1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi điều về " Tính cách Mỹ "

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Leng_keng, 19/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ bài của ftuguard viết lúc 16:19 ngày 26/06/2003:
    Cám ơn bác leng keng về câu trả lời rất hóm hỉnh và thú vị.
    Vote cho cả bài viết lẫn tác giả 5 sao.
    Mình chỉ hỏi câu hỏi buồn cười như vậy vì hôm nọ thấy một con bạn người Mỹ cứ luôn miệng fu..., fu... với cả shi..., shi...nên ngạc nhiên tại sao con gái mà cũng chửi bậy vậy.
    Mình hỏi thêm:
    Ở Mỹ trong business mối quan hệ cá nhân có quyết định success không? Chẳng hạn ở VN, một cty XD tham gia đấu thầu thì quan hệ với chủ đầu tư (cụ thể là đút lót) đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
    http://www.ttvnol.com/forum/t_202935/3a?0.0186429
    [/QUOTE]
    Chào ftuguard,
    Mối quan hệ ở đâu, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng quan trọng hết. Nhất là trong lĩnh vực kinh doanh.
    Vì vậy, trong cá khoá học quản trị kinh doanh của Mỹ cũng có từ connection, contact person ( mối liên hệ, người liên hệ), thậm chí những ai chuyên sâu vào làm săn ở chấu Á ( Asian Business Studies) phải học cà từ du nhập của Trung Quốc như "quanxi" mà từ Hán Việt của Việt Nam là "quan hệ".
    Họ được dạy cách tạo dựng mối quan hệ. Ngay từ bé , trẻ em đã được dạy cách taodưngj mối qua hệ. Các câu chuyện lịch sử kề về Thomas Jefferson, Abraham Lincohn, v...v đều có trí nhớ tên người đặc biệt, sau nhiều năm gặp lại vẫn có khả năng nhớ tên người đã giúp đỡ trong việc tranh cử tổng thống. Các cuốn sách đắc nhân tâm ở Mỹ bán rất chạy, các khoá học về tạo dựng mối quan hệ có rất đông người tham dự. Các khoá học này là khoá học ngoài trường ĐH, phần lớn các khoá học này do những người rất nổi tiếng và cực kỳ thành công trên các lĩnh vực đó mở ra để truyền đạt lại kinh nghiệm, lệ phí tham dự các buổi thuyết trình này rất đắt, phần lớn những người tham gia các khoá này đều đã đi làm và nắm các vị trí quản lý hoặc có nhu cầu tiến xa hơn nữa trên con đường sự nghiệp. Tôi đã có cơ may tham dự một số khoá kiểu vậy và thấy rằng những người đó quả là giỏi thật, có vậy nhiều người mới đến dự, ở đây bạn được trao các tài liệu, sau đó được nghe thuyết trình lý thuyết, sau đó mọi người được phép áp dụng những kiến thức và hiểu biết của mình để tranh luận, thậm chí có thể nói là vặn vẹo, móc mỉa, xỉa xói, xiên xỏ, v...v. ( nhiều lúc tôi không tin là có những người có thể hỏi kiểu như vậy) nhưng người thuyết trình lại còn nói, rất tốt, thương trường là như vậy, và đã trả lời một cách rất khôn khoé, làm hài lòng người hỏi một cách tuyệt đối, cả hội trường vỗ tay nhiệt liệt. Sau đó, mọi người lại chia thành các nhóm để tranh luận kiểu tương tự, sau đó lại chia thành từng đôi, từng cặp để thực tập (peer to peer practice).
    Ở Mỹ, cơ sở dữ liệu khách hàng hay mối quan hệ (customer database) được các nhà kinh doanh coi trọng. Đó là lý do tại sao ở Mỹ các đồ dùng, phần mềm trợ giúp trong việc quản lý danh sách khách hàng, mối quan hệ lại bán chạy. Ví dụ đơn giản như sổ đựng danh thiếp ( business card holder), hộp xếp loại và quản lý danh thiếp ( business card index box), cho đến các phần mềm phức tạp của các tập đoàn, các thiết bị hỗ trợ cá nhân như hanđhel PC, Palm Pilot, v.....v.
