1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi dòng suy nghĩ

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 07/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    " Lúc bé nó là nô lệ của bản năng , giờ nó là nô lệ của những thói quen không tốt. Làm sao có thể thay đổi bay giờ? Nó biết chỉ có những thói quen mới thay được những thói quen..
    Và một thói quen nó luôn phải nhớ - đừng quên gì khi bước chân khỏi cổng? Phải hình thành thói quen này hàng ngày hàng tháng. Ban đầu nó phải dán lên cổng dòng chữ : Xem lại có quên gì không? Cứ thế cứ thế hàng ngày không cần đọc dòng chữ ấy nó vẫn có phản xạ tự nhắc mình hãy đừng quên gì trước khi ra khỏi nhà.
    "
    Ý kiến của bạn này rất hay và rất đúng. Đó chính là một phần của việc thực hành đưa đến thành công vậy. Những trình bày của mình ở phần trên là lý thuyết suông thui.
    . Mình rất tán thành với ý kiến của bạn và mong muốn các bạn cho thêm nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi nữa nhé!
  2. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta sẽ nói đến một chút về kết quả của phước mang lại trong cuộc sống hiện tại. Bây giờ nếu chúng ta thử nghĩ lại, sẽ thấy có trong một môi trường học tập, có khi có những bạn học rất giỏi, xếp trong tốp của lớp, của khoa mình đang học. Và nếu như các bạn có nhớ đến một số trường hợp, có những bạn học giỏi nhất đôi khi xét thành tích để được nhận một suất học bổng nào đó của một chương trình nào đó, của một doanh nghiệp, hay học bổng của trường đi du học, đi thực tập nước ngoài trong một thời gian. Và, thật lạ làm sao, bạn có học lực không phải giỏi nhất đã trúng tuyển, trong khi các bạn khác học giỏi hơn nhiều. Vì sao lại như thế, đó là vì người bạn này đã có phước nên nhận được học bổng. Như thế để thấy rằng, dù học giỏi nhưng kém phước thì cũng không đạt được sở nguyện của mình ngay khi cả đã có cơ hội.
    Trong cuộc sống, có những người kiếm tiền rất dễ dàng, có những người thì phải cặm cụi, lao động vất vả. Có người phải lao ra ngoài xã hội vất vả bon chen, đầu óc tính toán căng thẳng, mệt mỏi mới gây dựng nên sự nghiệp, trong khi có không ít những người làm việc rất nhẹ nhàng, thong thả, có cũng tính toán, cũng khởi nghiệp kinh doanh như ai. Thế nhưng họ làm việc rất hanh thông thuận lợi, có khi có nhiều người có điều kiện đến giúp đỡ, có nhiều người giỏi có kinh nghiệm đến tham gia, ủng hộ. Chúng ta nên nhớ, cả những người làm việc nhàn nhã này, và những người phải bon chen vất vả kia, đều tính toán, vạch đường lối kinh doanh đúng đắn, và cuối cùng có thể cả hai đều thành công như nhau. Cái khác nhau là ở chỗ, một bên thì phải làm việc rất vất vả, tốn nhiều công sức, trong khi một bên làm rất thảnh thơi, thuận lợi như diều gặp gió. Có được điều này là họ có sự may mắn, hay nói cách khác, họ có phước nhiều và hơn những người kia.
