1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đời lắm cái khổ

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi nhocngu, 26/04/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinhvienmaugiao

    sinhvienmaugiao Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/06/2012
    Bài viết:
    811
    Đã được thích:
    0
  2. Taudetien

    Taudetien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2012
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
  3. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6
    Yếu tố quan trọng để làm giàu chân chính, bền vững.

    Làm giàu ai cũng muốn, tuy nhiên có người có cuộc sống bấp bênh, không ổn định như câu nói “lên voi xuống chó” đề cập. Vì thế người ta luôn trong trạng thái lo âu, nghi ngờ.
    Vậy làm thế nào để giàu có mà lại bền vững, thanh thản đó là điều mà mọi người có lương tri đều hướng đến.
    Sau đây là phương pháp và có lẽ là con đường duy nhất để thực hiện điều đó !! Đó là biết tận dụng !!

    Tiết kiệm đó là một đức tính mà Bác Hồ đã dạy quần chúng cán bộ: “cần, kiệm, liêm, chính”, hay đó là đường lối của Đảng và Nhà nước: “ Tiết kiệm là quốc sách”.

    Tận dụng không phải là kiểu sống nhỏ nhem như nhiều người nghĩ, bởi vì việc tận dụng buộc phải dùng những cái bị người ta vứt đi, những cái dưới mắt người khác là ít có giá trị cho nên dễ bị coi thường. Khi tận dụng tất nhiên là đã tiết kiệm.
    Tận dụng không liên quan đến tính cách nhỏ nhem, vì người giàu sang chưa hẳn là người hào phóng.
    Để biến cái ít giá trị thành cái có giá trị buộc con người phải có sự nhạy bén, thông minh cao, thường gặp không ít thách thức. Nhưng bù lại kết quả thường rất tốt, mỹ mãn.

    Thời đại nào cũng vậy có vô số thứ ta có thể làm giàu bằng khả năng tận dụng, đây là một điều cực kỳ quan trọng cho một cuộc sống bền vững.
    Khi tận dụng thì rác thải, phế liệu sẽ rất ít, của cải vật chất sẽ được sủ dụng triệt để công năng của nó như vậy tiết kiệm bao công sức, tiền bạc, thời gian cho sản xuất. Như vậy, cái lợi sẽ rất nhiều cho cá nhân người biết tận dụng và cho xã hội, môi trường.

    Một xã hội chỉ biết tiêu thụ thôi là một xã hội thụ động và mang nhiều nguy cơ khó lường. Vì thế việc tiêu thụ phải gắn chặt với việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.

    Cái cũ lỗi thời đỏi hỏi phải có sự thay thế cũng là một xu thế đúng, tuy nhiên cái cũ không phải là xấu tất cả, thường có rất nhiều khả năng tiềm ẩn trong cái cũ. Vấn đề là ta phải có sự thông minh để đánh giá để tận dụng lại cho mục đích khác theo hướng phát triển bền vững thân thiện với môi trường và con người.

    Mỗi con người phải có đức tính tiết kiệm và biết tận dụng hay biết chuyển giao cho người khác biết tận dụng để tránh phát thải phế liệu, các chất độc hại ra môi trường. Những người giàu có nhất, có cuộc đời sung túc nhất là người biết tận dụng, bởi vì tận dụng là khả năng biến cái ít có giá trị( dưới con mắt người khác tại thời điểm đó) thành cái có nhiều giá trị đó là con đường tối ưu để đi đến thành công và giàu có.
  4. tinhco90

    tinhco90 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/06/2012
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    1
  5. jd3t2qh36r

    jd3t2qh36r Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2012
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Bàn về giáo dục và phát triển con người

    Bàn về giáo dục và phát triển con người


    Ai đi học từ lớp 1 đến 12 đều thấy rõ ràng phương pháp giáo dục của nước ta chưa thực sự mang lại cảm hứng cho học sinh, vì vậy nhiều kiến thức dù có ích thật nhưng nhiều người lại cảm thấy thừa thãi, không muốn học. Việc học có xu hướng để lấy điểm, danh hiệu, mang nhiều lý thuyết, ít tính thực tế. Nhà trường, gia đình trang bị cho chúng ta khá ít về kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, cách tư duy, những bài học, chân giá trị về cuộc sống… Học để vào Đại học.

