1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi nét giới thiệu về đất nước Hàn Quốc & album ảnh

Chủ đề trong 'Hàn Quốc' bởi clride, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. baby_moon

    baby_moon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0

    CÁC MÔN THỂ THAO TRUYỀN THỐNG

    Các tài liệu còn lưu giữ cho thấy người Hàn Quốc cổ có rất nhiều trò chơi thể thao truyền thống, như thả diều, chơi kéo co, geune, jegichagi, neolttwigi, taekwondo và ssireum. Thả diều là một trong những trò chơi phổ biến nhất vào mùa đông khi trời có gió mạnh. Theo truyền thống, những ngày đầu Năm mới thường là những ngày mà mọi người cùng nhau thả rất nhiều con diều có hình dáng và màu sắc phong phú.
    Trò chơi kéo co của người Hàn Quốc thường thu hút những nhóm đông các người dân làng cùng chơi, họ chia thành hai đội. Các thành viên của hai đội cùng nắm vào sợi dây thừng dài được bết từ các sợi rơm và cố gắng kéo thật mạnh sợi thừng, vì họ tin rằng bên thắng cuộc trong trò chơi sẽ có được một vụ mùa bội thu.
    Geune là một trò chơi phổ biến dành cho phụ nữ, và thường được chơi vào ngày Dano, Tết Đoan Ngọ vào tháng Năm hoặc tháng Sáu hàng năm. Có rất nhiều kiểu chơi, người chơi có thể đu đơn hoặc đu đôi trên hai sợi dây thừng treo từ trên cao.
    Jegichagi là trò chơi dành cho các bé trai, thường được chơi vào mùa đông. Quả cầu được làm từ những đồng xu cũ có một lỗ ở giữa, sau đó được bọc giấy hoặc vải, những chiếc lông (chim, gà, vịt...) được cắm xuyên qua đó và vòng quanh đồng xu theo hình tròn. Người chơi đá cầu bằng một chân hoặc cả hai chân, và người đá cầu được lâu nhất mà không để quả cầu rơi xuống đất sẽ giành chiến thắng.
    Neolttwigi gần giống với trò chơi bập bênh ở châu Âu. Trò chơi này sử dụng một ván dài gọi là neol, một túi đầy thóc hoặc trộn lẫn cả thóc và rơm được đặt ở giữa miếng ván. Hai bé gái mặc trang phục truyền thống màu sắc rực rỡ ngồi ở hai đầu của tấm ván và lần lượt làm cho nhau nảy lên không trung.
    Trong tất cả các trò chơi truyền thống còn tồn tại tới bây giờ, môn võ thuật Taekwondo được biết đến nhiều nhất trên thế giới, và là môn thể thao quốc tế duy nhất được chính thức công nhận là được sinh ra từ Hàn Quốc và được nhiều người trên thế giới luyện tập.
    Taekwondo sử dụng toàn bộ cơ thể, đặc biệt là hai tay và chân, nhưng đồng thời cũng rèn luyện tính cách qua những bài tập thể lực cùng với những kỹ thuật đảm bảo tính kỷ luật. Môn võ thuật tự vệ này đã trở thành môn thể thao quốc tế từ một phần tư thế kỷ nay với khoảng 3000 huấn luyện viên người Hàn Quốc hiện đang dạy Taekwondo tại hơn 150 quốc gia.
    Bằng chứng về sự tồn tại của Taekwondo với tính chất là một phương pháp phòng thủ có hệ thống bằng cách sử dụng những phản xạ bản năng của cơ thể bắt nguồn từ những môn chơi có tính nghi lễ được tổ chức trong các sự kiện tôn giáo trong kỷ nguyên của các nhà nước bộ lạc cổ đại.
    Trong các nghi lễ tôn giáo như Yeonggo, Dongmaeng (một kiểu lễ tạ ơn Trời) hay Mucheon (Thiên vũ), người Hàn Quốc cổ thường thực hiện những động tác đặc trưng cho sự rèn luyện thể chất và những động tác này đã dẫn đến sự phát triển trường phái Taekwondo.
    Ở Hàn Quốc, Liên đoàn Taekwondo có 3,8 triệu hội viên và là tổ chức thể thao đông đảo nhất trong Uỷ ban thể thao Hàn Quốc. Liên đoàn Taekwondo thế giới (WTF) có trụ sở đặt tại Seoul, đã chính thức được công nhân là cơ quan quản lý môn thể thao này do Uỷ ban Olympic quốc tế công nhận năm 1980. Taekwondo là môn thể thao tiêu biểu trong đại hội thể thao Seoul Olympics 1988, điều này cho thấy Taekwondo đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
    Taekwondo chính thức trở thành môn thể thao thi đấu giành huy chương bắt đầu từ Olympic 2000 tổ chức tại Sydney.
    Ssireum, môn vật truyền thống của Hàn Quốc, cũng là một môn thể thao thi đấu dân gian, trong đó hai đấu thủ nắm vào satba (dây vải thắt quanh lưng và bắp đùi), sử dụng toàn bộ sức mạnh và các kỹ thuật của mình để vật đối thủ xuống sàn đấu. Lịch sử môn vật truyền thống Ssireum bắt đầu cùng thời với sinh hoạt cộng đồng bắt đầu hình thành. Trong xã hội cổ, con người phải chiến đấu để chống lại những loài thú hoang, không phải chỉ để tự vệ, mà còn để tìm thức ăn. Bên cạnh đó, các cộng đồng này không thể tránh khỏi việc xung đột với những bộ tộc khác. Vì vậy con người phải luyện tập những hình thức võ thuật khác nhau để bảo vệ chính mình.
    Người thắng cuộc trong mỗi giải đấu Ssireum theo tập tục sẽ được tặng thưởng một con bò, không chỉ là biểu tượng của sức mạnh mà còn là một vật có giá trị trong xã hội nông nghiệp.
    Trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, Ssireum vẫn nổi bật như một môn thể thao thu hút nhiều người, chứ không chỉ đơn thuần là một trò thi đấu dân gian được tổ chức vào các ngày lễ hội. Hiệp hội Ssireum Hàn Quốc cũng đã rất thành công trong việc quảng bá cho thế giới biết đến môn vật này thông qua việc tổ chức những trận thi đấu có chất lượng cao. Ssireum giờ đây đã nổi tiếng như là một trong những môn thể thao quốc gia được nhiều người yêu thích đến nỗi các trận đấu vật đều được tường thuật trên truyền hình để mọi khán giả đều có thể theo dõi tại nhà.Với các luật đấu và nguyên tắc được điều chỉnh phù hợp hơn, Ssireum không ngừng phát triển từ một môn vật truyền thống kết hợp với các phương pháp tự vệ để trở thành một môn thi đấu dân gian được nhiều người yêu thích và đã trở thành một phần trong cuộc sống của người Hàn Quốc ngày nay.

