1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi điều về " Tính cách Mỹ "

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Leng_keng, 19/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Leng_keng

    Leng_keng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Hoa kỳ xứng đáng với tên gọi Hợp chủng quốc do sự có mặt của hầu hết các sắc dân trên lãnh thổ của mình. Chính phủ Mỹ đã khá thành công trong việc đưa ra các chính sách di dân để giải quyết vấn đề tỵ nạn trên toàn thế giới.
    Theo ước tính của phủ Cao uỷ tỵ nạn Liên hiệp quốc hàng năm có khoảng 25-30 triệu người di tản từ nơi này sang nơi khác nhằm trốn tránh khỏi các khu vực có xung đột hay những nơi có thiên tai nặng nề để bảo tồn sự sống. Làn sóng di dân xảy ra nhiều khi nằm ngay trong lãnh thổ 1 quốc gia và cũng có khi tràn sang các nước lân cận và đôi khi được đưa tới định cư vĩnh viễn tại những quốc gia phát triển xa xôi.
    Trong luật pháp Hoa kỳ, Người tỵ nạn được định nghĩa là những người trốn khỏi sự ngược đãi hoặc trốn khỏi tình trạng trong đó họ có một lo sợ có căn cứ vững chắc về sự ngược đãi vì những lý do chính trị, tôn giáo hay những lý do khác. Hàng năm Hoa kỳ tiếp nhận khoảng 70 ngàn người trong diện này (riêng năm 2002 do ảnh hưởng của sự kiện 11/9 con số này còn khoảng 27 ngàn). Tuy nhiên con số nói trên cũng chỉ chiếm khoảng 10% số dân được phép nhập cư vào Hoa kỳ, có nghĩa là mỗi năm 600-800 ngàn người từ khắp nơi trên thế giới chuyển đến định cư tạm thời hoặc vĩnh viễn tại Hoa kỳ (các chương trình tái đoàn tụ gia đình, xổ số di dân...). Ngoài ra một số lượng khá lớn không kiểm chứng được người Mexico, người Mỹ la tinh, châu Á, châu Âu nhập cư lậu vào Hoa kỳ theo đường bộ, đường biển, ...(theo ước lượng của cơ quan kiểm tra dân số khoảng gần 10 triệu di dân bất hợp pháp đang sinh sống trong nước Mỹ và khoảng 15-20 năm Chính phủ ân xá cho một phần trong số họ - cho chuyển sang diện cư trú hợp pháp)
    Việc tiếp nhận di dân không chỉ mang ý nghĩa nhân đạo mà có một tầm mức quan trọng cho sự cân bằng dân số, việc cung cấp lao động cho các nghành nghề kỹ thuật thấp. Những người di dân nhanh chóng hoàn trả cho Chính phủ các khoản trợ cấp ban đầu và đi tới sự ổn định chỉ sau 1-2 thế hệ. Theo một kết quả nghiên cứu của một Viện đại học tại miền đông Hoa kỳ tỷ lệ những người Vietnam đến Hoa kỳ vào tuổi thiếu niên thành công cao hơn thế hệ đàn em là những người sinh ra trên đất Mỹ.
    Trong lãnh thổ Vietnam hiện cũng đang tồn tại vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, từ các vùng miền núi phía Bắc vào các vùng Cao nguyên Trung phần. Cách nhìn nhận của Chính phủ Hoa kỳ về vấn đề di dân có thể là một bài học tốt cho cách giải quyết vấn nạn này cho các quốc gia khác trên toàn thế giới nói chung và cho Vietnam nói riêng.
    Được leng_keng sửa chữa / chuyển vào 01:51 ngày 14/07/2003
  2. vha2002

    vha2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Hi`hi`hi` theo mình được biết thì trường Câm điếc Xã Đàn ở Hà nội là một trong những địa chỉ ấy đấy
    [/quote]
    Theo tui biết thì ngôn ngữ Nhật Bản không có các từ chửi bậy. Ko biết có đúng ko?

    Someone Hates Bill
  3. taothaoonline

    taothaoonline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Sai!
    Có, VD chikushou! Kussotare!

    http://www.vnequation.de/ibf/index.php
    www.vysa.jp
    Hãy đọc kỹ bài viết của tôi rồi hãy trả lời, đề nghị không quá khích!
  4. minhduc2001

