1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi dòng suy nghĩ

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 07/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Đôi dòng suy nghĩ

    (Chúng tôi xin mạo muội viết một vài suy nghĩ thiển cận của mình lên đây, các bạn đọc qua nếu thấy còn sơ suất xin được thẳng tay góp ý. Chúng tôi rất chân thành mong muốn và cảm ơn vì thực sự biết sở học của mình còn cạn cợt. Xin cảm ơn tất cả mọi người)


    ***

    Sự thành công( hay thành đạt) của mỗi người về cơ bản có thể xem do hai yếu tố là tài năng( hay trình độ) và may mắn mang lại. Có người không có tài năng, hay trình độ thấp nhưng có may mắn thì cũng thành công. Người vừa có tài năng lại có nhiều may mắn thì thành công càng lớn. Người mà ít may mắn, nhưng có tài năng thì phấn đấu cũng được thành công nhưng sẽ khá vất vả. Có người trình độ thấp, lại ít may mắn thì phải kiên trì nhẫn nại làm riết thì may ra mới có thể thành công được. Người tài năng có thể do tư chất thông minh, do học cao hiểu nhiều biết rộng, lĩnh hội được những kiến thức sâu sắc. Nói cách khác những người tài năng là do khi sinh ra đã có tư chất thông minh và do chăm chỉ học hành mà thành tựu. Trong khi đó lại có người sinh ra lại có tư chất kém thông minh và chậm chạp. Như vậy ta thấy rằng, con người sinh ra mà có tư chất thông minh cũng là do may mắn. Người nào mà tư chất kém cỏi, thì dù có cố gắng chăm chỉ đến mấy mà nếu không có may mắn thì cũng không thể thành người tài năng. Mới hay, nếu truy xét về yếu tố sâu xa thì sự thành công của con người là do sự may mắn quyết định là chính.( Các phân tích về sau sẽ dần chứng minh rõ thêm luận điểm thô kệch này)

    Ta sẽ lấy ví dụ về trường hợp này: Có những người rất giỏi( có kỹ năng, có trình độ cao), rất chăm chỉ làm việc nhưng đường công danh cứ lận đận mãi, không thăng tiến được. Sự nghiệp của họ chỉ rất bình thường. Có những doanh nghiệp có thế mạnh về nhân lực rất tốt, có một số điều kiện, ưu thế hơn hẳn thậm chí là vượt trội các đối thủ cạnh tranh nhưng trong những thương vụ kinh doanh nào đó vẫn bị loại ra khỏi vòng chiến, và không được lựa chọn. Như vậy, ở đây ta thấy rằng họ đã đủ may mắn để có được một vị trí, một tầm vóc nào đó và không thể vượt lên trên mức đó. Vì thế, bài toán đặt ra là làm thế nào để có được sự may mắn?

    Trở lại vấn đề trên, ta tạm chấp nhận lý thuyết thành công là do may mắn. Thực ra nhận định này cũng khá có lý chứ không phải là không. Và nếu bạn chưa chấp nhận được ngay thì xin các bạn cứ để tâm mình tĩnh lặng, suy nghĩ và hơi thiên vị cho chúng tôi một chút nếu thấy đúng thì hãy cười và cho chúng tôi một tràng vỗ tay nhé( hì?!). À, chúng tôi cũng xen ngang một chút về khái niệm thành công, vì không phải là chủ đề chính được bàn ở đây nên chúng tôi chỉ nói nhanh. Theo định nghĩa, thành công là hoàn thành một công việc, một dự định nào đó được đặt ra đúng như mong đợi. Ở đây, công việc, dự định, bài toán hay vấn đề được đặt ra được áp dụng với đủ mức quy mô từ lớn đến nhỏ, tức là có thể chỉ là bài toán rất đơn giản như làm một bài tập về nhà được thầy cô giao, hay nấu được một bữa ăn ngon mời mọi người, hay thậm chí cài đặt được một chương trình vào máy tính thành công( mà không sảy ra lỗi gì trong qúa trình cài đặt). Thế nên nếu các bạn có để ý, bảng thông báo thành công của các chương trình máy tính thường là:? Program installed succeed your computer!?. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về sự thành công, thì có một bài văn rất hay của một em học sinh cấp 3 viết, được đăng trên báo điện tử www.dantri.com.vn . Cũng như thế, khi mục tiêu lớn như danh vọng, địa vị, sự giàu có mà con người đặt ra và họ phấn đấu để đạt được thì theo định nghĩa trên họ đã thành công. Tuỳ theo mục tiêu con người đặt mà sẽ có những loại thành công khác nhau, ví dụ có người chỉ muốn yêu và lấy được người mình yêu và khi đạt được điều đó, họ đã thành công vì được hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa. Hoặc giả, có người chỉ muốn có một cuộc sống giản dị, công việc làm ổn định gia đình yên ấm an vui, con cái giỏi giang ngoan ngoãn thì cũng là thành công. Như vậy, chúng ta nhắc lại, thành công là là khi hoàn thành một công việc, một dự định nào đó được đặt ra theo đúng mục tiêu từ trước.

    Để thành công, hay nói cách khác để đạt được những dự định mà ta đã đặt ra, hoá ra trong cuộc sống không hề đơn giản. Thế nên, có người thì có ngưòi đạt được sở nguyện của mình, còn có người cũng có trình độ mà càng phấn đấu càng bị tụt lùi, bị phẫn chí vì may mắn không đến với mình mà không hiểu tại sao? Và như vậy ta mới thấy có sự phân hoá giữa những người giàu và nghèo, hoặc giả có những người thì luôn thành công( hay may mắn), còn có những người phải phấn đấu rất chật vật vất vả.

    Hì hì, chúng tôi hơi dài dòng quá mọi người nhỉ? Câu giờ chút xíu mong mọi người thông cảm. Bây giờ xin được giải thích theo quan điểm sơ thiển bên trên, để từ đó nhằm tìm ra phương hướng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra những lý giải bề mặt, còn ở khía cạnh sâu sắc chúng tôi xin phép không phân tích sâu. Những mong xin được góp một phần ý nghĩ sơ sài, nông cạn cùng mọi người trao đổi thảo luận thêm. Nếu còn điều gì chưa đúng là do sở học chúng tôi còn thô thiển thấp kém, kính mong mọi người chỉ điểm góp ý cho đầu óc thêm sáng tỏ.

    Bây giờ chúng ta đã cùng thống nhất là: Thành công là do may mắn mang lại( hì, chẳng biết có ai thống nhất hay không?). Đọc kỹ lại câu trên, thành công là do may mắn mang lại, nói cách khác, những người thành công là do có phúc đức mang đến. Bởi vì có phúc đức mới có may mắn chứ. Hì, chúng ta có thể khẳng định rằng, chẳng có ai không có phúc đức mà được may mắn cả. Và vì thế, ta đi đến một kết luận sâu hơn là: Người có thành công là do họ có phúc đức.( phù, để đi đến một kết luận cũng bở cả hơi tai)

    Bây giờ chúng ta sẽ làm sáng tỏ thêm vấn đề phúc đức, để có phúc thì con người phải làm nhiều việc tốt, việc thiện, phải tu tạo công đức? Ái chà, tới đây thì có vẻ động chạm rồi đây, vì mình thấy có mấy thằng cha có chịu tích đức gì đâu mà sao chúng nó vẫn lên như diều gặp gió vậy? Cái này là bó tay à nha! Khó nhỉ? Lại nữa, sao có người đẻ ra đã được sinh ra trong gia đình tỷ phú, đại gia gia sản ức vạn. Thế là sẽ có những công tử chỉ lo ăn chơi để làm sao tiêu cho hết tiền cha mẹ. Ấy đấy, mà tiêu mãi có hết đâu, trong khi nhà chúng ?onó? lại ngày càng giàu, ngày càng thăng quan tiến chức mới lạ chứ? Ừ thôi, cứ thong thả, có những người bây giờ không làm việc gì phúc đức gì cả nhưng vẫn thăng tiến là do công đức của bố mẹ họ mang lại cho họ. Chính như thế khi bố mẹ giàu có, thì phúc phận (tức là của cải, giàu sang) sẽ được truyền cho con. Người mà có phúc, là do họ tự thân tích đức, làm việc thiện, hoặc có thể do ông bà, tổ tiên, cha mẹ tích thiện cho họ. Khi ấy họ sinh ra và hưởng cái phúc của cha mẹ. Chúng tôi biết có một gia đình kia có bố làm công an, mẹ làm dược sĩ, như thế 2 cha mẹ đã tạo ra cái phúc lành của xã hội là giữ yên trật tự xã hội, chữa bệnh cho mọi người. Và người con trai của họ, rất thông minh, hiện bây giờ đang là Giám đốc một công ty tư nhân, làm ăn khá phát đạt, đó là do cái phúc của bố mẹ mang lại. Khi phúc càng lớn thì sự hưởng lợi từ cái phúc đó càng lớn. Nếu phúc nhỏ thì sự hưởng lợi cũng nhỏ. Thế nên có người chỉ thành công ở một mức độ nào đó, còn nếu phấn đấu trở lên sẽ rất cực nhọc vất vả, thậm chí là chỉ dậm chân tại chỗ. (Thực ra chúng tôi chỉ phân tích bề nổi, còn phân tích kỹ lưỡng sẽ có nhiều điểm rất thú vị, ví dụ: khi họ làm chủ doanh nghiệp tức là họ cũng đã tạo ra công ăn việc làm cho công nhân viên của doanh nghiệp đó, nếu các chính sách và chế độ, ưu đãi tốt mang lại đời sống tốt và ổn định cho công nhân viên, thì chủ doanh nghiệp đó cũng có phúc để tiếp tục duy trì phát triển thêm? tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết có hạn nên chúng tôi không phân tích sâu.) Ngược lại với những người không có phúc là những người bạc phúc, tức là những người làm những việc độc ác, không có đạo đức, hay gây ảnh hưởng cho xã hội, làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể? Những người không có phúc thì sẽ phải chịu cuộc sống thiếu thốn, khổ đau, khi làm một việc gì thì phải phấn đấu cực kỳ vất vả mà vẫn phải chịu thất bại. Đấy là nguyên nhân mà có nhiều người kể cả có tài năng, có trình độ( do một thiện phước nào đó mang lại), nhưng phấn đấu mãi vẫn chỉ lẹt đẹt, thậm chí cùng lắm là chỉ đủ ăn chứ không thể giàu sang danh vọng địa vị được. Đấy là lý do lý giải tại sao con người nhiều khi cảm thấy cuộc sống và xã hội bất công, cứ đổ lỗi mọi nguyên nhân gây ra là do số phận hay do ông trời mang lại. Chúng ta cũng cần lưu ý thêm một điểm, rằng không đi sâu và không phân tích bản chất cốt lõi nhất của vấn đề( do nhiều lý do), chúng tôi cũng cố gắng xin đưa ra một vài điểm cơ bản để mọi người cúng nghiên cứu, tham khảo thêm. Đó là những người bạc phước, có thể là do bố mẹ, ông bà, tổ tiên bạc phước gây ra. Ví dụ như bố mẹ gây ra chuyện độc ác, mua bán thuốc phiện, làm nhiều điều vô nhân đạo thì con cái cũng phải gánh chịu hậu quả một phần. Thế nên, có nhiều khi có nhiều người dù phấn đấu và làm việc chăm chỉ mãi vẫn chịu cảnh oan ức, long đong, bị xô đẩy và thất bại trên đường đời là do phải gánh chịu cái phước bạc mà cha mẹ gây ra( thực ra điều này trên quan điểm luật nhân quả là sai, nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn đưa vào để có tính khuyến cáo và xác lập tính liên đới). Tới đây, ta có thể tạm kết luận như sau:

    - Những người thành công là do phước đức mang lại

    - Những người phấn đấu chật vật, vất vả mà vẫn bị thất bại là do họ gánh chịu những bạc phước của thế hệ trước, của kiếp trước.

