Đời luận Thúy Kiều. Ở đời, người ta có luận anh hùng chứ làm gì có luận Thúy Kiều. Ậy mà có, có mà có nhiều nữa! Từ cụ Nguyễn Khuyến, cho đến Bác Phan Văn Trị, đến danh gia như Nguyễn Công Trứ hay Huỳnh Thúc Kháng đều có ngâm có vịnh có khen có chê. Lâu nay chúng ta quen nghe khen, mà quên chê, nào là Thúy Kiều hiếu nghĩa với cha mẹ, trọng tình trọng nghĩa với Kim Trọng. Nhưng mà xem ra thì chưa chắc, là cái gì Thúy Kiều cũng tốt Thúy Kiều cũng đẹp như ta tưởng. Có người còn phê phán khá nặng kiểu như: ?oKhóa cửa phòng xuân để đợi chờ Mà em mất nết tự bao giờ.? Nghe đau thật! nhưng mà ngẫm nghĩ lại thấy cũng đúng. Phương Tây có câu ngạn ngữ: ?oGieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận?. Như vậy thì Thúy Kiều cũng phải có lỗi gì chứ? Đành rằng hoàn cảnh đưa đẩy nhưng mà cũng chẳng lẽ ta cứ xuôi theo hoàn cảnh rồi đổ cho số phận mãi sao. Ngán cái cảnh Kiều ?othanh y hai lượt thanh lâu hai lần?. Ừ thì thôi cho rằng Kiều bán mình cho họ Mã là vì hiếu đi! Rồi nàng lại ?oqua tay Từ Hải, đến Hồ Tôn Hiến rồi lại vào thanh lâu lần 2 vậy thì trong ở đâu mà đục ở đâu? Đọc truyện Kiều để khen cái ý tứ sâu sắc để khen cách cùng từ tuyệt diệu của Nguyễn Du thì tôi hoàn toàn đồng ý nó là một kiệt tác. Nhưng đọc để khen Thúy Kiều là hay là tốt là đẹp là tiêu biểu cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến thì cần phải xem lại. Nếu xét từng hành động của Kiều riêng lẻ ta thấy Kiều là người đa sầu đa cảm, nhưng nếu nhìn lại cuộc đời Kiều một cách tổng quát, suyên suốt trong toàn bộ Truyện Kiều thì ta thấy hình như hành động của Kiều có điểm gì đó đi trái với thuần phong mỹ tục người Việt Nam và trái với cả 8 chữ ?oAnh hùng bất khuất trung hậu đảm đang? của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và người phụ nữ Á Đông nói chung. Để bài này có thêm trọng lượng tôi post thêm một bài thơ của Bài này của Huỳnh Thúc Kháng. (tôi trích một đọan) ? Muôn ác tà dâm ấy sự đầu Tình đâu đâu mà hiếu đâu đâu! Theo trai gác xó lời cha mẹ Làm đĩ đành thân tiếng ngựa trâu Nghiêng nước trận cười gương mấy kiếp Đắm người để tội sắc ngàn thu Tiên Điền cụ nghĩ mua vui vậy Biết nỗi người sau dại thế ru!? honghoavi
Cái gã này...thật là chán.Bài thơ đấy tui cũng từng đọc,nguyên văn như thế này này: Khóa cửa buồng xuân luống đợi chờ Mà em mất nết tự bao giờ Chàng Kim bõ công theo dai dẳng Viên ngoại chiều con chết ngẩn ngơ Kiếp trước hẹn hò con đĩ Đạm Duyên sau lại gặp bố cu Từ 15 năm ấy bao nhiêu sướng Còn trách làm chi gã bán tơ... Đọc xong cứ tức anh ách...Mà bài thơ này vốn cũng có điển tích.Vốn dĩ có một gã họ Từ tên Đạm,gã này sống cùng thời vói những Tú Xương,Nguyễn Khuyến...cũng tập tạnh bước vào văn đàn.Nhưng mà gã này vốn bất tài vô tướng ko hiểu sao thi đỗ trạng nguyên mói chết dở,gã được bổ nhiệm làm chi huyện ở đâu đó (em chẳng nhớ nổi nữa).Văn nhân sĩ tử nhà ta thời đấy ghét hắn lắm mà hắn vẫn nhơn nhơn tự cho mình thuộc loại hay chữ.Một lần hắn bắt được một anh học trò ko biet pham tội gì.Hắn liền bảo anh làm một bài thơ vịnh Kiều,hay thì tha,dở thì đánh và đó là nguyên do có bài thơ trên.Hắn biết 2 chữ Từ Đạm trong bài có ý chửi hắn nhưng cũng ko có cách nào khác đành tha anh học trò.Em mà thế em chẳng đè ra đánh cho 50 trượng chứ đừng...thật là. Mà thôi...em xin bác đừng nên phê phán nàng Kiều tại vì nó buốn cười lắm...lý do có lẽ khỏi phải nói nhỉ.
