1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Doi dong suy nghi.

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tiếng Anh Sài Gòn (Saigon English Club)' bởi Tao_lao, 23/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Chao cac ban,
    Le ra toi nen viet bang tieng Anh (nhu cac ban van thuong khuyen la nen su dung tieng anh nhieu nhat nhu co the).Nhung xin cac ban cho phep toi duoc viet bai nay bang tieng Viet.Ma toi cung chua biet su dung danh tieng viet voi day du dau nhu the nao(noi ra la do lam bieng thoi,dung la ho then).Le ra toi nen hoc danh dau dang hoang roi moi viet nhung cung mong cac ban thong cam:kien nhan doc va doan nghia(xin cam on nhieu lam).
    Voi bai nay toi xin duoc neu vai dong suy nghi cua minh ve tieng Viet.Toi vua moi doc mot bai bao,trong do mot bac da nhac den van hoa ,van hien cua dan toc Viet nam....Toi chi xin duoc noi ve mat su dung tieng viet thoi.Doc bai bao lam toi cam thay giat minh,cam thay ho then qua.
    Nguoi ta noi ve chuyen "lai can" cua gioi tre bay gio:hoc nhieu ngoai ngu.Chi nhu vay thi chang co gi de noi,cai quan trong la co le tai hoc nhieu tieng tay,tieng u qua hay sao khong biet ma gan nhu khong thich xai tieng viet nua( thuc tap cang nhieu cang tot).Toi o day voi may nguoi ban Viet Nam cung the,co trao doi thi dung tieng anh,doi khi thi dung pha lan tum lum.Tay hay ta doc vo chac la cung lac dau.Toi thiet nghi nhieu tu,y tuong co the dien dat bang tieng Viet ma lai chang dung,di muon tieng nuoc ngoai thi dung la vo li qua.Tieng Viet khong ngheo,nhung von tieng viet cua toi ngheo qua.Co le nhieu ban se bao doi khi dung tieng 'pha tron" nhu the se tien loi.Toi khong phu nhan ve mat thuan loi,nhung thoi tha la mac cong mot chut con hon la phai vo tinh mang them nhieu toi.Tieng Viet dung de giao tiep hang ngay thi chang co gi dang noi nhieu lam.Ma cai dang ban nhieu la trong cac linh vuc chuyen mon(nhat la tin hoc),phai noi la co qua nhieu tu phai muon tu nuoc ngoai.Chuyen muon tu la khong the tranh khoi(xua nay tieng Viet cua ta van vay muon tu tieng Han,tieng Phap).Toi nghi la tieng nuoc ngoai moi khi co xuat hien y tuong moi,hien tuong moi(ma trong von tu cua ho chua he co tu ngu do) thi ho co the dung chinh ngon ngu cua ho de dien ta.Toi khong nghi la ngon ngu la mot thu chet,chi bao nhieu do thi dung hoai(toi khong cho la tieng anh tu xua den gio khong co thay doi nhieu)?Va tu dien nuoc ngoai moi nam duoc tang them mot so tu moi(do la y kien cua toi,con that su thi cung chi nghe nguoi ta noi the,con cu the nhu the nao thi chua duoc ro).
    Toi thiet nghi neu cu de trinh trang nay(voi da phat trien cua the gioi hien nay) thi tieng Viet tuong lai se ra sao?
    Khi toi hoc ve lich su,toi cung da duoc hoc la dan toc ta da chong dong hoa ve ngon ngu nhu the nao duoi ach ho cua ngoai bang.Con hien nay?Cung voi qua trinh toan cau hoa la qua trinh giao luu van hoa(chi noi ve mat nay thoi)thi toi thi thay la nguoi ta "giao" cho minh khong ma minh chang co "giao" cho nguoi ta duoc bao nhieu.Nhu vay lam sao duoc goi la giao luu?
    Thu noi chuyen phim anh thoi,phim Han Quoc tran ngap ca(noi thuc la toi cung thich xem) lau lau moi thay mot phim Viet nam.Roi am nhac,van hoa pham cac thu.
    Nhung chuyen nhu the nay chac la da co nguoi lo chang den nguoi nhu toi phai lo.Nhung toi suy nghi the nao thi viet the nay.
    Roi chuyen truyen thong van hoa nay no.Khi toi con nho thi nao la le loc,mua lan,cai luong duoc xem rat nhieu.Con hien tai bay gio?Mot so truyen thong bay gio chi con la "huyen thoai",moi nam dem ra chung vai lan de goi la co truyen thong hoac dem ra quang cao cho khach du lich chang han.Doc nhung cai nguoi ta quang cao ve Viet nam danh cho khach du lich,nao la truyen hong nay no.Ma noi thuc,quang cao co le cung chi la quang cao.