    Cần phải nói thêm, phước là do công đức tình trữ, làm nhiều việc thiện, có ích cho xã hội, cho con người, cho cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, phước cũng có định mức nào đó và bị mất dần đi khi ta hưởng và bị trừ đi khi làm những việc bạc phước. Ví dụ khi làm nhiều việc thiện thì sẽ có nhiều phước hơn. Và sau này khi người đó được hưởng sẽ nhận cái phước đã được tích trữ sẵn từ trước( do chính mình hay do bố mẹ ông bà tổ tiên tích trữ). Vì thế nếu phước nhiều, con người sẽ được hưởng mãi, thậm chí đến khi họ chết rồi vẫn không hết, vẫn được trọng vọng, yêu quý tưởng nhớ. Nếu phước ít, thì khi hưởng hết sẽ nhanh chóng đi vào chỗ sa đoạ thất bại, lụi tàn. Ta nhớ năm 2006 có nhiều vụ tham nhũng tiêu cực lớn, mà đối tượng chủ chốt là các quan chức rất to trong nhiều bộ ngành trung ương. Khi họ đạt đến các chức vụ lớn, hưởng cuộc sống sung sướng là họ đã có những phước hưởng đến đó. Nếu các vị này biết sống thanh liêm, trách nhiệm với công việc thì phước họ vẫn còn, họ vẫn được hưởng. Nhưng vì ăn chơi trác táng, sa đoạ, thoái hoá biến chất nên họ bị bạc phước và bị giảm đi rất nhanh và trở thành con số âm. Kết quả là các vị đều phải ra vành móng ngựa, và vào tù. Tuy nhiên, cũng có những vị cũng tham ô, đục khoét, cửa quyền hạch sách mà vẫn ngồi ổn định trên cái ghế của mình, thậm chí ngày càng thăng tiến thì sao? À, đấy là cái phước tĩch luỹ từ đời trước, của ông bà tổ tiên, thậm chí của chính họ lúc còn trong sạch còn quá nhiều, nên tạm thời họ vẫn vững vàng chưa bị hề hấn gì cả. Thậm chí, nếu phước đấy đủ lớn, đến hết đời họ vẫn an lành không động chạm đến một cái lông gì hết. Tất nhiên, quá trình sống thoái hoá biến chất đang giảm dần phước của họ. Vì vậy, nếu ta không biết cứ tưởng cuộc sống cái công bằng mà không nhận thấy được rằng, con người ta đều do quy luật nhân quả báo ứng quy định, có phước thì được hưởng phước, vô phước thì bị lụi tàn, nghèo đói bệnh tật, thất bại?

    Vì vậy ta cần phải làm gì?

    Như đã phân tích ở trên, tất cả quyết định là do phước đức mang lại. Như thế để thành công mà chúng ta chỉ chăm chăm chúi đầu vào công việc, làm quần quật mà không chịu làm việc thiện, tu nhân tích đức thì không bao giờ ta có thể thành công được. Xin nhắc lại: sự chăm chỉ, cố gắng không phải là cái quyết định cho thành công. Thậm chí cái đó không mang đến thành công. Có người sẽ nói: Tính toán đúng đắn là sẽ mang lại thành công? Đấy là ta nói ở khía cạnh bề nổi, bởi tính đúng đắn mà không có may mắn thì vẫn thất bại như thường. Đấy là chưa kể quan niệm thế nào là đúng đắn, ví dụ như trong lĩnh vực kinh doanh chẳng hạn. Vậy nên, dân gian ta mới có câu: May hơn khôn! Có người sẽ bảo: tôi còn lo cho tôi chưa xong, tôi vẫn nghèo, doanh nghiệp của tôi còn khó khăn thì làm sao tôi có thể làm công việc phúc lợi, những việc từ thiện lợi sinh được. Xin thưa, để tạo công đức, sinh ra phước thì dù khó khăn ta càng phải cố gắng. Đấy là con đường duy nhất giúp cho bạn phát triển lên được. Chính sự cố gắng trong khi khó khăn mới tạo ra được công đức lớn, tạo nên quả phước cao dầy cho ta về sau. Cần lưu ý thêm rằng, khi làm việc thiện, không nhất thiết phải chú trọng yếu tố vật chất mà là cái tâm của người đó mới quan trọng. Số tiền, vật chất làm công đức tuy nhỏ nhưng cái tấm lòng lớn sẽ mang lại thiện phước lớn. Số tiền, vật chất lớn mà không có cái tâm chuyên chú cũng không mang lại thiện phước nhiều. Nên nhớ rằng, sự dụng công, cố gắng và hết lòng làm việc thiện với cả một tấm lòng đầy ắp tình yêu thương sẽ mang lại những thiện phước rất lớn lao.

    Câu hỏi: Tại sao tôi đã chăm chỉ làm việc thiện đã lâu mà cuộc sống của tôi vẫn nghèo khổ, bệnh tật??

    Trả lời: Bạn vẫn phải chịu đựng và trả hết nợ do bạc phước của bạn gây ra, tức là phước của bạn đang bị âm và khi bạn làm thêm những việc thiện này sẽ tích dần và trừ vào những bạc phước từ trước đó. Nếu bạn chăm chỉ công quả, một lòng hướng thiện, làm thật nhiều việc tốt, giúp đỡ mọi người hết ngày này, qua ngày khác, năm này qua năm khác thì khi bạn tích đủ phước, trả nợ hết những phước bạc, và tích trữ thiện phước đầy đủ cho mình và dần dần bạn sẽ đạt được thành công, có cuộc sống giàu sang hạnh phúc.

    Kỳ sau: Sang kỳ sau chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn phương pháp tích thiện, làm điều thiện phước cũng không phải dễ dàng, nếu bạn làm sai còn gây ra hậu quả nghiêm trọng, bạn phải chịu thêm tội nặng thêm nữa.

    http://360.yahoo.com/jimmy_vnu
  2. toilatoi77

    toilatoi77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    0
    Chưa có thời gian đọc hết
    Nhưng dài thế này mà bảo là đôi dòng suy nghĩ à? Chắc khó có ai có thì giờ đọc hết được. Chữ lại nhỏ li ti

    Được Toilatoi77 sửa chữa / chuyển vào 17:25 ngày 07/07/2007
  3. dangmaivy

    dangmaivy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    3.599
    Đã được thích:
    0
    Đã đọc...02 dòng đầuchưa đọc hết & coá thể sẽ kô đọc hết dzì lèm biếng wé....
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Em thì suy nghĩ có phần khác bác .Cái này em viết lâu lắm rồi nhưng giờ em vẫn áp dụng mời bác đọc tham khảo ... hihi nhưng đừng cười ...