    Được baby_moon sửa chữa / chuyển vào 23:29 ngày 17/03/2004
  2. baby_moon

    baby_moon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    DANH SÁCH CÁC DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI



    UNESCO đã nhận ra những giá trị độc đáo và đặc điểm riêng biệt của nền văn hóa Hàn Quốc, rất khác biệt so với văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản, đã công nhận những tài sản văn hóa của Hàn Quốc là di sản văn hóa thế giới. Những di vật có được niềm vinh dự này là Đền Pulgukssa ở thế kỷ thứ 8, Hang Seokguram, cả hai đều ở Kyongju, Tỉnh Gyeongsangbuk-do, những phản gỗ Tripitaka Koreana (dùng để in kinh Phật) và Janggyeongpanjeon (một địa danh cổ xưa lưu giữ những tấm phản gỗ này. tại đền Haeinsa tại tình Gyeongsangnam-do, Jongmyo Shrine và Cung Changdeokgung ở Seoul, và pháo đài Hwaseong tại Suwon. Vào năm 2000, hai di sản của Hàn Quốc đã được thêm vào danh sách này, đó là mộ đá thời tiền sử tại Gochang, Hwasun và Ganghwa, và toàn bộ khu vực Gyeongju, thủ đô của Vương quốc Silla cổ đại, nơi một lượng không thể đếm được các di sản văn hóa và lịch sử đang được gìn giữ hết sức cẩn thận.
    Đền Bulguksa được xây dựng trong suốt khoảng thời gian 23 năm trong thời kỳ Silla (57 trước CN tới 935 sau CN). Được xây dựng bằng hàng ngàn những bậc đá, Bulguksa nổi bật lên trên địa hình rậm rạp cây cối của đồi núi Tohamsan.
    Trong đền có hai tháp Seokgatap và Dabotap và các cầu thang Cheongungyo, Baegungyo và Chibogyo, được gọi là những chiếc cầu vì có là con đường dẫn đến thế giới vĩnh hằng của Bulguk, thế giới của Phật giáo, hai tượng đức Phật mạ đồng, và những vật hết sức đặc sắc trong và ngoài sân chùa.
    Nổi bật trong khoảng sân nhỏ của Daeungjeon là hai tháp đẹp nhất của Hàn Quốc. Tháp Seokgatap cao 8,3m (Tháp của tượng Phật thích ca) và Dabotap (Tháp của nhiều bảo bối) đều được xây dựng vào năm 756. Theo sử sách cho biết Kim Dae-seong đã xây dựng chúng cho bố mẹ của ông, có lẽ đó là tại sao Seokgatap có giống nam thuộc về giống nam và trong khi đó Dabotap lại thuộc về giống đực. Seokgatap biểu tượng cho sự giản dị và phẩm cách trong sáng trong khi đó Dabotap được trang trí hết sức đẹp mặt. Seok với phong cách hết sức giản dị và gồm 3 tầng đại diện cho sự vươn lên về tinh thần đối với những luật lệ của Phật thích ca, trong khi đó tháp Dabotap được trang trí hết sức công phu, lộng lẫy biểu tượng cho sự phức tạp của thế giới.
    Hang Seokguram được xây dựng cùng thời gian với chùa Bulguksa. Nó đã được tu sửa lại rất nhiều lần trong những năm qua. Đây là một hang đá được làm giả tạo trong đó có tượng của 39 Đức Phật. Giống như cấu trúc của vùng phụ cận của đèn Bulguksan, hang được làm bằng đá granit.
    Seokguram gồm một không gian hình chữ nhật và một không gian nội thất hình trọn với trần vòm, được liên kết với nhau bằng một hàng lang nhỏ. Được đục đẽo từ một khối granite duy nhất, tượng chính của Đức Phật cao 3,5m ngồi bắt chéo chân trên một đài sen hướng về hướng động, hai mắt khép lại trong sự suy tưởng, với một vẻ bình thản và biểu hiện của một sự hiểu biết hiện ra trên khuôn mặt.
    Haeinsa Janggyeongpanjeon là nơi lưu trữ Tripitaka Koreana, bao gồm 81,340 các phản in bằng gỗ, phiêu bản thời kỳ Goryeo của các quy tắc Phật giáo. vứoi hơn 52 triệu chữ Hán được diễn tả hết sức rõ ràng, đây nổi tiếng là những quy tắc cổ nhất và dễ hiểu nhất tồn tại trên thế giới ngày nay.
    Miếu thờ Jôngmy được khánh thành vào năm 1395, 3 sau khi khi Triều đại Choson được thành lâp, để gìn giữ những di vật của nhà vua và hoàng hậu. Những lễ thờ cúng tổ tiên của Joseon được tổ chức vào mỗi Chủ nhật đầu tiên của tháng Năm tại Jongmyo. Một loạt nhạc tế lễ đặc biệt có lên là Jeryeakd được chơi theo suốt trình tự của buổi lễ.
    Cung Changdeokgung được xây vào năm 1405, sau đó đã bị đốt trụi vào năm 1592 trong thời kỳ chiếm đóng của thực dân Nhật và sau đó đã được phục hồi. Bản thân cung là một công trình được xây dựng theo yêu cầu song đặc biệt rất đáng nghi nhớ bởi khu hậu viên có tên gọi Huwon, được gần xa ca ngợi bởi phong cảnh hết sức tươi đẹp và những khu vườn giàu tính sáng tạo. Khu vườn này, nằm trên khuôn viên rộng 300.000 mét vuông của tổng diện tích 405,636 mét vuông của toàn bộ cung, được trải ra với vẻ đẹp hết sức ngoạn mục với những sảnh đường, tòa nhà, hồ sen, những tảng đá có hình thù độc đáo, những cầu đá, những cầu thang, những dòng nước và suối rải rắc giữa những khu cây cối rậm rạp, đầy đủ những yếu tố cần thiết của một khuôn viên theo phong cách truyền thống của Hàn Quốc.
    Pháo đài Hwaseong được xây dựng trong 34 tháng tại Suwon, phía Nam Seoul, vào năm 1796. Phần bên ngoài của pháo đài kéo dài 5,743m vẫn còn tồn tại. Vào năm 1997, UNESCO đã ghi danh nơi này vào Danh sách những sự kiện tưởng nhớ của thế giới với mục đích gìn giữ những bản ghi chép và những tài liệu đã mở ra một chân trời mới của khoa học vào chính thời kỳ mà pháo đài này được xây dựng.
    Trong số những di sản ghi chép của Hàn Quốc, Hunminjeongeu, và Joseonwangjosillok cũng có trong bản danh sách. Hunminjeongeum (hệ thống âm tiết đúng đắn để giáo dục dân chúng ) là cuốn sách vỡ lòng để giáo dục Hangeul, bản chữ cái tiếng Hàn Quốc được phát minh bởi người kế thừa thứ 4 triều đại Joseon, vua Sejong.
    Bảng chữ cái mới được công bố khi vua Sejong ở năm thứ 28 trên ngai vàng, vào năm 1446. Joseonwangjosillok (sử lục Triều đại Joseon) nối tiếp truyền thống chuẩn bị những tài liệu lịch sử của mỗi một triều đại, bắt đầu từ năm 1413 với Sử lục của Vua Taejo, người lập ra và là vị vua đầu tiên của Triều đại Joseon, và được tiếp tục đến cuối triều đại.
    Sử lục do các nhà sử học phác thảo của Phòng biên soạn sử (Chunchugwan) và để bảo đảm sự lưu truyền, các bản sao chép được gìn giữa tại những kho lưu trữ đặc biệt được đặt tại các khu vực khác nhau trong nước. UNESCO cho biết tổ chức này đã cho các di sản của Hàn Quốc vào danh sách bởi sự đóng góp với thể giới bởi những di sản văn hóa đặc sắc của Hàn Quốc.