    Day la may suy nghi cua toi(ngoi noi tao lao nhu the nao chac la cung chang giai quyet duoc gi),nhung toi cam thay minh nen noi va muon noi thi toi noi ra day.Ban nao co chuong tai gai mat thi toi danh chiu vay.
    Xin cho toi duoc hoi ve chuyen hop mat cac ban o cau lac bo.Khong biet la cau lac bo ngay nao se co hop mat,giao luu ,thuc tap tieng anh.Qua that toi rat muon tham gia voi cac ban.Va chuyen giao luu voi cau lac bo tieng anh o truong dai hoc bach khoa,toi rat mong la co the cung cac ban tham gia cung voi moi nguoi o do.Ban than toi cung tung la sinh vien cua truong bach khoa,ma noi thuc la hoc gan hai nam o do ma toi chua he den cau lac bo tieng anh bao gio(chac vay nen tieng anh cua toi moi "cu chuoi " nhu the nay).Xin thanh that cam on.
    Mong nhan duoc nhieu bai gop y cua cac ban.
    Cam on nhieu.





    Tao_lao
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Trong bài này tôi xin được có mấy ý kiến về cách xưng hô trong tiếng Việt.Hiếm có thứ tiếng nào mà lối xưng hô lại đặc biệt như tieng Việt của ta. Cách xưng hô thể hiện đươc sự kính trọng,sự thân thiết...một cách rõ ràng như thế.Như la :kính thưa ba mẹ,kinh thưa thầy.
    Vậy mà không ít lần tôi bắt gặp những từ xưng hô bằng tiếng Việt hết sức trái tai."Bác Hinbert","bác Beethoven" la mấy từ mà có lần tôi được đọc ở vài diễn đàn.Ngay cả những người được xem là mẫu mực(giảng viên đại học đàng hoàng đó chứ) cũng có lối xưng hô hết sức "bình dân":các nhà khoa học có khi đươc gọi bằng "thằng".Đúng là hết ý kiến.
    Chuyện về xưng hô chắc là còn nhiều.Chỉ xin được có vài dòng để các bạn đọc và góp ý cho vui.
    Xin cảm ơn các bạn.

    Tao_lao
  3. dirosemimi

    dirosemimi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2001
    Bài viết:
    954
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề bạn nêu ra quả thực cũng rất có lý và đáng quan ngại . Nhưng hình như bạn hơi lo xa và cực đoan nhỉ? Ví dụ như trong lĩnh vực tin học , mình hoàn toàn có thể mượn 1 số từ tiếng Anh . Tiếng Anh ngày nay đã trở thành 1 thứ ngôn ngữ quốc tế . Sử dụng tiếng Anh cũng là 1 phương thức hội nhập . Tôi nghĩ vấn đề mượn 1 số từ tiếng Anh trong lĩnh vực tin học cũng ko có gì là nghiêm trọng cả .
    Còn trong giao tiếp hằng ngày , có 1 số người vẫn thường chêm tiếng Anh vào thì đó chỉ là thiểu số mà thôi , và 1 số người như thế cũng chẳng đủ khả năng làm cho tiếng Việt mất đi vẻ đẹp của nó đâu bạn ạ.
    Về truyền thống văn hóa dân tộc thì bạn hoàn toàn có lý. Hiện nay Việt Nam ngày càng mất đi bản sắc văn hóa dân tộc . Các hình thức nghệ thuật như cải lương , chèo , hát bội....đang dần mất đi chỗ đứng và có nguy cơ chìm vào quên lãng. Vì thế cho nên những lễ hội như HUẾ FESTIVAL, lễ hội chùa Hương .....là cần thiết lắm thay !
    Về phim ảnh thì bạn ko thể trách giới trẻ được . Họ là những người thưởng thức , họ có quyền chọn cái gì cảm thấy thích thú. Phim Việt Nam kém hấp dẫn , diễn viên ko hay, ít yếu tố lãng mạn v.v....thì tại sao ko chọn phim Hàn Quốc hay phim Mỹ để xem nhỉ?
    English Speaking Club là 1 hoạt động offline chính của Club chúng ta. Đầu tháng 5 sẽ được tổ chức lần 2. Và cứ thế 2 tuần/lần . Hy vọng sẽ có sự tham dự của Tao_lao và của tất cả thành viên SG English CLub.

    Dirosemimi
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bạn hội trưởng đã góp ý cho tôi.