    Một lần vào box cuộc sống này nó tình cờ đọc thấy 1 câu hỏi: Phải làm gì khi ta thất bại? Ừ nhỉ, phải làm gì? làm sao? làm sao? câu hỏi đó cứ thôi thức nó đi tìm cho mình 1 câu trả lời xác đáng.
    Thời gian ư? dẫu biết thời gian là người thầy tốt nhất chỉ bảo cho ai sống mãi trên đời nhưng nó không là bất từ? Nó mong ước trong giới hạn của cuộc sống này nó phải hiểu nó thất bại vì sao? không than thân trách phận nó sẽ đi tìm lời giải.
    Ngăn ngừa thất bại quan trọng hơn thành công, bởi suy nghĩ cho cùng theo nó thành công chẳng khác 1 trạng thái tâm lý. Rồi nó hiểu dần con người đang thất bại là con người không có khả năng đặt được mục tiêu đời mình, dẫu mục tiêu ấy là rất nhỏ bé đi nữa.
    Ngẫm đi ngẫm lại nó cảm nhận 1 điều rằng sự khác biệt lớn nhất giữa người đang thất bại như nó với người thành công là sự khác biệt giữa các thói quen. Những thói quen tốt chính là chìa khoá của mọi thành công và thói xấu sẽ là con đường dẫn đến thất bại. Vậy quy luật đầu tiên luôn đi trước các quy luật khác là hãy cố hình thành thói quen tốt và trở thành nô lệ của chúng.
    Trong quá khứ nó là đứa học trò giỏi nhờ những thói quen bố nó dạy ngày xưa. Nhưng dần nó đánh mất những thói quen đáng quý và dẫn tự nó dẫn nó đến con đường thất bại. Lúc bé nó là nô lệ của bản năng , giờ nó là nô lệ của những thói quen không tốt. Làm sao có thể thay đổi bay giờ? Nó biết chỉ có những thói quen mới thay được những thói quen..
    Đã có lần nó khuyên cô bạn đừng thức đêm - thói quen không tốt ấy sẽ mang đến sự suy yếu về thể chất. Cô bạn cười rằng : nó đã thành quen, không phải 1 sơm 1 chiều bỏ được. Cô ấy không thể ngủ trước 2h. Còn nó? từ khi thay đổi môi trường nó thề rằng phải từ bỏ thói quen không tốt đó. Ngày mai chờ đợi nó làm nhiều điều tốt hơn. Một ngày, hai ngày, rồi 1 tuần 2 tuần nó đã từ bỏ thói quen thức qua đêm. Hàng đêm với nó là những tài liệu dành cho nghiên cứu nhưng không quá 11h30.
    Và một thói quen nó luôn phải nhớ - đừng quên gì khi bước chân khỏi cổng? Phải hình thành thói quen này hàng ngày hàng tháng. Ban đầu nó phải dán lên cổng dòng chữ : Xem lại có quên gì không? Cứ thế cứ thế hàng ngày không cần đọc dòng chữ ấy nó vẫn có phản xạ tự nhắc mình hãy đừng quên gì trước khi ra khỏi nhà. Cái nick của nó khongquen25 cũng mang 1 phần ý nghĩa nhắc nhở ấy.
    Hôm nay con người xưa của nó sẽ là QK, nó sẽ cố bước nhanh trên con đường đời và tin vào cuộc sống sẽ không còn là thất bại. Nó sẽ hiểu bắt đầu đã là sự thắng lợi!
  5. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Kỳ này chúng ta tiếp tục cùng trao đổi với nhau về phương pháp tích thiện. Sở dĩ nói đến phương pháp tích thiện là vì, đôi khi có những việc chúng ta làm cứ tưởng là việc thiện mà thực ra đấy lại là việc bất thiện, thậm chí là việc ác. Chúng ta nói là phương pháp, không có nghĩa việc thiện là một quy tắc, một sự tính toán nào đó, hay một nghệ thuật nhân tâm mà là chúng ta chỉ ra bản chất của việc thiện và từ đó sẽ cho chúng ta con đường thực hiện mang lại lợi ích, an vui cho mọi người.
    Thực ra làm việc thiện cũng chỉ là một phần của việc tu tích công đức, nói cho đầy đủ, việc làm công đức cơ bản bao gồm 3 việc chính: 1 là làm việc thiện, 2 là tu dưỡng đạo đức, 3 là kiềm chế và giảm bớt những hưởng thụ cá nhân.
    Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số vấn đề của việc tích thiện, việc tu dưỡng đạo đức và giảm bớt những hưởng thụ cá nhân. Chúng ta sẽ không phân tích theo từng chủ điểm rõ ràng và rành mạch mà ở đây sẽ chỉ đi qua một số ý nhỏ có liên quan trong một số lĩnh vực để mọi người cùng suy ngẫm và tham khảo. Cũng xin phép được nói rõ từ ban đầu, vì trình độ của người viết còn rất non kém nên luận giải và đưa ra hệ thống chỉ mang tính gợi mở vì vậy chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, sơ sài, mặt khác cũng do vấn đề cần trình bày rất rộng và rất uyên thâm nên trong khuôn khổ bài viết chỉ xin phác một vài ý kiến thiển cận của mình hầu mong góp một chút ý kiến cho tất cả mọi người cùng quan tâm thảo luận.
    Trước hết chúng ta sẽ nói về làm việc thiện, vấn đề này khá dài và khá thú vị. Thế nào là làm việc thiện, chúng ta có thể nôm na là làm những việc mang lại lợi ích, an vui cho con người, cho cộng đồng và xã hội. Việc thiện không phải chỉ thực hiện cho một đối tượng cá nhân nào đó, cho một tập thể, cộng đồng nào đó mà còn áp dụng đối với mọi đối tượng khác như động vật, thiên nhiên, môi trường sinh thái? Và vì là các hành động, việc làm mang lại lợi ích cho con người( ta sẽ gọi tắt như thế cho cả các đổi tượng khác), nên hành động đó có thể là hành động gián tiếp( như một người viết một bức thư ngỏ gửi lên một vị lãnh đạo kiến nghị áp dụng một chính sách mang lại lợi ích cho người dân và xã hội) có thể là trực tiếp như trực tiếp giúp đỡ người khác, trực tiếp bỏ công sức mình để tham gia vào một hoạt động công ích nào đó. Việc thiện có nhiều cách thức biểu hiện ra khác nhau, dưới đây chúng ta sẽ đưa ra một số ví dụ về làm việc thiện
    - Khi chúng ta đang đi đường, có một cụ già run rẩy muốn qua bên kia đường mà đường rất đông đúc và xe cộ đi lại rất nguy hiểm. Khi ấy ta dừng lại, ân cần đưa cụ đi qua đường cho an toàn. Đấy là một việc tốt, và ta gọi đó là một việc thiện.
    - Khi chúng ta đang có một việc gì rất vội vàng, cũng đi trên đường. Chợt ta trông thấy phía trước có một vụ tai nạn xảy ra. Nạn nhân là một thiếu phụ đi xe đạp đã bị một thanh niên đấm xe làm đập đầu xuống mặt đường, máu chảy ra và ngất xỉu. Lúc đó nếu chúng ta cố gẵng hoãn lại công việc của mình và tham gia cùng mọi người ở đó( chỉ mình ta khi ấy có xe máy), ta đưa thiếu phụ đó vào bệnh viện và giúp bác sĩ báo cho người thân của thiếu phụ đó. Đấy cũng là một việc thiện.
    - Ở gần nơi ta ở hoặc một khu vực nào đó ta mới chuyển đến công tác, sinh hoạt, đó là một khu dân cư vào loại ?oxóm nhà lá?, ở đó có con đường làng bị ổ gà gồ ghề đi lại rất khó khăn. Mùa mưa thì đường ngập lụt, trơn trượt lầy lội, mùa nắng thì đất cát bụi mù, ổ gà, ổ trâu gập ghềnh gây rất nhiều tai nạn. Khi ấy, ta thấy băn khoăn và ta rủ mọi người trong xóm cầm cuốc, cầm xẻng? ra đào đất, khiêng xúc những lớp đá vụn và san đều con đường cho bằng phẳng, đi lại dễ dàng. Như thế là một việc thiện.
    - Cũng ở một làng, một thôn xóm nào đó, có một con sông nhỏ chảy qua trước cửa làng. Qua sông được bắc một chiếc cầu khỉ lắt lẻo gập gềnh rất khó đi, muốn vận chuyển hàng hóa, hoặc phương tiện xe cộ gì qua cầu đó phải đi bằng thuyền nhiều khi rất bất tiện. Chúng ta có thể là một gia đình cũng chưa được khá giả cho lắm, qua nhiều năm chúng ta làm việc và đã tiết kiệm được một số tiền chuẩn bị để cất căn nhà mới nhưng thấy cảnh đó chúng ta không đành lòng và quyết định quyên góp số tiền đó đồng thời kêu gọi huy động mọi người đóng góp để xây dựng một chiếc cầu bằng bê tông đi lại dễ dàng hơn. Như thế đấy là một việc thiện.
    - Trong làng có một cụ bà hoàn cảnh neo đơn, có chồng và người con trai duy nhất đã hi sinh trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Bà cụ sống một mình trong một ngôi nhà, sớm tối chỉ lủi thủi nấu cơm nấu nước rất trống vắng, hiu quạnh. Khi ấy, chúng ta là những cô bé, cậu bé ngoài giờ học và làm việc phụ giúp gia đình chúng ta đến thăm bà cụ, đỡ đần công việc trong nhà, hỏi han thăm nom sức khỏe, dọn dẹp nhà cửa và ngồi trò chuyện với cụ làm cho cụ vui vẻ. Như thế đấy là một việc thiện.
    Qua một số vị dụ trên, chúng ta thấy ngay việc làm đó mang lại lợi ích và niềm vui cho con người thì đó là việc thiện. Việc thiện này khởi nguồn từ cái tâm lo lắng, thương yêu con người của chúng ta, và chúng ta thấy ngay được nó không có một sự tính toán nào trong đó. Như vậy ta thấy, tình yêu thương, lo lắng, quan tâm đến con người( và thiên nhiên, cỏ cây động vật) là một thứ tình cảm tự nhiên, một bản tính tốt đẹp của con người. Người xưa có câu: ?oNhân chi sơ, tính bản thiện? là chỉ phẩm chất tốt đẹp đó.
    Như vậy việc thiện khởi phát từ tâm yêu thương lo lắng quan tâm đến người khác, nó diễn ra có thể bằng hành động trong một khoảng thời gian nhỏ như ví dụ đưa bà cụ qua đường, cũng có thể bằng cả quá trình tâm lý, và hành động diễn ra trong một quá trình dài như việc sửa sang đường xá, cầu cống, xây trường học, bệnh viện, tu sửa các công trình công cộng, hiến đất làm nơi xây dựng trường học bệnh viện? Cả quá trình đấy, tâm của chúng ta nhất nhất mong muốn đạt được mục đích tốt đẹp là: giúp đỡ những người khó khăn hay cống hiến cống sức, của cải của mình tạo nên những lợi ích của cộng đồng, của tập thể.