     ... GONE WITH THE WIND ...
  3. baby_moon

    baby_moon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Đây là một số ảnh mà bạn black_dalki đã gửi.
    Suoul


    Busan


    Giueongju

    Jeju
     ... GONE WITH THE WIND ...
  4. baby_moon

    baby_moon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    LỄ HỘI

    Ở Hàn Quốc, truyền thống vui chơi sau vụ thu hoạch mùa thu và đón chào năm mới trong không khí vui vẻ, phấn chấn còn được kéo dài đến các thời vua và các triều đại sau này, mặc dù mỗi triều vua đều có những sửa đổi riêng cho ngày hội có một phong cách riêng. Do nhịp sống tất bật của cuộc sống hiện đại, Hàn Quốc ngày nay đã mất đi rất nhiều những ngày lễ truyền thống.
    Trước đây, lễ hội chỉ là sự cử hành những lễ nghi tôn giáo lãng phí. Cho tới thời kỳ các vương quốc liên minh thì lễ hội tạ ơn Trời đã cho vụ mùa bội thu mới được chính thức tổ chức. Các lễ hội đó là yeonggo (múa trống gọi hồn) của Buyeo, dongmaeng (nghi lễ cúng tổ tiên) của Goguryeo, và mucheon (thiên vũ) của Dongye. Các lễ hội thường được tổ chức vào tháng thứ mười trong năm, tính theo năm âm lịch, sau mỗi vụ mùa, chỉ trừ lễ yeonggo được tổ chức vào tháng thứ 12.
    Truyền thống vui chơi sau vụ thu hoạch mùa thu và đón chào năm mới trong không khí vui vẻ, phấn chấn còn được kéo dài đến các thời vua và các triều đại sau này, mặc dù mỗi triều vua đều có những sửa đổi riêng cho ngày hội có một phong cách riêng. Do nhịp sống tất bật của cuộc sống hiện đại, Hàn Quốc ngày nay đã mất đi rất nhiều những ngày lễ truyền thống.
    Nhưng một số ít ngày lễ vẫn được kỷ niệm tưng bừng cho tới ngày nay. Một trong những ngày lễ đó là lễ Seol, ngày đầu tiên trong năm theo lịch âm, thường rơi vào cuối tháng Một hoặc đầu tháng Hai theo lịch dương. Đây là dịp để mọi thành viên trong gia đình đoàn tụ.
    Mọi người đều mặc áo truyền thống hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất, cả gia đình cử hành lễ thờ cúng tổ tiên. Sau nghi lễ này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình.
    Những ngày lễ lớn khác trong năm là Daeboreum, ngày trăng tròn đầu tiên trong năm sau Seol. Vào ngày này, nông dân và ngư dân thường cầu nguyện cho một mùa trồng trọt và một vụ cá bội thu, các gia đình cầu mong một năm làm ăn phát đạt, tránh được mọi điều rủi ro, xui xẻo bằng cách chuẩn bị các món ăn đặc biệt từ các loại rau xanh có trong mùa.
    Vào dịp lễ Dano (Tết Đoan Ngọ), ngày thứ năm trong tháng thứ năm theo lịch âm, nông dân nghỉ công việc đồng áng cả ngày để tham gia lễ hội đánh dấu việc gieo trồng đã hoàn thành, trong khi phụ nữ gội đầu bằng loại nước thơm đặc biệt đun từ lá mống mắt với hy vọng sẽ tránh khỏi mọi điều không may mắn. Dano (Tết Đoan Ngọ) trước đây đã là ngày lễ lớn, nhưng càng ngày sự quan tâm của mọi người càng bị giảm bớt, nên nay chỉ còn được duy trì theo nghi thức truyền thống ở một số ít nơi.
    Chuseok (Rằm trung thu), ngày trăng tròn nhất trong năm rơi vào ngày 15 tháng tám theo lịch âm, có lẽ là ngày lễ được người Hàn Quốc ngày nay tham gia đông đủ nhất.
    Những dòng xe chật kín đường cao tốc và tất cả các cơ quan, cửa hàng đều đóng cửa trong ba ngày. Các thành viên trong gia đình đoàn tụ, bày tỏ lòng thành đối với tổ tiên và đi thăm mộ gia đình. Người thành phố thường trở về quê hương để tham dự lễ Chuseok. Những người trở về quê trong dịp lễ này thường phải đặt trước vé tàu hoả hay máy bay vài tháng.
    Trong số những ngày lễ còn tồn tại đến ngày nay có lễ Phật Đản, rơi vào ngày tám tháng Tư theo lịch âm, và lễ Giáng Sinh không chỉ có người theo đạo Cơ đốc mà cả thanh niên trẻ cũng tham gia. Vào ngày Phật Đản, một nhóm đông các Phật tử diễu hành qua trung tâm Seoul, các đường phố chính ngày hôm đó cũng được trang hoàng với những chiếc đèn Phật giáo hình hoa sen.
    Có một số ngày lễ dành cho gia đình cũng có ý nghĩa quan trọng đối với người Hàn Quốc và người ta thường cử hành bằng cách tổ chức tiệc tùng và các trò vui chơi. Đó là ngày baegil, kỉ niệm 100 ngày kể từ ngày em bé ra đời; dol, kỉ niệm sinh nhật đầu tiên của bé và hoegap hay hwangap, kỉ niệm sinh nhật lần thứ 60, được coi là lễ kỉ niệm tròn một vòng quay 60 năm trong đời một con người theo quan niệm Hoàng đạo Phương đông. Những ngày đặc biệt này thường được tổ chức náo nhiệt đặc biệt khi tỉ lệ tử vong sơ sinh cao và tuổi thọ con người còn thấp.
    Những dịp như vậy được tổ chức như một ngày hội trong đó có sự tham dự của cả những người họ hàng xa, nhưng ngày nay chỉ có các thành viên trong gia đình tham gia các dịp này. Đối với lễ hoegap, ngày càng có nhiều người có vị trí trong xã hội chuyển hình thức kỷ niệm sang đi du lịch nước ngoài thay cho làm lễ kỉ niệm tại nhà.
    CÁC NGÀY QUỐC LỄ
    1/1: Năm mới- Seol: Đây là ngày đầu tiên trong năm và là ngày nghỉ đối với cả nước. Ngày đầu tiên của tháng đầu tiên theo lịch âm; một ngày trước và một ngày sau ngày này cũng là ngày nghỉ.
    1/3: Ngày độc lập: Ngày này đánh dấu các phong trào giành độc lập trên quy mô rộng lớn đòi tự do từ ách thực dân Nhật năm 1919.
    5/4: Tết trồng cây: Ngày cả nước trồng cây xanh.
    5/5: Tết thiếu nhi: Ngày có nhiều hình thức vui chơi cho trẻ em.
    Lễ Phật Đản: Ngày thứ tám trong tháng thứ tư tính theo lịch âm. Các nghi lễ trang nghiêm được tổ chức tại các đền chùa Phật giáo. Đỉnh cao của các hoạt động lễ hội trong ngày này làlễ rước đèn ***g ở trung tâm Seoul.
    6/6: Lễ tưởng niệm: Cả nước viếng hồn các liệt sĩ đã hi sinh trong chiến tranh bảo vệ đất nước. Lễ tưởng niệm được tổ chức ở Nghĩa trang Quốc gia.
    17/7: Ngày lập pháp: Ngày kỉ niệm sự công bố chính thức hiến pháp của Đại Hàn Dân Quốc năm 1948.
    15/8: Ngày giải phóng: Vào ngày này năm 1945, Hàn Quốc được giải phóng khỏi ách thống trị kéo dài 35 năm của thực dân Nhật. Ngày này cũng đánh dấu sự thiết lập Chính phủ Hàn Quốc năm 1948.
    Chuseok: Ngày thứ 15 của tháng thứ tám tính theo lịch âm, là một trong những ngày quốc lễ trong năm. Các gia đình tổ chức các nghi thức kỉ niệm tại nhà hoặc tại nghĩa trang gia đình. Họ cùng ngắm trăng tròn và cầu mong những điều tốt đẹp - hai đặc điểm quan trọng của buổi tối hôm đó.
    3/10: Ngày Quốc khánh: Ngày thành lập nhà nước Hàn Quốc đầu tiên do Dangun lập nên, năm 2333 trước CN.
    25/12: Lễ Giáng Sinh: Cả các tín đồ theo đạo và người không theo đạo Cơ đốc đều kỉ niệm ngày này, giống như ở các nước phưong Tây.