    Thế nên, ngay trong cuộc sống này, có rất nhiều những tấm gương làm những việc công đức, làm việc từ thiện tức là đang tích phước cho mình và cho con cháu được hưởng. Chúng ta có thể thấy rất nhiều tấm gương như thế trên các báo điện tử, Việt Nam Net, Dân trí, Vnexpress? Đó là tấm gương một bà cụ ở Thái Bình sau khi nghỉ hưu, đã lập ra những hòm công đức đặt nơi công sở để kêu gọi mọi người bỏ vào đó những số tiền nho nhỏ để giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, cơ nhỡ. Bà cụ tự mình tiết kiệm từng đồng xu, từng chiếc kim, mảnh vải nhỏ, vỏ lon nước ngọt? và vận động mọi người cùng tiết kiệm để dành dụm số tiền đó giúp ích cho đời. Đó là tấm gương của một lương y, bác sĩ nghèo được mệnh danh là ?othiên hạ đệ nhất hà tiện?, đã khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp cứu tai nạn giao thông miễn phí?. Bao nhiêu tiền ky cóp, hà tiện, không dám ăn tiêu ông đều dồn sức vào nơi đây. Lúc nào nhà cũng mở rộng cửa đón bệnh nhân nghèo, bất kể là đêm hay ngày. Bất kể là ai, vào khám bệnh còn được ông trân trọng mời một bát nước chè xanh bốc khói, thơm ngát. Khám xong còn được nhận thuốc mang về mà không phải tốn một đồng nào cả. Đó còn là hình ảnh em Truyền, cậu bé 14 tuổi ở Đà Nẵng đã cứu thoát 11 người thoát chết khỏi nạn đắm tàu. Biết bao người đã xúc động đến rơi lệ khi đọc về hình ảnh cậu bé mảnh dẻ, gia đình khó khăn đã có một trái tim yêu thương và dũng cảm. Chúng ta không khỏi xấu hổ khi nhìn lại mình, suốt ngày chỉ bon chen với cuộc sống, với những trái tim vô cảm. Hẳn chúng ta còn nhớ, chính em Truyền đã đi nhặt và gom lại từng mảnh thịt người rơi vãi, trong một tai nạn bị tàu cán qua một đường hầm. Tình yêu thương đã làm nên sự dũng cảm. Và đó là những việc thiện, những công đức rất lớn, em Truyền sẽ nhận được phước báo lớn lao về sau. Chúng ta cũng nhớ đến câu truyện một chị phụ nữ, thấy có đoàn công nhân đang tu sửa con đường nơi quán chợ gần chỗ mình, chị thấy cảnh công nhân lao động vất vả giữa ngày hè ngột ngạt, mà không có nước uống, mỗi khi khát nước phải chạy đi mua vừa đắt, vừa bất tiện. Chị đã nảy ra sáng kiến đặt một bình nước trà xanh thật lớn đặt ngay bên đường, và rót nước đầy bình để cho tất cả những ai khát nước đều có thể uống. Khi hết nước chị lại nấu thêm, đổ vào bình. Có nhiều bạn trẻ là sinh viên không có tiền cũng tham gia uống nước ở đây. Bình nước của chị có tên là ?oBình nước Thạch Sanh?. Một tấm lòng cao đẹp, một công đức rất lớn.
    Như vậy hẳn không cần phải nói nhiều, chúng ta sẽ biết rằng tình yêu thương con người đã làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn. Và những người con của chị sẽ được hưởng những phúc lành từ người mẹ có tấm lòng Bồ tát yêu thương kia.
    Đến đây chúng ta dần biết được cách thức làm những việc công đức trong cuộc sống này. Khi mà trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, còn đầy rẫy những khổ đau thì chúng ta hãy trải tình thương yêu đến mọi người và làm những việc thiện để cùng nhau vượt lên những khó khăn gian khổ. Và như thế là làm được những việc công đức rồi đó.
    Có những công ty theo đuổi những thương vụ kinh doanh, có khi phải đầu tư rất nhiều công sức và tiền của cho những hợp đồng theo đuổi, cho những dự án mong muốn. Vậy mà họ mất rất nhiều thời gian vẫn không đạt được toại nguyện trong khi họ có năng lực và thậm chí có những lợi thế (như ô dù, thân quen?) nhất định. Sự thất bại hay khó khăn trong công việc kinh doanh này là vì họ bạc phước do chính những tội lỗi họ gây ra và họ phải gánh chịu. Công việc của khách hàng dồn dập, luôn bị áp lực và cảm thấy gánh nặng, các phiên làm việc căng thẳng và ít kết quả như ý muốn. Nguyên nhân của việc này là vì đâu? Đó là trước đó, họ đã làm chậm trễ và gây khó khăn cho rất nhiều khách hàng và đối tác khác. Những sự chậm trễ và gây khó khăn cho khách hàng, làm thiệt hại đến lợi ích kinh doanh của khách hàng đó. Như thế họ phải chịu quả báo do tổn phước và công việc kinh doanh của họ sẽ bị trì trệ, lận đận mãi.