    Trong các chiến dịch tranh cử tổng thống ở Mỹ đều có một ban vận động tranh cử. Họ có trách nhiệm gây quĩ tranh cử và trong các quỹ này đều có tiền của các daonh nghiệp, các tập đoàn lớn ( lúc trước còn có tiền nước ngoài ví dụ như tiền của người Do Thái, người Trung Quốc. Sau này, chính phủ Mỹ cấm và sẽ kiểm tra điều trần nghiêm ngặt nếu ai dùng tiền bên ngoài để tranh cử). Sau khi tân tổng thống đắc cử, tất nhiên là chính sách của ông ta sẽ liên quan đến quyền lợi của những nhà tài phiệt đã bỏ tiền vào " buôn vua" tuy nhiên vẫn phải đi theo quyền lợi của đất nước. Ở phạm vi nhỏ, chinh squyền tiểu bang và chính quyền của thành phố, cũng có vận dộng tranh cử cho các vị trí thống đốc tiểu bang, thị trưởng thành phố và các công ty, tập đoàn nằm trong địa phận đó cũng làm theo kiểu tương tự. Và tất nhiên họ cũng sẽ có lợi sau này ví dụ như có thể dành được hợp đồng xây dựng và swả chữa đường cao tốc, các quy hoạch thiết kế thành phố mới, các hợp đồng phát triển lớn, v....v
    Điều quan trọng là họ phải bảo đảm chất lượng sản phẩm, công trình, còn nếu không họ sẽ bị kiện bởi những người dân bình thường và không ai có thể ngăn cản được quyền kiện tụng của người dân. Tất nhiên, họ cóp thể thuê luật sư nhưng như vậy cũng rất tốn kém và sẽ gây tai tiếng ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty. Phần lớn các công ty bị người dân kiện tụng đều cố gắng ém nhẹm sự việc và lo thoả thuận, bồi thường để khỏi bị làm ầm ĩ.
    Ở đây, hiếm có chuyện đút lót nhất là ở quy mô nhỏ bởi vì không mấy ai muốn đánh đổi sự nghiệp, công việc lấy một số tiền không đủ dưỡng già. Người Mỹ rất quan trọng hai chữ " ổn định" , họ rất sợ bị đuổi việc, rất sợ bị sa thải bởi vì cuộc sống hàng ngày nơi đất Mỹ đòi hỏi cần phải có tiền để trang trải. Vì vậy lương ở Mỹ cũng thường được trả theo tuần thay vì theo tháng như ở Việt Nam. Khi người nhân viên lĩnh lương về thường họ cũng có một đống hoá đơn chi phí sinh hoạt cần phải trả. Khi họ có thu nhập cao hơn, họ lại có nhu cầu lớn hơn và cứ thế cái chồng hoá đơn thường tỉ lệ thuận theo sự thăng tiến của nghề nghiệp ( ở đây, tôi nói chung xã hội Mỹ, tất nhiên cũng có những người tiết kiệm). Luật pháp Mỹ lại nghiêm thành ra họ không bao giờ đánh đổi cuộc sống sung túc đó lấy sự rủi ro. Một điều nữa, tâm lý người Mỹ rất sợ rủi ro vì vậy bảo hiểm ở Mỹ bán rất chạy, các công ty bảo hiểm bao giwò cũng làm ăn phát đạt. Các khoá học quản trị kinh doanh cũng có các bộ môn: Quản lý và Đánh giá Rủi ro ( Risk Assessment & Management).
    Hy vọng rằng bài viết trên đây trả lời được thắc mắc của bạn.
    Chúc bạn vui!
    P.S. Còn đúng như Leng_keng nói, may ra đến Bắc Cực và Nam Cực không thấy người chửi bậy vì ở đó lạnh quá người ta ngại mở mồm, còn ngay trên mạng ảo TTVNOL này bạn vẫn còn thấy......
    To: Leng _ keng: Tôi rất thích bài viết của bạn. vote 5* bài viết, 5 * tác giả.
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 07:21 ngày 16/09/2003
  2. midle_nowhere

    midle_nowhere Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    [ À bạn làm ơn cho biết có chỗ nào trên thế giới mà người ta không chửi bậy, văng tục chỉ cho mình với nhé.