     ... GONE WITH THE WIND ...
  5. baby_moon

    baby_moon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC
    Ăn, mặc và ở là ba yếu tố quan trọng của đời sống con người. Bạn đã biết gì về lối sống của người Hàn Quốc.

    Có nhiều giả thuyết cho rằng con người ở Thời kỳ đồ đá cũ bắt đầu định cư trên bán đảo Triều Tiên cách đây khoảng từ 40.000 đến 50.000 năm, tuy nhiên vẫn cần phải xác định xem họ có phải là tổ tiên của người Hàn Quốc ngày nay hay không. Một số người Thời kỳ đồ đá cũ sống trong hang động, số khác xây chỗ ở trên mặt đất bằng. Họ sống bằng hoa quả và các loại rễ cây có thể ăn được và bằng săn bắt, câu cá.
    Con người ở Thời kỳ đồ đá mới xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên khoảng năm 4000 trước công nguyên. Người ta tìm thấy dấu vết về hoạt động của họ trên khắp bán đảo vào khoảng năm 3000 trước công nguyên. Người ta tin rằng người ở Thời kỳ đồ đá mới đã hình thành nên chủng tộc người Triều Tiên. Người ở Thời kỳ đồ đá mới sống ở gần bờ biển, bờ sông trước khi tiến sâu vào đất liền. Biển là nguồn cung cấp thức ăn chính. Họ sử dụng lưới, móc câu và cần câu để bắt cá và đánh bắt các động vật biển có vỏ. Săn bắt cũng là một cách để có thức ăn. Nhiều đầu mũi tên và giáo mác nhọn đã được tìm thấy ở các khu vực người ở Thời kỳ đồ đá mới sống. Về sau, họ bắt đầu làm việc trồng trọt với cuốc đá, liềm đá và cối xay.
    Thu hoạch lúa gạo bắt đầu từ Thời kỳ đồ đồng. Người ta cho rằng thời kì này kéo dài tới năm 400 trước công nguyên. Con người vẫn sống trong các hang hốc, ngoài ra, các mộ đá và các hầm đựng thánh vật đá cũng được sử dụng chủ yếu cho tập tục chôn cất người chết trong suốt thời kỳ này.
    Vì nông nghiệp trở thành hoạt động chính, làng mạc được hình thành và người đứng đầu cai trị xuất hiện cùng với các quyền lực tối cao. Luật pháp trở nên cần thiết để cai trị cộng đồng. Ở thời kỳ Gojoseon (từ năm 2333 trước công nguyên đến 194 trước công nguyên), một bộ luật gồm tám điều đã được thực hiện, nhưng chỉ có ba điều luật còn được biết đến cho tới ngày nay. Đó là các luật sau: Thứ nhất, bất kì ai giết hại người khác sẽ bị giết ngay lập tức; Thứ hai, những ai làm tổn thương cơ thể người khác sẽ phải bồi thường tương tự; Thứ ba, những ai lấy trộm tài sản của người khác sẽ trở thành nô lệ cho chính nạn nhân.
    Nhà ở truyền thống của người Hàn Quốc vẫn gần như không thay đổi từ thời kỳ Ba Vương quốc cho đến cuối thời đại Joseon (1392- 1910).
    Ondol, hệ thống lò sưởi dưới sàn nhà rất độc đáo của người Hàn Quốc đã được sử dụng đầu tiên ở miền bắc. Khói và hơi nóng được dẫn qua các ống xây dưới sàn nhà. Ở miền nam ấm áp hơn, ondol được dùng kết hợp với sàn nhà bằng gỗ. Vật liệu chính dùng để dựng nên những căn nhà truyền thống này là đất sét và gỗ. Giwa, có nghĩa là nhà có lợp mái ngói màu đen được làm từ đất, thường bằng đất sét đỏ. Ngày nay, toà nhà làm việc của Tổng thống gọi là Cheong Wa Dae hay Nhà Xanh, vì ngói lợp lên mái nhà có màu xanh.
    Nhà truyền thống thường được xây mà không cần sử dụng một chiếc đinh vít nào vì được ghép với nhau bằng các chốt gỗ. Nhà dành cho tầng lớp thượng lưu bao gồm một số kiến trúc tách biệt: một phòng dành cho phụ nữ và trẻ nhỏ, một phòng dành cho những người đàn ông trong gia đình và các vị khách của họ và một phòng khác cho những người giúp việc, tất cả các phòng đều có tường bao quanh khép kín. Điện thờ tổ tiên của gia đình được xây ở phía sau ngôi nhà. Thỉnh thoảng chúng ta có thể gặp một ao sen được xây ở trước ngôi nhà phía ngoài bức tường.
    Hình dáng ngôi nhà cũng có thể rất khác biệt giữa miền Bắc lạnh lẽo và miền Nam ấm áp. Những ngôi nhà đơn giản ở miền Nam thường có hình chữ nhật, có một bếp, một phòng ở bên cạnh tạo cho toàn bộ khu nhà có hình chữ L; nhưng ở miền Bắc nhà có hình chữ U hoặc hình vuông với sân ở giữa.
    Từ cuối những năm 1960, kiểu nhà truyền thống Hàn Quốc bắt đầu thay đổi nhanh chóng với việc xây dựng những toà nhà chung cư theo kiểu phương Tây. Những khu nhà chung cư cao tầng mọc lên như nấm trên khắp đất nước Hàn Quốc từ sau thập kỉ 70.
    Người Hàn Quốc bắt đầu dệt vải bằng cây gai và cây dong và nuôi tằm để dệt lụa. Trong thời kỳ ba Vương quốc, đàn ông mặc jeogori (áo khoác ngoài), baji (quần dài), và durumagi (áo choàng) cùng với mũ, dây lưng và giày. Phụ nữ mặc jeogori (áo khoác ngắn), với hai dải vải dài được buộc chặt vào nhau để tạo thành cái nơ otgoreum, dài kín chân, mặc với chima - váy thắt eo cao, durumagi với beoseon - tất trắng - và những đôi giày hình thuyền. Những bộ quần áo này, được biết đến như hanbok, đã được lưu truyền từ nhiều năm nay với kiểu dáng hầu như không thay đổi, ngoại trừ chiều dài của jeogori và chima.
    Trang phục châu Âu thâm nhập vào Hàn Quốc từ thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Trong thời kỳ công nghiệp hoá mạnh mẽ đất nước những năm 1960 và 1970 người ta coi hanbok không phù hợp với cách ăn mặc thoải mái, nên không thông dụng như trước. Tuy nhiên gần đây, những người yêu thích hanbok đã vận động mặc lại trang phục này và đã tạo ra những kiểu cách mới để thuận tiện hơn khi mặc.
    Trang phục truyền thống hanbok thường được mặc vào những ngày lễ đặc biệt như Tết âm lịch và Chuseok - ngày Lễ mùa (Hội mùa rằm trung thu), và các ngày lễ của gia đình như Hwangap, lễ kỉ niệm sinh nhật lần thứ 60.
    Trong ba yếu tố cơ bản của cuộc sống - nhà ở, quần áo và thực phẩm - thì những thay đổi trong thói quen ăn uống đã tác động đến người Hàn Quốc rất nhiều. Gạo vẫn là lương thực chính của hầu hết người dân Hàn Quốc, nhưng trong thế hệ trẻ ngày nay, nhiều người lại thích các món ăn phư
    Người Hàn Quốc thường ăn cơm với nhiều thức ăn khác, chủ yếu là các loại rau xanh đã nêm gia vị, canh, các món hầm trong nồi đất và thịt.
    Bữa cơm truyền thống của người Hàn Quốc không thể thiếu được món kimchi, món ăn được làm từ nhiều loại rau muối như cải bắp, củ cải, hành xanh và dưa chuột. Một số loại kimchi thường được nêm gia vị bằng cách thêm bột ớt đỏ, còn một số loại khác không được trộn với ớt bột mà được ngâm trong những dung dịch tạo vị khác. Tuy nhiên tỏi luôn được cho vào kimchi để tăng mùi vị cho món này.
    Vào cuối tháng Mười Một hoặc đầu tháng Mười Hai, gia đình người Hàn Quốc thường tập trung vào gimjang, nghĩa là chuẩn bị làm kimchi, phục vụ cho cả mùa đông dài. Cho tới vài thập kỉ trước, kimchi chuẩn bị cho mùa đông được để trong những vại to chôn dưới đất để giữ nguyên mùi vị. Với sự phát triển của nhà chung cư hiện nay, các nhà sản xuất đồ điện đã sản xuất những chiếc tủ lạnh đặc dụng dùng để bảo quản kim chi. Ngoài ra, ngày càng có nhiều nhà máy chế biến kimchi, vì ngày càng có nhiều gia đình mua kimchi làm sẵn thay vì tự làm.
    Ngoài kimchi, doenjang (món tương đỗ) với tính chất chống ung thư cũng thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà dinh dưỡng hiện đại. Người Hàn Quốc thường làm doenjang ở nhà bằng cách luộc chín hạt đậu vàng rồi phơi chúng trong bóng râm, ngâm trong nước muối và để lên men dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, ngày nay rất ít gia đình thực hiện đầy đủ quy trình này tại nhà, phần lớn các gia đình đều mua doenjang do nhà máy sản xuất chế biến.
    Trong số các món thịt, món bulgogi (thường làm bằng thịt bò) và galbi (sườn bò hoặc lợn) tẩm gia vị được người Hàn Quốc và khách nước ngoài ưa thích nhất.



