là bảng biểu phác họa sắc dân của Mỹ để tiện cho bạn thoe dõi.
    1 England, Scotland and Wales
    2 Germany (sent more immigrants than any other nation between 1820 and 1990)
    3 Ireland (Northern Ireland and the present Republic)
    4 African Countries
    5 Spain and Latin America
    6 Italy
    7 The Netherlands
    8 Poland
    9 France and French-speaking Canada
    10 Scandinavian Countries
    Bảng sếp theo số lượng.
    1 Spanish (17.34 million)
    2 French and French Creole (2 million)
    3 German (1.7 million)
    4 Italian (1.3 million)
    5 Chinese (1.25 million)
    6 Tagalog (843,000)
    7 Polish (723,000)
    8 Korean (626,000)
    9 Vietnamese (507,000)
    10 Portuguese (430,000
    Hy vọng rằng thông tin trên bổ ích đối với các bạn.
    Chúc các bạn vui!
  8. Leng_keng

    Leng_keng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    - To POPO: Trong "Từ điển tiếng Việt thông dụng" do Nguyễn như Ý chủ biên - Nhà xuất bản giáo dục 2/2001
    * Phong cách: Vẻ riêng trong lối sống, làm việc của một người hoặc hạng người nào đó...
    * Tính cách: Những nét riêng nổi bật vốn có của mỗi con người mỗi dân tộc...
    Theo bạn sử dụng khái niệm nào đúng hơn. Tôi chọn chữ "Tính cách" bởi nó hàm chứa ý niệm về sự tự có và nằm bên trong chủ thể. Còn "Phong cách" được tiếp nhận từ bên ngoài vào thông qua rèn luyện và vì vậy nó mang tính thụ động.
    -To thosan: Hoàn toàn đồng ý với bạn:
    * Ở đâu cũng có người tốt, người xấu
    * Nhất trẻ em, nhì đàn bà, ba chó mèo và bốn mới là đàn ông.(khổ nhỉ)
    - To Scarlet_sail:
    * Có người bị nấu mà không chảy đấy, có điều như vậy sẽ bị gạt ra rìa xã hội. Xứ này họ chẳng giáo dục động viên ai cả. Tất cả mọi người phải tự nguyện: Làm viêc tích cực, vay nợ để mua nhà xe, tránh đụng chạm vào luật pháp...
    * Tôi thấy người Mỹ cũng dễ gần, không kiêu ngạo qúa như bạn tưởng.
    - To Netwalker: Đồng ý với anh về vai trò của gia đình và giáo dục xã hội trong việc hình thành nhân cách cũng như việc tiếp nhận những giá trị văn hoá của nơi định cư mới mà vẫn phải giữ gìn bản sắc của dân tộc mình.
    Phần số liệu về dân số theo các thành phần sắc tộc khá cũ. Theo tôi biết hiện nay cộng đồng Spanish đã lên tới 25-30 triệu, Chinese 2,3 triệu, Vietnam 1,7 triệu... (Năm 2002).
    Được Leng_keng sửa chữa / chuyển vào 10:02 ngày 20/06/2003
  9. hanna

    hanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Quả thật tính cách đặc trưng của người Mỹ là thực dụng. Nhiều người Việt Nam khi qua Mỹ sống cũng bị ảnh hưởng bởi tính cách này. Tôi có một người bạn mới qua Mỹ học được vài năm mà tính tình cũng thay đổi theo. Khi có người yêu cầu được sự giúp đỡ về việc học hành thì lại phán một câu xanh rờn "ở đây không có gì là free cả " ...... tôi nghe được câu này cũng chỉ còn biết méo mặt cười trừ.
    " I wish you the caring of close friends
    And I wish you Love that never ends! "
  10. Leng_keng

    Leng_keng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Đúng là ở Mỹ chẳng có cái gì free cả.
    Chuyện minh chứng:
    Nam đến Mỹ theo diện ODP. Sau một tuần hàn huyên trò chuyện, Ba đưa Nam đi Las Vegas, New York rồi Washinhton DC. Quay trở về Ba gởi Nam đến nhà một người bạn Mỹ của Ba để tập nói tiếng Mỹ. Sau 3 tháng người nhà ai cũng khen tiếng Mỹ của Nam khá hẳn lên.
    Ngày thi đậu lấy bằng lái xe, Ba đưa Nam ra tiệm bán xe cũ để lựa xe. Nam thích chiếc Camry màu xanh da trời còn khá mới (khoảng gần 80 ngàn mile). Ba không đồng ý và giải thích: mới lái xe đi xe cũ, nếu va quẹt không uổng, vả lại gía xe tại bãi khá mắc. Rồi Ba đọc báo và mua cho cậu quý tử chiếc xe Honda accor chạy gần 200 ngàn mile. Ông con bắt đầu giận vì cho rằng ông già quý tiền hơn con. Chưa hết, nhận tháng lương đầu tiên ba nhẹ nhàng đề nghị đóng góp tiền nhà. Thế này thì chịu hết nổi rồi, đằng nào cũng mất tiền, đi mướn phòng sống tự do hơn và thế là thằng bé ra riêng.
    Thời gian dần trôi Nam hiểu là Ba đúng. Sống ở Mỹ tiền bạc phải sòng phẳng. Nếu thiếu tiền có thể mượn nhà bank bằng Cre*** card (thẻ tín dụng) hay loan (giấy mượn tiền) với điều kiện có hồ sơ tín dụng tốt (có vay, có trả trong quá khứ). Cả nước Mỹ vay nợ để mua nhà, mua xe, đầu tư... Điều nghịch lý là nhờ nợ nần chồng chất mà nước Mỹ phát triển.
    8 năm sau, Ba đã về Vietnam sinh sống, anh trai Nam cùng vợ con dắt nhau sang. Lúc này Nam đã trở thành người bảo trợ chánh cho gia đình anh trai. Cũng hàn huyên nhưng không có Las Vegas, chẳng có học tiếng Mỹ và xe cũ cũng không nốt. Được một tháng Nam xin cho anh đi làm và đề nghị trả tiền nhà. Thằng anh không dám nói thẳng mà gọi điện về Vietnam cho Ba Má trách thằng em bạc bẽo rồi dọn ra riêng.
    Đến bây giờ thằng anh vẫn còn chưa hết giận thằng em. nhưng rồi để cuộc sống giải thích cho thằng anh hiểu "Sống ở Mỹ chẳng có cái gì free cả".

Chia sẻ trang này