    Và vì làm việc thiện là một đức tính tốt đẹp, nên có nhiều ngườ trong chúng ta, ngay khi có điều kiện đã tích cực làm việc thiện để tích trữ những công đức cho mình về sau. Đây là một quan điểm đúng, nhưng phải rất dè chừng, cẩn thận. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra một số ví dụ để qua đó giúp cho mọi người có cái nhìn chính xác và đúng đắn khi hành thiện.
    Người xưa có câu chuyện: ?oNước Lỗ xưa có luật người Lỗ nào chuộc được người bị bắt làm kẻ hầu hạ ở nước khác về thì được quan phủ thưởng tiền.Tử Cống(học trò đức Khổng Tử tên là Tứ)chuộc người về mà không nhận tiền thưởng. Đức Khổng nghe biết lấy làm buồn phiền mà bảo rằng: Tứ làm việc thất sách rồi.Ôi thánh nhân xử sự nhất cử nhất động có thể cải sửa phong tục thay đổi tập quán, làm gương mẫu cho bách tính noi theo, chẳng phải cứ nhiệm ý làm những việc thích hợp với riêng mình. Nay nước Lỗ người giàu thì ít người nghèo thì nhiều,nếu nhận thưởng cho là tham tiền là không liêm khiết còn không lãnh thưởng thì người nghèo sao có tiền tiếp tục chuộc người? Từ nay về sau chắc không ai chuộc người ở các nước chư hầu về nữa. Tử Lộ(tên Do,học trò Đức Khổng )cứu người khỏi chết đuối, được tạ ân một con trâu, Tử Lộ nhận lãnh. Khổng Tử hay chuyện hoan hỷ bảo rằng: Từ nay về sau ở nước Lỗ sẽ có nhiều người lo cấp cứu kẻ chết đuối. Cứ lấy mắt thường tình mà xem, việc Tử Cống không nhận tiền bồi thường là cao quí, Tử Lộ nhận trâu là thấp hèn, nhưng Ðức Khổng Tử lại khen Tử Lộ mà chê Tử Cống.?
    Qua câu chuyện trên chúng ta phần nào hiểu được thế nào là thiện thế nào chưa được gọi là thiện. Đó là, vì lợi ích của người thì gọi là thiện, vì lợi ích của mình thì chưa được coi là thiện. Chúng ta thấy Ngài Tử Cống vì chỉ muốn lưu danh thơm cho chính mình, ( tức là mang lại lợi ích cho chính mình) mà vô tình lại gây ra một việc bất thiện cho xã hội. Còn Ngài Tử Lộ thì hành vi có vẻ tầm thường nhưng thực ra lại mang lại hiệu quả lớn cho xã hội. Như thế làm việc thiện là luôn lo lợi ích cho người( đúng theo định nghĩa), vừa phải tính toán làm sao không chỉ lợi ích nhất thời của đời này mà còn lo cho lợi ích lâu dài của đời sau nữa. Vậy nên nếu vì giúp ích người cho nên dù chúng ta có đánh mắng cũng vẫn là thiện, trái lại chỉ vì ích mình nên dù có chúng ta có kính trọng người cũng vẫn là bất thiện. Việc làm hiện nay tuy bề ngoài là thiện nhưng trong tương lai lại di hại cho người , thì thiện mà thực chẳng phải thiện. Còn việc làm hiện thời tuy chẳng phải thiện nhưng về sau này lại có lợi ích cứu giúp người thì tuy ngày nay chẳng phải thiện mà chính thực là thiện vậy. Ở đời có nhiều sự tình tương tự, chẳng hạn như tưởng là hợp lễ nghĩa, là có trung tín, từ tâm mà thực ra lại trái lễ nghĩa, không phải trung tín hay từ tâm, đều phải quyết đoán chọn lựa kĩ càng
    Do tính ích kỷ là một tính xấu thuộc về bản tính của mỗi con người, luôn thường trực và ẩn nấp trong tâm chúng ta, nên khi hành thiện cần phài nghiêm xét kỹ lưỡng, làm việc thiện mà xuất phát từ tấm lòng thành là chân thiện, còn hời hợt chiếu lệ mà làm là giả thiện. Hơn nữa hành thiện mà không nghĩ đến một sự báo đáp nào cả là chân thiện,trái lại còn hy vọng có sự đền đáp là giả thiện,đó là những điều mà tự chúng ta phải luôn nghiêm cẩn suy ngẫm.
    Như thế có người sẽ hỏi: ?oChúng ta làm việc thiện là để tích trữ công đức cho mình, như vậy có phải là tính toán không? Nói cách khác đó có phải là một niệm bất thiện không? ?o Câu trả lời là: ?oSuy nghĩ về việc tích thiện để tích trữ công đức là một việc tốt, việc ấy nên làm. Nhưng luôn luôn dò xét kỹ càng từng việc thiện nhất nhất phải mang lại lợi ích cho người, cố gắng không được gây ra những hậu quả xấu về sau, như vậy việc hành thiện mới dần đi đúng hướng. Ngoài ra cùng với việc tu dưỡng đạo đức( sẽ nói ở phần dưới đây), làm sao cho việc hành thiện phải thuần thục như một phẩm chất thiên phú của con người đấy mới là điều cần hướng đến.?
    Do việc tích thiện là tích trữ công đức, tức là làm công việc vì lợi ích của tập thể và của xã hội, việc thiện gọi là chân thiện là làm xuất phát từ tấm lòng chân thành mà không cần sự báo đáp nào cả( như đã nói ở trên). Sở dĩ người ta không muốn có sự báo đáp nào cả là việc đó xuất phát từ tâm thương yêu, khi làm việc thiện là muốn đem công sức và vật chất mà mình đang có để chia sẻ, để giúp đỡ người khác, giúp đỡ cộng đồng, xã hội. Như thế, tính chất của chân thiện sẽ là việc làm âm thầm, lặng lẽ và không muốn cho người khác biết đến, không muốn người ngoài biết việc lành mà mình đã làm. Việc này có ý nghĩa tối quan trọng, là vì nếu khi người ngoài biết được việc thiện của chúng ta đã làm, thì khi đó chúng ta sẽ được dương ranh, được tôn trọng. Khi ấy trong tâm chúng ta sẽ dễ nảy sinh cảm giác hài lòng, vui sướng và dễ sinh tâm kiêu mạn rất tổn hại đến công đức. Cho nên, người hành thiện phải đặc biệt lưu ý, khi làm việc tốt thì nhẹ nhàng, kín đáo không được khoe khoang ra ngoài. Những việc làm tốt mà người ngoài không biết thì gọi là âm đức. Những việc làm tốt mà người ngoài biết đến thì gọi là dương thiện. Âm đức được phúc báo, dương thiện hưởng danh thơm. Nhưng danh thơm thường là điều đáng húy kỵ vì xưa nay biết bao nhiêu người vì háo danh thành thử bị danh làm hại, lâm vào cảnh tai họa, ngược lại những người không tội lỗi mà cứ bị thiên hạ chê oan, thì lắm lúc con cháu họ được phát đạt.
    Chú ý: Cái lẽ âm dương tuy như trên, nhưng chúng ta phải gia công suy nghĩ cho kỹ lưỡng. Nếu cứ chấp vào lẽ đó là không cẩn thận sẽ mang tà kiến cho mình. Là vì, ta nhắc lại khi giữ gìn cho mình tức là cũng đã có một phần sự tính toán ích kỷ trong đó. Vì thế, để đảm bảo việc hành thiện đúng đắn, luôn luôn phải lấy cái trục lợi ích của mọi người làm cốt lõi, luôn phải tính toán lợi ích trước mắt và lâu dài, nếu mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội mà chúng ta có bị thiệt thân, bị oan ức chúng ta cũng vui lòng chấp nhận. Như thế thì ý nghĩa của công đức rất lớn và thiện tính mới thực là chỗ thâm sâu vậy.
  6. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Đoạn văn dưới đây, chúng tôi xin được trích nguyên văn trong tác phẩm Liễu Phàm Từ Huấn mà không phân tích thêm nhiều, qua đó chúng ta sẽ hiểu biết thêm về việc thiện nhiều hay ít, về tấm lòng chân thành viên mãn khi hành thiện.
    ?o Xưa có một nữ thí chủ vào chùa lễ Phật, muốn cúng dường nhưng lại nghèo,trong túi chỉ còn 2 đồng ,đem cả ra để cúng .Vị trụ trì đích thân làm lễ bái sám hồi hướng cho. Sau nữ nhân đó được tuyển vào cung,tiền tài phú quý có thừa, đến chùa lễ Phật đem cả ngàn lượng bạc cúng dường.Hoà thượng trụ trì chỉ sai đồ đệ thay mình làm lễ hồi hướng mà thôi. Nữ thí chủ nọ thấy vậy liền hỏi: Trước đây tôi chỉ cúng dường có 2 đồng mà phương trượng đích thân làm lễ bái sám hồi hướng cho,nay cúng cả ngàn lượng bạc mà ngài không tự mình làm lễ là sao vậy?
    Vị hoà thượng đáp: Trước kia tiền bố thí quả thật ít ỏi nhưng xuất phát từ tấm lòng thật chân thành, nếu bần tăng không đích thân làm lễ thì không đủ báo đáp được ân đức ấy.Nay tiền cúng dường tuy nhiều nhưng tâm bố thí thì không được chí thành như trước,nên bảo đồ đệ thay bần tăng làm lễ cũng đủ.Với lòng chí thành bố thí cúng dường chỉ 2 đồng mà việc thiện được viên mãn, còn bố thí cả ngàn lượng bạc mà lòng không được chí thiết thì công đức đó chỉ được bán phần mà thôi.
    Chung Ly Quyền chỉ dạy cho Lã Đồng Tân cách luyện đan điểm sắt thành vàng có thể đem dùng để cứu giúp người đời. Lã Đồng Tân hỏi rằng vàng đó sau có thể biến chất không? Chung Ly Quyền bảo 500 năm sau vàng đó sẽ chở về nguyên bản chất là sắt thì họ Lã nói : Như vậy sẽ gia hại cho người đời 500 năm về sau, ta chẳng học phép ấy làm gì. Chung Ly Quyền bảo: Muốn tu tiên cần tích luỹ công đức 3000 điều, nhưng chỉ 1 lời của nhà ngươi nói đó cũng đủ mãn 3000 công đức rồi. Đây lại thêm một thuyết nữa về đầy vơi hay bán mãn vậy.
    Lại làm lành mà tâm không chấp trước thì mỗi việc đều được viên mãn, trái lại tuy làm suốt đời mà việc lành cũng chỉ có được một nửa. Ví như đem của giúp người mà trong không thấy mình giúp, ngoài không thấy người nhận, trung gian không thấy vật đem giúp thì được gọi là bố thí tam luân không tịch hay nhất tâm thanh tịnh. Bố thí như vậy, dù một Lon gạo cũng có thể gây vô lượng phước, một đồng bạc có thể tiêu ngàn kiếp tội. Nhược bằng tâm khư khư chấp trước, thời tuy bố thí cả thoi vàng, phước đức cũng chỉ có được một nửa. Ðây lại một cách xét việc lành đầy, lưng, nửa, toàn vậy. ? Lại có chuyện nữa: ?oXưa Vệ Trọng Đạt,một quan chức ở Hàn lâm viện bị nhiếp hồn đưa xuống âm phủ. Diêm vương sai các phán quan trình những cuốn sổ ghi điều thiện và ác ra để xét.Nếu đem so sánh thì những sổ ghi điều ác chất đầy một đống còn sổ ghi điều thiện có mỗi quyển mỏng dính. Diêm Vương cho đem lên bàn cân thì bên một cuốn sổ mỏng dính kia lại nặng hơn tất cả các cuốn ghi điều ác cộng lại.Trọng Đạt nhân thế mới hỏi : Năm nay tôi mới chưa đến 40 tuổi đời mà sao tội lỗi lai có thể nhiều đến thế? Diêm Vương bảo: Mỗi một niệm ác kể là một tội không cần đợi đến lúc có thực sự phạm phải hay không.