    [/quote]
    Hi`hi`hi` theo mình được biết thì trường Câm điếc Xã Đàn ở Hà nội là một trong những địa chỉ ấy đấy
  3. Leng_keng

    Leng_keng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Mối quan hệ giữa chủ thầu và chủ đầu tư luôn luôn quan trọng dù ở Mỹ hay ở Vietnam. Do có rất nhiều phương cách để giành được hợp đồng nên tuỳ từng trường hợp hay tuỳ hoàn cảnh mà cách thức thực hiện cũng khác nhau. Như bạn cho thấy ở Vietnam nguời chủ thầu cần phải biết cách hối lộ để bên chủ đầu tư cho thắng thầu. Còn bên Mỹ người chủ thầu phải cho chủ đầu tư thấy được khả năng thực hiện công việc mà họ nhận làm.
    Tôi không được học về quản trị kinh doanh như Netwalker nhưng tôi có một small businness nên cũng có một chút ít kiến thức về quản trị qua việc đọc sách và qua kinh nghiệm bản thân.
    Trong thời điểm hiện tại, do kinh tế đang trong kỳ suy thoái, tất cả các ngành nghề kinh doanh bị đình đốn. Tôi sử dụng phương pháp bán hàng cho trả chậm, không tính lời để thu hút khách hàng và ít nhiều phương thức ấy đang giúp chúng tôi vượt qua thời điểm khó khăn hiện tại. Đôi lúc không có lời chúng tôi vẫn bán để giữ khách hàng và để có lương cho nhân viên làm việc.
    Theo thiển ý của tôi thương trường là một cuộc đấu với muôn vàn khó khăn luôn đợi bạn ở phía trước. Thắng lợi chỉ đến với ai bền chí và luôn tận lực với công việc
  4. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Thật anh éo hiểu nổi nước Mỹ có gì hay mà các chú các cô mê nó thế. Anh gặp thằng nào em nào ở Mỹ rồi cũng coi nó hơn cả bố đẻ. Tcb, nhưng anh gặp được nhân vật nào ở Mỹ mà ghét Mỹ thì y như rằng nhân vật đó là hạng rất giỏi, đầu óc hơn người.
    Đối với anh, một thằng chưa bao giờ ở Mỹ, chỉ mới xem phim Mỹ, nghe nhạc Mỹ, ăn McDonald, chơi với vài đứa người Mỹ.. thì nói chung anh thấy bọn Mỹ không phải là cái gì đó đáng để thần tượng. Nhất là mấy thằng tư bẩn Mỹ thì anh phải xin lỗi, gọi chúng nó là nhợn.
    -----------------------------------

    Học là biển khổ, quay đầu là bờ.
  5. New_Century

    New_Century Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2001
    Bài viết:
    740
    Đã được thích:
    0
    Hận thù và ghen tị vó'i ngu'ò'i khác là hại sú'c khỏe đó!
    don't wanna try don't wanna try don't wanna try no more
    tell me what's the use of holdin on when all we do is hurt our love
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    --------------Tự kiểm duyệt --------------------------​
    Rất hoan nghênh Cellist đến diễn đàn. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe bạn với những lời đóng góp chân thành. Bạn có thể phê bình, bạn có thể đưa ra những phản biện, bạn có thể nói những điều ngược lại, không sao hết cả. Đó là tranh luận lành mạnh. Chúng tôi đánh giá cao những câu hỏi như: "nhược điểm của hệ thống giáo dục Mỹ là gì?" như ai đã hỏi, bạn cũng có thể hỏi một câu: " Tôi chưa đến Mỹ nhưng tôi thấy Mỹ xấu xa, tư bản Mỹ là.....( xin lỗi tôi không hiểu từ nhợ của bạn nghĩa là gì?) ..... chúng ta hãy cùng phân tích xem Mỹ xấu ở điểm nào?...v....v và v....v. Tất cả mọi người ở đây chắc chắn sẽ đóng góp và thảo luận cùng bạn. Bạn có thể đi nghiên cứu tất cả những điểm xấu của người Mỹ và bạn cũng có thể viết một cuốn sách lấy tựa đề là " Người Mỹ xấu xí" và có thể nó sẽ đem đến cho bạn giấc mơ Mỹ ( American Dream) mà bạn có lẽ đang mong đợi. Đó là sự nổi tiếng. Đó là quyển sách bán chạy nhất ( best-seller), v....v.