    Thật ra,khi đọc một bài báo bàn về văn hóa,về hội nhập giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.Tôi cảm thấy rất xấu hổ khi cảm giác bản thân mình đang bị các chú bác khiển trách.Và tôi muốn được viết ngay,nói ngay để mọi người rút kinh nghiệm,để không có nhiều bạn phải xấu hổ như tôi.
    Chuyện văn hóa,văn hiến của dân tộc là chuyện lớn.Người ta đã viết mòn bút lông,hết mực bút bi,rồi có cả bút chiến,khẩu chiến ,gặp nhau thi nói mỏi cả miệng,hết cả nước bọt...hao giấy, tốn mực hổng biết bao nhiêu mà nói (nên bổ sung thêm là đánh mỏi cả tay và mòn cả bàn phím ).
    Như tôi đã đề cập lần trước "cùng với quá trình toàn cầu hóa la quá trình giao lưu văn hoá".Và tôi cũng thử đi tìm một vài thông tin về chuyện toàn cầu hóa.Tôi có đọc một bài báo:"Những người chống toàn cầu hóa muốn gì?" của tác giả Nguyễn Duy Trí.Tôi xin được trích môt đoạn ngắn:
    "...Toàn cầu hoá không những mang lại những hậu quả kể trên mà còn cuốn trôi cả bản sắc dân tộc . Ngôn ngữ truyền thống của họ bị những ?oJob, top, joint-venture, big point , Image... ?o tấn công, những bộ quần áo, điệu nhảy truyền thống mất dần để nhường chỗ cho Jeans, nhạc Rock . Lối sống Tây phương làm bàng hoàng thế hệ trẻ, lôi cuốn họ vuột khỏi vòng tay của mẹ cha, của truyền thống..."
    Đó là cái chuyện toàn cầu hóa(trong cuộc họp G8 cón có người biểu tình,có người chết chứ chẳng chơi).
    Tôi xin được trích thêm một đoạn khác trong bài "Phiếm luận văn hóa" của tác giả Nguyên Khả Phạm Thanh Chương.Tác giả viết đoạn sau đây về ngôn ngữ:
    "...Nhưng Văn Hóa không chỉ thể hiện như thế không đâu! Một trong cái thể hiện tinh tuý nhất của văn hóa là ngôn ngữ của một dân tộc. Cơ khổ, tôi lại phải lan man đến ngôn ngữ! (Điều này xin được chỉ giáo của ông Trần Quốc Vượng sau).
    Trong ngôn ngữ Việt Nam, Văn Hóa được thể hiện trong cách xưng hô! Tôi chưa thấy (vì chưa biết hết thôi!) dân tộc nào có lối xưng hô đâu ra đó như của người mình. Nó phân định sự kính trọng, tương kính rõ rệt. Thưa cha, kính thưa bố, thưa mẹ, thưa anh, thưa dì, thưa thầy, kính thưa thầy v.v rồi xưng là con,cháu, em, tôi, v,v tùy lúc, tùy cảnh, tùy tình cảm, mức độ. Có người nhà văn, giáo sư Mỹ gốc Việt đề nghị, người mình nên đổi theo tiếng Anh tiếng Pháp cho dễ, Ạ. You, I, Moi, Toi, Je Vous v.v cho tiện, cho khỏi rắc rối, cho Tây nó dễ học tiếng mình nữa. Cho hội nhập toàn cầu!!! Gìời ạ! Tôi đã thử nghiệm theo đề nghị của ông ấy rồi. Tôi lại dại dột đem thử với bà cô ruột của tôi mới dại chứ. Tôi thử như thế này, cũng thưa gửi cô đàng hoàng (Dear aunty! I v.v).
    Thưa Cô! Tao muốn nói với mày Tết này tao sẽ về thăm lại mồ mả bố tao. Mồ chúng nó đã lâu không có đủ hương khói. Dù sao chúng nó là cha mẹ của tao, nhưng cũng là anh chị của mày. Cho nên tao đến hỏi mày xem để xin ý của mày lúc về sẽ phải làm như thế nào cho đúng lễ nghĩa truyền thống.....
    Tôi chưa nói hết thì bà cô tôi há hốc mồm trợn mắt tưởng tôi điên, rồi bà đứng lên quát tưóng:
    Tiên sư nhà mày! Mày ăn học bao nhiêu mà mất dạy, mất gốc, như một thằng vô học vô văn hoá như thế hở thằng kia....
    Tôi không kịp giải thích cái đề án mà ông nhà văn, nhà giáo đã đưa ra. May là có bà chị giải thích thêm! Vậy mà tôi cũng bị "từ" cả tuần lễ. Tôi nghĩ lại cứ tưởng tượng cái cảnh con cái Ông nhà giáo, nhà văn ấy mà thử nghiệm như tôi, hay các cử tọa trong buổi nói chuyện của Ông ta thực hành đề nghị "phát triển văn hoá Việt" này, thì không biết mặt mũi ông ta có đổi sắc không???
