1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi điều về " Tính cách Mỹ "

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Leng_keng, 19/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Leng_keng

    Leng_keng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của vụ cảnh sát bắn chết một phụ nữ Vietnam, dư luận trong cộng đồng và trên mạng khá ồn ào. Người bênh, kẻ chống nhưng điểm son được ghi nhận là sự quan tâm đến số phận của nhau trong cuộc sống. Nó giúp mọi người thương mến, gần gũi nhau hơn và phần nào cảm thấy đỡ cô đơn trên xứ lạ.
    Trong những bài phân tích về tình huống, một số người đưa ra câu hỏi: Phải chăng có sự kỳ thị trong việc cảnh sát phản ứng với những người thuộc sắc dân thiểu số? Bởi nếu đó là một phụ nữ da trắng, có thể cảnh sát đã không dám mạnh tay như vậy.
    Sự phản ứng nhanh và mạnh của cảnh sát Hoa kỳ có từ thời lập quốc, khi mà các cảnh sát trưởng trong tích tắc phải rút súng khỏi bao và bắn hạ kẻ phạm pháp (cả hai bên cùng có súng). Tuy nhiên vào những năm cuối của thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 việc cư sử mạnh tay của cảnh sát bị coi là thô bạo, vi phạm nhân quyền - Điển hình là vụ Rodney King.
    Đứng trước một tình huống hiểm nghèo, liên quan đến sự bảo tồn tính mạng cảnh sát được quyền hành động trước để tự vệ. Trong các khóa huấn luyện chắc không đưa ra sự lựa chọn mang tính đạo đức và lý thuyết là sự đắn đo giữa nổ súng hay không nổ súng, nếu hành vi của đối tượng có thể không đe dọa mạng sống. Trong trường hợp cụ thể nạn nhân là một phụ nữ cao chỉ 1,5 m và nặng chưa tới 45 kg với hung khí là một con dao gọt vỏ khó có khả năng uy hiếp một cảnh sát Mỹ to lớn với đầy đủ vũ khí.
    Sự phản ứng mạnh mẽ có thể do người cảnh sát bị bất ngờ và hoảng hốt khi vừa bước vào nhà đã thấy có người cầm dao dơ lên trong cơn kích động. Chắc chắn với 3"-5" cảnh sát viên Chad Marshall không kịp đắn đo: người phụ nữ trước mặt là người da trắng hay người thiểu số để nổ súng. Vì vậy quy kết nguyên nhân nổ súng có yếu tố kỳ thị là không đủ chứng cớ.
    Suy nghĩ ngược lại: Người da mầu thường có khuynh hướng kết tội kỳ thị cho người da trắng trong những trường hợp cảm thấy bất công. Chính cách suy nghĩ như vậy cũng mang mầu sắc kỳ thị - kỳ thị người da trắng. Hơn thế nữa tại tiểu bang Calìornia người da trắng đã trở thành người thiểu số so với người da mầu chúng ta sẽ mang tội thứ 2 - kỳ thị người thiểu số.
    Được leng_keng sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 24/07/2003
  2. AseneLupin

