1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đời là bể khổ mà người ta vẫn chạy theo: tài sắc danh thực thùy

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi phuocthuu, 07/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Tôn giáo nào cũng thế cả, người theo tôn giáo không có nghĩa là người mê tín hay tin rằng có Phật, có Chúa thật sự. Đúng như bạn gì đó nói đó là một chỗ dựa tinh thần, nó chỉ là một cái gì đó làm tinh thần người ta thoải mái hơn và đôi khi còn tìm được cả niềm an ủi trong đó.
    Còn tuỳ người, người tích cực thì không mê tín mà là coi tôn giáo như một cái gì đó để mà ... tin, để đôi khi vẫn còn nhìn thấy cài gì đó là tốt đẹp. Và cũng chính nhờ những điều đó mà người ta sống tốt hơn, biết nghĩ nhiều hơn về cuộc đời, và biết sống vì người khác.
    Còn người tiêu cực thì là kẻ cuồng tín. Theo tôi chính kẻ luôn miệng nhắc đến thần phật, coi đó là 1 thứ không thể thiếu thì mới là kẻ chả hiểu gì về các loại đạo. Kẻ thờ cúng suốt ngày, ra vẻ thành tâm nhưng thành tâm để ... ngài giúp con kiếm tiền, thậm chí ... ngài giúp con buôn gian bán lận không bị bắt... bọn đó thì. Tôi tự hỏi là giả sử các đấng sáng tạo, siêu nhiên đó có thật, mà đến Thượng Đế cũng phải ăn hối lộ để mà như thế thì ... thử hỏi các vị theo các loại tôn giáo các vị có thấy cái người mình đang tôn thờ có xứng đáng không?
    Tóm lại tôn giáo cũng chỉ là một ... món ăn tinh thần trong nhiều trường hợp mà thôi. Thời gian và cuộc sống vẫn cứ trôi đi và con người vẫn phải sống, phải làm việc vì bản thân và xã hội. Cái quan trọng là sống và làm thế nào để thấy cuộc đời mình có ý nghĩa thôi.
  2. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    Tin vào một cái gì đó là một con dao hai lưỡi, nói chung là tùy cái cách mà chúng ta thể hiện đức tin. Ví dụ như tui vô đạo, nhưng tui tin nếu mình vui thì đời vui.
  3. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Sinh ,lão ,bệnh, tử , ái biệt ly khổ (cái gì mình yêu thích mà nó rời bỏ mình), cầu bất đắc khổ(mong muốn mà không được) , oán tắng hội khổ (không ưa mà phải gặp), cuối cùng là khổ do năm ấm gây ra.
    Đạo Phật chỉ ra con đường để diệt những nỗi khổ này ( đạo đế trong tứ diệu đế )
  4. lmh_h