    minhduc2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/10/2001
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Tôi cho là việc bắt người ở chung đóng tiền nhà là do quan niệm cá nhân của người Mỹ cũng như người Tây phương. Mỗi cá nhân là một đơn vị độc lập . Anh sống trong gia đình nhưng anh là một đơn vị riêng thì anh phải thanh toán sòng phẳng về vấn đề tiền bạc .
    Còn người Việt Nam thì quan niệm gia đình là một đơn vị . Mỗi người trong gia đình là một thành viên có bổn phận đóng góp cho gia đình và gia đình có bổn phận bảo bọc . Nếu một người ở chung nhà không phải trả tiền nhà thì đến lúc gia đình đó có chuyện gì người đó phải đóng góp .
    Quan niệm gia đình là một đơn vị thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp . Mỗi gia đình cày thửa ruộng của mình . Người con sống trong gia đình không góp tiền nhà nhưng phải làm công việc cày bừa đóng góp cho kinh tế gia đình .
    Bây giờ qua nền kinh tế công nghiệp rồi . Mỗi cá nhân đi làm có tiền riêng thì mỗi người phải lo thanh toán cho sòng phẳng về vấn đề tài chánh .
    Thời xưa các nước Tây phương cũng coi nặng tinh thần gia đình, tuy không bằng như văn hóa Trung Quốc . Nhưng về sau chủ nghĩa cá nhân phát sinh ra và tinh thần gia đình đổi khác đi, phai nhạt đi . Có lẽ cũng do sự thay đổi về xã hội . Xã hội đã bị công nghiệp hóa thì sự cần thiết hợp tác trong gia đình cũng giảm đi .
    Minh Duc
  5. Leng_keng

    Leng_keng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Đúng là "nhập gia tuỳ tục". Sống trên xứ Mỹ phải học cách hành xử của người Mỹ.
    Ngay từ khi mới lấy bằng lái xe tôi đã được lên lớp: khi bị cảnh sát hú còi cần thiết phải tìm cách tấp ngay xe vào lề, đậu xe lại và để hai tay lên trên volang. Tuyệt đối không cãi cảnh sát cũng như năn nỉ xin bỏ qua hay đưa tiền hối lộ. Cảnh sát Mỹ bình thường khá lịch sự, sẵn sàng giúp đỡ nếu bạn gặp khó khăn trên đường.
    Trong một số trưòng hợp cảnh sát Mỹ phản ứng khá lanh lẹ dẫn tới hậu quả đáng tiếc: Tối chủ nhật (13/7) tại San jose, một nơi có khá đông người Vietnam cư ngụ đã xảy ra chuyện cảnh sát bắn chết một người phụ nữ Vietnam 25 tuổi do tình nghi chị ta có ý định hành hung cảnh sát bằng vũ khí (dao). Nội vụ hiện đang được điều tra.
    Tại các cơ sở thương mại, chủ nhân thường đươc khuyến cáo không nên chống cự lại kẻ cướp, bình tĩnh thực hiện những đòi hỏi mà chúng đưa ra và cố gắng ghi nhận những nét đặc trưng của kẻ đột nhập để sau này báo cáo cho cảnh sát. Đã có trường hợp nhân viên phản ứng, thậm chí bắt được kẻ tấn công để rồi bị cảnh cáo và nhận được yêu cầu nghỉ việc. Nghe có vẻ bất hợp lý nhưng lại hết sức có lý khi được giải thích: Trong một cửa hàng nếu kẻ cướp lấy hết tiền ở quầy thu ngân, hắn có thể lấy được từ vài trăm đến vài nghìn Dollar. Nếu có nổ súng và có người bị thương hay thiệt mạng số tiền bồi thường lên đến vài chục ngàn đến vài triệu Dollar.
    Đó cũng là một khía cạnh của tính thực dụng trong đời sống Mỹ.
  6. ftuguard

    ftuguard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    975
    Đã được thích:
    2
    Có phải cảnh sát Mỹ được quyền "bắn phủ đầu" trong những trường hợp trên không? Nếu đúng thì sẽ rất vô lý nếu một người bị bệnh tâm thần không có khả năng kiểm soát hành vi của mình cũng bị bắn hạ. Và trong trường hợp trên, tại sao cảnh sát không bắn vào chân chị người VN này (chỉ cần như thế là đủ tự vệ) mà lại bắn chết ngay? Chúng ta hãy chờ xem kết luận của điều tra ra sao.
    [
  7. Leng_keng

    Leng_keng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu cảnh sát Mỹ có quyền bắn trong trường hợp kẻ tình nghi có vũ khí và dùng vũ khí chống lại cảnh sát. Những chuyện xảy ra như tại San Jose cũng không hiếm trong xứ Mỹ. Với một xứ sở mà súng đạn quá nhiều thì việc cho cảnh sát quyền phản ứng nhanh cũng là điều dễ hiểu.
    Cộng đồng người Việt tại đây đã rất bình tĩnh và phản ứng khá mạnh với sự kiện trên. Mong ước của mọi người cũng chỉ nhằm tìm công lý cho cả hai bên và để tránh xảy ra những trường hợp tương tự. Đây cũng là những cơ hội để các hội đoàn người Việt bày tỏ sự quan tâm tới các thành viên trong cộng đồng. Cũng nhờ vậy mà những người xa xứ đỡ cảm thấy cô đơn trên xứ lạ.
  8. houston