    Trong cuộc sống, chúng ta thấy có những người có những năng lực vượt lên trên người bình thường. Ví dụ, có những người có sức khỏe phi thường, họ có khi ăn rất ít nhưng làm việc rất nhiều. Có những người rất khéo léo, có khả năng học và thành thạo nhiều loại nhạc cụ khó, hay có những người hát rất hay, có người có trí nhớ phi thường, có những người có sức chịu đựng nóng hay lạnh rất giỏi, hay có khi có những người có khả năng thuyết trình xuất sắc, có người có nhiều hay nghĩ ra những sáng kiến cải tiến kỹ thuật rất hay?v.v. Những người nay đều có những quả phước may mắn và thuận lợi về những năng lực như thế.
    Chúng ta cũng sẽ nói thêm vấn đề là ý chí của con người trong rèn luyện và phấn đấu. Ở đây, chúng tôi xin phép được trích đăng một đoạn ý kiến phân tích mà chúng tôi sưu tập được dưới đây về ý chí:
    ?oÝ chí, là yếu tố thuộc về tinh thần, không phải thể chất. Ví dụ: Hai người cùng làm một công việc. Cả hai đều mệt nhưng một người muốn bỏ cuộc, một người muốn làm tiếp, không chịu bỏ cuộc. Như vậy, cảm giác mệt đó thuộc về thể chất, do cơ bắp hoạt động, bị những phản ứng hoá học gây nên. Nhưng người muốn làm tiếp là người sử dụng đến ý chí, có sức tinh tấn của tinh thần. Hoặc khi đẩy xe kéo, chúng ta chất đồ đạc lên xe rất nhiều vừa kéo, vừa đẩy. Có những lúc rất mệt, xe phải qua hố, qua ổ gà nhưng chúng ta vẫn cố gắng đẩy. Lúc đó, chúng ta đã gắng sức. Và lực mà chúng ta gồng lên thuộc về thể chất. Nhưng cái tạo nên sức mạnh nơi bắp thịt ấy lại thuộc về tinh thần. Chính Ý chí đã ra lệnh, buộc nó phải gồng lên để vượt qua. Chúng ta phải phân biệt được sự khác nhau đó. ?
    Khi ta cố gắng thực hiện một việc gì, có thể việc đó là cả một quá trình gian khổ thì chúng ta phải sử dụng đến ý chí. Ý chí sẽ được phát xuất bởi một trong 2 nguồn gốc sau đây: một là sử dụng yếu tố tinh thần của chính tự thân ta. Cái này thì sẽ làm cho chúng ta mau mệt mỏi, rã rời và dễ gục ngã buông xuôi. Hai là, ý chí sẽ được xuất phát từ công đức mang lại, khi ấy thì tinh thần ta cảm thấy rất nhẹ nhàng, vượt qua sự khó khăn mà không mảy may có sự mệt mỏi, vật vã nào cả.
    Nhân nhắc về vấn đề ý chí, chúng ta sẽ lấy một ví dụ. Có những cán bộ ban đầu là những người tốt, họ có chuyên môn nên sau được tín nhiệm, đề bạt thăng quan tiến chức. Nhưng vì công đức của họ ko nhiều( ko chịu làm công đức nên không có phước lành), lại vì có thể vừa lên được chức cao nên đã nảy sinh tâm hưởng thụ. Khi ấy phước mà họ được lên chức cao sẽ bắt đầu thuyên giảm. Do đó, khi mà có sự hối lộ, lôi kéo, họ bắt đầu dùng ý chí để chống lại sự cám dỗ. Nhưng họ không thể chống chọi được vì công đức không đủ mà giữ ý chí cho họ và cuối cùng là bị sa đà tụt dốc, dẫn đến tham nhũng rồi tù tội là như thế.
    Trong phần sau, chúng tôi sẽ phân tích nốt 2 phần của việc làm tạo phước thiện đó là 1) cách thức làm việc thiện với những người nghèo khó, bệnh tật, đói khổ.., và 2) những khó khăn, kỳ công của việc làm phước khi mà có khi phải thực hiện hàng năm trời, có khi mất mấy chục năm mới nên công nên quả. Mời mọi người tham gia thảo luận với chúng tôi.