    Thậm chí những câu hỏi tưởng chừng đơn giản như chúng ta sống để làm gì, gia đình sẽ giúp gì cho ta trong cuộc sống, nên chọn cách sống thuận theo tự nhiên, sống cho riêng mình, chấp nhận, an phận với những gì mình có.. hay sống thật bùng nổ, biết vươn lên, nghĩ lớn và đóng góp, cống hiến cho gia đình, xã hội… nhiều người sẽ bỡ ngỡ, trả lời với những câu khá nông cạn, không giải thích thật thỏa đáng, thuyết phục cho những điều họ trả lời.

    Ở trường ĐH, rất nhiều sinh viên không thích những gì mình học, chỉ sống cho qua ngày tháng, chờ đến thời gian nghỉ học, những ngày cuối tuần thay vì tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn. Một trong những nguyên nhân chính của việc này chính là giáo dục.

    Theo một cách nào đó, giáo dục đã đẩy con người ra xa tài năng, năng lực thực sự của họ. Con người cũng giống tài nguyên thiên nhiên, cần đào sâu, khai phá mới thấy được tài năng, phải tạo tình huống thì nó mới bộc lộ. Và bạn nghĩ giáo dục sẽ tạo cho ******** huống đó? Thường thì KHÔNG, hầu hết mọi nền giáo dục đã và đang cải cách, nhưng như vậy vẫn chưa đủ, vì hiện trạng bây giờ vẫn vậy. Nhiều người vẫn chán bỏ giáo dục, vì nó không nuôi dưỡng tâm hồn họ, không nuôi dưỡng sức sống hay đam mê trong họ. Nền giáo dục hiện tại vẫn đang thiên theo hướng công nghiệp - sản xuất theo dây chuyền hàng loạt, hơn là nông nghiệp – dù chưa biết trước kết quả ra sao,nhưng phải vun đắp, uốn nắn, tạo điều kiện phát triển tốt nhất.

    Chúng ta chưa thể làm gì để có thể thay đổi, tác động lớn tới nền giáo dục, và thời gian để có một cuộc cải cách thực sự có lẽ còn chờ rất lâu. Vì vậy, hãy tự học tập, trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức ngay từ bây giờ.

    Bắt đầu từ hôm nay, bookbooming sẽ liên tục tổng hợp, cập nhật những nguồn tri thức bổ ích từ các nguồn khác nhau của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Qua đó, mọi người có thể cùng suy ngẫm, bàn luận và hướng đến một cộng đồng tri thức đỉnh cao; cùng nâng tầm dân trí, nhận thức người Việt.

    Ngày 22/9/2012
    Mang lại cuộc cách mạng giáo dục! (Bring on the learning revolution!) - Sir Ken Robinson


    Một bài thuyết trình thú vị bàn về giáo dục, phát triển tài năng con người của Ken Robinson.

    [YOUTUBE]Uueusb-tMMg[/YOUTUBE]
    Subtitles: bookbooming team

    Một số câu nói nổi bật trong clip:
    "Tôi đã gặp rất nhiều những người không thích những việc mình làm. Họ chỉ sống cho qua ngày đoạn tháng. Họ chẳng thích thú gì với những việc mình làm. Họ chịu đựng, thay vì tận hưởng nó và chờ đến kì nghỉ cuối tuần. Nhưng tôi cũng đã gặp những người say mê với công việc mình làm và không thể tưởng tượng liệu họ có thể làm việc gì khác."
    ...
    "... giáo dục, theo một cách nào đó, đã đẩy rất nhiều người ra xa tài năng thật sự của họ. Và tài nguyên con người cũng giống như tài nguyên thiên nhiên; chúng được vùi sâu bên trong Bạn phải cất công tìm kiếm. chứ chúng không nằm trên bề mặt. Bạn phải tạo ra tình huống để chúng có thể bộc lộ. Và có thể bạn đang nghĩ rằng giáo dục sẽ tạo ra những tình huống đó Nhưng thường thì không. Hầu hết mọi nền giáo dục trên thế giới đang được cải cách. Nhưng vậy vẫn chưa đủ. Cải cách chẳng còn tác dụng gì nữa, vì thực ra nó chỉ chắp vá thêm cho một món đồ đã vỡ Cái chúng ta cần -- và khái niệm được nhắc tới trong suốt mấy buổi hội thảo gần đây -- không phải là Cách tân mà là một cuộc Cách mạng trong giáo dục. Giáo dục phải được nhào nặn thành một thứ gì khác."
    ...
    "Những lề thói của quá khứ bình lặng không còn phù hợp với hiện tại đầy sóng gió. Thời cơ đang chồng chất cùng với khó khăn và chúng ta phải vươn lên cùng với thời cơ. Trong tình hình mới, chúng ta phải nghĩ theo cách mới và làm theo cách mới. Chúng ta phải giải phóng bản thân mình và nhờ đó chúng ta sẽ cứu được tổ quốc."
  6. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6
    Con người và môi trường hoạt động.