    Trọng Đạt lại hỏi trong cuốn sổ mỏng kia có ghi việc thiện gì vậy. Diêm Vương bảo : triều đình đã từng dự tính khởi đại công tác tu sửa cầu đá ở Tam Sơn, nhà ngươi dâng sớ can gián, sớ văn đó có ghi chép vào sổ vậy.Trọng Đạt thưa: Bản chức tuy có dâng sớ, nhưng triều đình không y theo lời tấu trình , thì sự việc đâu có ích gì? Thì Diêm Vương lại bảo cho hay là tuy triều đình không y theo lời tấu, nhưng một niệm thiện đó của nhà người là vì lợi ích của toàn dân muốn cho họ khỏi bị đi lao công vất vả, khỏi bị sưu cao thuế nặng, nếu mà lời tấu trình được triều đình y theo thì công đức nhà người thật vô cùng lớn lao. Cho nên nếu có chí nguyện làm việc lợi ích cho quốc gia thiên hạ , cho đại chúng thì tuy việc làm đó có nhỏ mà công đức lại lớn, còn nếu chỉ nghĩ làm lợi riêng cho thân mình thì tuy có làm nhiều mà công đức lại nhỏ vậy. ?
    Như vậy, như đã trình bày ở kỳ đầu việc tu tích công đức, hay làm việc thiện không cứ phải xét theo sự cống hiến về mặt vật chất, tiền của mà là ở tấm lòng. Khi hành thiện, chúng ta khởi phát tấm lòng thành tha thiết, dù cuộc sống còn khó khăn chúng ta vẫn dụng công chia sẻ đóng góp những công sức, những phần vật chất ít ỏi của mình thì công đức mang lại từ đó rất nhiều. Sự khởi phát lòng thành, nhất tâm làm điều thiện vì lợi ích người khác trong khi chúng ta rất khó khăn thì công đức lớn hơn khi chúng ta có điều kiện để làm việc thiện. Do đặc điểm này, những người giàu có thường dễ làm việc thiện nhưng công đức mang lại không nhiều, còn những người khó khăn tuy ít có điều kiện để làm việc thiện nhưng lại có được cái thuận lợi là việc hành thiện mang lại công đức viên mãn hơn.
    Điểm thứ hai nữa cần lưu ý, là việc hành thiện phải tùy duyên, nghĩa là tùy vào điều kiện có thể của mình để làm mà không cố chấp và bảo thủ. Tại sao lại phải tùy duyên, là vì với những điều kiện quá nghịch cánh, với những đối tượng không thể tác động chúng ta không thể thực hiện việc hành thiện bằng mọi giá, vì khi đó cái giá chúng ta phải trả còn đắt hơn thế gấp bội. Có nghĩa là: việc thiện của chúng ta trở thành việc bất thiện. Do đó việc hành thiện này cần phải tính toán, lưu tâm.
    Tiện thể chúng tôi cũng đưa thêm một chú ý nhỏ và cũng như lời dẫn để chuyển sang phần hướng dẫn làm việc thiện cụ thể, áp dụng cho những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Đó là nhiều gia đình có giàu có, chức vị thường hay đi chùa cúng lễ và công đức vào chùa rất nhiều. Đây là một việc làm công đức ý nghĩa rất lớn, giúp nhà chùa có tiền để tu sửa, xây cất mở mang và thực hiện Phật sự. Tuy thế khi thực hiện công quả, ngoài tấm lòng thành kính với chư Phật, chư vị Bồ tát, chư Thánh? gia chủ cũng nên nhớ rằng, việc thực hiện công đức không chỉ có cúng dường lên chùa. Nếu có đủ điều kiện, gia chủ hãy tham gia đóng góp tiền xây cất trường học, bệnh viện, sửa sang cầu đường, xây dựng các nhà tình thương, ủng hộ các tổ chức tình nguyện, tặng quà cho các gia đình khó khăn? Những việc đó sẽ mang lại công đức lớn cho gia chủ, vừa là thể hiện tấm lòng thành kính và thực hiện theo mong muốn của chư Phật, chư vị Bồ tát, chư Thánh, mang đến cho chúng sinh, cho nhân loại tình yêu thương phủ khắp trên cõi đời này.
    Mỗi con người trong chúng ta có những hoàn cảnh và điều kiện rất khác nhau. Có người sinh ra trong gia đình giàu có, sống trong nhung lụa, ăn sung mặc sướng. Có những người sinh ra trong gia đình bình thường, bố là công nhân mẹ bán hàng ngoài chợ, cuộc sống cũng chỉ đủ ăn, đủ tiêu suốt ngày phải tất bật mưu sinh lam lũ lo nuôi lớn các con, hi sinh đời mình cho các con ăn học thành người. Rồi cũng có những cảnh đời éo le, trong gia đình người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo ốm yếu, người cha rượu chè cờ bạc để cho đàn con nheo nhóc phải lăn lộn ngoài đường đánh giày lo cuộc sống cho cả nhà. Rồi vô vàn gia cảnh phức tạp, những cảnh đời, những cảnh người buồn vui sưởng khổ khác nhau. Thế nên, người xưa có câu: ?o Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh? là để chỉ hoàn cảnh, điều kiện của từng gia đình, hoàn cảnh từng cá nhân sinh ra và lớn lên trong gia đình đó.
    Như thế, mỗi người trong chúng ta có những người rất có điều kiện, tiền tài vật chất cha mẹ để lại dùng không hết, trong khi cũng có những người phải lao động vất vả kiếm tiền mà không đủ nuôi miệng ăn. Có nghĩa là, của cải vật chất của từng người rất khác nhau. Có người thì rất nhiều, có người mới chỉ dư dả chút ít, có người thì luôn luôn thiếu thốn đói khát. Đó là sự chênh lệch trong thế giới vật chất trong xã hội loài người. Tuy nhiên, tất cả mọi người trong thế giới này đều có một thứ giống nhau, mà thứ đó có thể nuôi dưỡng, sinh sôi và trở nên tràn trề giàu có. Đó là một thứ tài sản quý báu của mỗi con người. Thứ tài sản này không phải là độc nhất vô nhị, nó không thuộc quyền sở hữu của bất cứ một con người nào và nó có đặc điểm là khi ta mang cho nó đi, chia sẻ cho người khác thì trong con người ta lại có nhiều hơn gấp bội và luôn luôn có xu hướng tràn đầy. Có ai biết được vật báu đó là gì không? Vật báu đó có tên gọi là tình thương yêu.
    Thực vậy, tình yêu là một đặc tính căn bản của con người, thậm chí không chỉ như vậy nó cũng luôn có ở cả những vật nuôi đã từng sinh sống trong gia đình chúng ta nữa. Như thế chúng ta thấy rằng, tình yêu thương là một bản tính cực kỳ tốt đẹp đã được khởi sinh không chỉ ở thế giới của loài người mà còn cả loài vật nữa. Ở đây chúng ta sẽ chủ yếu phân tích về tình yêu thương của con người với con người. Như đã nói ở trên, ta thấy tâm thiện được khởi phát trước dạ quan hoài, sự thông cảm lo lắng, và sự thương xót của con người trước những hoàn cảnh, trước những số phận éo le. Đó là lúc tình thương yêu trong chúng ta nổi lên, tự nhiên và tha thiết, luôn thôi thúc chúng ta giúp đỡ người khác những mong mang giúp họ vượt qua khó khăn, bế tắc. Như thế tình cảm yêu thương con người là một thứ tình cảm vô điều kiện, tự nhiên và cao quý . Và nếu như Trái đất này phủ khắp tình yêu thương giữa muôn loài thì thế giới này thực sự là thiên đường, người người yêu thương nhau, cuộc sống hòa bình ấm no hạnh phúc và không bao giờ có chỗ đứng của chiến tranh, của đau khổ. Tình yêu thương là một món quà vô giá mà con người đem tặng cho nhau, để từ đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn và con người ngày càng yêu thương nhau hơn.
    Như thế làm việc thiện là kết quả biểu hiện của tình yêu thương và được đặt tên, được quy định theo một danh từ như thế. Nguồn gốc của làm việc thiện được xuất phát từ tình yêu thương của chúng ta với người khác, từ đó đưa đển kết quả là hành động là thúc đẩy ước mong cho con người, cho cộng đồng vượt lên sự khó khăn, gian khổ mang lại những lợi ích cho con người, cho cộng đồng, xã hội.
    Nhìn trong cuộc sống hiện tại, chúng ta thấy có những cảnh đời, có những con người ít phước sống khổ đau, hắt hủi, thiệt thòi? Những con người đó chúng ta gặp đầy rẫy trong cuộc sống này,(và biết đâu trong đó có cả chính chúng ta nữa). Chúng ta nảy sinh lòng quý mến, lòng kính trọng thật dễ dàng với một ai đó như thầy cô giáo, như các anh chị thành đạt, như các bạn bè mà ta vẫn quý mến yêu thương, thân thiết. Nhưng với những con người khổ đau bệnh tật, những con người có tính xấu, những con người gàn dở, cố chấp, những con người cô độc ích kỷ, những con người thấp hèn, những con người bảo thủ ương bướng? chúng ta thường nảy sinh cảm giác khó chịu, ghét bỏ, coi thường và xa lánh. Những con người này do có những khuyết điểm nào đó, hoặc do tính cách dị biệt, hoặc do ngoại hình, do hoàn cảnh khó khăn, do năng lực yếu kém, do vụng về? luôn có những điểm không gây được thiện cảm với người xung quanh . Vì thế chúng ta thường dễ nảy sinh tâm xa lánh, lạnh lùng và không thông cảm, cáu gắt với những người như thế. Chúng ta không biết rằng họ rất đau khổ, rất đáng thương. Người mà không ai có thiện cảm, không ai có sự cảm thông, chia sẻ, ai cũng lãnh đạm xa rời thì họ cực kỳ đau khổ. Họ vừa phải chịu khó khăn trong cuộc sống về mặt vật chất, mà hơn thế những chỗ dựa về tinh thần, tức là sự sẻ chia thông cảm trong cuộc sống mới là nỗi bất hạnh lớn cho họ. Bởi vì, tâm lý thông thường mọi người là luôn gần gũi, yêu quý những người có phước thiện, và xa lánh những người thiếu phước. Chính vì điều này, chúng ta phải hết sức chú ý, luôn luôn giữ sự bình đẳng trong khi dành sự yêu thương cho người khác. Không vì người ta thiếu phước mà xa rời, ghét bỏ. Chúng ta phải dành nhiều tình thương, sự xót xa thông cảm cho những con người vô phước đó. Bởi vì cuộc sống vật chất họ đã rất khổ, và trong xã hội họ đã bị rời xa ghét bỏ nên chúng ta sẽ dành cho họ tình yêu thương, chúng ta quên đi những tật xấu của họ, chúng ta quên đi những khuyết điểm, những thứ mà gây ra cho họ sự ghẻ lạnh xa lánh mà mang tấm lòng thương xót để chia sẻ, để mang cho họ niềm tin và hơi ấm của tình người.