    Vài lời góp ý thẳng thắn,có thể làm bạn phật lòng nhưng là lời nói thật. Hy vọng bạn sẽ đến với diễn đàn vui vẻ và cũng sẽ là một người bạn dễ gần ở ngoài đời, luôn được đón tiếp ở mọi nơi. Tôi hy vọng rằng tôi có thể xoá bài viết này sau khi bạn đọc nó.
    Chúc bạn vui!
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 19:24 ngày 30/06/2003
  7. Leng_keng

    Leng_keng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay vào tính post bài thấy thợ quậy Cellist ghé thăm rồi bài trả lời của NC, NW và anh bạn forever_lovee gì đó (chắc nói bậy nên bị Admin xóa bài). Nghĩ cũng vui, mạng mà, ai vào chả được và nói gì thì nói ?" Tôi thích vào chơi trong mạng cũng vì vậy ?" cùng nhau giải trí, học tập và cũng có chút ganh đua.
    Tuần tới nhân dân Mỹ kỷ niệm ngày lễ độc lập (4/7), nhân dịp này tôi muốn kể cho các bạn nghe về phản ứng của cộng đồng Vietnam với sự kiện 11/9. Tuy đã gần 2 năm trôi qua nhưng nó là một thời điểm đặc biệt mang tới những thay đổi trong tư duy của nhiều di dân người Việt về nước Mỹ.
    Sáng hôm đó tôi ngồi uống Café ngoài quán, đang chú ý theo dõi tin tức thị trường chứng khoán thấy có breaking News thông báo về tai nạn xẩy ra cho tòa nhà WTC. Tới sở làm thấy mọi người tụ tập xung quanh TV ngoài phòng tiếp khách và bàn tán về sự kiện trên. Khoảng 15?T sau mọi người bàng hoàng chứng kiến cảnh chiếc máy bay thứ hai đâm tiếp vào tòa nhà. Đến lúc này tất cả đều đã hiểu có chuyện gì đó bất thường xẩy ra cho nước Mỹ. Bản thân tôi vẫn thấy không có gì đặc biệt, cảm giác như thấy cảnh chiến tranh xảy ra ở Nam tư, Trung đông hay đâu đó ở châu Phi. Khi 2 tòa nhà sụp đổ tôi có hơi bàng hoàng trong khi các bạn Mỹ xung quanh lấy cell phone gọi cho người thân để thông báo và chia sẻ với nhau.
    Kết thúc ngày làm việc, trên đường về nhà, nghe xướng ngôn viên chương trình tiếng Việt phỏng vấn về cảm xúc của một số đồng bào với sự kiên WTC: một bác lớn tuổi vừa trả lời vừa khóc tôi thấy xúc động và chợt nghĩ ra rằng đây chính là quê hương, là nhà của mình. Trên Radio mọi người nói nhiều đến chữ quê hương thứ hai (từ dùng phổ biến trước đó là miền đất tạm dung khi nói về nước Mỹ). Ngày hôm sau ngoài quán Café tôi có mang suy nghĩ của mình nói chuyện với một bác hay ngồi bên cạnh (ông trên 50 và là du hoc sinh từ gần 40 năm trước). Ông nói: Tôi nghĩ mọi người phải nói câu đó từ lâu rồi, như tôi cậu nghĩ hơn một nửa cuộc đời tôi sống, làm việc, lấy vợ rồi sinh con cái trên xứ này và tôi sẽ còn sống ở đây cho đến chết, vậy đây đâu còn là quê hương thứ hai mà nó phải là thứ nhất chứ. Tuy nhiên tôi sợ nói ra có người cho là tôi nịnh Mỹ, sợ Mỹ.
    Cũng từ tâm sự của cựu du sinh năm xưa tôi chợt nhớ tới bài viết của một nhà báo Mỹ nhân sự kiện Harry Wu ?" người đấu tranh cho nhân quyền của Trung quốc trở về lục địa tính quay phim các nhà tù Trung quốc, bị bắt và kết tội hoạt động gían điệp. Nhà báo Mỹ có đặt câu hỏi: Tại sao ông lại hành động như thể ông chỉ biết tranh đấu cho quyền lợi của quê hương cũ mà không đếm xỉa gì đến những khó khăn đã gây ra cho đất nước Hoa kỳ ?" nơi mà ông phải có nghĩa vụ trung thành khi ông giơ tay tuyên thệ trong lễ nhận quốc tịch.