    Ta biết mọi sự vật đều có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nhau, đặc biệt là những cơ thể sống. Mỗi cá thể được xem như mỗi hạt giống mà việc sinh trưởng phát triển của nó phụ thuộc rất lớn vào môi trường xung quanh.
    Hạt giống muốn nảy mầm thì phải phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ, muốn phát triển thì phụ thuộc vào dưỡng chất, nắng mưa, gió, các tác động của ngoại cảnh.
    Con người cũng vậy, mỗi con người sinh ra thì môi trường nhỏ nhất là gia đình, ngôi nhà, lớn hơn tí nữa là nhà trường, làng xóm, và lớn hơn nữa là xã hội.

    Môi trường ta hiểu là cái gì nằm bên ngoài cơ thể nó bao gồm mọi yếu tố vật chất, tinh thần như: khí hậu, điều kiện vật chất, yếu tố văn hóa xã hội, tư tưởng, nhân cách, lối sống.
    Sự phát triển của con người phụ thuộc rất lớn vào môi trường, vì thế tạo ra môi trường cho con người hoạt động là hết sức quan trọng. Thông qua môi trường con người sẽ nhận thức thế giới và có cách thích ứng hiệu quả với nó. Môi trường là cách con người học tập, rèn luyện, và tìm ra những phương cách để thích ứng, chinh phục.

    Từ khi nhỏ con người tiếp cận với những thứ đơn giản, sơ đẳng, cơ bản, dần dần tiếp cận với những thứ phức tạp hơn và trí khôn của con người được hình thành từ đó.
    Không được tiếp cận và không được hướng dẫn thì con người không thể nào mà khôn ngoan lên được.
    Các hoạt vui chơi là rất quan trọng vì nhờ đó mà con người thiết lập các mối quan hệ xã hội, qua đó con người vận động toàn thân rất có ý nghĩa cho sức khỏe, qua đó con người biết cách nhận thức với thế giới xung quanh mình , nhận biết các tính chất vật lý của nó.

    Sự thành đạt sau này của mỗi con người đều có liên quan mật thiết với môi trường: sức khỏe, sự hiểu biết, tinh thần, đối nhân xử thế đều hình thành từ đây.
    Khi lớn lên và cho đến cuối đời cũng vậy, môi trường mãi mãi gắn liền với sự tồn tại phát triển của con người.

    Không có môi trường con người như bị trói buộc, cầm tù, như con hổ nhốt trong ***g, như con gấu bông trong tủ kính. Thậm chí con người không thể nào để mà tồn tại và phát triển được, những căn bệnh về thể chất và tinh thần sẽ dày vò thân xác. Các tệ nạn nảy sinh nhiều, nhân cách suy đồi, xã hội điên đảo.

