1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi nét về chủ nhân biệt thự Hằng Nga

Chủ đề trong 'Tản mạn Sài Gòn' bởi tuvynguyen09, 09/10/2021.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuvynguyen09

    tuvynguyen09 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/09/2018
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    Bạn muốn tìm hiểu biệt thự hằng nga ở đà lạt vậy sao không thử cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhỉ ?

    [​IMG]

    Biệt thự Hằng Nga” hay “Ngôi nhà quái dị” đã trở thành một trong những điểm tham quan hấp dẫn của Đà Lạt trong suốt một thập kỷ vừa qua. Công trình do nữ kiến trúc sư người Việt Nam- Đặng Việt Nga thiết kế nên ban đầu được đặt tên là “Biệt thự Hằng Nga” nhưng sau này đổi tên thành “Crazy House” hay “Ngôi nhà quái dị” bởi vì cái tên ban đầu đã bị một số nơi khác sử dụng theo.

    Tổng quan về Crazy House – Ngôi nhà Quái dị
    Công trình được xây dựng từ năm 1990 thuộc trường phái biểu hiện, theo trào lưu thiên nhiên-hữu cơ như các công trình của Antonio Gaudi ở Barcelona. Tuy nhiên, nội thất bên trong rất hiện đại. Khách tham quan có thể có cảm giác như đến thăm xứ sở thần tiên của Alice khi ngắm các ô cửa sổ lồi lõm, hình thù kỳ lạ hay khu vườn trong lâu đài với một tấm mạng nhện khổng lồ bằng sắt ở ngay lối vào biệt thự. Biệt thự Hằng Nga bao gồm khách sạn Hốc Cây và lâu đài Mạng Nhện, đó là hai thân cây cổ thụ làm bằng bê tông, trong đó có những gian phòng mang tên hang của các loài vật như Kangourou, Hổ, Gấu, Chim trĩ, Khỉ… và để lên được những “cái hang” này, du khách phải đi qua một cầu thang bao vòng quanh thân cây.


    Có lẽ đẹp nhất là phòng “quả bầu”. Phòng “quả Bầu” cũng chính là phòng cao nhất của biệt thự Hằng Nga và là phòng được khách du lịch quốc tế rất thích. Vì ở trong này có thể đốt củi trong bụng quả bầu, giữ ấm suốt đêm để ngủ mà không cần đắp chăn. Các phòng nghỉ ở đây có đầy đủ tiện nghi cần thiết của một khách sạn sang trọng.

    Điều đặc biệt ở ngôi biệt thự này là từ trần đến cửa và mái đều thiết kế tuỳ hứng không theo quy luật, thả sức uốn lượn, cửa sổ được cắt theo những hình thù kỳ lạ và đặt ở trong những chỗ lồi lõm của những bức tường hình bầu dục. Từ trên ban công hay từ những ô cửa sổ, du khách có thể ngắm nhìn khu vườn trong lâu đài với một tấm mạng nhện khổng lồ bằng sắt ở ngay lối vào của khách sạn. Mảnh vườn tuy nhỏ nhưng là nơi hội tụ của hoa lá, chim muông và của con người tìm đến sự thanh thản trong tâm hồn.


    Vào buổi chiều tối, du khách còn được nghe tiếng chẫu chuộc kêu, tạo cảm giác như mình đang lạc vào một khu rừng lạ kỳ và bí hiểm. Biệt thự Hằng Nga – “ngôi biệt thự kỳ dị” chính là lời kêu gọi của kiến trúc sư Đặng Việt Nga về vấn đề bảo vệ môi trường.

    Lịch sử và thông điệp hình thành ngôi nhà
    Để có được “Ngôi nhà kỳ dị” này, kiến trúc sư Đặng Việt Nga đã đổ ra rất nhiều tâm huyết. Kết cấu của khách sạn Hốc Cây được thi công dựa trên một mạng lưới thép mắt cáo mềm kết hợp với bê tông. Thời gian thi công và thời gian chỉnh sửa bản vẽ thiết kế kỹ thuật diễn ra song song cùng một lúc. Sau 18 năm tồn tại, nơi đây đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình cho nữ kiến trúc sư Đặng Việt Nga. Kiến trúc sư Đặng Việt Nga cho biết, công trình là một thông điệp nhắn nhủ con người trở về gần gũi với thiên nhiên và yêu mến nó chứ không phải là tận diệt nó như tình trạng khai thác hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bà yêu Đà Lạt, và chính phong cảnh tuyệt đẹp, khí hậu trong lành cũng như sự hiền hòa của con người Đà Lạt khiến cho bà quyết định gắn bó với mảnh đất này cho đến khi cuối đời.

    Đôi nét về chủ nhân biệt thự Hằng Nga
    Kiến trúc sư Đặng Việt Nga là con gái cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Bà từng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Maxcơva (1959-1965) và học tiếp tiến sĩ từ 1969 -1972. Bà cũng từng công tác tại các Viện Thiết kế Kiến trúc của Bộ Xây dựng và Bộ Văn Hóa tại Hà Nội. Năm 1983, bà chuyển và Đà Lạt, làm việc tại Viện Thiết kế Sở Xây dựng và gắn bó với Đà Lạt cho đến giờ. Năm nay đã bước qua tuổi 70, nhưng bà Việt Nga vẫn quyết tâm theo đuổi những ý tưởng “lập dị” của mình, tiếp tục hoàn thiện các hạng mục dở dang như: nhà rông Tây Nguyên với nhiều màu sắc sặc sỡ dựa theo mô-típ trang phục của phụ nữ các dân tộc, hoàn thiện hệ thống cầu thang dây leo, dãy núi (phía sau) mà bên trong là phòng triển lãm tranh, ảnh, kiến trúc của các nghệ sĩ Lâm Đồng.


    Bà mong ước mở rộng diện tích quần thể kiến trúc này lên 9.000m2, biến nơi đây thành khu bảo tồn thiên nhiên thực thụ, xen lẫn là những công trình kiến trúc đặc trưng của núi rừng Đà Lạt. Để thực hiện được ý tưởng này, chủ nhân “Crazy house” cho biết cần một số vốn khoảng 100 tỉ đồng.


    Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm tại: https://diemhendulich.net/biet-thu-...au-dai-co-tich-ky-la-o-da-lat_22230VI86news66

Chia sẻ trang này