Chào các bác! Mạn phép xin được phát bểu. Đúng là từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, lượn vòng qua anh Tàu một tí, cũng chỉ thấy người ta đàm nhiều về Truyện Kiều, còn luận về riêng nàng Thuý Kiều, cũng như riêng về Kim, về Từ, về Mã, về Tú bà, về Sở.... thì hơi ít. Hôm nay mới có thời gian lượn vào đây, kể ra cũng mừng. Tưởng đâu thiên hạ thời nay không hứng gì với Truyện Kiều nữa chứ? Nay vẫn thấy có kẻ băn khoăn thì thật quý hoá quá. Vốn em ngày xưa hay được má mì lảy Kiểu ru ngủ các bác ạ. Đâm ra, thấy có duyên có nợ với hơn nghìn câu Lục Bát ấy ra phết. Cơ mà cụ nhà cũng chỉ lảy thôi chứ chẳ phân tích gì sất. Ấy thế cho nên em cũng phải nhặt nhạnh lung tung suốt. Từ ngày biết quý Từ điển Truyện Kiều của cụ Đào Duy Anh, đâm ra em mới thấy đúng là Truyện Kiều nó giá trị lắm lắm, dân "tây" nó cũng phải sùng cơ mà. Chứ thật tình mà nói, một dạo mới học trong sách giáo khoa cấp 2 ấy, em cũng ghét Kiều lắm. Người đâu cứ hay suy nghĩ vẩn vơ, khóc lóc vớ vỉn chỉ vì một cái nấm mồ ven đường, rồi lại mờ mắt vì một gã quân tử èo uột têm Kim Trọng. Thật chả ra làm sao. Ừ thì có hiếu, bán mình để cứu cha, cứu cả gia đình. Nhưng bán rồi thì chết quách cho xong. Thiếu gì cách tự tử? Ấy vậy mà để cho hết Sở đến Thúc, rồi Hồ nó vần vò nhầu nhĩ ra rồi mới đi chết. Thật không hiểu nổi? Có Từ rộng lượng yêu thương thì lại khiến Từ chết đứng. Ôi chao, đàn bà con nhà đài các có học có hành, lại từng trải từng gặp bao nhiêu loại đàn ông đến tìm chốn lầu xanh, ấy thế mà ngu độn, nông cạn đến mức để thằng người ngoài nó lừa cho, làm chồng uất quá đến mức đột tử như vậy. Thế có yêu quý Kiều nổi không? Ai chứ em thì em chẳng bao giờ đi khóc lóc thương xót cho nấm mồ Kiều như Kiều khóc Đạm. Mà nguyên cái chuyện dúi chàng Kim cho cô em gái đã là không chấp nhận được rồi. Tại sao để cho em dùng second-hand của mình chứ? Ừ thì cô Thuý Vân có cái mặt kiểu hơi "thiểu năng trí tuệ" cũng chẳng ngẫm ra được đến thế. Rõ là nẫu lắm. Ngẫm Kiều, đến Vân, rồi thì cả Đạm Tiên, em đâm ra ngẫm thêm Tú bà, Hoạn Thư. Rặt một loạt đàn bà thời ấy. Ôi, cũng may là cụ Nguyễn Du hư cấu từ truyện của anh Tàu, chứ mà nguyên bản từ những người Việt ta thì em uất đến chết. Đàn bà thời ấy chả thấy có cái gì được cả. Như bác honghoavi nói đấy: ta thấy hình như hành động của Kiều có điểm gì đó đi trái với thuần phong mỹ tục người Việt Nam . Nhưng thôi, dù sao cụ Du cũng đã kể được hết 15 năm đời Kiều với bấy nhiêu sóng gió. Nếu Kiều không sa vào chốn nọ chốn kia thì sao ta có thể biết đến những cái khung cảnh thời xưa?