    houston Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    (trích từ báo Calitoday số thứ bảy-chủ nhật ngày 19-20/7/2003)
    Vụ việc dẫn đến cái chết của chị Bích Câu theo báo cáo của cảnh sát San Jose
    Jul 18, 2003
    Trong những ngày qua, cộng đồng Việt tại San Jose và nhiều nơi khác tại Hoa Kỳ đã vô cùng xúc động trước cái chết thương tâm của chị Trần thị Bích Câu. Vụ việc đã được nhiều tờ báo Việt ngữ, trong đó có CaliToday, và truyền thông Hoa Kỳ tường thuật với nhiều chi tiết. Chúng tôi đã không ngừng săn tìm tin tức từ các đài truyền hình và báo chí Hoa Kỳ, đến tận hiện trường để phỏng vấn và tim hiểu sự việc cũng như ghi nhận những phản ứng của cộng đồng? Trong chiều hướng phục vụ nhu cầu thông tin cho độc giả, chúng tôi cố gắng mang đến càng nhiều thông tin có thể được cho độc giả của Cali Today. Chúng tôi tường thuật và quý độc giả thẩm định. Trong chiều hướng đó, chúng tôi vừa nhận được bản Thông Báo Báo Chí của Ty Cảnh Sát và xin dịch ra dưới đây để quý vị có thêm một cái nhìn khác tử phía cảnh sát.
    ?Chi tiết: Ngày 13 tháng 7 năm 2003, vào lúc 9:00 tối, một cư dân gọi báo cho SJ Police Communications hay rằng có một bé trai hai tuổi chạy rông ngoài đường thuộc khu nhà số 500 E.Taylor St. Hai cảnh sát viên nhận được tin báo đã đi đến để xem xét việc cháu bé được chăm sóc như thế nào. Trước khi các nhân viên cảnh sát kịp đến, người cấp báo tin trên cho cảnh sát đã báo lại cho nhân viên trực tổng đài là có người đã đem cháu bé vào nhà. Người phụ nữ cấp báo cũng cho cảnh sát hay rằng bà nghe thấy có tiếng phụ nữ la hét phía trong căn nhà và tin rằng có thể một phụ nữ đang bị tấn công.
    Khi tới nơi, các nhân viên cảnh sát tiến gần đến căn nhà và nghe thấy có tiếng phụ nữ la hét bên trong nhà. Cảnh sát gõ cửa và một người đàn ông ra mở cửa. Ông ta cho nhân viên cảnh sát hay rằng bà vợ ông ta đang hành động điên cuồng (?o..she was acting crazy..?) Cảnh sát đã bước vào nhà và trông thấy người phụ nữ đứng trong căn bếp. Bà ta ngay lập tức la hét đuổi cảnh sát ra khỏi nhà. Hai viên cảnh sát đã cố trấn tĩnh bà, trong khi chồng bà ta dẫn hai con nhỏ ra ngoài.
    Người phụ nữ liền tiến lại ngăn kéo và rút ra một con dao phay dài (?o..pulled out a long cleaver.). Bà ta lập lại yêu cầu các cảnh sát viên phải đi ra khỏi nhà trong khi vung dao về phía cảnh sát (?o ..as she brandished the cleaver at them.?) Hai nhân viên cảnh sát rút súng ra và nói người phụ nữ phải bỏ con dao xuống. Cảnh sát khi ấy đang đứng tại vị trí giữa người đàn bà và các con bà. Người phụ nữ bèn tiến về phía các nhân viên cảnh sát và cảnh sát lập lại lời cảnh cáo phải buông con dao phay xuống. Bà ta bèn giơ cao con dao lên cao khỏi đầu như thể muốn phóng dao nhắm vào cảnh sát (?o?then raised the cleaver over her head as if to throw it at the officers.?) Một cảnh sát viên đã bắn một phát trúng nghi phạm vào phần thân trên (?~fired one round striking the suspect in her upper body?) Bà ta ngã xuống sàn nhà. Xe cứu thương đã được gọi đến và cố cứu sống nghi phạm nhưng bà đã được xác nhậân là chết tại chỗ. Các thanh tra hình sự và nhân viên kỹ thuật khám nghiệm hiện trường đã được gọi đến hiện trường. Động lực khiến nghi phạm có những hành động như thế vẫn chưa được xác định. Cuộc điều tra này sẽ được đơn vị hình sự (Homicide Unit) thuộc Sở Cảnh Sát San Jose tiến hành, dưới sự giám sát của Internal Affairs. Văn phòng biện lý quận hạt Santa Clara đã cử nhân viên điều tra đến hiện trường. Họ cũng sẽ giám sát cuộc điều tra này. Cả hai nhân viên cảnh sát sẽ được cho tạm nghỉ phép trong khi cuộc điều tra đang tiến hành.
    Ghi chú của tòa soạn: Trong các số báo đã qua, chúng tôi đã đưa tin (theo nguồn của The San Jose Mercury News) là vị cảnh sát trưởng thành phố San Jose đã chỉ thị cho nhân viên thuộc cấp không sử dụng từ ngữ "con dao phay" (cleaver) nữa.
  9. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
  10. houston

    houston Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Ảnh bạn gửi không phù hợp với diễn đàn,tôi xin xoá
    Chúc bạn vui
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 15:55 ngày 22/07/2003

Chia sẻ trang này