    Chả trách tại sao bất cứ bọn thực dân, đế quốc nào cũng thực thi chính sách ngôn ngữ rất sát để đồng hoá người khác. Nó dụ, nó ép, nó buộc người bản xứ học ngôn ngữ của nó mà dần bỏ hết ngôn ngữ mẹ đẻ thế là xong. Mất gốc mà cứ nghĩ là còn. Kho ngôn ngữ thay đổi, hành xử thay đổi, quan niệm tư tưởng thay đổi..Bằng chứng về mặt này ở nhũng nơi có đông người gốc Việt nó rõ lắm. Lớp trẻ nói tiếng Việt ít đi, hay không nói nữa, quan nìệm, suy nghĩ hành động của nó đã giống hẳn bản xứ rồi. Chỉ còn là cái xác Việt. Nói như ông Võ Phiến, thì chúng nó như quả chuối chín, lột cái vỏ vàng ra là trắng hếu như Tây!!!Ạ..."
    Còn thực tế ơ Việt Nam ta như thế nào?Tôi xin được trích tiếp một đoạn nữa.
    "...Thế mới thấy Văn hoá nó còn có sức lấn chiếm nữa cơ! Đã bảo văn hoá nó bao la lắm! Mở cửa chưa bao lâu, nhìn các cô các cậu mặc quần bò, áo sát, (thuộc văn hóa du mục chăn bò) ở ngực có những hàng chữ phản văn hóa Việt như "sờ tôi đi (Touch Me!)" hay "Hãy nhìn tôi (Look at Me!) v.v, thì phát lạnh! Đó là chưa nói họ rủ nhau ra bờ hồ Gươm, ôm nhau "cắn nhau" tự nhiên hơn Tây. Tôi nói hơn Tây vì ngay ở xứ (Úc) này, người ta cũng phê bình và lên án chứ phải không đâu!
    Ấy! Đừng mặc cảm, Văn Hóa phải " trao đổi giao lưu chứ"! Tôi ở xứ người tây phương đã 20 năm, cũng đi đây đó, chưa thấy được Tây, Tàu, Nga, nó "lưu" gì phong cách lối sống của mình! Chỉ thấy nó "giao" đi mà thôi!
    Cứ nhìn vào bài viết, ăn nói của người mình hôm nay mà xem, dù đã bớt di được một lúc, cứ lâu lâu lại xen vào vài ba từ ngoại, mà phải chữ mình không có cho đành... Ấy mà nói ra họ bảo mình hủ lậu cực đoan. Nhưng đến khi hỏi ngược lại nếu không chêm từ Tây vào như thế thì dùng từ Việt chữ gì? Mới thấy họ lúng túng một hồi...mới rặn ra đuợc chữ Việt để thay.. Tôi nhớ cách đây mấy năm, (hình như năm 1997 thì phải). Nhân đọc báo Nhân Dân có bài viết của giáo sư Lê Hoài Nam về nhu cầu chuẩn hóa tiếng Việt. Tôi có viết góp ý gửi báo Nhân Dân với những đoạn như sau:
    - Ngôn ngữ văn tự là mạch huyết của dân tộc. Và mạch huyết phải luân lưu và nẩy nở mới sống được. Tiếng La tinh đã thành tử ngữ vì không nhiều người dùng và không còn đẻ thêm từ mới nữa. Tiếng Hoa cũng là một ngôn ngữ cổ đại nhưng vẫn là sinh ngữ vì nó vẫn còn năng tính phát triển: Tạo từ mới để tiếp nhận vật mới, ý niệm mới.
    Dân tộc ta đang phải phục hồi phát triển. Mức độ giao tiếp với bên ngoài càng ngày càng rộng và càng sâu trong hoàn cảnh mà những ý niệm, sự việc về khoa học, kinh tế, chính trị và văn hóa nẩy sinh ở một tốc độ chưa từng có trong lịch sử con người. Nếu ta không có một hàn lâm văn học, hay ngôn ngữ" để chuẩn hóa và điển chế ngôn ngữ văn tự, thì hiện tượng ngoại ngữ tràn lan mà ông G.S Lê Hoài Nam lo sợ là một điều khó tránh. Chưa kể đến chính sách thực dân mới đang tấn công ráo riết trên lãnh vực này. Điều mà chúng chưa hoàn tất được dưới thời trực trị.
