1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi điều về " Tính cách Mỹ "

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Leng_keng, 19/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. houston

    houston Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    NGƯỜI DA ĐEN DỄ BỊ BẮN NHẦM HƠN NGƯỜI DA TRẮNG.
    Trong những tình huống bất ngờ, đôi khi chỉ kéo dài vài phần giây, người ta có thể dễ dàng nổ súng vào những người da đen trong khi lại chần chừ hơn trước người da trắng, ngay cả khi những người da đen chỉ cầm những vật vô hại như một chiếc đèn nháy chứ không phải một khẩu súng.
    Phát hiện này được rút ra từ một nghiên cứu sẽ được công bố trong tuần, trên tạp chí Experimental Social Psychology.
    Xuất phát từ một số vụ bắn lầm người da đen không vũ trang do cảnh sát Mỹ gây ra trong những năm gần đây, Anthony Greenwald, nhà tâm lý học tại đại học Washington, đã sử dụng một mô hình ảo để kiểm tra các nguyên nhân vô thức và sự định kiến trong những tình huống này.
    Trong nghiên cứu, hơn 100 sinh viên, phần lớn là người da trắng hoặc người Á châu, tham gia vào 2 thí nghiệm trên máy tính, trong đó họ được yêu cầu đóng vai 1 cảnh sát mật. Nhiệm vụ của họ là hành động nhanh chóng trước 3 loại mục tiêu ảo: tội phạm, sĩ quan đồng nghiệp và dân thường. Các sinh viên có thời gian chưa đầy 1 giây - 8/10 giây trong thí nghiệm 1 và 9/10 giây trong thí nghiệm 2 - để định hình người phóng ra sau một trong hai thùng rác. Những người thí nghiệm được hướng dẫn "bắn" vào tội phạm (bằng cách rê con chuột tới đó và click chuột trái); hoặc gửi tín hiệu an toàn tới sĩ quan đồng nghiệp (bằng cách nhấn thanh spacebar); hoặc không đưa ra phản ứng gì trước dân thường.
    Các mục tiêu đều mặc áo ngẫu nhiên. Sinh viên tham gia thí nghiệm có thể phân biệt sĩ quan cảnh sát và tội phạm (cả hai đều mang súng) với những thường dân mang các vật vô hại (1 Camera, một chai bia hoặc 1 đèn chớp sáng). Đặc điểm duy nhất phân biệt giữa sĩ quan cảnh sát và tội phạm là màu da. Trong thí nghiệm 1, mục tiêu da trắng là tội phạm và người da đen là sĩ quan cảnh sát. Thí nghiệm hai đảo ngược vai trò này với người da đen là tội phạm và người da trắng là sĩ quan cảnh sát.
    Kết qủa thí nghiệm chỉ ra rằng, các sinh viên phân biệt vật thể trong tay đối tượng da đen khó khăn hơn nhiều so với trong tay đối tượng da trắng. Họ cũng dễ dàng nhả đạn hơn khi mục tiêu là người da đen, bất kể vật cầm trong tay người đó. Trong cả hai thí nghiệm, tỷ lệ người da trắng bị bắn nhầm là 26%, trong khi con số này ở người da đen là 35%.
    Mặc dù những người tham gia thí nghiệm đều là sinh viên, nhưng theo Greenwall, có đủ lý do để tin rằng cảnh sát cũng có định kiến hoặc phân biệt chủng tộc tương tự.
    "Cảnh sát được đào tạo để nhạy cảm hơn với vũ khí, nhưng họ không được đào tạo để xoá đi ấn tượng vô thức về chủng tộc hay thành kiến", Greenwall nói. Đây là nghiên cứu thứ 3 trong những tháng gần đây cho ra kết qủa tương tự, song nó thành công hơn ở chỗ đã đưa các nhà nghiên cứu tới gần hơn việc mô hình hóa sự phức tạp của các tình huống tự nhiên.
    "Nghiên cứu của chúng tôi và các công trình trước đó đưa tới kết luận rằng chúng ta cần nhìn lại phương thức huấn luyện cảnh sát hiện nay, và loại huấn luyện cần thiết để khắc phục được sự phân biệt chủng tộc, dẫn đến việc bắn nhầm người da đen", các tác giả cho biết.