    Một số cảm nghĩ khác nhau của người Việt về xứ Mỹ và về quê hương Vietnam:
    -Trong một lớp học Việt ngữ, một em học sinh hỏi: thưa thầy, bây giờ em còn là người Vietnam không thầy? Tôi trả lời: Em luôn luôn là người Vietnam, trừ khi chính em từ bỏ nguồn gốc của mình.
    -Một cụ già gần 80 tuổi: Tôi một năm về Vietnam 8-10 tháng chỉ về Mỹ vào mùa hè để khám bệnh và thăm bạn bè.
    -Kevin Pham (du hoc sinh Mỹ từ 1963): Tôi chưa về Vietnam một lần nào. Nói thật với cậu tôi rất sợ bị muỗi đốt.
    -Tommy Nguyen (28 tuoi) : Tôi còn một vài người thân ở Vietnam, nghe Ba má nói vậy nhưng tôi nghĩ tôi chẳng về thăm bởi tôi đã gặp họ bao giờ đâu.
    -Hung Nguyen: 32 tuoi ?" Tôi sẽ trở về Vietnam làm việc nếu họ trả lương tôi như bên này.
    -Tony Hoang 6 tuổi: Con thích về Hanoi, bánh chưng Hanoi ngon lắm (cháu nghe ông Hoàng như Mai nói trong Video tape)
    Ps: To Cellist: Trên danh sách chú là người thứ 5.624.385.142 chửi Mỹ, 5 phút sau thêm 2573 người nữa. "Đất Mỹ là nơi có đủ thứ tội phạm: giết người, ma tuý, mãi dâm... Tuy nhiên xứ Mỹ vẫn là nơi dung thân của hàng triệu con người muốn thử tìm lại thời vận của mình." - lời trên đài VOA.
    Anyway thanks chú vì đã ghé thăm


    u?c Leng_keng s?a ch?a / chuy?n vo 09:15 ngy 01/07/2003
  8. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    ặ, cĂc bĂc không là em, thơ thôi là anh. Em chào cĂc bĂc.
    Nói chung tưnh xỏƠu ( mà chỏÊ nên coi tưnh nào là xỏƠu cỏÊ ) nhặ kiêu ngỏĂo, hỏằÊm hânh, bỏằ'c phât .v.v.. thơ dÂn nào chỏÊ có, ngặỏằi nào chỏÊ có ưt nhiỏằu. Thỏ nên cĂi quyỏằfn "ngặỏằi Trung Quỏằ'c xỏƠu xư" cỏằĐa bĂc BĂ DặặĂng- tiỏp nỏằ'i truyỏằn thỏằ'ng 'ỏĂo 'ỏằâc cĂc cỏằƠ mà ngặỏằi ta 'ua nhau khen hay, thơ em cho nó là c.. xin lỏằ-i cĂc bĂc. Ý kiỏn cỏằĐa em vỏằ chuyỏằ?n 'ó nó thỏ này: là ông BĂ DặặĂng ông ỏƠy lôi mỏằi tưnh xỏƠu cỏằĐa con ngặỏằi ra ông ỏƠy gĂn cho ngặỏằi Trung Quỏằ'c,nhặng xin lỏằ-i sau khi em 'ỏằc, em giỏưt mơnh thỏƠy hơnh nhặ cĂc tưnh xỏƠu ỏƠy nó giỏằ'ng em và giỏằ'ng dÂn VN mơnh hặĂn là giỏằ'ng nhỏằng thỏng Trung Quỏằ'c em 'Ê biỏt. Mà có vỏằ nhặ nó 'úng vỏằ>i cỏÊ 6 tỏằ? ngặỏằi trên quỏÊ 'ỏƠt này mỏằ>i 'úng- chỏằ? có khĂc nhau ỏằY chỏằ- tưnh xỏƠu nào ỏằY ngặỏằi nào nhiỏằu ỏằY ngặỏằi nào