  3. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Phần hỏi đáp
    Trong phần này chúng tôi sẽ trả lời một số thắc mắc thường gặp của các bạn. Phần trả lời của chúng tôi trong phạm vi khả năng và hiểu biết còn hạn chế, do đó rất mong các bạn tham gia góp ý, xây dựng và cho những ý kiến xác đáng và bổ ích hơn. Xin chân thành cảm ơn mọi người.
    Câu hỏi: Tôi có nghe nói ?o tính cách tạo số phận?, mong được phân tích rõ hơn về vấn đề này.
    Trả lời: Chúng ta có một câu ngạn ngữ được đúc kết như sau: ?o Hãy cẩn thận với suy nghĩ của bạn, vì suy nghĩ tạo thành lời nói. Hãy cẩn thận lời nói của bạn, vì lời nói tạo thành hành động. Hãy cẩn thận hành động của bạn, vì hành động tạo thành thói quen. Hãy cẩn thận thói quen của bạn, vì thói quen tạo tính cách. Hãy cẩn thận với tích cách của bạn, vì tính cách tạo số phận?. Như thế, trong một chuỗi các hành vi trên, đều có nguyên nhân và kết quả của nó. Nguyên nhân đầu tiên là suy nghĩ, hoặc ý nghĩ. Kết quả cuối cùng là số phận, tức là những cái mà ta nhận được trong đời. Câu ngạn ngữ rất đúng, rất xác đáng. Vì thế, nếu ý nghĩ của ta là ý nghĩ tốt, ý nghĩ thiện, thì số phận của ta sẽ là một con người tốt, con người lương thiện. Ngược lại, nếu ý nghĩ của ta tiêu cực, những ý nghĩ xấu thì kết quả ta là con người xấu, và cuộc sống của những người xấu thì không có hạnh phúc, an vui.
    Người nào rèn luyện cho mình ý nghĩ tốt, ý nghĩa thiện và có mục đích sống tốt tức là người đó có đạo đức. Chúng ta thấy, những người có đạo đức luôn có những suy nghĩ mong muốn cho cuộc sống tốt đẹp hơn, con người yêu thương nhau và ai cũng được sống trong ấm no hạnh phúc. Ý nghĩ tốt, ý nghĩ thiện làm trở thành cái nhân lành để người đó xuất phát hành động mang lại lợi ích cho con người, cho xã hội. Và như thế khi họ làm những việc tốt, việc thiện thì họ được hưởng phước, nói cách khác họ có một ?osố phận? may mắn, an lành. Ngược lại, nếu gieo những ý nghĩ ích kỷ, trục lợi, sống không biết yêu thương đồng loại thì họ sẽ không có phước, hay ?osố phận? của họ cũng không có những may mắn, thành công trong cuộc sống.
    Từ trong xâu chuỗi phát triển của câu ngạn ngữ trên, chúng ta thấy ?osố phận? được quyết định bởi chính chúng ta. Như thế, câu ngạn ngữ này đã phần nào phủ nhận đi một khái niệm số phận do một đấng thượng đế tối cao nào đó tạo ra cho loài người( ông Trời). Điều này hoàn toàn đúng, trong các bài viết sau này chúng ta sẽ cùng phân tích và chứng minh chặt chẽ về sự quyết định vận mệnh cuộc đời mỗi con người, hóa ra lại chính do bản thân họ tạo nên. Như thế, chúng ta sẽ biết rõ hơn một điều, trong cuộc sống này không hề có một thế lực toàn năng được gọi là Thượng đế, người có thể sắp xếp và quyết định số phận mỗi con người. Tin rằng có Thượng đế là mê tín và điều đó sẽ được chúng ta chứng minh chặt chẽ trong các bài viết về sau.
