1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi nét về công nghiệp khí Việt Nam...Cơ hội phát triển???

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi bmttmos, 13/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bmttmos

    bmttmos Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét về công nghiệp khí Việt Nam...Cơ hội phát triển???

    Các lĩnh vực có tiềm năng tiêu thụ khí:
    -Phát điện
    -Làm nguyên liệu sản xuất phân đạm,hoá chất
    -Làm nhiên liệu cho những cụm công nghiệp có nhu cầu lớn về năng lượng(xi măng,vật liệu xây dưng,luyện kim...),làm chất đốt...
    Ý tưởng về một ngành công nghiệp khí đốt chỉ thực sự hình thành từ đầu những năm 90,khi sản lượng khí đồng hành của mỏ Bạch Hổ trở nên có ý nghĩa(hơn 1 tỉ m3 khí phải đốt bỏ hàng năm).TCT dầu khí đã phải tự thu xếp vốn để thuê làm thiết kế tổng thể,đấu thầu xây dựng phần đường ống ngoài biển vào năm 1993.Đây là công trình đầu tay của công nghiệp khí VN,hoàn thành vào năm 1995,cung cấp 1 triệu m3/ngày cho nhà máy điện Bà Rịa.Với việc từng bước đưa các công đoạn khác nhau của nhà máy xử lí khí Dinh Cố vào hoạt động từ cuối năm 1998 toàn bộ hệ thống đã có đủ khả năng gom-nén-xử lí khí đạt đến mức thiết kế là 4,2 triệu m3/ngày đêm,đồng thời bắt đầu sản xuất condensat thay thế một phần nhập khẩu.Thị trường trong nước bắt đầu làm quen với LPG(khí hoá lỏng) nội địa có sản lượng không ngừng gia tăng,và từ tháng 5/1999 nhà máy đã đáp ứng toàn bộ nhu cầu trong nước và có một phần để xuất khẩu.Hiện nay mỗi ngày nhà máy xử lí khoảng 4,6 triệu m3 và sản xuất khoảng 800 tấn LPG và 350 tấn condensat.Hơn thế nữa,đã và đang có những nghiên cứu khả năng tăng công suất chung của hệ thống lên hơn 2 tỉ m3/năm trên cơ sở mở rộng việc thu gom khí đồng hành trên toàn bể Cửu Long.
    Ngoài hệ thống khí đồng hành Bạch Hổ,các mỏ khí thiên nhiên nằm trong công trình khí từ bể Nam Côn Sơn và Cửu Long bên cạnh ý nghĩa phát triển kinh tế-xã hội của từng khu vực nói riêng và của cả nước nói chung thì các công trình này còn có vị trí và vai trò chiến lược quan trọng đối với sự hoà nhập vào hệ thống đường ống khí liên ASEAN...
    ...Và hơn thế nữa,công nghiệp khí VN đã khởi sắc bằng chính các nỗ lực của mình...
  2. Lala2086

    Lala2086 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Cho hỏi tính từ đầu năm đến nay,nghành dầu khí VN đã thu được bao nhiêu từ việc xuất khẩu các sản phẩm từ dầu lửa?
    bmttmos là chuyên gia hoá dầu có khác! Chỗ nào cũng chỉ thấy nói đến hoá dầu,không dầu thì khí!

    Là lá la...!

  3. bmttmos

    bmttmos Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Hihi...thông cảm bệnh nghề nghiệp rồi mà,suốt ngày học những thứ ấy sao mà không dầu dầu,khí khí được...Từ đầu năm 2003 đến nay thì có lẽ mình không cập nhật được thông tin,chỉ biết tổng kết của năm 2002 thì toàn bộ ngành dầu khí VN có tổng thu nhập từ tất cả các lĩnh vực ước tính khoảng hơn 60 nghìn tỉ đồng VN,xếp thứ nhất trong việc nộp ngân sách nhà nước 32 nghìn tỉ đồng,thứ 2 là ngành bưu chính viễn thông,thu nhập không rõ bao nhiêu nhưng nộp cho ngân sách là 3 nghìn tỉ đồng,tiếp theo đứng thứ 3 là ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ hải sản-nộp 1,8 nghìn tỉ đồng....
  4. dvTu

    dvTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Dầu khí thì ác rồi! Lắm tiền,lại nhàn hạ!
    Tiếc là mình không học hoá,không có khi cũng học hoá dầu!