  2. houston

    houston Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Cộng đồng Việt Nam tham dự buổi điều trần vụ án chị Bích Câu tại toà thượng thẩm San Jose
    Oct 23, 2003
    (CaliToday News) Đài truyền hình NBC11 đã ghi nhận buổi điều trần vụ án chị Trần thị Bích Câu tại toà thượng thẩm San Jose vào hôm thứ ba như là phiên toà mở hiếm hoi cho công chúng tham dự.
    Thông thường những buổi điều trần loại này thường rất hạn chế số người tham dự. Phiên toà trên đã được mở ra với sự có mặt của đại bồi thẩm đoàn để nghe các bên trình bày trong nỗ lực làm giảm sự căng thẳng giữa cảnh sát San Jose và cộng đồng tị nạn Viêt Nam phát sinh sau khi cảnh sát bắn chết chị Trần thị Bích Câu ngay tại nhà.
    Theo tường trình của NBC, phía cảnh sát vẫn một mực cho rằng chị Bích Câu, vài giây trước khi cảnh sát nổ súng, đã thực sự gây nên mối nguy hiểm cho hai nhân viên cảnh sát, cũng như cho người chồng và hai con nhỏ. Phía cảnh sát trình bày rằng rõ ràng là trước khi cảnh sát tới, chị Bích Câu đã gây gỗ với chồng. Những người hàng xóm gọi điện báo cho cảnh sát là vì họ lo ngại cho sự an toàn của hai cháu nhỏ. Cảnh sát viên Tom Mun, một trong hai viên cảnh sát liên hệ trong vụ án, trình bày trước bồi thẩm đoàn rằng ?oTheo tôi thấy lúc đó bà ta có ý định phóng con dao về phía chúng tôi.? Cảnh sát đưa ra người nhân chứng chính, bà Joy L. Tamez, nói rằng người phụ nữ cao 4.11 ft, nặng 98 pounds này đã nói năng lắp bắp, vung tay vung chân, la hét và khóc ngoài đường gần khu chung cư bà ta cư ngụ nhiều giờ trước khi vụ việc xảy ra. Bà Tamez cho biết đã chứng kiến vụ việc gần như từ đầu chí cuối. Bà Tamez nói, ?oBà ta có những biểu hiện điên cuồng. Lúc ấy tôi nghĩ bà ta bị thuốc tác động mạnh.? Bà Tamez còn làm chứng là chính mắt bà thấy trước khi bị cảnh sát bắn không lâu, Bích Câu đã bước ra đường gần nhà, miệng lẩm bẩm gì đó và vung tay múa chân. Bà cũng thấy đứa con hai tuổi của Bích Câu không ai trông coi, chạy ra ngã tư lúc ấy đang đông đúc xe cộ. Bà nói ?oTôi đã phải chạy ra, và chụp lấy cháu nhỏ, suýt tí nữa thì đã bị xe tải tông.? Tuy nhiên, bà Tamez chứng thực rằng từ khi cảnh sát bước vào nhà đến khi nghe tiếng súng nổ chỉ độ khoảng từ 3 đến 10 giây.
    Về phản ứng của những người tham dự buổi điều trần đầu tiên vào hôm thứ ba vừa qua, NBC ghi nhận một số người tỏ ra hài lòng vì phiên toà đã được mở ra cho công chúng, trong khi nhiều người khác vẫn không hài lòng và tứcgiậnn vì những gì họ chứng kiến hôm thứ ba. Andrew Schwartz, đại diện gia đình nạn nhân, tuyên bố bên ngoài phòng xử án là ông tin rằng cảnh sát đã sử dụng vũ lực quá tay. Schwartz cho rằng viên cảnh sát Marshall không thể biện luận được rằng anh ta không có cách nào khác để trấn tĩnh bà Bích Câu. Ông Schwartz cũng cho biết luật sư phía cảnh sát đã cố tình sử dụng chữ ?ocon dao bếp? (kitchen blade) thay cho ?ocon dao bào? (peeler) nhằm đánh lạc hướng nhận định của đại bồi thầm đoàn. Thomas Nguyen, thuộc tổ chức Vietnamese-American Community of Northern California, nói rằng, ?oCảnh sát đổ hết tội lên đầu nạn nhân nay đã chết rồi.? Tuy nhiên, theo ông, việc tổ chức phiên toà điều trần mở ra cho công chúng tham dự là dấu hiệu tốt rồi. Ông nói rằng mọi người đang chờ xem công lý được sáng tỏ như thế nào.