    Môi trường không phải là thứ tự có mà phải được con người phát hiện tạo dựng nên sao cho ngày càng hữu ích. Mỗi con người đều phải cùng nhau tạo dựng nên các môi trường hữu ích như: sân chơi cho trẻ em và người lớn vui chơi nghỉ ngơi, môi trường học tập, làm việc, sinh hoạt cộng đồng. Cái mục đích lớn nhất của con người cuối cùng và đầu tiên là sự hòa nhập xã hội, sao cho cuộc đời nhiều niềm vui, con người có nơi để chia sẻ mọi điều.
  7. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6
    Tinh thần tương thân tương ái là điều rất quý, "một miếng khi đói bằng một gói khi no" , tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để ta xây dựng các mối quan hệ xã hội.
  8. lamtranmyttvnol.com

    lamtranmyttvnol.com Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2012
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Thay đổi lối sống

    Khi bạn lập kế hoạch cho một chế độ ăn, tập luyện để giảm cân thì việc đặt mục tiêu là hết sức cần thiết, nhưng điều cần thiết hơn là mục tiêu này phải có tính hiện thực. Lưu ý, một sự giảm cân được coi là lành mạnh và an toàn sẽ xảy ra khá chậm chạp và từ từ.

    Trước khi bắt tay vào thực hiện chế độ ăn và tập thể dục giảm cân, bạn hãy đặt ra một mục tiêu hợp lý ban đầu, ví dụ giảm 0,5kg mỗi tuần. Để đạt được mục tiêu này bạn phải tiêu thụ thêm 500 -1000 calo mỗi ngày so với mức thông thường nhờ chế độ ăn kiêng ít calo và tập thể dục đều đặn. Nếu cân nặng giảm quá nhanh thì có thể là do mất nhiều nước hoặc tiêu cơ hơn là tiêu mỡ, điều này rất nguy hiểm, đặc biệt ở các bệnh nhân đái tháo đường.

    Điều quan trọng thứ hai là phải đặt ra mục tiêu cho cả quá trình chứ không chỉ là mục tiêu ngắn hạn hay mục tiêu cuối cùng, ví dụ như phải duy trì được chế độ tập thể dục thể thao thường xuyên chứ không phải là mục tiêu giảm được 10 hay 20kg. Thay đổi thói quen trong cả quá trình chính là chìa khóa để đạt được thành công. Xin nhắc lại là hãy đặt ra các mục tiêu nhưng phải hiện thực, phù hợp và có thể đo đếm được, ví dụ như mục tiêu đi bộ 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.

    Có chế độ ăn lành mạnh

    Một chế độ ăn có khả năng giúp giảm cân bắt buộc phải có tổng lượng calo thấp. Một cách hạ thấp tổng lượng calo có hiệu quả là ăn nhiều các thức ăn thực vật như hoa quả, rau và ngũ cốc toàn phần. Cách khác đơn giản là hạn chế các thức ăn béo, nhiều mỡ, đồ ăn rán, quay... Đa dạng hóa bữa ăn cũng có thể giúp bạn đạt được mục tiêu mà không phải từ bỏ nhiều sở thích ăn uống.

    Chế độ ăn rất ít calo không phải là chế độ ăn tốt, xét về lâu dài. Các hướng dẫn điều trị không khuyến cáo chế độ ăn dưới 1.200 calo/ngày cho nam và dưới 1.400 calo/ngày cho nữ vì nếu bạn ăn quá ít thì sẽ có nguy cơ thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi đó sức khỏe của bạn cũng gặp nguy hiểm không kém khi bị béo phì.

    Tích cực vận động

    Nếu mỗi ngày bạn ăn bớt đi 250 calo thì một tháng bạn có thể giảm được 1kg vì 0,5kg mỡ tương đương 3.850 calo. Nhưng nếu bạn đi bộ thêm 30 phút trong 4 ngày mỗi tuần thì bạn có thể tăng được gấp đôi mức độ giảm cân (lên tới 2 kg mỗi tháng). Tập thể dục có tác dụng đốt bớt calo thừa, ngoài ra nó còn mang lại rất nhiều lợi ích khác. Ví dụ giảm mỡ ở bụng sẽ hạn chế rất nhiều nguy cơ bị xơ vữa động mạch, kháng insulin và đái tháo đường.
    Vì vậy hãy tận dụng các cơ hội trong cuộc sống hằng ngày để làm giảm cân như đi cầu thang bộ thay vì cầu thang máy, đỗ xe ôtô ở đầu xa bãi đậu xe, làm cái việc vặt trong nhà, hạn chế xem ti vi nhiều...