     ... GONE WITH THE WIND ...
  6. neverbelate0000

    neverbelate0000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Xin gửi các bạn chút tài liệu để tham khảo nhe, tuy là updated nhất nhưng chỉ là sơ bộ thôi, hy vọng nó hữu ích đối với các bạn.
    ----------------------------------------------------------------------
    Phần I.
    TÀI LIỆU CƠ BẢN
    TÌNH HÌNH ĐẠI HÀN DÂN QUỐC VÀ
    QUAN HỆ VIỆT NAM-HÀN QUỐC
    -- + --
    I- CÁC VẤN ĐỀ CHUNG:
    - Tên nước: Đại Hàn Dân Quốc (gọi tắt là Hàn Quốc)
    (Republic of Korea)
    - Thủ đô: Seoul (Xơ Un - 10 triệu người)
    - Các thành phố lớn: Busan, Taegu, Taejon, Kwangju, Inchon, Ulsan.
    - Vị trí địa lý: Ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, Đông, Tây,
    Nam giáp biển, Bắc giáp Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc vĩ tuyến 380 Bắc.
    - Diện tích: 99.392 km2 (toàn bán đảo: 222.154 km2)
    - Khí hậu: Khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.
    Nhiệt độ thấp nhất là -80C, cao nhất là +270C.
    - Dân số: Năm 2002 có 47, 640 triệu người, tăng 0,6%/năm .
    - Dân tộc: Chỉ có 1 dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên).
    - Tôn giáo: Số người tín ngưỡng chiếm 51% dân số, chủ yếu là đạo Phật (48%), Tin Lành (36,4%), Thiên Chúa.
    - Ngôn ngữ: Tiếng Hàn Quốc. Chỉ một tiếng nói, một chữ viết.
    - Tiền tệ: Đồng Won (W). Tỉ giá hối đoái so với đồng đô la Mỹ: 1.200 W/1USD (28/6/2002)
    - Ngày Quốc khánh: 1/ Ngày 15/8/1945, Ngày Giải phóng (của cả dân tộc Triều Tiên khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản). Nội bộ kỷ niệm long trọng, Tổng thống đọc diễn văn ở mít tinh trung ương. Tổng thống, Chính phủ nhận điện mừng của Lãnh đạo các nước.
    2/ Ngày 03/10/2333 Trước Công nguyên, Ngày Lập quốc (của cả dân tộc Triều Tiên), còn gọi là lễ Khai thiên. Cơ quan đại diện ở ngoài nước tổ chức chiêu đãi.
    - Các nhà lãnh đạo chủ chốt hiện nay ( đến 24/02/2003):
    - Tổng thống: Nô Mu Hiên (Roh Moo Hyun), từ 25/2/2003
    - Thủ tướng: Cô Cơn (Goh Kun), từ 26/2/2003
    - Chủ tịch Quốc hội: Pac Quan Yêng (Park Kwan Yong), từ 08/7/2002
    - Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại: Ban Ki Mun (Ban Ki Moon), từ 16/01/2004.
    Cá Sống Dưới Nước Nhưng Không Phải Cứ Dưới Nước Là Cá!
  7. neverbelate0000