    Được biết, phiên toà điều trần hôm thứ ba đã được thông dịch tiếng Việt tại chỗ để mọi người Việt tham dự có thể nghe hiểu mọi chi tiết được trình bày. Theo thống kê dân số năm 2000, cộng đồng Việt tại San Jose có khoảng 70,000 người. (Hoàng Tuấn ?" Source:NBC)
  3. houston

    houston Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Cảnh sát viên Chad Marshall bắn Trần thị bích Câu trong tích tắc
    23/10/2003
    SAN JOSE, CALI (VTH) - Trong tích tắc sau khi bước vào căn apartment trên đường Taylor đêm 13/7, cảnh sát viên Chad Marshall bắn chết cô Trần thị bích Câu 25 tuổi, mẹ hai con, ngay tại bếp, khi cô khua lên con dao bào như muốn phóng, theo lời khai của một cảnh sát viên đi cùng với Marshall.
    Vụ xử khởi diễn hôm thứ ba (21/10/03) công khai được truyền hình và thông dịch sang tiếng Việt qua màn ảnh TV ở phòng bên cạnh phòng xử tại Toà thượng thẩm Santa Clara...
    Giây phút đau lòng và buốt nhói khi bồi thẩm đoàn nghe tiếng yếu ớt của 2 người con trai 2 và 4 tuổi của Bích Câu khóc trong băng của cảnh sát khi cảnh sát Tom Mun gọi báo cáo "súng nổ" và yêu cầu xe cứu thương cùng nhân viên y tế. Joy Tamez đứng bên kia đường khai cảnh sát viên Chad Marshall bắn Bích Câu trong tích tắc - ba giây - sau khi bước vàop nhà. Cảnh sát viên đi cùng Marshall thú nhận là vụ bắn xảy ra lâu lắm là 7 tới 8 giây là cùng sau khi họ vào căn apartment này.
    Vụ xử dự trù kéo dài 8 ngày. Những người chỉ trích nói cảnh sát phản ứng qúa đáng khi bắn người đàn bà cao 4 feet 9 inches, nặng 98 pounds, nghèo, khả năng Anh ngữ còn hạn chế. Công tố viên khi ấy là Karyn Sinunu nói trước công chúng rằng Bích Câu vẫy con dao bào, đã thúc dục trưng con dao ra "để công chúng có thể thấy đây là vũ khí có thể giết người, chứ không phải là con dao nhỏ tầm thường làm bếp". Lời nói ấy bị chỉ trích có tính cách thiên vị. Vì thế, Chánh biện lý George Kennedy thuyên chuyển Sinunu ra khỏi nhiệm vụ này và thay thế bằng công tố viên Dan Nishigaya. Sau khi nghe xong các lời khai thì bồi thẩm đoàn 18 người - 7 đàn ông và 11 đàn bà - sẽ quyết định liệu cảnh sát viên Marshall có bị truy tố tội ngộ sát hay tha bổng với lý do tự vệ.
    Được Nishigaya và một bồi thẩm hỏi tại sao các cảnh sát viên không dùng bình xịt hơi cay hay dùng biện khác không gây chết người, cảnh sát viên Mun, mới vào nghề 2 năm rưỡi, nói nội vụ xảy ra quá nhanh và cảnh sát sợ là người đàn bà 25 tuổi này, cách họ 5-7 feet, sắp ném con dao bào làm các cảnh sát viên bị thương hay bị chết. Mun nói: Tôi nghĩ thời gian có thể cho chúng tôi cơ hội ấy, nhưng toàn thể sự việc xảy ra trong tích tắc. Không an toàn cho chúng tôi rút lui".
  4. patriot83_vn

    patriot83_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Về vụ này, patriot thấy sao các bác police o dùng súng gây mê hoặc là súng hơi hay bất cứ súng gì để làm cho đối phương o nhúc nhích hay o cử động được. Đâu cần phải dùng súng thiệt. Mấy lần xem trên TV về LAPD thấy họ có sử dụng một loại súng điện, phạm vi bắn khoảng chừng 5,6 mét, rất là tiện lợi không sát thương. Các chú police ở SJ chắc chưa được cấp loại này.
