1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi nét về chữ viết Thái Lan

Chủ đề trong 'Thái Lan' bởi Idecghin, 03/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét về chữ viết Thái Lan

    Ig không nhớ xuất xứ bài viết này từ đâu nữa, có thể là mình đã dịch từ một tài liệu nào đó, nay nó hiện nằm trong một góc diễn đàn nhỏ của nhóm anh em kết nghĩa chúng mình, ở đó chẳng có ai học tiếng Thái cả, ngoài mình, nên mình post lên box TL cho mọi người cùng tham khảo nhé.

    Chữ viết Thái Lan
    Vị vua vị đại nhất của vương triều Sụ-khổ-thay (Sukhothai) là Răm- khăm- hẻng (Ramkhamhaeng) đã cho xây dựng một tấm bia kỉ niệm bằng đá khắc những dòng chữ tôn vinh triều đại của ông. Tấm bia được khắc bằng một thứ chữ viết mới, lấy cảm hứng từ một bảng mẫu tự rất khác với mẫu tự Khơme, là thứ chữ viết cổ xưa nhất của người Thái. Bảng mẫu tự này dựa trên chữ Tamil của miền Nam Ấn Độ.

    Trong văn bản của vua Răm - khăm - hẻng, cả phụ âm lẫn nguyên âm được viết trên cùng một dòng. Nhưng về sau cách viết này đã thay đổi đến nỗi chỉ có các phụ âm được viết trên cùng một dòng, còn các nguyên âm được viết bên ngoài dòng (Trên hay dưới). Đến thời đại in ấn sách vở, cách viết này đã gây nhiều khó khăn trong việc xếp chữ in và sắp sếp trật tự từ vựng trong từ điển. Những rắc rối đó vẫn còn tồn tại dai dẳng đến tận bây giờ.

    Tiếng Thái có 44 phụ âm, cộng thêm 9 nguyên âm được viết theo 14 cách khác nhau. 16 trong số 44 phụ âm là thực ra không cần thiết vì chỉ có 28 phụ âm là cơ bản, còn lại là các phụ âm ghép. Ngoài ra còn có 4 dấu thanh (mái ệc, mái thô, mái tri, mái chặt-ta-wa), thanh bằng không có dấu và 28 dấu nguyên âm. Các văn bản tiếng Thái được đọc từ trái qua phải, và giữa các từ trong cùng một câu thì không chừa khoảng cách, điều này chác chắn gây nhiều khó khăn cho những người mới đầu học tiếng Thái.
  2. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Quốc ngữ của Thái Lan - Thứ tiếng được dạy trong tất cả các trường học - là tiếng Thái phương ngữ của đồng bằng miền Trung. Nó còn được gọi là tiếng Thái Xiêm, hay tiếng Thái Bangkok như cách gọi của những người dân quê. Mặc dù gần như tất cả người dân trong nước đều ít nhiều biết phương ngữ này nhưng nhiều người Thái Lan, ngay cả những người thuộc dân tộc Thái, vẫn nói bằng nhiều phương ngữ khác nhau.
    Nhìn chung thì tiếng Thái tiêu chuẩn và các phương ngữ Thái là tiếng mẹ đẻ của khoảng 84% dân số. Tiếng Trung Quốc (Tức tiếng Tiều) là ngôn ngữ của khoảng 10% dân số.
    Ngoài ra còn có tiếng Môn Khơme, tiếng Yawi, tiếng Mẹo, Dao, Karen, Akha, Lahu, Lisu ....
    Về chữ viết thì ngoài người Thái với chữ Thái và người Dao sử dụng chữ viết Trung Hoa, không một bộ tộc nào có chữ viết riêng của mình, mặc dù các nhà truyền giáo đã nghĩ ra cách dùng kí tự latinh để làm chữ viết cho nhiều ngôn ngữ bộ tộc này.
  3. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Thái thuộc họ ngôn ngữ Thái - Austro. Những từ Thái thuần là những từ đơn âm tiết và có cấu trúc khá giống như trong tiếng Việt. Tiếng Thái có năm thanh, cũng gần giống như tiếng Việt:
    thanh cao - thanh sắc
    thanh thấp - thanh huyền
    thanh bằng - thanh không hay thanh bằng
    thanh luyến lên - thanh hỏi
    thanh luyến xuống
    Riêng ?othanh luyến xuống? (hay còn gọi là ?othanh lên - xuống? theo cách gọi của PGS.TS. Nguyễn Tương Lai) thì là một thanh đặc biệt. Ta không thấy thanh này trong tiếng Việt. Và chính với thanh điệu đặc biệt này đã tạo cho tiếng Thái trở thành một thứ tiếng giàu ngữ điệu, lên bổng xuống trầm uyển chuyển, ấn tượng, dễ nghe và lôi cuốn.
    Tuy nhiên tiếng Thái không có thanh ?onặng? như trong tiếng Việt và điều này khiến người Thái gặp khó khăn trong việc học phát âm tiếng Việt. Cũng như ?othanh lên - xuống? trong tiếng Thái, có thể coi là một ?ocơn ác mộng? đối với người học tiếng Thái như một ngoại ngữ (trừ trường hợp người Lào vì tiếng Lào và Thái rất giống nhau, chỉ khác ở một số cách sử dụng thanh điệu)
    Tiếng Thái đã tiếp nhận rất nhiều ảnh hưởng từ các ngôn ngữ khác, đặc biệt là Môn - Khơme và Pali - Sanskrit.
    Trong số những đặc điểm mà tiếng Thái tiếp nhận được từ ngôn ngữ Khơme có việc sử dụng các tiền tố và trung tố, đó là những âm thay đổi được đưa vào một từ để biến đổi nghĩa của từ đó. Ngày nay, có khoảng một phần ba từ ngữ được dùng trong ngôn ngữ nói hàng ngày của người Thái là những từ gốc Khơme
    Tiếng Thái cũng vay mượn nhiều từ ngữ của tiếng Phạn (Sans) và tiếng Pali, những ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ mà các nhà sư thường sử dụng để ghi chép các kinh kệ giáo lí của mình. Nhưng họ thay đổi cách phát âm để làm cho nó nghe giống như những từ Thái. Những chỗ luyến láy và nhấn trọng âm cũng bị lược bỏ đi.
    Ngoài ra tiếng Thái còn mượn nhiều từ ngữ từ tiếng Anh và tiếng Malay - Java
    Những từ Thái gốc, bản thân chúng là những khái niệm và không thay đổi theo giống, số hay cách. Cùng một từ vừa có thể làm danh từ, động từ hay tính từ tuỳ thuộc vào việc chúng đứng ở vị trí nào trong câu. Kiểu câu cơ bản là chủ ngữ - ngữ - bổ ngữ. Mạo từ, giới từ và liên từ không nhiều. Những biến đổi hay thay đổi được thực hiên một cách đơn giản là thêm hay bớt một hay một số từ.
    Do có nhiều từ đơn âm nên trong tiếng Thái đầy rẫy những từ đồng âm. Với những từ đồng âm cần phải phân biệt nghĩa này, người ta có thể thêm vào những từ định rõ nghĩa của chúng hay thêm vào những từ đồng nghĩa.
    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 14:57 ngày 06/03/2006

Chia sẻ trang này