    AseneLupin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Có thể việc viên cảnh sát bắn chị đó có 1 phần yếu tố "phân biệt chủng tộc". Điều đó chỉ có anh ta biết, chẳng ai biết được cả. Nhưng mà cách đặt vấn đề ngược lại của bác Leng_keng là rất hay. <Nói chung>Chúng ta thường chỉ nói 1 chiều mà ít khi đóng vai người được nói xem có hợp lý hay không.</Nói chung>
    Vote bác LK 5*
    Riêng vụ chị gì đó bị bắn, cảnh sát Mỹ có ... hay không thì em miễn bàn, bố ai mà biết được cơ chứ
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, việc một người Việt bị hại đã có thể làm cho chúng ta khó chịu và đây lại là một phụ nữ Việt bị hại bởi cơ quan công lực. Hình tượng cảnh sát ngày nay thường là hình ảnh phản cảm hơn là có "cảm tình". Ngay như người Mỹ cũng gọi cảnh sát là "thằng Cớm" ( Cop).
    Chúng ta hoàn toàn có quyền nói lên cảm nhận thương xót của mình đối với đồng bào bị hại nhưng cũng không nên quá khích mà dẫn đến việc suy xét theo cảm tính thay vì lý trí. Hơn nữa, chúng ta không có mắt ở hiện trường, nội vụ vẫn còn chưa sáng tỏ, hãy để cho cơ quan công lực làm nhiệm vụ của họ. Hãy bình tĩnh chờ xem kết quả điều tra của Internal Affair (cơ quan điều tra nội vụ cảnh sát)
    Nhưng qua đây cũng thấy một điều là tính dân tộc của người Việt khá cao. Bình thường có thể hàng xóm cãi cọ nhau chỉ vì con gà nhảy qua hàng rào phá rau nhà hàng xóm nhưng đến khi có chuyện ( bị người ngoài hiếp đáp) lại sẵn sàng kề vai sát cánh bảo vệ lẫn nhau. Trong một cuộc trưng cầu được một tờ báo đưa ra, kết quả cho thấy phần lớn mọi người ủng hộ việc người cảnh sát nổ súng là sai và cần phải điều tra. Các bạn có thể xem kết quả của trưng cầu ở đây.
    P.S. Cám ơn NewGuyInTown đã nhắc nhở, đúng là tôi viết sai lỗi đánh vần. Vote cho bạn 5* , với tinh thần cầu thị.
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 19:37 ngày 26/07/2003
  4. NewGuyInTown

    NewGuyInTown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    " Ngay như người Mỹ cũng gọi cảnh sát là "thằng Cớm" ( Corp)" Chac y ban dinh noi la Cop. Chu O usa neu dung Corp. thi thuong dung cho Corperation :0
    Keep gw bro ^_^ and HF!!
  5. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Nghị viên James Davis bị bắn chết tại Tòa Thị Chính Nữu Ước

    NỮU ƯỚC (VTH) ?" Một tay súng bắn chết Nghị Viên James Davis trong Tòa Thị Chính Nữu Ước chiều Thứ Tư, và một nhân viên an ninh của hội đồng bắn chết tay súng ở ban công ở lầu hai bên trong tòa nhà.
    Tay súng là người đối nghịch với nghị viên này về lập trường chính trị, mà trước đó đi cùng nghị viên này vào tòa nhà. Nhờ quan hệ của tay súng với nghị viên nên hắn qua được an ninh, mang được súng vào trong Tòa Thị Chính.
    Thị trưởng Michael Bloomberg, có mặt tại văn phòng khi cuộc tấn công xảy ra nhưng vô hại.
    Nghị viên của Brooklyn, James Davis, cựu cảnh sát viên, bị bắn hai phát vào ngực.
    Tay súng, Othniel Askew, 31 tuổi, chết một thời gian ngắn sau đó tại bệnh viện. Hai người bị thương được thấy nằm bên nhau ở ban công.
    Davis, 41 tuổi, da đen, vào cảnh sát năm 1993, 10 năm sau khi ông bị hai cảnh sát viên da trắng đánh.
    Năm 1991, Davis sáng lập tổ chức bất vụ lợi ?oLove Yourself Stop the Violence?, cổ vũ ngăn chặn bạo động trong thành phố Mỹ. Ông được bầu làm nghị viên năm 2001 và là mục sư.
    Tay súng đang ngồi ở ban công gần Davis thì bỗng nhiên bắn nghị viên này. Nhân viên an ninh tầng này của hội đồng, bắn lên tay súng, năm viên trúng người hắn.
    Tay súng là một trong khoảng 100 người ở ban công bên trong tầng nhì của phòng hội đồng thì bắn Davis khoảng lúc 2 giờ chiều.
    Nghị sĩ Hillary Clinton gọi cái chết của Davis, người dốc tâm cho chấp hành luật pháp và ngăn chặn bạo lực là ?omỉa mai kinh khủng.?
    Em trai của Davis, Geoffrey, từ bệnh viện bước ra lúc 4 giờ 45 chiều nói, ?oHệ thống này giết anh tôi. Họ biết anh sẽ chống. Chúng tôi sẽ tiếp tục chống và làm điều phải.?
    *