    Tôi là ai?
    Con người sinh ra để làm gì?

  5. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Ngành dầu khí nước ta vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng ổn định
    Từ đầu năm đến nay,tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp,nổi cộm lên là cuộc chiến có quy mô lớn ở Iraq đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thế giới,trong đó có Việt Nam.Tuy nhiên do có được những tiên liệu trước về tình hình,nghành dầu khí nước ta vẫn giữ vững được nhịp độ sản xuất-kinh doanh.Sản lượng khai thác dầu khí quy đổi đạt 107% so với cùng kì năm trước,xuất khẩu dầu thô đạt 22,2% kế hoạch năm;sản lượng khí so với cùng kì năm trước đạt 140%.Do sản xuất,kinh doanh có bước phát triển ổn định nên quí I năm 2003,ngành Dầu khí nước ta đã đạt doanh số 33% kế hoạch năm,bằng 140% so với quí I năm 2003.Tại cuộc họp báo với tổ chức chiều 10/4,các đồng chí lãnh đạo Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cho biết: các đơn vị Tổng công ty đang tiếp tục triển khai các hoạt động khai thác dầu khí ở 7 mỏ tại khu vực thềm lục địa phía Nam.Sản lượng khai thác bình quân trong ngày của quí I năm 2003 là 50.000 thùng dầu thô.Không kể 2 hợp đồng thuộc Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô.Tổng công ty hiện có 25 hợp đồng tìm kiếm thăm dò dầu khí với các đối tác nước ngoài,trong đó có 19 hợp đồng đang ở giai đoạn tìm kiếm thăm dò,nghiên cứu và chuẩn bị phát triển.Ngoài ra,Tổng công ty còn kí và triển khai hợp đồng thăm dò dầu khí với các đối tác nước ngoài.Hệ thống đường ống dẫn khí đồng hành từ khu mỏ Bạch Hổ vào bờ hoạt động an toàn và ổn định,phục vụ đắc lực cho nhiều cơ sở kinh tế ở nước ta.Cùng với các hoạt động trên,Tổng công ty đang khẩn trương thực hiện đồng bộ dự án đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau,nhà máy điện,đạm và đề án xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất và tập báo cáo khả thi đề án liên hợp lọc hoá dầu tại Nghi Sơn,Thanh Hoá.
    Đây thực sự là những tin vui trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế,xã hội.
    (Báo An Ninh Kinh Tế,ra ngày 14/4/2003)
    -----------------------------
    Hehe,Dầu khí Việt Nam vẫn còn "đỉnh" lắm! Bác bmttmos với bác Kiralyfi đang học Hoá dầu thích nhá!
    To bác bmttmos: Hôm nay bác đi dự kỉ năm 72 năm thành lập trường Gupkin có vui không ạ?
    Tucurie

  6. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Mời bác đọc bài này:
    VN chưa chiếm lĩnh thị trường dịch vụ dầu khí trong nước
    Các doanh nghiệp dịch vụ của Petro Vietnam mới chỉ chiếm được khoảng 30% thị phần của thị trường dịch vụ dầu khí. Phần còn lại đều do các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chi phối.
    Năm nay, nhu cầu tiêu thụ ở thị trường này đạt mức 1,797 tỷ USD, tăng gần 670 triệu so với năm trước. Theo dự báo của Petro Vietnam, ba năm tới con số này vào khoảng trên dưới 2 tỷ USD/năm, trong khi đó khả năng tăng thêm thị phần của phía Việt Nam không cao, hy vọng chỉ được 45% vào năm 2005.
    Các doanh nghiệp trong nước hiện chỉ cung cấp được loại dịch vụ có công nghệ và kỹ thuật trung bình. Việc chậm đầu tư đổi mới công nghệ cùng với khả năng quản lý kém, thiếu linh hoạt đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
    (Theo TBKTSG)
    Rồi lấy các số liệu về % ở trong bài "Ngành dầu khí nước ta vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng ổn định",cộng trừ nhân chia một tí.Tôi chỉ tìm được số liệu về thu nhập ở thị trường trong nước thôi! Bác thông cảm!
    ------
    Bác bmttmos cho em hỏi cái.Cái đường ống dẫn khí Phú Mỹ-Thủ Đức lúc nào mới xây dựng xong ạ?