    Từ nãy đến giờ, chúng ta đang nói có vẻ lạc chủ đề, nhưng vì đây là vấn đề rất quan trọng nên chúng tôi ưu tiên trình bày từ trước và khoan nói về làm việc thiện. Chúng ta nói đến tình yêu thương giữa con người với con người, và như đã nêu ở trên, việc hành thiện là kết quả của tình yêu thương được biểu hiện ra bằng hành động. Và như vậy, nếu chúng ta có tâm niệm về việc hành thiện thì ngay bây giờ chúng ta cần bồi dưỡng, rèn luyện cho tình yêu thương của chúng ta đển với khắp tất cả mọi người.
  7. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Yêu thương con người và có những hành động mang lại lợi ích cụ thể đó là làm việc thiện. Nhưng tình yêu thương đó, trước hết như đã phân tích ở trên chúng ta cần phải rèn rũa, huân tập để tình yêu thương khởi phát không chỉ vì con người mà ta yêu thương dễ gây thiện cảm, mà chúng ta còn phải yêu thương cả những người không tạo được thiện cảm nào cho chúng ta nữa. Những người không tạo được thiện cảm là những người ít phước và có cuộc sống luôn bị thiệt thòi, nghèo khổ, khó khăn, bệnh tật và là mẫu người đen đủi thất bại trong cuộc sống. Vì thế ai cũng muốn tránh xa họ. Chúng ta phải yêu thương họ và như thế, chúng ta chia sẻ một phần phước của mình cho họ. Như vậy, qua phân tích này, chúng ta đã hiểu thế nào là làm việc thiện một cách giản đơn: Chia sẻ phước của mình cho những người kém may mắn, dành tình yêu thương, không ghét bỏ những con người bạc phước.
    Chúng ta cũng cần lưu ý với phân tích ở trên, ví dụ có những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có những gia đình bệnh tật nghèo đói, có những tấm gương con cái hiếu thảo, chăm học? Những ví dụ này là những người cũng thiếu phước nên chịu nghèo đói, nhưng họ vẫn còn một phần thiện phước may mắn nào đó( chú ý phước có nhiều loại phước, ta sẽ phân tích bên dưới cho rõ để mọi người cùng biết và tu tập) để cho xã hội, cho chúng ta đồng cảm, cho chúng ta thương xót, cho chúng ta động lòng trắc ẩn và dành tình yêu thương và sự chia sẻ. Như thế, những con người này còn may mắn hơn những trường hợp vô phước đã kể trên. Những trường hợp vô phước đã kể trên có thể ví dụ như một kẻ bị trầm uất khủng hoảng đã gieo giắc sự khủng bố chết chóc, bắn giết những người vô tội. Khi ấy chúng ta nên khởi phát tình thương, vì kẻ giết người này có một quá khứ, một tuổi thơ đau khổ, bế tắc? Kẻ giết người sẽ phải trả giá theo sự công bằng của pháp luật, nhưng chúng ta sẽ coi đó như một số phận nghiệt ngã, và dành cái nhìn cảm thông và chia sớt yêu thương cho kẻ tử tội để khi con người này bước ra pháp trường nhận ra được lầm lỗi của mình, nhận ra được cuộc sống này vẫn có tình yêu thương và để những giọt nước mắt muộn màng chảy trên gò má là sẽ là những lời thức tỉnh từng trái tim trên trái đất này sống có nhiều yêu thương hơn, trách nhiệm hơn để không bao giờ xảy ra những nỗi đau xé lòng như thế. Và nếu chúng ta còn nhớ, trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, nhân vật Chí Phèo từ một thanh niên hiền lành, lương thiện bị cuộc đời xô đẩy, cuối cùng đã trở thành một kẻ rạch mặt ăn vạ, một tên tù tội chuyên gây gổ phá phách đời sống của những người dân nghèo khổ. Cuộc đời Chí Phèo như một bi kịch tối tăm không tìm được đường ra. Chí sống trong xã hội ai cũng xa lánh ghét bỏ trở nên thành một kẻ cô độc, một tên trộm cướp, một kẻ bị mọi người chỉ mong ?osớm chết đi cho rồi?. Và chúng ta nhận thấy, chỉ có tình yêu thương của Thị Nở, và bát cháo hành thơm ngon của thị đã đánh thức phần Người của Chí. Câu truyện kết thúc bằng hình ảnh Chí chết dãy dụa trong vũng máu làm cho chúng ta xót xa về một kiếp người bị xua đuổi, bị cướp đi quyền làm người. Chúng ta không phân tích bài văn ở khía cạnh xã hội Việt Nam trong chế độ cũ, mà qua đó chỉ nêu lên một cảnh đời trong đáy cùng của xã hội, từ đó mà nguyện yêu thương hết thảy đến những con người khổ đau trên cõi đời này. Đúng vậy, chỉ có tình yêu thương mới mang lại một cuộc đời hạnh phúc ấm no, chỉ có tình yêu thương mới tạo dựng nên một thế giới giàu có và hạnh phúc. Khi không có tình yêu thương, thế giới sẽ bị hủy diệt.
    Chúng ta cũng cần phân biệt rõ, tình yêu thương với sự chở che, chiều chuộng mù quáng của con người. Đó là những người mẹ, vì yêu chiều quá đáng mà đẩy con cái trở thành những con người tự kỷ, vô dụng. Những đứa con được cha mẹ chiều chuộng mù quáng, không trở thành một công dân tốt cho xã hội mà trở thành một sự đe dọa cho xã hội vì từ đó sản sinh ra những con người ích kỷ, thụ động, sống chỉ biết hưởng thụ và dễ lâm vào cảnh bế tắc, sai trái. Như vậy làm thế nào để phân biệt được lòng yêu thương và sự chiều chuộng mù quáng. Dưới đây chúng ta sẽ chỉ rõ ra điều này.
    Chúng ta nhắc lại, tình yêu thương là một tình cảm vô điều kiện, vị tha cao đẹp. Tình cha mẹ thương con là tình cảm còn nhỏ hẹp hơn tình yêu thương con người đã kể trên, vì tình yêu thương nói trên là tình cảm bao trùm lên tất cả chúng sinh vạn vật. Khi cha mẹ thương con thì đó là tình cảm huyết thống, do đó thường nảy sinh tâm lý chiều chuộng mù quáng. Tuy nhiên nếu tình yêu thương gắn liền với trách nhiệm, hoặc hơn thế nữa, những người cha người mẹ cũng có tình yêu thương với muôn loài thì tình yêu thương của họ dành cho con cái cũng như là tình yêu thương họ dành cho người khác. Do đó, mới có câu: ?oThương cho roi cho vọt, ghét nói ngọt nói bùi?. Những bậc cha mẹ như vậy là người biết đạo lý, hay nói cách khác cũng có thể có tình yêu thương đến muôn loài. ( Ta sẽ phân tích những người có đạo đức thì cũng có tình yêu thương ở phần cuối của bài này). Như thế khi đó tình yêu thương của họ dành cho con cái vừa có cái chung vừa có cái riêng, luôn mong cho con cái hoàn thiện, trưởng thành góp ích cho cuộc đời.
    Bây giờ ta sẽ đi vào một số trường hợp cụ thể minh họa cho việc các loại thiện phước được tạo ra. Có thể nói trên đời này nếu ta có đầy đủ mắt, mũi, mồm, tai, chân, tay? để cảm nhận các giác quan, để hoạt động, để sinh sống, để làm việc, để hưởng thu? thì chúng ta đã là người có phước rồi. Tại sao thế? Có những người bị dị tật bẩm sinh, sinh ra trên cõi đời đã bị mù, vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Những người này bị âm phước về ánh sáng, về nhìn nhận. Có những người bị tâm thần ngớ ngẩn, thiểu năng trí tuệ, những người này bị âm phước về trí tuệ, về suy xét. Có những người cụt chân, cụt tay những người này bị âm phước về chân tay, suốt đời bị phải bất động đứng yên một chỗ. Tại sao vậy? Từ giờ đến cuối phần này, chúng ta sẽ lần lượt chứng minh, lý giải tất cả những sự việc, hiện tượng đó.
    Cũng như thế, có người sinh ra hoàn cảnh nghèo khổ, hoặc sinh ra trong gia đình giàu có nhưng dần gia cảnh sa sút dẫn đến nghèo khổ. Những người này gọi là âm phước về tiền bạc, của cải. Có người học rất giỏi giang, thông minh lanh lợi, những người này gọi là có phước về sự thông minh sáng tỏ, hay có phước về trí tuệ. Có người phấn đấu về quan trường, thăng quan tiến chức rất nhanh, những người này gọi là có phước về công danh. Có người là các vị thầy giáo, các học giả có trí tuệ, có ảnh hưởng rất lớn cả xã hội thường trông vào đó như là tấm gương sáng, như là một người thầy đạo cao đức trọng, những người này có phước về sự tôn trọng, cung kính của người khác.
    Như vậy về phước có nhiều loại phước, có loại về hình thức cơ thể( ví dụ những người xinh đẹp, ngoại hình hấp dẫn là có phước về ngoại hình), có loại phước về sự thông minh, có loại phước về thành công trong kinh doanh, có loại phước về danh vọng địa vị, có loại phước về trí tuệ, có loại phước về sự kính yêu tôn trọng? Nếu không có loại nào hoặc bị âm phước của loại đó( ta tạm sử dụng danh từ này), thì người đó ở trong vùng bị âm phước đó sẽ bị thiệt thòi, thiếu thốn, thất bại đúng trong vùng, lĩnh vực tương ứng. Con người nếu có nhiều loại phước, có thể được hưởng những phước tương ứng như vậy. Ví dụ: Con người có phước trí tuệ, thì sẽ thông minh , học giỏi và sau này trở thành những nhà nghiên cứu xuất sắc, những giáo sư, tiến sĩ đầu ngành được xã hội trọng vọng. Nhưng họ không giàu có mà chỉ ở mức bình thường, là vì họ không có phước về giàu có. Ngược lại, có người không có trí tuệ cao, thông minh nhưng có phước giàu có vẫn làm giàu, kinh doanh thăng tiến phát đạt. Có những người không có phước trí tuệ, không có phước giàu có nhưng lại có phước danh vọng xã hội, nên có quyền có chức rất cao trong xã hội. Cho nên ta thấy, có những người học hành bình thường nhưng làm giàu rất giỏi và thành công trong kinh doanh. Có những người năng lực chuyên môn bình thường nhưng lại có khả năng lãnh đạo và trở thăng tiến lên những chức vụ rất lớn. Có những người học rất giỏi nhưng lại không giàu? Đó là do phước của họ quy định mang lại như thế.