    lmh_h Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    3.272
    Đã được thích:
    0
    cái đó thực ra cũng chỉ là 1 sự duy tâm , người Phương đông thì theo đạo Phật , còn phương Tây thì theo đạo Thiên chúa còn một số nước châu Á khác theo đạo Hồi ... có lẽ đó là 1 sự ảnh hưởng đến tâm lý nhất định ... tại sao người 1 số người Hồi giáo lại có tư tưởng cực đoan " tử vì đạo " ? tại sao người theo đạo Phật lại duy tâm ? có lẽ phải đi sâu tìm hiểu mới biết được ... nhở ?
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Cô bé này có hiểu thế nào là duy tâm không nhỉ?
    Phát ngôn thế này thì ... chết!
    Duy tâm không bao giờ đồng nghĩa với mê tín, và xin khẳng định là những sách vở của ... Bộ GD&ĐT dạy học sinh là chủ nghĩa duy tâm là mê tín cũng là ... láo toét.
    Duy tâm đơn thuần chỉ là một trường phái triết học nêu ra rằng thế giới xung quanh chúng ta là do cảm nhận trực quan mà có. Đó là cơ sở và từ đó cũng có nhiều trường phái duy tâm khác nhau.
    Nên nhớ Triết học là đặt nền tảng cho nhận thức. Đó là những nền tảng được coi là cơ bản của vũ trụ. Thực tế nó không nhất thiết phải thừa nhận hoàn toàn một quan niệm nào (duy vật or duy tâm) nhưng người hiểu về nó thì sẽ hiểu là không bao giờ được quyền nói một trường phái nào là sai hoàn toàn.
    Đạo Phật hay bất cứ 1 đạo nào cũng đều là những tôn giáo giải thích mọi sự thông qua các thế lực siêu nhiên. Thực tế như nhiều bạn ở đây đều đã nhắc qua, tôn giáo đó chỉ có tính chất chính là tạo một niềm tin cơ sở cho con người (vấn đề tâm lí). Nó chỉ đáng lên án khi một số kẻ tự nhận mình là theo đạo này nọ và biến nó thành những trò mê tín dị đoan với mục đích trực tiếp hay gián tiếp. Nó cũng chỉ là duy tâm khi những kẻ như thế cảm thấy những lí luận của chủ nghĩa duy tâm có thể giúp mình ... lưu loát hơn khi tuyên truyền mê tín.
    Tóm lại, tôn giáo sẽ là một phương tiện tốt cho tâm lí nếu người ta biết sử dụng hay ít ra là hiểu nó đúng nghĩa.
    Và thêm nữa là trong tôn giáo cũng chả có gì phân biệt duy vật hay duy tâm.
  6. aido_mizzuki

    aido_mizzuki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Ranarok. Tôi có ý kiến một chút về "Đạo Phật hay bất cứ 1 đạo nào cũng đều là những tôn giáo giải thích mọi sự thông qua các thế lực siêu nhiên." Cái này không đúng lắm. Đạo Phật theo tôi được nghe thì hướng người ta nhìn nhận sự việc, sự vật đúng vào bản chất thật tồn tại của nó, và hướng người ta đánh giá đúng mọi sự bằng kiến thức của bản thân mình chứ không phải thông qua các thế lực siêu nhiên. Một số đạo giáo khác thậm chí cũng không tin vào sự tồn tại của các thế lực siêu nhiên.
    Bạn doi_la_vay có thể nói thêm cho tôi nghe về ngũ ấm (tôi nhớ không nhầm thì từng được nghe có người gọi là ngũ uẩn) được không? Theo tôi được biết nỗi khổ của con người chia ra làm hai phần, 4 nỗi khổ về thể xác là sinh, lão, bệnh, tử. Ba nỗi khổ về tinh thần bao gồm cầu bất đắc, ái ly biệt và oán tăng ngộ.
    PS: hỏi nhỏ một chút, những bài viết về đạo pháp cũng nằm trong phần tâm lý ạ?
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Người theo đạo nào thì nói là đạo đó hướng về chân lí. Đành rằng thế, cái đó có ai phủ nhận đâu. Nhưng đó là mục đích, còn phương tiện thì là các thế lực siêu nhiên, cái này thì đã quá rõ, đó là hình thức chungcủa tôn giáo. Bạn nên phân biệt giữa mục đích và phương tiện
    <!--Sign_End-->
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 12:13 ngày 21/10/2005
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Còn một điều này nữa: đây không phải bõ liên quan đến tôn giáo hay đạo nào cả, nhưng những vấn đề có liên quan đôi khi được bàn tới vì hẳn bạn cũng biết rằng thế mạnh của tôn giáo chính là đánh được vào tâm lí của con người (câu này không có ý nói là như thế là tiêu cực)
  9. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Tớ không phân tích về mấy nỗi khổ này , chỉ lấy ví dụ gần gũi trong đời sống thôi nhé.
    -Oán tắng hội khổ : một thằng đáng ghét và ta phải ở với nó chẳng hạn. Tránh mặt chưa phải là hết , mỗi khi nhớ tới ta lại "gặp" lại nó và bực mình.Bực,thù ghét là khổ.Chỉ có cách tha thứ và yêu thương kẻ đó mới thanh thản được thôi.Đến lúc đó nhìn bản mặt nó hàng ngày sẽ thấy dễ chịu hẳn
    -Năm ấm ( năm uẩn ) : đây là nỗi khổ theo con người từng giây phút một nhưng ta không biết , nói cách khác ta khổ quen rồi nên không biết nó là khổ.Ví dụ của tớ rất nhỏ không nói hết về năm uẩn này được ,con người ta tu cả đời có khi vẫn chưa hiểu hết được mấy nỗi khổ này mà
    Thế này nhé : ta đang học bài hay ngủ trưa thì nhà hàng xóm bật nhạc ầm ĩ chẳng hạn,giá như không nghe thấy gì.Không phải hàng xóm làm khổ ta mà chính là cái tai , cái thính giác làm khổ ta. Hàng ngày ta phải nhìn vô số hình ảnh nghe vô số âm thanh ,vô số ý nghĩ vẩn vơ trong đầu nhưng chỉ một phần nhỏ thông tin trong đó có ích cho ta. Cái đầu cũng stress mệt mỏi như lao động chân tay vậy. Sự tiếp nhận thông tin bên ngoài và suy nghĩ là một phần trong hoạt động của tưởng ấm .Kiểm soát được hoạt động của tưởng ấm ta thích nghe cái gì thì nghe , thích nhìn lúc nào thì nhìn , và các ý nghĩ vô ích không phát khởi .Tưởng ấm chỉ là một trong 5 ấm , nếu hiểu hết hoạt động của cả năm ấm ta sẽ thấy con người khổ thế nào mà không biết
    À tiện nói về năm ấm , tớ thấy trong triết học ấn độ gì đó có hình tượng 4 con khỉ. Một con bịt mắt chắc không muốn nhìn.Con bịt tai không muốn nghe.Con bịt miệng không biết muốn gì.Con nữa chả bịt gì cả.Bạn nghĩ thế nào về mấy con khỉ này
  10. aido_mizzuki