    Canh khuya đưa khách lời gieo ngọc
    Mơ gái tầm Dương thoảng áo xiêm

  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua tình cờ nghe 2 mẹ con Mỹ trao đổi với nhau trong 1 cửa hàng . Cả hai mặc cả với nhau, nói qua nói lại 1 hồi . Bà mẹ bảo đứa bé cỡ 6 tuổi là: con vào đây để mua quyển sách thì hãy đi tìm một cuốn sách . Mẹ sẽ mua cho con vì nó tốt cho bộ não của con. Còn cái này (đồ chơi), con tự mua lấy về sau con phải trả lại tiền cho mẹ .
    Một lần khác, lâu lắm rồi, trong 1 tiệm quần áo có một cô teenager cao cỡ 1,90m to tiếng nài nỉ ông bố đầu hoa râm mua các loại quần áo cho cô vì "con không có gì mặc cả".
    Một lúc khác nghe 1 nguời kể là con ông không mua đồ cho nó thì nó la hét giẫy dụa ném đồ giữa cửa hiệu như bị hành hung. Sợ quá phải chiều ý ngay lập tức . Đi mua sắm cho con thật là phiền phức nhỉ .
    Được Milou sửa chữa / chuyển vào 22:29 ngày 27/10/2003
  6. gone_with_pooh

    gone_with_pooh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0

    Đọc bài bác Milou chợt nhớ lại năm ngoái , có đôi lần bà host mom wên mua bánh mỳ. Thằng con trai chạy ra walmart để mua đồ cho mình, nó hỏi xem có cần mua gì ko,host mom bảo mua ổ bánh mỳ. Chuyện mà chỉ thế này thì chẳng có gì để nói đâu, nhưng đến tối, khi cả nhà đang ngồi xem TV, nó chạy ra bảo "u owe me $1.xx "...hic...em nghe nó nói mà choáng. Nếu ổ bánh mỳ mà mấy chục $,chạy ra đòi còn có lý...đằng này....
    Rùi đến cuối tuần, cả nhà em ra ngoài ăn. Nó trả tiến ăn cho bạn gái nó thì ok...nhưng ko bao giờ trả cho ba mẹ nó . Đồ ai mua người ấy ăn, con cái ko biết định nghĩa mời ba mẹ ăn thử.Em đúng là ko hiểu ....ngay đến cả ba mẹ mình mà cũng tính toán chi li như thế trong khi với bạn bè lại có thể chi tiêu xả láng
    Bi zờ, vào đại hoc, em nghe bọn bạn em nói chuyện còn choáng hơn. Tụi nó bảo fải tự lo mọi chuyện từ tiền học đến tiền sinh hoạt cá nhân ...Ba mẹ ko lo cho tẹo nào....hic..tất nhiên sòng phẳng,tự lập ở một khía cạnh nào đó thì tốt nhưng khi mình còn đang đi học, chưa kiếm ra tiền thì sao tự lập được. Kể cả có muốn tự lập thì vẫn phải dựa vào sự giúp đỡ của ba mẹ chứ, mới 18 tuổi đầu mà bắt con fải tự lo cho mình...hic...
    ko hiểu đây chỉ là 1 vài cá nhân em gặp thôi hay là "tính cách Mỹ"???
  7. Peanut_butter

    Peanut_butter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2003
    Bài viết:
    851
    Đã được thích:
    2
    Mình thấy chuyện cho con cái tự lập như vậy đâu có gì là không hay. Mình còn thích được vậy nữa cơ, nhưng ko được.
    18 tuổi rồi. là adult rồi, phải biết tự lo cho mình chứ phải không. Làm như vậy thì mới biết quý trọng sừc lao động, vì phải tự mình kiếm tiền mà. Với lại có cơ hội để đối mặt với những khó khăn trong việc quản lý cái budget của mình.
    Nhưng cũng phải nói rằng trẻ em Mỹ phát triển sớm hơn về mặt thể chất lẫn tinh thần, nên chuyện này cũng ko có gì là ngạc nhiên đâu.
    Chứ ở vn mình, 18 tuổi thì cứ gọi là chả biết gì cả, vẫn còn khờ khạo lắm, ngay cả những người đi du học cũng đôi khi cũng ko mature hơn nhiều lắm đâu, gì cũng đến tay bố mẹ.
    Mình rất thích sự tự lập, mặc dù vẫn còn phải "ngửa tay xin tiền" bố mẹ dài dài. Nhưng vấn đề là mình tự rèn luyện cho chính mình một nhận thức đúng đắn về việc phải sống tự lập. Có phải không nhỉ?