    neverbelate0000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Phần II- KHÁI QUÁT LỊCH SỬ, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI :
    Trước năm 1945, Hàn Quốc hay Triều Tiên chỉ là tên gọi khác nhau của bán đảo Triều Tiên. Đất nước này có khoảng 5.000 năm lịch sử. Tổ tiên của người Triều Tiên là những người thuộc các bộ lạc Mông Cổ di cư từ vùng Trung Á đến bán đảo.
    Năm 2333 trước Công nguyên, nước Cổ Triều Tiên (Ko Choson) ra đời, lấy Bình Nhưỡng làm trung tâm, bao gồm cả vùng Mãn Châu, Hoa Đông (Trung Quốc) và bán đảo Triều Tiên. Nhà nước này tồn tại khoảng 1000 năm, liên tiếp bị nhà Chu, nhà Hán xâm lược.
    Từ năm 57 trước công nguyên, 3 nhà nước phong kiến mới lần lượt hình thành là Koguryo (bao gồm phía bắc bán đảo và vùng Mãn Châu Trung Quốc), Paekche và Shilla (phía nam bán đảo). Thời đại Tam quốc này kéo dài 700 năm. Năm 668, Shilla thôn tính Kokuryo và Paekche, lập nên triều đại Shilla thống nhất trên bán đảo, kéo dài gần 3 thế kỷ (668-918). Từ 918-1392 vua Wang Kon sáng lập ra nhà nước Koryo (Cao Ly, nhà Vương), lấy Thủ đô là Kaeseong. Từ 1392-1910 vua Ly Song Gye sáng lập ra nhà nước Choson (Triều Tiên, nhà Lý), rời đô về Seoul (1394), vua Sejong (triều vua thứ tư) đã sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Triều Tiên mà ngày nay vẫn đang dùng.
    Nước Triều Tiên được thế giới biết đến từ triều đại Koryo. Tên nước Koryo được phiên âm quốc tế thành KOREA.
    Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc này đã nhiều lần đứng lên chống lại sự xâm lược của Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản. Đường biên giới quốc gia phía Bắc ngày nay được hình thành cố định từ thế kỷ 15 bởi 2 con sông (Amloc và Tuman) sau khi phần đất Mãn Châu của nước Cổ Triều Tiên bị mất về Trung Quốc.
    Cuối thế kỷ 19, bán đảo Triều Tiên bị các nước lớn Trung Quốc, Nga, Nhật Bản tranh giành nhau. Năm 1910, Nhật Bản thôn tính Bán đảo. Năm 1945, Bán đảo được giải phóng, nhưng đất nước bị chia cắt, hình thành hai nhà nước theo hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau: Phía Nam gọi là Đại Hàn Dân Quốc gọi tắt là Hàn Quốc, tên tiếng Anh là Republic of Korea (ngày 15 tháng 8 năm 1948, Tổng thống là Lý Thừa Vãn) và CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc (ngày 09 tháng 9 năm 1948, ************* là Kim Nhật Thành), tên tiếng Anh là Democratic People?Ts Republic of Korea lấy vĩ tuyến 380 Bắc làm ranh giới. Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đã không làm thay đổi được cục diện trên bán đảo, vĩ tuyến 38 trở thành đường ranh giới quân sự cho đến ngày này.
    Do liên tục phải chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập quốc gia và chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, Khổng giáo, nên người Hàn Quốc có ý thức dân tộc rất mạnh, ý thức tôn ty trật tự và lễ giáo kỷ cương rất rõ nét trong đời sống xã hội và gia đình.
    Cá Sống Dưới Nước Nhưng Không Phải Cứ Dưới Nước Là Cá!
  8. neverbelate0000

    neverbelate0000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Phần III- CHÍNH TRỊ :
    1) Thể chế nhà nước: Hiến pháp Hàn Quốc ban hành lần đầu tiên ngày 17/7/1948 quy định nền chính trị Hàn Quốc theo chế độ Cộng hoà, tam quyền phân lập. Chính phủ thực hiện ba chức năng Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Quốc hội và Tổng thống do dân bầu trực tiếp, Thủ tướng và Chánh án Toà án tối cao do Tổng thống chỉ định và Quốc hội thông qua (trong vòng 20 ngày).
    Sau khi thành lập, các tướng lĩnh quân sự lần lượt nắm quyền lãnh đạo đất nước. Mít tinh, đấu tranh đòi dân chủ hoá xã hội diễn ra liên tục. Kết quả là lần đầu tiên trong 30 năm, ngày 25/02/1993, người xuất thân từ dân sự (Kim Young Sam) đã lên làm Tổng thống Hàn Quốc.
    - Quyền Hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu ngành hành pháp, thực hiện chức năng hành pháp của mình thông qua Hội đồng Nhà nước (bao gồm bản thân Tổng thống là Chủ tịch, Thủ tướng là Phó Chủ tịch và những người đứng đầu 17 Bộ hành pháp trong Nội các). Hội đồng địa phương có nhiệm kỳ 04 năm.
    Theo Hiến pháp hiện hành, Tổng thống có quyền rộng lớn, một số cơ quan giúp Tổng thống là các Hội đồng và Uỷ ban, Tổng thống chỉ giữ một nhiệm kỳ 5 năm.

    Sau khi đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 12/2002, ông Roh Mu Hyon đã làm lễ nhậm chức Tổng thống thứ 16 của Hàn Quốc ngày 25/02/2003, công bố 10 mục tiêu của chính quyền mới là: Xây dựng cơ chế hòa bình cho bán ®ảo Triều Tiên; xây dựng Hàn Quốc trở thành trung tâm trung chuyển kinh tế của Ðông Bắc A''; xây dựng trật tự kinh tế thị trường tự do và lành mạnh; xây dựng xã hội dựa trên khoa học và kỹ thuật; xây dựng chương trình phúc lợi xã hội cải thiện chất lượng cuộc sống; t¨ng cường hòa hợp dân tộc và bình ®ẳng nam nữ; cải cách giáo dục, nâng cao dân trí và v¨n hóa; phi tập trung hóa, phát triển ®ồng ®ều giữa các ®ịa phương; xây dựng xã hội không có tham nhũng, xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân; cải cách chính trị.