    Cũng cần lưu ý một điều, là phước có từ trước và đồng thời cũng được sinh ra thêm hay bị trừ mất đi trong chính cuộc đời này ta đang sống. ( Hì, tiện thể đây giải thích ngắn gọn luôn tại sao việc công đức lại bao gồm thêm cả yếu tố tu dưỡng đạo đức và kiềm chế sự hưởng thụ của bản thân. Phần này sẽ được bàn chi tiết ở các phần cuối bài, ở đây ta đang tập trung phân tích phần làm việc thiện). Thế nên, có những nhà khoa học, các vị giáo sư tiến sĩ các nhà nghiên cứu đã đào tạo ra rất nhiều thế hệ sinh viên, nghiên cứu viên, tạo ra các công trình khoa học ứng dụng mang lại lợi ích cho cuộc sống. Như vậy họ cũng có phước vì mang lại lợi ích, tiện nghi cho loài người nên họ có phước sống thanh thản, phước được kính trọng và phước cuộc sống tiện nghi. Chính vì thế, ta thấy nhà nhiều vị giáo sư giàu sụ là như thế( hi hi?!). Ngược lại, nếu những người đang được hưởng trên cái phước họ đang có mà không làm gia tăng thêm phước, thì phước đó sẽ hết dần hết dần. Thậm chí có những người còn làm phước của mình bạc đi, ví dụ như chơi bời, sa đọa, lãng phí? sẽ làm phước tổn hại đi đến suy kiệt. Đấy là nguyên nhân vì sao nhiều vị đang quyền chức rất lớn do tham nhũng tiêu cực mà đi đến tù tội( mặc dù trước đó phước công danh họ rất lớn dẫn có quyền thế nghiêng ngả.)
    Ở cuối phần bàn về cách làm từ thiện này chúng tôi sẽ chứng minh chặt chẽ, vì sao công đức lại sinh ra phước lành như thế. Thực ra chúng ta từ trước đến giờ chỉ làm việc thiện, như đã nêu ra ở trên là xuất phát từ tình yêu thương hay nói cách khác là một bản năng thiên phú tốt đẹp của con người. Nói cách khác việc thiện được làm một cách hết sức vô tư, không hề có sự tính toán dù là rất nhỏ. Khi người ta làm việc thiện, việc tốt là vì trong tâm thôi thúc như thế và thấy làm như thế cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp. Tuy nhiên, sau này khi đã nắm bắt rõ được chứng minh trên, chúng ta sẽ thấy được đó là quy luật hiển nhiên, tất yếu nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Có nghĩa là gì? Có nghĩa việc công đức sẽ dẫn đến tạo phước là một kết quả tất yếu không muốn cũng không được. Nhân nói về điều này, chúng tôi chợt nghĩ ra một hình ảnh ví von( hì, mà không biết có chính xác hay không), kiểu con gà gáy và trời sáng. Chúng ta hãy cùng suy nghĩ về hai mệnh đề sau: 1) Trời sáng => Gà gáy, trong khi con gà lại nghĩ: 2) Ta gáy => Trời sáng. Thật là một câu truyện vui và thú vị phải không các bạn. À, mà thế này nhé, trời sẽ sáng còn bất kể gà có gáy hay không thì tùy. Trong khi, nếu lúc đó là 1h đêm, ồ xin mời bạn gà cứ thoải con gà mái mà gáy đi, hi hi ? trời còn lâu mới sáng.
  8. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta đang sống trong một khu làng nào đó, và có một đoạn đường đi lại có nhiều ổ voi, ồ gà, đường nhiều đá hộc gập nghềnh khó đi. Trên đoạn đường đó đã xảy ra không ít tai nạn cho người đi đường. Đã rất lâu người dân chờ đợi chính quyền địa phương xem xét việc tu bổ con đường nhưng không có kết quả, và việc đi lại trên con đường đó thật là một nỗi ngao ngán, khổ sở cho người dân. Mùa nắng thì bụi mù, mùa mưa thì nước lênh láng tràn ngập đi xe cũng không được mà lội bộ cũng không xong. Khi ấy, nếu chúng ta tham gia vận động mọi người góp tiền góp của, góp công góp sức tự tu sửa san bằng con đường, rồi đổ nhựa hay đổ bê tông thì tức là chúng ta đã tạo được một việc thiện vậy. Phước ở đây tạo ra sẽ mang lại cho chúng ta ở tương lai là chúng ta sẽ được thuận lợi chong việc đi lại, chúng ta sẽ có phương tiện đi lại.
    Tương tự nếu chúng ta tu sửa, xây dựng cầu cống phước báo cho chúng ta ở tương lai sẽ là ta có thể đi xa mà được đi bằng các phương tiện như chuyên cơ rất trang trọng và tiện lợi.
    Khi có một em nhỏ trong làng gia đình nghèo khó, cha mẹ ốm đau bệnh tật, em nhỏ vừa phải lo lao động phụ giúp gia đình vừa cố gắng đi học. Khi ấy em rất thiếu thốn điều kiện học tập. Nếu lúc ấy chúng ta giúp đỡ em ấy sách vở, tiền học phí, điều kiện học tập cho em thì phước báo cho chúng ta ở tương lai là chúng ta sẽ có trí tuệ, học hành giỏi giang.
    Nếu chúng ta có điều kiện, chúng ta có thể mua các loài vật được trưng bán ở ngoài chợ như chim chóc, cá, lươn? để phóng sinh chúng. Chúng ta mua rồi mang ra môi trường sinh sống thích hợp của các loài sinh vật này rồi thả chúng ra. Làm được như thế chúng ta tạo được phước báo về tuổi thọ, nếu chúng ta thực hiện được phóng sinh rất nhiều, cho hàng chục ngàn con vật, thì phước báo của chúng ta là có thể cứu được mạng sống cho chính mình, hoặc chúng ta có thể cầu nguyện xin con nếu ai đó hiếm muộn thì cũng sẽ được như ý.
    Những người phụ nữ không hiếm muộn, lấy chồng nhiều năm mà không sinh con, đi chùa lễ bái cầu xin khắp nơi để cầu tự mà không được. Đó là họ chịu phước báo từ đời trước, hoặc là do tội sát sinh nhiều sinh vật, hoặc do luôn ghét bỏ trẻ em, thấy trẻ em thì tránh xa, thì phước báo của họ trong cuộc sống hiện tại sẽ không có con. Muốn cầu xin con, họ phải làm nhiều điều thiện phước, lo chăm sóc cho các em nhỏ ở các trung tâm tình thương, lo xây cầu, sửa đường, chuyên cần làm việc phóng sinh, một lòng giữ một tâm niệm trong sạch luôn làm phúc bố thí kẻ nghèo hèn? làm việc công quả thật nhiều thì tự nhiên, sau này họ sẽ sinh được con như mong ước.
    Trong cuộc sống hiện tại, chúng ta thấy rất nhiều người lên chùa thắp hương lên chư Phật, chư Thánh cầu xin về sức khỏe, về tiền bạc, về công danh địa vị, về tình duyên, về học hành. Những người đó dù có chăm chỉ đi chùa đến mấy, ngày rằm mồng một đều đều đặn lên chùa thắp hương, đặt lễ. Những người này trong cuộc sống mà không chịu làm công đức, không tạo phước thì có lên chùa suốt đời cũng không cầu xin được một điều gì. Vì sao? Bởi vì họ không có một phước báo gì để có thể xin được, kể cả là sức khỏe hay những điều đơn giản khác. Những người luôn chăm lo, nuôi dưỡng những người già neo đơn không nơi nương tựa, luôn đến thăm hỏi, nâng giấc người già, phụng dưỡng như cha mẹ, khi thì đống quà tấm bánh, cân đường hộp sữa, khi thì đưa con cháu đến chơi cùng chăm sóc trò chuyện với người già cả. Những người làm được như vậy sẽ được phước báo về sự kính trọng, được hưởng sự yêu thương, được hưởng về sức khỏe, và được nhiều an lạc.
    Như vậy, chúng ta thấy rằng để cầu mong một điều nào đó mà không chịu làm công đức gì đó là một điều không tưởng. Chư Phật, chư Thánh và các chư vị Bồ tát không thể giúp gì chúng ta vì chúng ta không tạo nên một công đức nào cả. Chính vì thế trong cuộc sống chúng ta phải ra sức làm điều thiện, tích trữ công đức. Và cũng nên nhớ rằng, khi đi chùa chúng ta đừng cầu xin điều gì cả cho mình, kể cả sức khỏe. Vì sao, vì nếu ta cầu xin mà công đức của chúng ta tích góp chưa nhiều thì sẽ bị bớt dần, bớt dần và hết. Do đó chúng ta phải làm việc công đức thật nhiều và lên chùa để cho tâm được thanh tịnh và chúng ta sẽ cầu xin chư Phật điều gì?
    Chúng ta chỉ nên cầu xin cho chư Phật, chư Thánh gia hộ cho chúng ta có lòng thương yêu mọi người, chúng ta câu xin cho chúng ta luôn cảm thấy lo lắng, quan tâm đến những cảnh đời éo le trong xã hội. Chúng ta cầu xin cho một xã hội mà mọi người đều yêu thương, quý mến nhau. Chúng ta cầu xin cho có nhiều người hết lòng cùng chúng ta mang tình yêu thương và làm thật nhiều điều thiện phước đóng góp công quả cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
    Nếu ở gần chùa, chúng ta có thể thường xuyên đến thăm, phụ giúp quét dọn sân chùa, lau dọn Phật điện. Chúng ta phải cung kính tôn trọng tăng ni trong chùa. Chúng ta mua những bó hoa đẹp nhất để cúng dường lên Phật điện. Những người như thế về sau sẽ có phước báo được mọi người quý mến tôn trọng. Con cái của họ sinh ra sẽ có gương mặt tươi đẹp như hoa.