    Tuy vậy, cái mà mọi người băn khoăn nhất là ý nghĩ, suy nghĩ, cái mấu chốt khởi đầu cho chuỗi phát triển kia. Khi người ta thành công một điều gì, người ta đều cho rằng do có suy nghĩ đúng đắn. Tức là nghĩ đúng => làm đúng => thành công. Và, tất cả sự thành công hay thất bại, cách hành xử, quan niệm, làm việc, hưởng thụ đều là do cách nghĩ. Có người thích chơi bời, hưởng thụ và họ cho là cần phải được như thế. Có người thì không thích như thế, họ thích làm việc chẳng hạn. Thế nên cách nghĩ cũng tạo nên tính cách là vì thế. Vậy nên, có những bạn trẻ có lối sống buông thả, sa đà, trong khi có những người lại rất nghiêm trang và rất ghét chuyện ăn chơi. Một phần tạo nên những lối suy nghĩ, tư tưởng đó là do giáo dục và môi trường mang lại. Vậy nên chăng, việc xem xét cho trẻ em từ nhỏ được hưởng một nền giáo dục lành mạnh, dạy cho các em sống có đạo đức, cho các em biết yêu thương nhau, dạy cho các em biết kính trọng người trên, yêu quý và tôn trọng bạn bè? là những điều không được sao nhãng và phải coi đó là điều hệ trọng sống còn. Vì rằng, khi đã suy nghĩ và đã tự hình thành những suy nghĩ hướng thiện, các em lớn lên sẽ có những phẩm chất đạo đức tốt, biết yêu thương, biết tôn trọng mọi người, do đó các em sẽ biết làm việc thiện và có công đức. Từ đó, các em dễ dàng tránh được mọi sự cám dỗ, những thói xấu của cuộc đời. Như thế dần dần trưởng thành lên chúng ta sẽ có những thế hệ công dân tốt và làm cho xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.
    Như thế, chúng ta cũng cần tìm hiểu và phân tích thêm căn nguyên của việc suy nghĩ đúng. Thực ra, vẫn phải nhắc đi nhắc lại rằng, suy nghĩ đúng chỉ là cái nguyên nhân soi ngược về đầu khi chúng ta đã làm việc thành công. Kiểu như trong bình luận bóng đá cũng thế, khi mà đội nhà mà thắng, chúng ta sẽ phân tích và ca ngợi trên trời dưới biển nào là đấu pháp tốt, tinh thần đoàn kết, kỹ thuật điêu luyện? Tức là những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng ấy bao gồm phương pháp, tổ chức, kỹ thuật( hay nói cách khác là những thứ chủ quan con người tạo ra) là đúng. Ngược lại, nếu cũng trong trận đấy mà thua thì nào là chúng ta chủ quan, chưa tạo lửa, nào là chơi mang tính cá nhân, hoặc giả như an ủi nhất là kết luận chúng ta chơi còn hay hơn đội bạn, nhưng chỉ vì chúng ta thiếu một chút may mắn mà ta thua.
    Do vậy không phải suy nghĩ đúng mà dẫn tới thành công( Hì, điều này nghe có vẻ tiêu cực và có rất nhiều người phản đối đây). Dẫn chứng ngay đây, và dễ hiểu: Mỗi người hãy tự bình tĩnh lại, nhìn lại chính mình thôi, ko cần phải nhìn đâu xa. Có đến hàng tỷ lần những kế hoạch của mình được vạch ra đúng đắn đấy chứ? Hì, số người mà thành công được trong khi trả lời câu hỏi này không có nhiều đâu. Và bạn có mặt trong ít ỏi số người đó, chúng tôi thực sự chúc mừng bạn, bạn là người có phước lớn, bạn là người may mắn, và bạn là người luôn suy nghĩ đúng.
    Như vậy, phước lành mang lại cho ta thành công. Cái suy nghĩ và hành động cũng chỉ là phương tiện trong quá trình thực hiện công việc và đi theo sự chi phối của phước lành đó. Thế nên, người có nhiều phước luôn thành công, còn các bạn ít phước thì cứ luôn than vãn là kế hoạch của mình rất hay và rất đúng, mỗi tội?. thiếu may mắn.