    Nói năng nhiều rồi, ko biết có gọi là chat chit spam gì ko hi hi.
  8. houston

    houston Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Tin về vụ án Trần thị Bích Câu: Đại bồi thẩm đoàn quyết định không truy tố viên cảnh sát đã bắn chết Trần thị Bích Câu
    Oct 31, 2003
    San Jose ?" (CaliToday News) Vào 1:30 chiều thứ năm, sau 7 ngày nghe các bên điều trần, bồi thẩm đoàn đã đi đến quyết định chung cuộc là không truy tố cảnh sát viên Chad Marshall, người đã bắn chết Trần thị Bích Câu hôm 13/7 ngay tại căn nhà của chị thuộc khu chung cư trên đường Taylor, nằm ở downtown thành phố San Jose.
    Vụ án này đã gây xôn xao trong cộng đồng Việt Nam, và gây tranh cãi nhiều tại toà án. Dư luận chung cho rằng nhân viên cảnh sát đã sử dụng vũ lực quá tay đối với một người phụ nữ nhỏ bé chỉ cao 5ft và cân nặng không quá 90 pounds. Sau đó, khi phản ứng của cộng đồng trở nên bất lợi, sở cảnh sát San Jose đã cho phát lời chia buồn về cái chết của chị Bích Câu trên các chương trinh phát thanh bằng tiếng Việt.
    Như tin CaliToday đã loan trong số báo hôm qua, cảnh sát viên Chad Marshall đã ra điều trần về chi tiết vụ việc xảy ra cũng như nguyên nhân khiến ông nổ súng bắn gục nạn nhân. Chúng tôi xin cho đăng lại nguyên văn câu hỏi và câu trả lời giữa công tố viên Nishigaya và cảnh sát viên Marshall về nguyên nhân khiến ông nổ súng bắn chị Bích Câu:
    - Nishigaya: ?oTại sao ông đã rút súng ra?? (?oWhy did you take your gun out??)
    - Marshall: ?oBởi vì tôi cảm thấy có đe doạ đến tính mạng, và đó là đe doa cấp thời từ phía bà Tran.? (?oBecause I felt there was a deadly threat, and imminent threat from Ms.Tran?)
    - Nishigaya: ?oTại sao ông nghĩ như thế?? (?oWhy did you think that??)
    - Marshall: ?oBởi vì bộ dạng, hành động của bà ta lúc ấy, la hét, khua dao phay phía trên vai theo cách thếá đe doạ (đến tính mệnh)? (?oBecause of her demeanor, her actions, screaming and shouting, brandishing the cleaver in a threatening manner above her shoulder.?)
    - Nishigaya: ?oBà ta đưa dao qua khỏi đầu. (Vậy) ông đã quyết định nhấn cò súng khi nào?? (?oShe put it up above her head. When did you decide to pull the trigger??)
    - Marshall: ?oVới hành vi đó. Đó chính là lúc tôi làm điều đó.? (?oWith that motion. That?Ts when I did it?.
  9. houston

    houston Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Cộng đồng Việt và tư pháp Mỹ
    Giao Chỉ ?" San Jose Tháng 11-2003, Oct 31, 2003
    Trong suốt 100 ngày qua, cộng đồng Việt Nam tại San Jose đã hết sức lưu tâm đến vụ cô Bích Câu bị cảnh sát bắn chết, để lại 2 đứa con nhỏ trong 1 trường hợp rất thương tâm. Nhưng bây giờ đại bồi thẩm đoàn vừa tuyên bố sẽ không đưa cảnh sát ra tòa.
    Thoạt đầu sở cảnh sát đã có những hành động dễ gây hiểu lầm là bao che cho nhân viên nên gây phẫn nộ trong cộng đồng Việt cũng như một số các tổ chức Á Châu. Văn phòng biện lý quận hạt Santa Clara bèn quyết định tổ chức Bồi Thẩm đoàn điều trần công khai để quyết định xem có truy tố anh cảnh sát nổ súng ra tòa hay không. Đây là một ưu điểm để chứng tỏ nền tư pháp độc lập và không có điều gì phải che dấu. Dù rằng văn phòng biện lý với sở cảnh sát xưa nay vẫn phối hợp chặt chẽ.