    Một điểm chúng ta cần lưu ý là tình yêu thương sinh ra trí tuệ, và tài năng của con người. Chúng ta nhắc lại ở trên, công đức sinh ra phước, phước sinh ra tài năng, trí tuệ( nếu phước đó thuộc về phước về tài năng, trí tuệ). Tình yêu thương là căn nguyên của việc từ thiện như ta đã phân tích ở trên. Bây giờ chúng ta sẽ phân tích tình yêu thương sinh sẽ sinh ra trí tuệ, tài năng. Thực vậy, nếu như những người có trí tuệ mà không có tình yêu thương, thì họ sẽ càng làm khổ loài người hơn. Do đó, những người không có tình yêu thương thì không có quyền có trí tuệ, tài năng. Những người này, nếu có phước báo về trí tuệ từ trước, thì họ sẽ được hưởng sự thông minh, học hành giỏi giang, đạt được những học hàm, học vị cao. Nhưng những người này, nếu không có tình yêu thương con người thì họ chỉ có những kiến thức suông, không cống hiến mang lại lợi ích gì nhiều cho con người, cho nhân loại. Những người này chỉ mang nặng kiến thức chuyên môn, còn khả năng luận giải, hiểu biết thông tuệ toàn bộ nhân sinh quan, thế giới quan, hiểu biết được toàn thể kiến thức vạn vật, những quy luật cuộc đời, những con đường mang lại sự giải thoát, mang đến sự hạnh phúc an vui cho con người thì họ không nắm bắt được. Đó cũng là nguyên nhân vì sao, có nhiều vị học giả nổi tiếng, có những vị là giáo sư, tiến sĩ rất giỏi trong lĩnh vực chuyên môn nhưng lại mê tín mù quáng và có thể bị dẫn dụ bởi những thế lực thần quyền lôi kéo.
    Như vậy, chỉ có những người có tình yêu thương mới có quyền có trí tuệ. Vì khi đó, trí tuệ do phước mang lại mà họ được hưởng sẽ sản sinh, sẽ được phục vụ và cống hiến nhằm mang lại cho con người cuộc sống an vui hạnh phúc. Trí tuệ và tài năng của những người này còn là phương tiện để họ cứu nhân độ thế, dẫn dắt và mang tình yêu thương của họ đến với loài người. Tóm lại, khi con người có tình yêu thương và thực hiện hành thiện làm lợi ích cho chúng sinh, thì khi ấy những người đó sẽ nhận được phước báo là có tài năng và trí tuệ. Do đó, nếu trong số chúng ta nếu ai chưa có trí tuệ, nếu chúng ta trong cuộc sống vẫn cảm thấy bế tắc, vẫn cảm thấy chưa tìm được lối thoát, vẫn chưa hiểu biết được mọi vấn đề trong cuộc sống thông suốt, thấu triệt thì coi chừng chúng ta vẫn còn thiếu tình yêu thương con người. Như vậy, để cho đầu óc thông minh, tài năng ta phát triển và hiểu được những vấn đề nan giải của cuộc sống thì chúng ta phải huân tập lòng yêu thương, xin cầu mong cho lòng chúng ta luôn biết yêu thương và đau xót với nổi khổ đau của con người. Khi chứng kiến những cảnh đời bất hạnh tim ta không còn thấy dửng dưng, chúng ta thương xót những trẻ em lang thang cơ nhỡ, những con người đói nghèo bệnh tật? Bao giờ, trong tim ta tràn ngập tình yêu thương với tất cả muôn loài thì trí tuệ và tài năng của chúng ta sẽ có phước báo được thông tuệ sáng tỏ.
    Trí tuệ và tài năng có được là do phước báo về trí tuệ và tài năng. Khi con người có tài năng, và cộng thêm với phước báo thành đạt con người sẽ có được sự thành công tốt đẹp. Ở đây, chúng ta sẽ bàn thêm một trường hợp rất thú vị khác mang lại sự trí tuệ và thành công cho con người. Đó là một nhân lành rất dễ thực hiện. Cũng giống như tình yêu thương, nhân lành này cũng như là một nguồn vốn tự có của mỗi con người. Nhân lành đó là gì? Nó có tên là sự tôn trọng, lễ phép và khiêm tốn.
    Những đức tính như sự tôn trọng, kính trọng, lễ phép và khiêm tốn là những yếu tố thuộc về đạo đức của con người. Như đã nói ở phần đầu của kỳ này, công đức có bao gồm cả việc tu dưỡng đạo đức. Ở đây chúng ta đang bàn về làm việc thiện nhưng đang chú trọng bàn đến vấn đề về trí tuệ và sự thành công, nên tiện thể chúng ta sẽ nói luôn một chút về nhân lành tôn trọng, lễ phép và khiêm tốn cho đầy đủ và liền mạch. Qua đến phần nói về tu dưỡng đạo đức chúng ta sẽ phân tích sâu hơn về các hạnh đạo đức cần tu dưỡng.
    Con người ta khi thấy những người khác thành công, thành đạt, đại đa số trong tâm thường khởi sinh cảm giác ganh ghét đố kị. Khi thấy sự thành đạt của một ai đó, nếu về tuổi tác của người kia còn nhỏ hơn mình, con người sẽ vin vào các điều kiện hoàn cảnh để phủ nhận năng lực hay sự thành công của họ. Có những doanh nhân trẻ rất thành đạt, có nhiều bạn trẻ rất thăng tiến, đạt được những thành tựu đáng kể trong kinh doanh và được coi là những mẫu người thành đạt. Khi ấy, trong tâm nhiều người luôn cũng sinh ra cảm giác phủ nhận sự thành công của họ. Tương tự, ngay cả những thế hệ đi trước, sự thành công trong kinh doanh cũng bị nhiều người chưa thành đạt hạ thấp và chê bai. Điều đó dẫn tới một nghiệp báo rất tai hại là chính những người coi nhẹ, và coi thường những người thành đạt, không xem trọng tài năng, thành tựu của những người đã thành đạt về sau sẽ không bao giờ thành đạt và cuộc đời cứ lẹt đẹt lên lên xuống xuống mà không bao giờ ở đỉnh cao ở bục vinh quang. Bởi vì, những người này, trong tâm họ luôn nghĩ rằng mình giỏi, mình có năng lực nhưng chưa đến thời cơ, chưa có môi trường tương xứng hay chưa có những điều kiện phù hợp để mình được vượt lên dẫn đầu và có được thành công, có được tiền bạc và danh vọng địa vị. Chính tâm suy nghĩ sai lầm này khiến cho không ít những người luôn bị phẫn chí bị thối thất cuối cùng cũng không nên công quả, chỉ là nhân viên bình thường vật lộn với cuộc sống và luôn có cảm giác mình sinh ra không hợp thời. Thực ra họ đâu biết rằng, nếu trong tâm họ khởi những ý nghĩ về sự tôn trọng, kính mến, sự ngưỡng mộ với những người giỏi, những người thành công thì về sau chính họ cũng sẽ thành công được như thế.
    Vì sao lại như thế, sự thực đây là một điều rất đơn giản. Ví dụ, khi còn là học sinh ở trong lớp học chúng ta cũng là một học sinh vào mức khá ở trong lớp. Có nghĩa là sẽ có bạn nào đó học giỏi nhất, thông minh nhất lớp. Khi ấy nếu chúng ta không có tâm ghen ghét, đố kị mà sinh lòng ngưỡng mộ người bạn kia, chúng ta đến gần vui chơi, thành tâm học hỏi và lòng chúng ta yêu mến người bạn này thì về sau chúng ta cũng sẽ học giỏi, thông minh như bạn đó. Ngược lại nếu chúng ta ghen ghét, chê bai dè bửu, coi thường người bạn kia thì chúng ta luôn luôn kém bạn đấy, thậm chí việc học hành còn kém và tụt hạng đi.
    Chúng ta sẽ tạm không chứng minh những điều này, mà chỉ tóm tắt lại hiện tượng của nó. Thực vậy, khi chúng ta thấy những người giỏi hơn mình mà lòng chúng ta nảy sinh lòng yêu quý, kính trọng, chúng ta ngưỡng mộ tư duy và tài năng của họ, thì về sau chúng ta cũng sẽ được giỏi như họ và thập chí còn vượt qua được cả họ. Đây là một sự thực rất rõ ràng và hiển nhiên. Chính ông cha ta đã đúc kết điều này: ?o muốn cho hay chữ thì yêu lấy thầy.? Chúng ta sẽ đi sâu phân tích điều này ở phần tu dưỡng đạo đức phần sau.
    Như thế chúng ta thấy có nhiều cô cậu học sinh chỉ chăm chỉ lên chùa cầu xin thi cử đỗ đạt vào những kỳ thi quan trọng. Mọi người lưu ý nhé, theo lập luận khoa học thì phải học hành chăm chỉ, nắm vững kiến thức thì thi mới đậu. Tuy nhiên trong những kỳ thi có tính bước ngoặt quan trọng kiểu như thi đại học, có rất nhiều người thi đậu vào mái trường mình mơ ước, và cũng có rất nhiều người học lực tốt hơn bạn mình mà thi vẫn trượt củ chuối đành phải đổ cho chuyện ?o học tài thi phận?, thử hỏi nguyên nhân tại sao?
    Nguyên nhân là ở tại đâu, mọi người có ai đã thống kê xem trong số những người lên chùa cầu xin vận may, cầu xin trời phật phù hộ cho đỗ đạt thi cử hay chưa? Con số cầu được như ý nguyện e rằng không được mấy người. Như vậy thì việc cầu xin của họ chẳng phải là mê tín và vô ích hay sao? Vì nếu cầu xin mà không được thì cầu xin làm gì???
    Xin thưa, vì trong cuộc sống hàng ngày những người đó không tạo nên công đức gì cả, nên việc cầu nguyện như thế chẳng khác gì vọng tưởng. Người ta sẽ không được chư Phật phù hộ điều gì nếu không có công đức gì trong cuộc sống. Cũng vậy, có những bạn SV học rất giỏi, phấn đấu được học bổng hay kiếm tìm những suất du học nước ngoài. Và thế là chỉ suốt ngày chúi mũi vào học tập, và chăm chỉ đi chùa cầu xin cho thỏa ý nguyện. Xin thưa rằng, học chỉ một phần thôi, hãy ra ngoài đường tham gia vào các hoạt động tình nguyện, hãy đi hiến máu nhân đạo, hãy giúp đỡ em nhỏ, tham gia giảng dạy các lớp học tình thương, chia sớt tình yêu thương với những người, những cảnh đời khổ đau thiếu thốn của xã hội?. Có như thế mới tạo ra công đức, được phước lành để cho học hành tiến bộ, đạt được kết quả trong thi cử, khi cầu xin được nhiều may mắn.
    Cho nên, với nhắc nhẹ cho các bạn chỉ suốt ngày cắm đầu vào học mà không chịu tham gia đóng góp cho xã hội các hoạt động ích lợi. Nếu các bạn chăm chỉ đi chùa cầu xin thì đó là một hành động mê tín không có được kết quả như mong muốn.
    (Còn nữa)
    http://360.yahoo.com/jimmy_vnu
  9. dovantuan2006

    dovantuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    3.406
    Đã được thích:
    2
    - như vậy là vẫn còn nữa à
    -theo tôi ban chủ topic cắt ra từng đoạn và cho phông chữ to ra,mọi nguời cũng đã góp ý rồi đấy !

  10. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Vâng, cảm ơn bạn. Mình quên mất, hix, ý thức kém quá. Thành thật xin lỗi mọi người!. Nhưng hình như mình chèn size cứ bị lỗi thì phải. Hu hu...!

Chia sẻ trang này