    Nói cho rõ hơn một chút, người có phước khi bắt đầu thực hiện việc gì, nếu ban đầu họ suy nghĩ đúng, có kế hoạch đúng thì phước của họ sẽ gia hộ, thúc đẩy kế hoạch đúng đó dẫn đến thành công. Nếu khi bắt đầu họ suy nghĩ sai, thì phước của họ sẽ dẫn dắt, điều chỉnh kế hoạch và ép đi đến kết quả cũng thành công nốt. Thế nên, nhiều khi ta thấy những người đề xuất những ý tưởng nghe rất buồn cười, vớ vẩn, chẳng đâu vào đâu thậm chí nghe có vẻ hoang tưởng hoặc ta nhẹ nhàng nói là rỗi hơi, hết việc. Nhưng kết quả thì sao? Họ thành công như thường, thậm chí vang dội là khác. (Hehe) ?.Đấy là ta chưa kể, thậm chí cái suy nghĩ và kế hoạch đúng đó, cũng là do vì phước của họ lớn nên tạo ra được như thế.
    Ngược lại, người không có phước thành công, khi họ suy nghĩ đúng, kế hoạch đúng( thực ra họ mới chỉ có phước về suy nghĩ, kế hoạch), đến khi thực hiện thì không có phước thành công kia gia hộ, xúc tác. Khi làm việc thì gặp nhiều khó khăn, trình đề án, kế hoạch rất hay nhưng ai cũng phản đối, lắc đầu. Bắt đầu thì có nhiều người hào hứng hô hào ủng hộ lắm, nhưng khi thực hiện thì tự nhiên thấy đồng sự thối chí, rút lui. Rồi giấy tờ, thủ tục?v.v rất nhiều thứ làm cho công việc cứ bị cản không sao mà thành công được. Và rút cục, khi công việc của ta thất bại, ta chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm đổ cho số phận, hoặc do mình thiếu may mắn.
    Mới hay, từ trước tới nay ta đều đã biết câu ngạn ngữ nói trên mà vẫn ít người thành công là như thế. Mọi người nghe thì thấy đúng đấy nhưng không thực hành, là vì họ ngại, thấy lâu và khó khăn khổ sở. Kiểu như thay đổi tính cách thì sẽ thay đổi số phận ý mà. Thực ra điều đó đúng. Nhưng cái đó gần như lý thuyết và không tưởng. Tính cách của chúng ta không tài nào thay đổi được, hay chính xác hơn là ta rất khó thay đổi. Ý chỉ của chúng ta có lớn đến mấy chúng ta cũng không thể thay đổi được. Vậy nếu như có một cái gì đó mà nó thay đổi cho ta, nhẹ nhàng mà đỡ mệt thì có phải hay hơn không? Cái đó chính là công đức, hay nói cách khác là phước lành của ta. Khi có phước lành, ta phấn đấu việc gì cũng nhẹ nhàng, đơn giản không tốn nhiều công sức, ngoài ra tính cách của chúng ta cũng phát triển tiến bộ lên rất nhiều( đạo đức của chúng ta tăng trưởng). Vậy thì từ nay, chúng ta ơi, hãy tu tập công đức, làm nhiều việc thiện, thì may mắn sẽ nhẹ nhàng đến với ta và chúng ta sẽ thành công.
    Câu hỏi: Vậy khi chúng tôi làm việc thiện thì bao giờ chúng tôi được hưởng phước lành? Cho tôi hỏi, nếu chúng tôi làm việc thiện rồi hướng công đức đó cho người thân thì có được không? Nếu một người giúp những người khác làm việc thiện thì có công đức không?

  4. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Một tuần mới lại chuẩn bị đến, ngày lại ngày trôi qua nhanh chóng, ngoảnh lại thử xem chúng ta đã làm được gì? Chúng ta bon chen trong cuộc sống, ai nấy đều chăm lo cho cuộc sống của mình, của gia đình và những tính toán những mong cho tương lai ngày một tốt đẹp hơn. Vì một tương lai tươi sáng, chúng ta hãy sống vì nhau, hãy yêu thương nhau, hãy tu dưỡng đạo đức, bớt đi sự ích kỷ và thụ hưởng cá nhân. Có như thế, tâm hồn của ta mới thảnh thơi, thoải mái. Và chúng ta mong sao, thế giới này sẽ tràn ngập tiếng cười, mọi người yêu thương giúp đỡ nhau. Chúng ta sống trong hạnh phúc và không phải bon chen vất vả, không ghen ghét, không làm hại nhau nữa. Chúc mọi người một tuần mới vui vẻ, có nhiều niềm vui, làm được nhiều việc tốt gieo những nhân lành cho tương lai của chính mình!