  6. hacmieu

    hacmieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Người Mỹ chẳng ra gì cả. Thành ra tính cách Mỹ cũng chẳng ra gì cả.
    ____________________________________________
    kiếm tìm 1sao
    hị hị
    B=D
  7. n2b

    n2b Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    về việc Police bắn chết người Việt tại Bắc Cali các bạn có thể vào site này đọc và cho biết ý kiến của các bạn rồi đọc kết quả trưng cầu dân ý
    http://www.bayarea.com/mld/mercurynews/news/6321942.htm
    Được n2b sửa chữa / chuyển vào 05:37 ngày 26/07/2003
  8. houston

    houston Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Trong khi Cảnh sát trưởng San Jose đi nhận nhiệm sở mới, FBI vào cuộc điều tra cái chết của chị Trần thị Bích Câu
    Jul 24, 2003
    San Jose, Calif. ?" (CaliToday News) Cảnh sát trưởng San Jose 59 tuổi, ông William M. Lansdowne sáng thứ năm đã bay đi San Diego, trong khi nhiều nguồn tin cho biết có thể ông sẽ được bổ nhiệm trông coi ngành cảnh sát của thành phố này. Nếu được bổ nhiệm, ông sẽ thực sự bắt đầu công việc sau ba tuần nữa. Cho đến trưa thứ năm, Chánh văn phòng thành phố San Diego vẫn chưa lên tiếng gì về việc này. San Diego là một thành phố lớn hơn San Jose một chút, với 1.25 triệu cư dân. Hiện cảnh sát trưởng thành phố này, ông David Bejarano, 46 tuổi, đã được bổ nhiệm làm cảnh sát trưởng liên bang, và vị trí này đang cần người thay thế . Sở cảnh sát San Diego có 2,100 nhân viên cảnh sát cơ hữu với ngân sách hàng năm là $277 triệu, so với 1,300 nhân viên cảnh sát thuộc sở cảnh sát San Jose với ngân sách hoạt động là $158 triệu đô la/năm. Được biết ông Landsdowne đã đảm nhận chức vụ cảnh sát trưởng San Jose từ tháng 8 năm 1998, vào lúc đó ông đã tuyên bố rằng, ?oĐây sẽ là công việc tôi làm đến hết đời.? Ông vào làm việc tại sở cảnh sát San Jose từ năm 1966, sau đó đã nhanh chóng được thăng cấp và đến sở cảnh sát Richmond làm việc. Ông trở về San Jose thay thế vị trí cảnh sát trưởng khi người tiền nhiệm là ông Lou Cobarruviaz về hưu năm 1998. Theo phát ngôn viên Dixon của sở cảnh sát San Jose, nếu ông Landsdowne được nhận vào nhiệm sở mới tại San Diego, có thể người phụ tá của ông là Thomas Wheatley sẽ được chỉ định làm quyền cảnh sát trưởng trong lúc thành phố kiếm người cho vị trí này. Phát ngôn viên thành phố San Jose Tom Manheim cho biết chánh văn phòng thành phố Del Borgsdorf sẽ quyết định việc này.
    Trong khi đó, tối thứ tư 23/7 , vài giờ sau khi có hàng trăm người tụ tập trước Toà Thị Chính tham dự buổi cầu nguyện cho hương hồn nạn nhân họ Trần và đòi hỏi công lý, văn phòng FBI đã đưa ra lời loan báo rằng cơ quan liên bang này đang cho tiến hành ?ođiều tra sơ bộ? trường hợp cái chết của nạn nhân Trần thị Bích Câu, một phụ nữ gốc Việt 25 tuổi, đã bị một nhân viên cảnh sát San Jose bắn chết cách đây một tuần , ngay trong căn bếp nhà chị. Văn phòng FBI sẽ điều