    aido_mizzuki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Gửi bạn RAGNAROK, điểm chính tôi muốn nói với bạn đó là đạo phật không dùng các thế lực siêu nhiên để lý giải pháp lý (triết lý, hay chân lý) của mình. Và bạn đang lẫn lộn giữa đạo giáo và tôn giáo (theo câu nói của bạn "Đạo Phật hay bất cứ 1 đạo nào cũng đều là những tôn giáo giải thích mọi sự thông qua các thế lực siêu nhiên.") Tôi xin nhắc lại vì e bạn hiểu sai suy nghĩ của tôi. Vì một số đạo giáo không đơn thuần mang tính chất tôn giáo, mà thường sau khi phát sinh, vì mục đích truyền giáo hoặc được sử dụng phục vụ cho chính trị, quyền lực... mà bắt đầu gắn nhiều thêm với các thế lực siêu nhiên. Nếu bạn đọc một chút về kinh điển đạo Phật (nhìn tổng quan thôi), thì bạn sẽ không thấy trong đó có gì liên quan đến các thế lực siêu nhiên hết.
    Bạn doi_la_vay Cám ơn bạn cho thêm chi tiết về ngũ uẩn. ^^ Còn về hình tượng bốn con khỉ, tôi cho rằng con không bịt gì cả là tội nghiệp nhất, vì nó chỉ có hai đôi tay không biết che chỗ nào cho hết những cái "không muốn" của mình. Ba con khỉ kia ít ra còn biết che chỗ cần che Đùa vui chút về câu chuyện 4 con khỉ:
    Con khỉ bịt mắt : ngượng quá không dám nhìn đâu!
    Con khỉ bịt tai: eo ơi nói gì thế, ghê chết!
    Con khỉ bịt miệng: hí hí mấy anh mắc cười ghê!
    Con khỉ không bịt gì cả: (đang mắc dùng tay ôm bụng vì cười)

Chia sẻ trang này