    Điển hình là lãnh vực điện toán. Anh ngữ đang lấn chiếm toàn cấu !!! Theo tôi được biết, ngoài trường hợp nước Pháp như Ông Nam đã nêu ra, thì ở Nhật và các nước nhỏ khác đều nỗ lực bảo vệ văn hóa và điển chế ngôn ngữ theo tiềm lực và tài nguyên quốc gia họ cho phép. Nhìn lại Việt nam, các học sinh của ta khi học, thảo luận về lĩnh vực này bắt buộc phải sử dụng một số ngoại ngữ. Điều đáng buồn là không mấy ai cảm thấy tủi giận như Ông Lê Hoài Nam, mà hình như còn "hãnh diện" khi có cơ hội chêm thêm tiếngg nước ngoài. Buồn nhất là khi được hỏi nếu bỏ tiếng "ngoại ngữ" ấy đi thì lấy từ Việt nào thay vào? Ai đấy đều ngẩn ngơ!!!! Ngay trên tờ Nhân Dân này, tờ báo "chỉ đạo và uy tín" nhất nước cũng không thoát được vài chuyện đáng tiếc. Nhưng không đáng trách.
    Chung quy vì chúng ta có quá nhiều chuyện phải làm ngay, mà vấn đề mạch huyết văn hóa này chưa được xắp theo mức độ ưu tiên tối trọng của nó. Nó giống như một loại ung thư máu: hậu quả rất độc hại, triệu chứng không rõ rệt, nắu không nói là đôi lúc còn làm cho bệnh nhân hồng hào hơn, trước khi tàn phá hệ thống tuần hoàn của bệnh nhân. Ngữ âm, chính tả, cú pháp có sai, có luộm thuộm thì học lại sửa lại.. . Giống như văn của học sinh cấp I sẽ được toàn bồi khi lên cấp II, rồi cấp III. Viết dở rồi học viết hay, viếtt sai rồi học viết đúng....vẫn là tiếng Việt. ( Tiếng Việt đại đa số độc âm, chữ viết thì mượn mẫu tự La tinh để ký âm tạo từ, nên nhiều chuyện cười ra nước mắt khó tránh khi không được chuẩn hóa và điển chế như Ông G.S Nam đã dẫn chứng). Nhưng nếu vật mới và ý niệm mới mà không có chữ Việt để chỉ, để diễn đạt mà nhất nhất cứ lấy của người, với tốc độ phát triển hôm nay, thì trong một thời gian không lâu cả tiếng nước ta sẽ bị hủy hoại, dân ta vong bản. Người không đến chiếm, mà ta lệ thuộc. Chính sách thực dân mới là thế đấy. Tôi có nghe nhiều kẻ ngụy biện rằng "rồi thì nước ta trở thành đa ngôn-ngữ, đa văn hóa chứ có sao đâu!!!"
    Ta nên biết rằng cứ mỗi một năm lượng từ mới trong từ điển các nước nói tiắng Anh giầy lên con số ngàn. Chưa kể các từ điển kỹ thuật, chuyên môn...Cho nên các viện chuyên môn cứ phải cập nhật và cho in ấn bản (hay phiên bản) mới khi tài chính cho phép......

    Viết thôi chứ biết thừa chẳng có ma nào ngó vào! Nhìn lại hôm nay, sau mấy lần về Việt Nam, thấy phong trào "Anh ngữ" còn rộ hơn mình tưởng. Có cả một lớp người trưởng giả nói tiếng Anh như hồi thời thực dân, các cậu ấm cô, chiêu, thầy thông cô ký sổ tiếng Tây vậy!!! Tôi về Hà nội ghé thăm trường Kiến Trúc . Chỉ thấy trên cao một chữ rất to H.A.U . Tôi và các cháu ở trong Nam ra nghĩ đây chắc là cổng hậu! Nhìn mãi không thấy hàng chữ nào khác. Sau hỏi ra mới biết đó là tên trường viềt tắt bằng tiếng Anh, mà tiếng Anh kiểu "Việt nam mi sờ" mới "vui"! (Hanoi Architectural University)...".
    Tác giả là người Việt ở hải ngoại,đương nhiên không thể đánh giá một cách tổng quát như các bạn là người trực tiếp chứng kiến hàng ngày ( theo ý rịêng của tôi).Thêm vào đó là không phải ai cũng thế.Đồng tiển còn có hai măt,bàn tay thì có ngón vắn,ngón dài,hay là "mía sâu có đốt nhà dột co nơi" gì đó.Tôi xin được kết bài viết tại đây.
    Cám ơn các bạn.


    Tao_lao

Chia sẻ trang này