tra xem liệu trong vụ việc này nhân viên cảnh sát liên quan có vi phạm về quyền dân sự hay không. Phát ngôn viên FBI LaRae Quy nói rằng, ?oĐây chỉ là điều tra sơ bộ, không phải là điều tra chính thức (investigation). Chúng tôi chỉ thu thập những thông tin liên quan để sau đó chuyển đến cho Vụ Quyền Dân Sự thuộc Bộ Tư Pháp. Văn phòng FBI còn cho biết họ đã tiến hành thu thập dữ liệu liên quan ngay từ đầu tuần tuy nhiên cho biết chính Bộ tư Pháp tại Washington sẽ cho quyết định liệu sẽ tiến hành một cuộc điều tra chính thức hay không.
    Về phía cảnh sát San Jose, theo lời phát ngôn viên Dixon, sở cảnh sát không hề biết việc thẩm tra này của các nhân viên FBI và từ chối không đưa ra bất cứ lời bình luận nào. Việc một cơ quan thẩm quyền khác ngoài sở cảnh sát San Jose vào cuộc, theo ghi nhận của tờ San Jose Mercury News, đã được nhiều người trong các cộng đồng Mỹ gốc Á vui mừng đón nhận với hi vọng mọi sự sẽ sáng tỏ hơn. Mai Le Ho, giáo sư dạy tại trường San Jose City College đã nói với phóng viên Mercury News rằng ?oChúng tôi rất phấn khởi khi nghe tin này. Nếu FBI điều tra vụ này, chúng tôi rất hoan nghênh. Chúng tôi muốn làm sáng tỏ xem đây là vụ kỳ thị hay là vi phạm dân quyền.?
    Chiều thứ tư, cảnh sát trưởng San Jose đã có cuộc gặp gỡ với hơn một chục người đại diện cộng đồng Việt Nam. Cuộc trao đổi được xem là tích cực và thiện chí từ hai phía. Thuan Nguyen, chủ tịch Phòng Thươngg Mại Mỹ-Việt nói rằng ?oTôi cho rằng sở cảnh sát có lưu tâm đến những ý kiến của cộng đồng chúng ta. Chúng ta đã từng sống trong một đất nước mà phần đông mọi người không ai tin cảnh sát cả. Vụ việc này hẳn nhiên làm cho chúng ta ý thức được rằng vẫn còn rất nhiều điều chúng ta phải hiểu lẫn nhau.? (Source: SJ Mercury News)
    Được houston sửa chữa / chuyển vào 18:02 ngày 26/07/2003
  9. green_banana

    green_banana Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    về tin tức này , tôi thiết nghĩ là chúng ta fải góp sức một tay để những người Mỹ biết tôn trọng những sắc dân khác. Tôi biết là đa số người Mỹ không có phân biệt chủng tộc, nhưng lại có một số lại cho rằng US là đất của ngưòi Mỹ, còn tất cả những người khác đều là di dân, nhưng mà họ quên là đất Mỹ là của Native America, còn người Mỹ trắng chỉ cũng là di dân thôi.
    Trong xã hội Mỹ ngày này vẫn còn có sự phân biệt chủng tộc, mặc dù nó không bày tỏ ra ngoài những mà vẫn có trong sở làm, xã hội ..
    Chúng ta hãy góp sức để mà giúp đỡ lẫn nhau.
    I am Alpha & Omega
  10. houston

    houston Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Đêm thắp nến tưởng niệm Trần thị bích Câu của đồng hương Việt nam trước tiền đình toà thị chính San Jose 23/7/2003
    Đồng hương đến chia buồn và thắp nến trước cửa nhà nạn nhân
    (hình trên báo Viet Mercury số 235 thứ 6 25/7/2003)
    Được houston sửa chữa / chuyển vào 20:14 ngày 27/07/2003

Chia sẻ trang này