ưt mà thôi. ỏằo, thơ suy ngặỏằÊc lỏĂi mỏằTt cĂi rà ngay là mỏằTt cÂu nói ( 'úng hặĂn là cỏÊ mỏằTt quyỏằfn sĂch ) kiỏằfu "hỏng 'úng" bao 'ỏằi ngặỏằi ta vỏôn biỏt nhặ thỏ thơ chỏÊ có giĂ trỏằi quĂi nào cỏÊ ( 'ỏằi em thơ nặỏằ>c Mỏằạ, hay ngặỏằi Mỏằạ có nhỏằng 'ỏãc 'iỏằfm quan trỏằng hặĂn mà ngặỏằi ta cỏĐn nhơn 'ỏn, hặĂn là viỏằ?c nghâ 'ỏn tỏằông cĂ nhÂn hỏằ có nhỏằng tưnh cĂch gơ chung. Nhỏằng 'ỏãc 'iỏằfm chung mà em nhơn thỏƠy ỏƠy là nhỏằng cĂch làm cỏằĐa ngặỏằi Mỏằạ 'ỏằ'i vỏằ>i phỏĐn còn lỏĂi cỏằĐa thỏ giỏằ>i, chỏằâ không phỏÊi trong cĂch hỏằ 'ỏằ'i xỏằư vỏằ>i nhau, vỏằ>i nhỏằng ngặỏằi câng sỏằ'ng ỏằY Mỏằạ.
    Chỏằ? riêng cĂi cĂch ngặỏằi ta rỏÊi chỏƠt 'ỏằTc màu da cam vào VN, vỏằ>i mỏằTt lỏằi tuyên bỏằ' "'ỏằf diỏằ?t chuỏằTt" ( coi dÂn VN mơnh là chuỏằTt )- giỏt chỏt bao nhiêu ngặỏằi, làm 'ỏằ ra bao nhiêu quĂi thai, huỏằã hoỏĂi 1/3 rỏằông nguyên sinh VN. Rỏằ"i cĂi cĂch ngặỏằi ta nâm bom và Nhỏưt mà ngay cỏÊ 'ỏn giỏằ>i khoa hỏằc-nhỏằng con ngặỏằi 'ỏĐu óc nhỏƠt nhÂn loỏĂi câng thỏÊn nhiên :"viỏằ?c ngặỏằi ta sỏằư dỏằƠng nó nhặ thỏ nào không phỏÊi là viỏằ?c chúng tôi quan tÂm. Mỏằi chuyỏằ?n sỏÊy ra trên quỏÊ 'ỏƠt này không phỏÊi là trĂch nhiỏằ?m cỏằĐa chúng tôi" ( giĂo sặ Freyman- mỏằTt trong nhỏằng ngặỏằi trỏằc tiỏp tham gia chỏ tỏĂo bom nguyên tỏằư ỏằY Mỏằạ thỏằi thỏ chiỏn thỏằâ 2 ). Hoỏãc gỏĐn 'Ây nhặ mỏằi cuỏằTc chiỏn mà Mỏằạ tham gia, lẵ do cỏằĐa nó 'ỏằu vâ 'ỏĂi cỏÊ, hay nói cho nó hay, là vÊi 'ỏằc nào viỏằ?c trỏằÊ nhÂn 'ỏĂo nhiỏằu nhặ Mỏằá, chỏÊ có nặỏằ>c nào 'ông tơnh nguyỏằ?n viên chỏằ thỏưp 'ỏằ nhặ Mỏằạ, nhặng câng chỏÊ nặỏằ>c nào mà 70% ỏằĐng hỏằT tỏằ.ng thỏằ'ng cỏằĐa mơnh nâm bom vào nặỏằ>c khĂc chỏÊ cỏĐn lẵ do gơ nhặ Mỏằạ. VÊi 'ỏằi chỏằ? là mỏằTt phỏĐn cỏằĐa lẵ do em ghât Mỏằạ, tỏằô tỏằô em sỏẵ nói tiỏp.
    Chào cĂc bĂc.
    -----------------------------------

    Hỏằc là biỏằfn khỏằ., quay 'ỏĐu là bỏằ.
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu sao bài viết của tôi lại bị chạy ngược lên trên thế kia nhỉ. Techadmin xem chỉnh lại hộ với. Có lẽ tại lệch múi giờ ( có lẽ Techadmin nên xếp thời gian post bài bằng thời gian của hosting server hoặc máy chủ chứ nếu tính theo thời gian của các máy client sẽ bị khác nhau. Hoặc có thể hôm nay bị lỗi hệ thống!