    Thế giới quả là rộng lớn và còn nhiều điều phải làm!

  7. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Đây đây! Tôi vừa search cho bác Lala đây:
    ..."Ngành dầu khí phát hiện 5 mỏ mới trong năm 2002

    Thành tựu nổi bật của ngành dầu khí trong năm 2002 là việc phát hiện thêm 5 mỏ dầu khí mới với tổng trữ lượng gia tăng khoảng 70 triệu tấn.
    Cũng trong năm 2002, ngành đã hợp tác với Tập đoàn BP hoàn thành lắp đặt hệ thống đường ống dài gần 400 km đưa khí từ khu mỏ Nam Côn Sơn vào bờ. Ngành cũng đã xúc tiến triển khai nhiều dự án đầu tư, trong đó có các dự án trọng điểm như: Dự án khí-điện-đạm Cà Mau, Khí-điện-đạm Nam Côn Sơn, nhà máy lọc dầu Dung Quất, đồng thời đã ký được 2 hợp đồng khai thác dầu khí ở nước ngoài với Iraq và Algeria.
    Riêng đối với Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro-đơn vị chủ lực của ngành dầu khí Việt Nam- năm 2002 là năm đạt sản lượng khai thác dầu và khí cao nhất với gần 13,5 triệu tấn dầu, đưa vào bờ trên 2 tỷ mét khối khí, tăng 500.000 mét khối so với năm 2001. Đặc biệt, Vietsovpetro đã khai thác tấn dầu thứ 100 triệu từ tầng móng của mỏ Bạch Hổ và phát hiện thêm vỉa dầu mới từ tầng móng các mỏ Rồng và Đại Hùng.
    Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho thăm dò, khai thác dầu khí cũng đạt kết quả tốt trong năm qua. Công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí tiếp tục đảm bảo việc cung ứng tàu thuyền, lao động, căn cứ, chế tạo, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các công trình dầu khí cho các công ty dầu khí nước ngoài; hoàn tất việc cung cấp tàu phục vụ công tác lặn, tiếp tục thực hiện các dự án xây lắp công trình biển như dự án PM3-Talisman, dự án phát triển mỏ của JVPC, Sư Tử Đen Cửu Long JOC và Vietsovpetro.
    Tổng sản lượng dầu khí của Việt Nam năm 2002 đạt 19,36 triệu tấn, trong đó có 17,1 triệu tấn dầu thô và 2,26 tỷ mét khối khí, xuất khẩu được gần 16,9 triệu tấn dầu thô, đạt kim ngạch trên 3,2 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2001. Với sản lượng trên, Việt Nam đang đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á về khai thác và xuất khẩu dầu thô.
    Theo Tổng Công ty Dầu khí, ngành dự kiến năm 2003 sẽ khai thác 20,86 triệu tấn dầu và khí, xuất khẩu trên 17 triệu tấn dầu thô và nộp ngân sách trên 24.200 tỷ đồng./....."

    Và đây nữa:
    ...."Kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng khá cao.

    Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, 2 tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu trên 2,8 triệu tấn dầu thô, kim ngạch đạt 689 triệu USD.
    So với cùng kỳ năm ngoái, lượng dầu thô xuất khẩu chỉ tăng 5% nhưng kim ngạch lại tăng tới 71,9%. Giá dầu thô thế giới tăng đang tạo thuận lợi cho các nhà khai thác và xuất khẩu dầu thô ở Việt Nam. Dầu thô tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao của cả nước là dầu thô, dệt may, thuỷ sản và giày dép.
    Năm nay, ngành dầu khí dự kiến sẽ khai thác 20,86 triệu tấn dầu và khí, xuất khẩu trên 17 triệu tấn dầu thô.
    Với sản lượng 19,36 triệu tấn dầu và khí năm 2002, xuất khẩu 16,9 triệu tấn dầu thô; Việt Nam đang đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về khai thác và xuất khẩu dầu thô.
    Bên cạnh việc tăng tốc khai thác, xuất khẩu dầu thô, những năm gần đây, ngành công nghiệp khí và hoá dầu Việt Nam đã bắt đầu hình thành và đang phát triển mạnh. Riêng năm 2002, ngành công nghiệp này đã cung cấp 147.000 tấn condensate và 349.000 tấn khí hoá lỏng (LPG) cho sản xuất và tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu.
    Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn với công suất 7 tỷ m3/năm và đường ống đặt ngầm dưới đáy biển dài nhất thế giới là 362 km, vừa được hoàn thành cuối năm 2002 đã đánh dấu bước phát triển mới của ngành công nghiệp khí Việt Nam. Công trình này đảm bảo cung cấp an toàn, ổn định, lâu dài nguồn nhiên liệu, nguyên liệu cho các nhà máy điện, đạm và hoá dầu ở Phú Mỹ (thuộc tính Bà Rịa-Vũng Tàu) có công suất lớn nhất cả nước hiện nay.
    Dự án tổ hợp khí-điện-đạm Cà Mau đang được Quốc hội xem xét quyết định cũng là một dự án lớn, khi triển khai sẽ tạo diện mạo mới cho ngành công nghiệp dầu khí và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng Cửu Long.
    Ngành dầu khí đang hợp tác với các đối tác nước ngoài triển khai hàng loạt dự án lọc hoá dầu để khai thác triệt để tiềm năng dầu khí và cung cấp nguyên-nhiên liệu thay thế hàng nhập khẩu. Tổng Công ty dầu khí Việt Nam đang khẩn trương xây dựng để đưa vào hoạt động nhà máy lọc dầu Dung Quất năm 2005, đồng thời xúc tiến triển khai dự án lọc hoá dầu tại Nghi Sơn-Thanh Hoá với công suất giai đoạn đầu 7 triệu tấn/năm gồm hàng chục loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu trong nước.
    Tổng Công ty cũng đang lập dự án khả thi để triển khai xây dựng 2-3 trung tâm hoá dầu gắn với nguyên liệu từ các nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn và gắn với nguồn nguyên liệu khí thiên nhiên ở khu vực Đông Nam bộ.
    Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất than đen cũng đang được Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam xúc tiến triển khai với công suất ban đầu 50.000 tấn/năm từ nguồn dầu cặn sau khi lọc dầu, thay hàng hiện nay đang phải nhập khẩu.
    Tại khu công nghiệp Phú Mỹ, ngành dầu khí và hoá chất vừa đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất PVC đầu tiên của Việt Nam; đang xúc tiến dự án đạm Phú Mỹ-dự án lọc dầu lớn nhất Việt Nam-để có thể đi vào hoạt động năm 2004.
    Theo dự kiến, sản lượng dầu thô quy đổi của Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 30-32 triệu tấn vào năm 2010. Ngoài việc tăng ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô, những dự án khí và hoá dầu nếu được triển khai đúng tiến độ sẽ nâng cao giá trị của ngành dầu khí, phục vụ tốt hơn cho các ngành năng lượng và sản xuất công nghiệp trong nước./...."

    Bác có thể xem thêm ở đây:
    http://www.dongnai-industry.gov.vn/tintuc.asp?code=1595
    http://www.dongnai-industry.gov.vn/tintuc.asp?code=1776
    Hi vọng bác hài lòng!

    Thế giới quả là rộng lớn và còn nhiều điều phải làm!

  8. bmttmos

    bmttmos Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Tucurie và Hihihahihi đã giúp mình cập nhật thêm thông tin về ngành dầu khí.
    To Tucurie:bọn chị tham gia làm triển lãm văn hoá Việt Nam ở trường cũng rất ấn tượng.Ngành dầu khí bắt đầu cổ phần hoá và bán cổ phiếu,hihi...nếu mỗi tháng du học em tiết kiệm được tiền,mua cổ phiếu thì sau khi tốt nghiệp ĐH em sẽ giàu to đấy,hihi...
  9. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Ở trường vừa có thầy xin được đề tài trị giá 1,65 tỉ VND về sản xuất nhũ tương giảm độ nhiệt độ đông đặc dầu ở các mỏ dầu fía nam. Phê thật.
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
  10. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Bác TNT cũng làm lấy một cái đề tài cấp Nhà nước chứ nhẩy,cho anh em box ta nhờ cái!
    To chị BMTT: Tình hình này,chắc em phải dành tiền từ bây giờ quá!! Chị có mua tí cổ phiếu nào không ạ?Để lại cho em nhá!
    Tucurie

Chia sẻ trang này