    Phải nói rằng với kinh nghiệm về các vụ cảnh sát bắn người đã từng xẩy ra và thường được miễn tố, các nhân viên trong ngành tư pháp có thể tiên đoán trước kết quả nội vụ nên xét trên yếu tố tâm lý đã đưa ra công khai để giải tỏa trước cho công luận.
    Nếu cứ đưa đại bồi thẩm đoàn điều trần kín như đã làm thì lại rất dễ gây hiểu lầm.
    Chúng tôi xin duyệt lại sơ qua tiến trình của nội vụ để có thể tìm hiểu xem chúng ta đã học hỏi và rút được kinh nghiệm ra sao.
    Trước hết, mặc dù không phải là quan tòa, chúng ta cũng có thể xác định rõ đây là một vụ bắn người hoàn toàn sai lầm và bất cẩn. Vấn đề ở đây là sự bất cẩn của anh cảnh sát có thể bị buộc tội hay không. Nếu có thì sẽ truy tố về tội gì. Đó là điều mà ông Daniel, phụ tá biện lý đã đưa ra cho bồi thẩm đoàn. Câu hỏi Daniel đặt ra với các bồi thẩm đã nghe nhân chứng trình bầy trong suốt 7 ngày: Bây giờ xin cho biết một trong 3 trường hợp. Sẽ truy tố về tội sát nhân, hay truy tố về tội ngộ sát, hoặc là miễn tố. Kết quả bổi thẩm đoàn chỉ thảo luận hơn 2 giờ và tuyên bố miễn tố. Bản công bố làm cho những người Việt quan tâm đến nội vụ đã sững sờ và tức giận. Một cuộc biểu tình đã được phác họa và người ta bàn đến chuyện đưa cuộc đấu tranh lên cao hơn.
    Vào buổi sáng ngày thứ Năm 30 tháng 10 năm 2003, trước khi có quyết định của bồi thẩm đoàn, chúng tôi đã có dịp hỏi ý kiến 16 phụ nữ Việt Nam có mặt trong một phiên họp về chương trình y tế. Trăm phần trăm quý vị có mặt đều dứt khoát ủng hộ quyết định đưa anh cảnh sát ra tòa. Không một người nào nghĩ rằng bồi thẩm đoàn sẽ đưa ra phán quyết miễn tố.
    Nếu đây có thể coi là quyết định vô lý và bất công thì chúng ta thử xem lại tại sao sự việc lạ lùng như vậy đã xẩy ra. Tại sao các vị bồi thẩm lại nghĩ khác chúng ta nhiều như vậy. Họ là ai mà không nhìn được những khía cạnh mà chúng ta đã biết rõ. Xin thưa rằng, nếu quý vị đi chợ Saveway hay vào shopping trong Target. Một bà Mỹ đứng xếp hàng trả tiền trước mặt có thể là một bồi thẩm đoàn. Chúng ta đi làm trong một hãng xưởng, ông Mễ làm chung một phiên có thể là thành viên bồi thẩm đoàn. Họ đều là những người dân, những người láng giềng sống quanh ta và họ sống trong các nguồn tin tức, các nhận thức, sự cảm nghĩ khác chúng ta. Cộng đồng người Việt nhiều khi không đo lường được, cho đến khi có vụ đáo tụng đình. 18 vị bồi thẩm ngồi nghe các nhân chứng điều trần trong 7 ngày, đối với công luận đều vô danh. Tên tuổi của họ được dấu kín. Phần lớn đều không muốn ngồi nghe điều trần công khai nhưng họ phải thi hành bổn phận công dân. Đa số ngồi ghế bồi thẩm lần đầu tiên. Hai phụ nữ da trắng lối 60 tuổi ngồi phía trước bên cánh trái. Phía sau cùng là một ông thật mập, ngồi cạnh một phụ nữ còn trẻ. Một người có khuôn mặt Á Châu, người khác có vẻ là gốc da đỏ, và 1 người Phi Luật Tân. 5 người trông có vẽ là Mễ. Sáu người khác đều là Mỹ trắng. Không có vị nào da đen, không có ai là Việt Nam. Và xin nhắc lại, họ đều là những người không tên tuổi. Không can án, trên 18 tuổi và một số đeo kính dường như để che dấu cảm xúc. Các thành viên ngồi từ 9 giờ sáng đến 4 giờ 45 chiều mỗi ngày. Được phát cho một thẻ đậu xe miễn phí và tiền phụ cấp là $20 một ngày cộng với tiền xăng. Chính chúng ta, bất cứ ai rồi cũng có ngày được gọi ra ngồi xử những bị cáo khác, như các bồi thẩm này. Điều quan trọng nhất là họ không đọc báo và nghe đài Việt Nam. Thậm chí cũng được khuyến cáo là không đọc báo nghe đài Mỹ. Họ tập trung hoàn toàn vào việc nghe các nhân chứng. Một người trong nhóm được cử làm điều hợp viên, chuyển đạt các câu hồi, phối hợp buổi tranh luận. Và họ làm việc trong 7 ngày.