    - Quyền Lập pháp: Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Là cơ quan lập pháp, Quốc hội Hàn Quốc chỉ có một viện, gồm 273 ghế. Nghị sỹ Quốc hội Hàn Quốc được bầu theo nguyên tắc đầu phiếu phổ thông, có nhiệm kỳ 04 năm.
    - Quyền Tư pháp: Hàn Quốc thực hiện chế độ tư pháp ba cấp gồm Toà án Tối cao, ba toà Thượng thẩm và các Toà án Quận ở các thành phố lớn. Toà án Tối cao xem xét và thông qua những quyết định cuối cùng những sự chống án đối với các quyết định của các Toà Thượng thẩm, quyết định của Toà án Tối cao là cuối cùng không được tranh cãi.
    Cá Sống Dưới Nước Nhưng Không Phải Cứ Dưới Nước Là Cá!
  9. neverbelate0000

    neverbelate0000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Một số chính đảng chủ yếu hiện nay :
    Ngày 13/4/2000, Hàn Quốc đã tiến hành bầu cử Quốc hội khoá 16 để bầu ra 227 trong tổng số 273 nghị sĩ (46 ghế còn lại được phân chia theo tỉ lệ đại diện oocủa các đảng thắng cử trong Quốc hội). Đảng đối lập Đại Dân tộc GNP (nguyên là đảng cầm quyền trước đây) giành được 133 ghế, Đảng Dân chủ Thiên niên kỷ MDP (đảng cầm quyền của Tổng thống Kim Te Chung) được 115 ghế, Đảng Liên minh Dân chủ Tự do ULD (trong liên minh cầm quyền) mất 31 ghế, còn 17 ghế, Đảng Dân chủ nhân dân DPP và Đảng Hy vọng Hàn Quốc mới NKPH mỗi đảng được 1 ghế, còn lại là 5 nghị sĩ độc lập. Từ đó đến nay, Đảng đối lập GNP chiếm đa số trong Quốc hội.
    Ngày 11/11/2003 Tổng thống Nô Mu Hiên thành lập Đảng cầm quyền mới lấy tên là ?oĐảng mở cửa của chúng ta? (Đảng Ody), có số ghế nhiều thứ 3 trong Quốc hội.
    Ngày 12/3/2004 Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu (193 phiếu ủng hộ và 2 phiếu chống) ra Nghị quyết đòi luận tội Tổng thống Hàn Quốc vì bị nghi ngờ có vi phạm Luật bầu cử, theo đó Tổng thống tạm bị đình chỉ mọi quyền hạn trong vòng 180 ngày. Trong thời gian quá độ này, Thủ tướng Kô Cơn sẽ tạm thời nắm quyền điều hành đất nước. Trong vòng 6 tháng, Toà án Hiến pháp sẽ phải đưa ra phán quyết về vấn đề trên. Trongtrường hợp không kết tội được thì Tổng thống sẽ được phục hồi chức vụ của mình.
    Cá Sống Dưới Nước Nhưng Không Phải Cứ Dưới Nước Là Cá!
  10. neverbelate0000

    neverbelate0000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    IV- KINH TẾ :
    1) Khái quát:
    Vốn là một nước nghèo tài nguyên, thị trường trong nước hẹp, tích luỹ trong nước ít, GNP tính theo đầu người năm 1960 chỉ 80 USD, nhưng qua hơn 1/4 thế kỷ, Hàn Quốc đã phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, đến giữa những năm 80 đã trở thành một trong những nước công nghiệp phát triển mới (NICS). Năm 1996 GNI (Tổng thu nhập quốc dân) tính theo đầu người đạt 11.385 USD, là nước thứ hai ở Châu Á (sau Nhật Bản) gia nhập tổ chức kinh tế OECD, có tiềm năng kinh tế, thương mại đứng thứ 11 trên thế giới. Thành công phát triển kinh tế của Hàn Quốc được gọi là ?oKỳ tích sông Hàn?. Năm 2002 GNP là 477 tỷ USD, GNP tính theo đầu người đạt 10. 013 USD.
    Đặc điểm của kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế thị trường nhưng Nhà nước đóng vai trò quan trọng.
    Từ 1962, Hàn Quốc thực hiện chiến lược phát triển ?okinh tế hướng ngoại? (gia công xuất khẩu), lấy đó làm động lực chính trong bước đi ban đầu, Chính phủ ủng hộ mạnh mẽ các doanh nghiệp, coi trọng công nghệ trong chính sách công nghiệp và có một đội ngũ lao động lành nghề được đào tạo chu đáo. Từ 1962-1996, Hàn Quốc đã trải qua 8 kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế.
    Một số ngành được coi là mũi nhọn và thế mạnh của Hàn Quốc là: sắt thép, cơ khí, điện tử, bán dẫn, ôtô, đóng tàu, hoá chất (xi măng, hoá dầu...).
    Hàn Quốc có 21 % đất trồng trọt, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu gồm gạo, lúa mạch, lúa mì, khoai và rau tươi.
    Năm 1997, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế tiền tệ nặng nề chưa từng có trong lịch sử. Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo, tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trị - kinh doanh, mặt khác, đã áp dụng chính sách ?othắt lưng buộc bụng?, huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm (1998-2000). Hàn Quốc đã trả xong nợ của IMF. Dự trữ ngoại tệ đã đạt 133 tỷ USD (tháng 7/2003).
    Các thị trường chính của Hàn Quốc là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, EU. Tổng kim ngạch mậu dịch năm 2002 đạt 314,597 tỷ USD trong đó Hàn Quốc xuất 162,471 tỷ USD, nhập là 152,126 tỷ USD; thặng dư 10,3 tỷ USD.
    Tháng 2/2003, Tổng thống Roh Moo Hyun công bố chính sách và mục tiêu kinh tế mới:
    Về lâu dài, xây dựng ổn định và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên; biến Hàn Quốc thành một trung tâm kinh doanh của Khu vực Đông Bắc Á; Đổi mới quản lý chính phủ; tăng quyền lực cho chính quyền địa phương; cân bằng sự phát triển giữa các khu vực địa lý, xây dựng hệ thống phúc lợi tập thể với việc giảm bớt khoảng cách giàu nghèo; cải cách chế độ lao động; cải cách khu vực nông nghiệp - thủy hải sản; lấy khoa học và kỹ thuật là trọng tâm; xây dựng thủ đô hành chính mới;
    Trong giai đọan hiện nay, ưu tiên các chính sách ổn định kinh tế và thị trường tài chính, tiếp tục tiến hành cải tổ cơ cấu, trong đó xây dựng nền kinh tế thị trường tự do, công bằng, trong sạch, thân thiện, cải thiện môi trường kinh doanh; hình thành các chính sách và phương thức thực hiện mục tiêu chiến lược trên.
    Một số thành tựu kinh tế lớn năm 2003:
    Tốc độ tăng trửơng kinh tế 3 %.
    Tốc độ lạm phát 3 %.
    Tỷ lệ thất nghiệp 3 %.
    Thương mại: XK: 193 tỷ USD (+19,6%), NK 179 tỷ USD (+17,5%). Thặng dư cán cân thanh tóan 15,5 tỷ USD (+50%).