  5. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi: Vậy khi chúng tôi làm việc thiện thì bao giờ chúng tôi được hưởng phước lành? Chúng tôi rất khó khăn trong cuộc sống thì phải làm việc thiện thế nào cho đúng? Cho tôi hỏi, nếu chúng tôi làm việc thiện rồi hướng công đức đó cho người thân thì có được không? Nếu một người giúp những người khác làm việc thiện thì có công đức không?
    Trả lời:
    Vậy khi chúng tôi làm việc thiện thì bao giờ chúng tôi được hưởng phước lành?
    Không ít người trong số chúng ta khi làm một việc thiện nào đó thì trong tâm thường nảy sinh các cảm giác như sau:
    - Trong lòng vui sướng vì đã thực hiện được một việc tốt
    - Chúng ta khởi lên một ý niệm, một hi vọng nho nhỏ về sự báo đáp phước lành mà mình đã làm được.
    Đây cũng là tâm lý tự nhiên và thường tình, tất nhiên chúng ta nên huân tập sao cho không chấp vào những việc tốt mà mình đã làm. Có nghĩa là sau khi ta làm xong một việc tốt, chúng ta phải quên ngay, không được nhớ đến nó, coi việc đó không đáng bận tâm, như chưa từng xảy ra. Và như thế chúng ta sẽ không kể, không khoe khoang về những việc tốt mà ta đã làm mà cứ để âm thầm như vậy. Bây giờ chúng ta sẽ nói đến phước báo. Khi chúng ta làm được một việc tốt, tức là chúng ta đã gieo một nhân lành, tạo một công đức để chúng ta có thể hưởng phước về sau. Và phước lành này cũng như việc trồng cây, tức là không phải ngày một ngày hai trồng cây xong là đã có hoa, có trái. Việc trồng cây có khi phải tốn đến hàng mấy năm, có khi hàng chục năm mới ra hoa kết trái. Phước lành của chúng ta cũng vậy, hàng ngày chúng ta cứ chăm chỉ, cần mẫn làm việc thiện( giống như tưới cây, chăm sóc tỉa cành, bắt sâu, che nắng? cho cây), để một ngày viên mãn nào đó chúng ta sẽ được hưởng những trái thơm ngon ngọt. Nếu chúng ta làm việc thiện, mà cứ mong muốn báo đáp ngay, thì cũng chỉ có giá trị như những cây ngắn ngày tương ứng với số phước lành mình đã làm. Còn nếu để tự nhiên, đến thời kỳ ra hoa kết trái, tự nhiên sẽ có may mắn, có phước lành đến với ta. Nói cách khác, tự nhiên trong cuộc sống chúng ta gặp nhiều may mắn, ta thành công trong kinh doanh, ta được đề bạt thăng chức, ta được khen thưởng và tặng nhiều quà có giá trị? Như vậy, có thể chỉ từ một nhân lành chúng ta có được nhiều hoa thơm quả ngọt, và được hưởng rất dài lâu. Nên nhớ, thời gian để chín mùi phước báo càng dài thì phước báo sẽ càng lớn. Vì thế, chúng ta hãy miệt mài làm việc thiện, tu nhân tích đức, chấp nhận những khó khăn trong cuộc sống, hãy cố gắng tích góp, từng chút, từng chút một để giúp những người khó khăn, chịu khó tu dưỡng dạo đức, hướng dẫn những người khác cùng làm việc tốt, biết yêu thương đồng loại thì rồi sẽ một ngày chúng ta được hưởng những phước lành xứng đáng.
    Có những điều rất giá trị mà chúng ta nhận được làm việc thiện một cách nhanh chóng và sớm nhất đó là:
    - Chúng ta sẽ có một tâm hồn thoải mái và dễ chịu, và nếu làm nhiều việc thiện, chúng ta sẽ thoát khỏi cảnh trầm uất, tâm sự, stress và thấy yêu cuộc đời hơn.
    - Bạn đã làm nhiều việc thiện trong 1-2 năm, tự nhiên thấy mình thông minh hơn, ngoại hình ưa nhìn hơn, giọng nói hay hơn, được nhiều người quý mến tin cậy hơn.