    Các câu hỏi mà bồi thẩm đưa ra có lúc rất quan trọng và thông minh, có lúc rất vớ vẩn và không ăn nhập gì đến vụ điều trần, nhưng đã biểu lộ sự suy tư của từng người rất đáng kể. Thí dụ: Một vị đã hỏi là trong cái gian nhà xẩy ra vụ thảm sát đó có ngăn nắp sạch sẽ không? Hay một câu hỏi khác là người cha của các đứa nhỏ có đi làm không?
    Trong suốt cuộc điều trần các nhân chứng đã được đưa ra. Trước hết là anh Đặng Quang là cha 2 em nhỏ. Nhân chứng quan trọng nhất đã tả lại nội vụ, theo anh thì những lời nói, hành động, thời gian, vị trí của nạn nhân và anh cảnh sát nổ súng có khác với lời khai của người cảnh sát đi cùng anh bị cáo Marshall. Sau đó trong những ngày kế tiếp, bồi thẩm được nghe nhân chứng nói về tình trạng bệnh tâm thần của chị Bích Câu, các quá trình liên hệ với nhiều lần gọi 911 không cần thiết. Lời khai về mức độ nguy hiểm của con dao bào. Lời khai của toán cấp cứu 911. Lời khai của chuyên viên huấn luyện cảnh sát. Các chi tiết về việc rút súng, nòng súng hướng về chỗ nào, ngón tay móc vào cò súng hay ngón tay phải để thẳng đề phòng nổ súng bất cẩn. Cảnh sát được dạy là phải bắn vào đâu. Không có việc bắn vào tay cho kẻ đối nghịch phải rơi vũ khí hay dạy đá vào tay cho rơi dao như trong TV. Các nhân chứng xóm giềng cũng được mời vào điều trần. Các viên chức cảnh sát cũng phải trả lời là anh cảnh sát bị cáo có thành tích được coi là kỳ thị hay không. Sau cùng vào ngày thứ tư vừa qua, chính cảnh sát Marshall ra tòa để trình bầy hoàn cảnh của anh. Rõ ràng vụ bắn Bích Câu là một hành động sai lầm, bất cẩn, hấp tấp. Dù sự việc có được các nhân chứng mô tả khác nhau đôi chút nhưng sự thực giản dị là đời sống của cảnh sát căng thẳng. Đối với anh Marshall thì có vẻ còn căng thẳng nhiều hơn các đồng nghiệp. Chạy xe cảnh sát, còi hú ầm ỉû, thắng xe nhẩy xuống. Tiếng la hét ở trong nhà, đẩy cửa bước vào, anh tưởng là gặp một người điên sẵn sàng ném dao gây nguy hiểm cho anh và cho các trẻ em trong nhà, anh rút súng ra, hướng về chính giữa người nạn nhân như đã được dậy như vậy, và anh bóp cò. Trước sau có 7 giây.
    Sau đó cảnh sát còn bị chê trách là đã không cấp cứu nạn nhân, làm chậm trễ cho toán cứu thương phải chờ ngoài cửa, do đó cơ hội cuối cùng của Bích Câu không còn nữa.
    Với tất cả những điều đáng tiếc kể trên được giãi bầy, bồi thẩm đoàn đã thảo luận khá nhanh để đi đến kết luận là miễn tố cho Marshall và có nghĩa là họ bầy tỏ sự thông cảm cho toàn thể sở cảnh sát San Jose.