    Một lần nữa rất hoan nghênh Cellist đã đến với diễn đàn và đóng góp lành mạnh cho diễn đàn. Vote 5* vào profile 5 * cho bài viết.
    Cám ơn Cellist nhiều!
    Chúc Cellist vui!
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  10. Leng_keng

    Leng_keng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    1. Mùa hè đang về trên xứ Mỹ: nắng vàng trải dài khắp các nẻo đường xa lộ, trên những ngọn đồi dọc hai bên thung lũng. Chiều mát các cô gái đi dạo trong trung tâm thành phố với chiếc áo không thể cắt ngắn hơn và chiếc quần không cạp khoe nguyên bộ rốn cùng chiếc bụng mỡ. Các cậu trai với những chiếc sơ mi dài trùm mông và chiếc quần được kéo trễ xuống gần kheo khiến bước chân di chuyển như lết trên mặt đường.
    Đem những hình ảnh trên than phiền cùng cậu bạn họa sĩ, anh chỉnh liền: Ông chóng quên quá, gần chục năm trước ông ăn mặc cũng đâu có giống ai. Mod mà, không nên bình phẩm và cũng đừng complain. Ngượng nghịu nhớ lại những khi ba mẹ càu nhàu về quần áo, tóc tai. Quả thật không gì cản nổi những ý thích ngông cuồng, sự hợm hĩnh ngu ngốc của một thời trai trẻ. Nhìn đâu cũng thấy sự xáo mòn, cũ kỹ. Trong đầu đầy những ý tưởng sáng tạo, những khát khao muốn phủ nhận mọi sự đang tồn tại xung quanh.

    2.Châu Âu, vào mùa hè, ?otuyết trắng? bay khắp thành phố (bông của một loại hoa gì đó). Người ta bảo: giống cây này được di thực từ bên Mỹ sang. Nay đi gần khắp xứ Mỹ chẳng thấy bóng dáng cây nào có bông kỳ dị như thế. Người châu Âu vốn không thích người Mỹ và như các cụ vẫn thường nói: Không ưa thì dưa hóa dòi. Cứ đổ tội cho Mỹ là cả làng đều thấy thoải mái, thú vị. Nghe những lời đồn đại như vậy, người Mỹ giữ một thái độ im lặng. Cũng chẳng phải họ lịch sự không phản ứng mà vì họ chẳng quan tâm (người Mỹ không dễ mếch lòng vì những chuyện ruồi bu). Thời gian đối với họ là tiền bạc, cần dành thời gian cho những công việc sinh lợi (tạo ra tiền bạc). Nghỉ ngơi giải trí cũng được tính toán sao cho thích hợp để khi quay trở lại với công việc hiệu xuất sẽ cao hơn.
    3.Những người mới tới Mỹ, hay nhìn nước Mỹ từ xa thường hay đưa ra những xác quyết: Nước Mỹ thế này, nước Mỹ thế kia. Còn những người Mỹ thực thụ, khi được hỏi, họ thường trả lời bằng thái độ dè dặt. Không phải họ không có chính kiến mà chính vì họ nhìn thấy sư chuyển động không ngừng của xã hội. Những gì hôm nay định hình thi ngày mai có thể đã biến mất để dành chỗ cho những cái mới hơn. Cứ như vậy nước Mỹ với hơn 200 năm lịch sử đã lần lượt qua mặt các đàn anh để hôm nay đứng ở vào vị trí lãnh đạo, vị trí của một siêu cường duy nhất.
    4. To Cellist: Cái hay của chuyện "Người Trung quốc xấu xí" không phải ở những đoạn tả chân về tính cách con người mà ở chỗ họ đã nhận ra những thiếu sót trong lối sống của họ. Con người chỉ có thể trưởng thành khi họ học được cách nhìn nhận và biết chế diễu những khiếm khuyết của bản thân.
    Đoạn sau chú viết giống như một anh chính trị viên đại đội. Tcb. Anh miễn bình luận.
    u?c leng_keng s?a ch?a / chuy?n vo 13:02 ngy 02/07/2003

Chia sẻ trang này