    Thay đổi lối sống

    Sau khi đã đánh giá những thách thức cản trở việc giảm cân, hãy cố gắng vạch ra một chiến lược thay đổi dần dần thói quen và thái độ đã cản trở những nỗ lực của bạn trong quá khứ. Nếu chỉ dừng lại ở việc nhận thức những thách thức mà không hành động thì bạn sẽ không bao giờ thành công. Nhưng nó giúp bạn lập kế hoạch đối phó để đạt tới sự thành công trong công việc giảm cân bây giờ và mãi về sau.

    Đôi khi bạn cũng gặp những thất bại, nhưng thay vì chán nản và từ bỏ thì bạn hãy tạm dừng và bắt đầu lại một cách nhẹ nhàng hơn vào ngày hôm sau. Nên nhớ rằng bạn có kế hoạch để thay đổi cả cuộc đời bạn nên thành công có thể sẽ không đến ngay, nhưng nếu mình tuân thủ đầy đủ, quyết tâm có cuộc sống khỏe mạnh thì kết quả sẽ đến và tương xứng với công sức của bạn.
  9. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6
    Sống để như thế nào và để làm gì, giáo dục thế nào.

    Con người được sinh ra theo bản năng tự nhiên của sinh vật nói chung. Để tồn tại thì cần phải có các nhu cầu tối thiểu là ăn, ở, mặc. Tuy nhiên, để thỏa mãn các nhu cầu đó thì không phải là giống nhau đối với từng người, từng dân tộc. Kẻ thừa người thiếu, lúc thừa lúc thiếu là chuyện thường xuyên xảy ra.
    Bởi vì là nhu cầu tối thiểu cần thiết nên nó cực kỳ quan trọng và vì thế nếu không cẩn thận thì đó là chuyện hệ trọng khó vượt qua.

    • Chuyện ở, khi còn nương tựa vào gia đình ta tưởng chừng như rất đơn giản như là một lẽ tất nhiên thường tình, nhưng khi tự lập thì đó là một chuyện không đơn giản tí nào và thế là cho đến bao giờ mới có một chốn nương thân cho tử tế là một câu chuyện dài không biết khi nào mới có hồi kết.
    • Chuyện mặc cũng vậy, mỗi mùa một thức, áo quần đi làm, đi chơi, ở nhà, lễ hội, thời trang cũng ngốn không ít tiền.
    • Còn chuyện ăn có lẽ là nỗi lo thường trực cho đến hết đời. Không đủ ăn thì có nghĩa là không sống, sống quặn quẹo. Việc kiếm miếng ăn là điều không dễ, ăn ngon, đủ dinh dưỡng lại càng khó khi dân số tăng cao, môi trường suy thoái.
    • Các nhu cầu khác như đi lại, đời sống văn hóa, tinh thần cũng là vấn đề nan giải vì tốn khá nhiều tiền.
    • Vấn đề, giới tính và ******** là vấn đề có tính quan trọng hàng đầu vì nhờ nó mà có sự phát triển về dân số, tạo lập các mối quan hệ xã hội và bao chuyện của đời sống cũng xoay quanh vấn đề này. Các xã hội, từng nơi từng người có cái nhìn về vấn đề này không giống nhau, nhưng suy cho cùng là do tính rất quan trọng của nó. Các định kiến phân biệt nam nữ, các quy định về mối quan hệ nam nữ cho thấy rõ điều này.
    Tóm lại, để có những nhu cầu tối thiểu thì không đơn giản chút nào. Nhiều khi cả cuộc đời cũng chỉ phấn đấu cho những điều tối thiểu đó. Từ đó ta suy ra rằng các vấn đề quan trọng để tồn tại của con người vẫn giống hệt của các sinh vật khác và là vấn đề mang tính thời sự cấp thiết.

    Căn cứ vào cơ sở khoa học đó mà ta định hướng cho các suy nghĩ và hành động cho hợp lý. Như ở Việt Nam coi giáo dục là vấn đề hàng đầu, tuy nhiên cái quan trọng là giáo dục thế nào để con người có khả năng tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp thì vẫn là một câu hỏi lớn. Đây là cái đích quan trọng của giáo dục mà vẫn chưa làm được. Thiếu việc làm, kỹ năng sống, nhân cách lối sống, khả năng làm việc, lương thấp là thứ mà người dân Việt Nam coi là vấn đề nan giải. Vậy giáo dục để làm gì khi mà những điều cơ bản vẫn không giải quyết được, trong khi tốn bao công sức tiền bạc, thời gian cho giáo dục.