    - Tự nhiên bạn sẽ có được các đức tính như lòng yêu thương con người, bạn có đực tính kiên trì, không dễ nổi nóng như trước và mọi công việc của bạn cũng đã bắt đầu trôi chảy hơn.
    Nhắc lại: Chúng ta phải làm thật nhiều việc thiện, tuy nhiên hiện tại cuộc sống của chúng ta vẫn còn khó khăn,vất vả( vì chúng ta chưa được hưởng phước lành được ngay), thì chúng ta vẫn vui vẻ, cố gắng vươn lên, không mất niềm tin và ngày càng làm nhiều việc công đức hơn nữa. Có vậy, khi đến thời điểm chín muồi, chúng ta sẽ được hưởng những phước lành cao quý.
    Chúng tôi khó khăn thì làm từ thiện thế nào cho đúng?
    Vấn đề này phải hết sức khéo léo, vì cuộc sống còn khó khăn nên chúng ta phải chắt bóp từng ly từng tý để chia sẻ tiền làm việc từ thiện dù là rất nhỏ. Chúng ta tham gia góp công góp sức tất cả những việc mang lại công ích cho xã hội như sửa đường, dọn dẹp vệ sinh quang cảnh phố phường, nấu cơm, nấu nước giúp các công nhân làm việc công ích? Bên cạnh đó chúng ta vẫn phải lao động để duy trì cuộc sống và nuôi sống bản thân và gia đình ta. Đấy là cách đi duy nhất và đúng đắn. Tránh tà kiến sai lầm là chỉ chăm lo làm việc thiện rồi bỏ mặc việc nhà, như thế là bất thiện và gây hậu quả rất lớn.
    Chúng ta đã biết có những gia đình, cha mẹ lao động quần quật, vất vả thức khuya dậy sớm để nuôi con cái ăn học. Nhưng cuộc sống vẫn nghèo và cha mẹ phải đổ nhiều mồ hôi nước mắt để duy trì cuộc sống hàng ngày. Tại sao cuộc sống của họ cứ nghèo mãi vậy, khi làm rất vất vả mà mãi vẫn đói nghèo khổ sở? Đó là việc chăm lo cho gia đình, nuôi dưỡng con cái chỉ tạo được một công đức rất nhỏ mà thôi. Họ cần phải phấn đấu, hơn nữa đóng góp cho xã hội, ky cóp từng đồng tiền, bát gạo, củ khoai?và công sức để làm việc phúc lợi. Như thế cuộc sống của họ về sau mới có công đức, dần thoát ra khỏi cảnh nghèo được.
    Cho tôi hỏi, nếu chúng tôi làm việc thiện rồi hướng công đức đó cho người thân thì có được không?
    Được bạn ạ! Có những người trong gia đình bạn mắc bệnh hiểm nghèo phải nằm liệt giường hay không đủ sức khỏe để có thể làm việc thiện. Khi đó người thân của họ phải ra sức làm công đức, phóng sinh? liên tục và chăm chỉ. Sau đó chúng ta hồi hướng nhữn công đức này cho người đang bị bệnh. Làm như thế vài tháng sau dần dần sức khỏe của người thân sẽ khá lên, bớt bị đau vì bệnh, có thể ăn nghỉ và tâm hồn nhẹ nhàng. Nếu làm nhiều công đức với lòng chí thành, sau một hai năm bệnh có thể thuyên giảm và có thể khỏi hẳn. Tuy nhiên, cách tốt nhất là động viên chính người bệnh đó tham gia làm việc thiện trực tiếp, có thể đóng góp công sức ít cũng được nhưng như thế sẽ được hơn là do người thân của họ làm.
    Nếu một người giúp những người khác làm việc thiện thì có công đức không?
    Giúp đỡ người khác làm việc thiện, tức là tạo mọi điều kiện có thể cho người khác làm việc thiện thì như thế cũng có công đức. Bạn nên làm nhiều và chăm chỉ hơn nữa nhé!
    Câu hỏi: Phước lành có phải do chư Phật, chư Thánh, Bồ tát tạo ra không?

Chia sẻ trang này