    Hàn Quốc lo ngại vấn đề hạt nhân của Triều Tiên sẽ ảnh hưởng đến môi trường phát triển kinh tế, đã cố gắng thúc đẩy giải quyết vấn đề này bằng biện pháp hoà bình, đối thoại.
    V- CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI :
    - Hàn Quốc là thành viên Liên Hợp Quốc (tháng 9/1991), tham gia Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), là thành viên của WTO, ASEM, APEC... Hàn Quốc coi trọng quan hệ với các nước đồng minh, sau ngày nhậm chức (25/2/2003), chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Nô Mu Hiên là sang Mỹ (17/5/2003), Nhật Bản (06/6/2003).
    - Với Mỹ: Hàn Quốc coi quan hệ đồng minh với Mỹ là quan trọng hàng đầu vì lý do an ninh và phát triển kinh tế. Năm 1954, ký Hiệp ước An ninh chung Hàn Quốc - Mỹ, tiếp tục duy trì đến nay. Hiện nay, Mỹ đang duy trì lực lượng gồm 37 nghìn quân đóng tại Hàn Quốc.
    - Với Nhật Bản : Hai nước bình thường hoá quan hệ năm 1965 (Nhật Bản bồi thường cho Hàn Quốc 500 triệu USD); Nhật Bản là bạn hàng và hợp tác kinh tế số 3 của Hàn Quốc. Tuy nhiên, giữa Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn còn tồn tại vấn đề quá khứ xâm lược của Nhật Bản với Hàn Quốc và vấn đề lãnh thổ.
    - Sau khi Mỹ và Trung Quốc cải thiện quan hệ (1971), Hàn Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại: chấp nhận Triều Tiên về mặt thực tế, mong muốn đối thoại hoà giải hai miền, đồng thời đi vào cải thiện quan hệ với các nước XHCN. Đặc biệt, từ năm 1988, với ?oChính sách ngoại giao phương Bắc?, Hàn Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ và phát triển kinh tế với các nước XHCN, trước hết là Liên Xô, Trung Quốc. Hàn Quốc lần lượt quan hệ ngoại giao (mở đầu là Hungari - năm 1989) với tất cả các nước XHCN Đông Âu, Liên Xô (1991), Trung Quốc, Việt Nam (1992).
    - Với Trung Quốc: Trước năm 1992, Hàn Quốc vẫn duy trì quan hệ với Đài Loan. Sau khi lập quan hệ ngoại giao, Trung Quốc đã vươn lên trở thành đối tác kinh tế lớn thứ 2 của Hàn Quốc (vượt Nhật Bản). Hàn Quốc coi trọng vai trò của Trung Quốc đối với khu vực, muốn tranh thủ Trung Quốc để giải quyết vấn đề Bán đảo Triều Tiên.
    - Với Nga: Trong những năm gần đây, Hàn Quốc và Nga trao đổi nhiều đoàn cấp cao, Nga muốn đóng vai trò tích cực hơn tại bán đảo Triều Tiên.
    Hàn Quốc nhấn mạnh chính sách đối ngoại kinh tế thực dụng, coi hợp tác kinh tế và an ninh với Mỹ là trụ cột trong thế kỷ tới, tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, EU, các nước Đông Nam Á và phát triển quan hệ cùng có lợi với tất cả các nước.
    - Với ASEAN: Hàn Quốc coi trọng quan hệ với tổ chức ASEAN và các nước Đông Nam Á, hoạt động tích cực trong khuôn khổ cơ chế ASEAN + 1, ASEAN + 3 và Diễn đàn An ninh khu vực (ARF).
    Đến nay, Hàn Quốc đã có quan hệ ngoại giao với 183 nước trong số 191 nước trên thế giới.
    Ngày 21/10/1996, Hàn Quốc trở thành thành viên thứ 29 của OECD (tổ chức của các nước công nghiệp tiên tiến). Hàn Quốc được đăng cai Hội nghị thượng đỉnh ASEM III năm 2000, được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khoá 56 (9/2001-9/2002), đăng cai chung với Nhật Bản World Cup 2002, đăng cai ASIAD-14 Busan 2002.
    VI- CHỦ TRƯƠNG THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CỦA HÀN QUỐC :
    Chính sách cơ bản của Hàn Quốc hiện nay là thực hiện thống nhất thành một quốc gia một chế độ theo từng giai đoạn: xây dựng lòng tin, hoà giải hợp tác tiến tới thống nhất đất nước (trong khi đó, từ 1980 Triều Tiên nêu phương án thống nhất là thành lập Liên bang Cao Ly gồm một dân tộc, một quốc gia, hai chế độ, hai chính phủ).
    Tổng thống Kim Te Chung lên cầm quyền (ngày 25/2/1998) đưa ra và tích cực thực hiện ?oChính sách ánh Dương?, chủ trương cùng tồn tại, thúc đẩy đối thoại, tăng cường hợp tác kinh tế và giao lưu nhiều mặt giữa hai miền trên cơ sở duy trì sức mạnh quốc phòng và an ninh của Hàn Quốc nhằm khuyến khích, lôi kéo Triều Tiên đổi mới, mở cửa và ngăn chặn Triều Tiên phát triển tên lửa, hạt nhân.
    Từ 13-15/6/2000, Tổng thống Kim Te Chung thăm Bình Nhưỡng, gặp gỡ thượng đỉnh với Tổng Bí thư Kim Châng In. Hai miền ra Tuyên bố chung 5 điểm, thoả thuận vấn đề thống nhất đất nước phải do chính người Triều Tiên giải quyết, thống nhất theo hướng lập Liên bang, giải quyết ngay các vấn đề nhân đạo, tạo sự phát triển cân bằng kinh tế hai miền, tăng cường hợp tác giao lưu trong nhiều lĩnh vực, tiếp xúc thường xuyên giữa các quan chức hai miền. Hai bên đang tích cực thực hiện những thoả thuận này. Đây là cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai miền.
    Đến tháng 8/2002, đã có 30818 người hai miền tham gia chương trình trao đổi nhân sự (từ các cuộc gặp cấp Bộ trưởng đến các chương trình giao lưu kinh tế, văn hoá...) và có 462912 người Hàn Quốc đi du lịch núi Kim Cương. Tổng viện trợ của Hàn Quốc cho Triều Tiên (cả viện trợ Chính phủ, Hội Chữ thập đỏ, các tổ chức dân sự...) là khoảng 1100 tỷ Won. Ngày 14/6/2003, hai miền đã tổ chức lễ nối đường ray tại khu phi quân sự. Uỷ ban xúc tiến hợp tác kinh tế 2 miền đã họp 5 phiên.
    Tháng 02/2003, Tổng thống Hàn Quốc Nô Mu Hiên đưa ra chính sách ?oHoà bình - Thịnh vượng? đối với Triều Tiên thay thế cho chính sách ?oánh Dương? của Cựu Tổng thống Kim Te Chung, trong đó nêu 4 nguyên tắc: Giải quyết tồn tại thông qua đối thoại, hợp tác trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và có đi có lại, thúc đẩy hợp tác quốc tế trên nguyên tắc hai miền Triều Tiên đóng vai trò chủ đạo, nâng cao tính minh bạch, mở rộng sự tham dự của nhân dân và tranh thủ sự ủng hộ của các đảng phái.
    Mặc dù có nhiều khó khăn phức tạp, sự giao lưu hợp tác 2 miền vẫn được thúc đẩy trong những năm gần đây, hai bên tiếp tục tiến hành tổ chức các cuộc gặp gia đình ly tán và các cuộc họp cấp Bộ trưởng hai miền.
    Vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên trước mắt còn nhiều khó khăn và phức tạp do sự khác biệt giữa hai miền liên quan đến lợi ích của các nước xung quanh.
    Cá Sống Dưới Nước Nhưng Không Phải Cứ Dưới Nước Là Cá!

Chia sẻ trang này