    Như vậy, phải quay lại xem giáo dục ở Việt Nam là thế nào:
    • Đó là một nền giáo dục thụ động, giáo điều, đơn điệu, rập khuôn, trì trệ. Là một nền giáo dục chạy theo số lượng, hình thức, máy móc, chiếu lệ.
    • Nền giáo dục mà chỉ thả nổi cho nhà trường mà thôi, không có sự gắn kết với đời sống, không thiết thực. Nên nhớ, người ta chết vì thiếu nơi ăn chốn ở và do lối sống chứ không chết vì thiếu chữ nghĩa.
    • Giáo dục hấp tấp,nóng vội, mong nhồi nhét nhanh chóng cho học sinh những kiến thức chuyên sâu trong khi những điều căn bản lại không biết. Như vậy, có thể nói là giáo dục Việt Nam giống như việc xây dựng một ngôi nhà cao tầng trên một đầm lầy, càng xây càng lún, càng đổ.
    Hậu quả, nhà trường chỉ như là cái sân chơi mà không có đồ chơi, chỉ biết nhìn nhau, chọc ghẹo nhau nhưng cuối cùng vẫn thừa thầy thiếu thợ ?!
    Một nền giáo dục nhân văn, vì con người là cái mà Việt Nam thiếu.

    Theo tôi nghĩ một nền giáo dục chân chính và có hiệu quả phải dựa trên ba yếu tố căn bản là: kinh tế, mối quan hệ xã hội và hiểu biết về tự nhiên trên cơ sở thiết thực với từng đối tượng học sinh.
    Thứ nhất là kinh tế: phải dạy cho người ta cách làm giàu, có một việc làm tốt, cách kiếm ra tiền. Đây là cái nền tảng cũng là cái đích của đời sống.
    Thứ hai là các mối quan hệ xã hội: tinh thần tương thân tương ái, nhân cách, lối sống khoa học; con người có tâm hồn, có đời sống tinh thần phong phú.
    Thứ ba là kiến thức về tự nhiên: hệ sinh thái, đất đai, đồi núi, khí quyển các hiện tượng tự nhiên và chỉ cần ở mức độ căn bản. Chuyên sâu chỉ dành cho những đối tượng học sinh theo hướng làm cán bộ điều hành, quản lý, chuyên gia theo từng lĩnh vực.
    Từ đó mà thiết kế các chương trình học cho phù hợp cho từng đối tượng học sinh, từng giai đoạn.

    Việc thiết kế một chương trình học hợp lý sẽ giảm thời gian học, hiệu quả tăng lên nhiều. Khi ra trường các em tất sẽ thành người có ích. Khi đó, chương trình phổ thông đến lớp 9 là quá đủ.
    Sau đó đào tạo theo hai hướng cơ bản: là cán bộ sẽ học chuyên sâu về các mảng xã hội, hay khoa học kỹ thuật chuyên biệt để tạo thành cán bộ điều hành, quản lý, chuyên gia; hướng khác là đào tạo nghề cho công nhân kỷ thuật, cán bộ cơ sở.
    Số còn lại vẫn có thể tự hành nghề tốt với các nghề giản đơn hay được tham gia đào tạo các khóa ngắn hạn. Sự trưởng thành của họ còn nhờ khả năng tự đào tạo thông qua đời sống.

    Chính trị, quân sự, an ninh và sư phạm cũng được coi là nghề bình đẳng như bao nghề khác và có cách thức đào tạo, các mức trình độ cũng như vậy.

    Nhận xét: khi đó sẽ không có việc học lan man, vô bổ, lãng phí đào tạo. Sự trưởng thành sớm và đúng hướng, sự phân công lao động hợp lý, sự thích ứng tốt sẽ là một sức mạnh to lớn cho xã hội.


  10. sinhvienmaugiao

    sinhvienmaugiao Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/06/2012
    Bài viết:
    811
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này