    Điều đó nói lên bài học gì. Đó là những kinh nghiệm cũ mà ta phải biết đến. Không phải riêng tại San Jose mà trên toàn thể nước Mỹ, phần lớn các vụ cảnh sát bất cẩn bắn người trong công vụ đều được khoan hồng. Trong 10 năm qua tại địa phương này đã có nhiều lần xẩy ra các vụ tương tự. Một anh Mỹ đen quay xe nhầm đường sợ cảnh sát bỏ chạy đã bị bắn vào lưng. Hai anh Mễ trong 2 vụ vi cảnh khác nhau cũng bị cảnh sát bắn, ra điều trần và ra tòa nhưng nội vụ không đi đến đâu. Bây giờ đến lượt chị Bích Câu. Bài học mà chúng ta ghi nhận được là trong cuộc sống luôn luôn có những nghịch lý, những mâu thuẩn cần được giải quyết thông minh và hợp lý. Các cảnh sát viên đều công nhận là đồng nghiệp Marshall làm ăn rất tệ hại nhưng vẫn yểm trợ và thông cảm, kể cả các cảnh sát gốc Việt. Bởi vì họ nghĩ đến thân phận của chính họ. Những người cầm súng, to lớn, hùng hổ nhưng đôi khi lại chính là những người có thể nhát sợ, hoảng hốt và hay bắn ẩu. Bởi vì chính cảnh sát cũng hay bị chết oan. Do đó, dù không được chính thức dạy dỗ nhưng nhiều cảnh sát vẫn thường chủ trương ra tay trước. Cũng như chính Tổng Thống Bush của chúng ta mà thôi. Ông đã quyết định tiên hạ thủ vi cường để đem quân đánh Irắc. Và cảnh sát rất hay bênh vực nhau. Đám tang của cảnh sát luôn luôn là một cuộc trình diễn vĩ đại. Một người vợ cảnh sát đã nói rằng bà rất sợ chồng bị tử nạn. Chồng đi làm về mỗi buổi tối bà rất mừng. Thậm chí bà còn nói là nếu chồng tôi bắn lầm mà ở tù còn hơn là bắn chậm để bị chết. Vì vậy chúng ta phải hiểu rõ cảnh sát để mà tồn tại được trong sự bảo vệ của họ. Trong một đô thị mà người Việt chiếm 10% dân số thì chúng ta cần phải có 140 cảnh sát Việt Nam để cuộc sống tương đối đỡ trở ngại. Hiện nay San Jose chỉ mới có 38 người gốc Việt.
    Và đối với gia đình nạn nhân thì không thể để cho phiên tòa dân sự bồi thường cho các em nhỏ của cô Bích Câu sẽ bị chìm xuống như vụ điều trần vừa qua. Đó là điều nên lưu ý.
    Giao Chỉ ?" San Jose 2003
  10. houston

    houston Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    ?oNo Justice, No Peacê? trỈ>c toà th
    Nov 05, 2003
    San Jose, Calif. ?" (CaliToday News) ?oNo Justice, No Peacê? (Không có công lý, (sẽ) không có hoà bình) là khẩu hi?u mà vài trfm '"ng bào cùng những 'ại di?n của nhiều sắc dân khác tham dự bu.i tập hợp 'òi công lý cho chc toà thc quyết 'i những dòng chữ ?oWho killed our Mom?? (Ai là kẻ 'ã sát hại mẹ chúng con?), ?oDo you trust what a killer said?? (Quý vi sự tham dự của 'ai b"i thẩm 'oàn trong tuần qua, b"i thẩm 'oàn 'ã 'i 'ến quyết 'i lý do không 'ủ bằng chứng 'f truy t'. Quyết 'i mTt phụ nữ nhỏ bé cao không quá 5 ft, và cân nặng không t>i 90 pounds.
    Nhân cuTc bifu tình này, phát ngôn viên của toà thc quyết 'i nỈi t>i ch'n, và vì thế hậu quả là ngày hôm nay xảy ra v>i cTng '"ng Vi?t. Chúng ta phải làm t>i nỈi 'f mai này không còn ai b< giết nhỈ thế nữa.? NgỈời 'ại di?n này 'ã chấm dứt lời nói trong tràn pháo tay vang dTi của ngỈời tham dự.
    Tuy cTng '"ng chúng ta vẫn chỈa tham dự 'ông 'ảo trong lần tập hợp này, nhỈng chúng ta thấy vấn 'ề trY nên quy mô hỈn khi khác 'ông 'ảo truyền hình và báo chí chính lỈu tham dự 'f 'Ỉa tin và cũng gần cả chục cỈ quan truyền thông Vi?t ngữ có mặt tại ch- ghi nhận tin tức. (Hoàng Tuấn ?" Source: BCN, KCBS)

Chia sẻ trang này