1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi nét về văn hóa Thái Lan

Chủ đề trong 'Thái Lan' bởi Idecghin, 25/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét về văn hóa Thái Lan

    Nước trong các nghi lễ của người Thái Lan

    Nước là một trong những yếu tố rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người. Với người dân làm nghề nông, nhất là nghề nông trồng lúa nước thì vai trò của nước được đưa lên hàng đầu. Cũng giống như người Việt ta có câu: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", nước là yếu tố tiên quyết đối với sự sống của ây cối nói chung, cây lúa nước nói riêng. Vì vậy từ thời tiền sử, việc thờ nước đã là một trong những yếu tố tín ngưỡng phổ biến trên Trái Đất này. Nhưng phải nói rằng, không có vùng nào ngoài Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan, tín ngưỡng ấy lại tồn tại dai dẳng và được thể hiện sinh động đến thế.

    Ở Thái Lan, sự thiếu hụt nước luôn luôn gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống các cư dân trong các thành phố cũng như trên các cánh đồng lúa rộng lớn. Thế nên chẳng phải ngạc nhiên khi yếu tố nước đóng vai trò chính trong các nghi thức, lễ hội của người Thái từ rất xa xưa cho tới tận bây giờ. Trong mọi lễ hội, kể cả ngày tết cổ truyền với tư cách là lễ hội lớn nhất của một dân tộc, người ta cũng luôn bắt gặp những lễ thức thờ nước, những tục, trò? liên quan đến thờ nước.

    Tết ?otống cựu nghinh tân? Songkran của người Thái Lan được kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Vào ngày thứ hai hoặc có nơi là vào ngày thứ ba của tết, sau khi nước thiêng được dâng lên chùa để tắm cho tượng Phật, người Thái Lan té nước vào nhau để làm rửa trôi những xui xẻo, lỗi lầm năm cũ và cầu chúc những điều tốt đẹp, may mắn cho năm mới. Trong những ngày nay người ta quan niệm rằng ai té nước và được té nước nhiều nhất sẽ có nhiều phúc lành và thành đạt trong cuộc sống và công việc.

    Ở Chiêng Mày (thủ phủ miền Bắc Thái Lan), lễ hội là đám rước với những cô gái xinh đẹp, duyên dáng trong lễ phục dân tộc, hông đeo những lọ nước bạc, vừa nhảy múa vừa rẩy nước, với mục đích chào đón một năm mới tới và gửi những lời chúc tốt lành theo từng giọt nước tinh khiết tới mọi người.

    Nước phép là yếu tố nổi bật trong một loạt các nghi thức đời sống của người Thái Lan. Nước phép được lấy từ một nguồn nước sạch, ướp hương thơm của các loài hoa như nhài, lan, cúc, hồng? , được đựng trong âu, bình, lọ, chậu? bằng bạc. Tất cả nhằm mục đích tôn vinh sự trong sạch và thiêng liêng của nước.
  2. tranthlong

    tranthlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    done
  3. banthitaa

    banthitaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Ban hay that, tim duoc nhung tai lieu hay that! cam on ban, minh dang can nhung tai lieu nay.
  4. darawadi

    darawadi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    hi ban co the chi minh cach nao tim nhieu tai lieu hay the khong
  5. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Hồi SV mình hay ra hàng sách cũ và kiếm được vài cuốn Sawatdee, một số tạp chí cũ cũ gì đó tiếng Thái là Kinnari, một số nữa là sách báo tiếng Anh, nói chung là cũ và không có gì nổi bật cả, nhưng hồi đó cứ thấy có gì liên quan đến Thái Lan và Asean là vơ hết cả (nếu có đủ money). Công nhận là nhiệt tình thái quá thật . Trên ĐSQ Thái ở VN cũng có một số sách về văn hoá TL đó, cả tiếng Anh và tiếng Thái, dạo còn ở HN mình cũng lên đó photo được một ít. Không nhiều lắm nhưng thỉnh thoảng cũng có cái hay, mỗi tội mình lười dịch vì quên nhiều Anh ngữ. Được các bạn cổ vũ nhiệt tình vậy mình sẽ lấy cảm hứng để cải thiện tình hình này, post thêm bài lên vậy. Có gì các bạn cùng trao đổi để thêm nhiều điều phong phú hơn nhé!
  6. darawadi

    darawadi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    cam on ban nhieu nha
    chuc ban vui ve
  7. ndc_thailand

    ndc_thailand Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    1.004
    Đã được thích:
    0
    up cho thành viên nhiệt tình nhất thai box
  8. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Lại nói thêm về VH Thailand. VH Thailand thể hiện rõ những đăc trưng, tính cách của VH cư dân nông nghiệp. Một trong những yếu tố đó là tư duy lưỡng hợp của cư dân trồng lúa nước.
    Tư duy lưỡng hợp làm xuất hiện nhiều hiện tượng, thực thể mang "lưỡng tính". Thailand có số lượng homo***ual vào loại hàng đầu ở châu Á (họ chấp nhận như một điều bình thường, không e dè như người Việt mình). Điều tôi muốn nói ở đây là nền chính trị của nó cũng mang yếu tố homo, có thể gọi là homopolitical.
    Nền chính trị của Thailand được kết hợp bởi 2 "tính" là mô hình dân chủ nghị viện và quyền lực của vương triều (mô hình phong kiến). Giai cấp tư sản Thailand thể hiện cái tính nửa vời của nó khi thoả hiệp với vương triều sau cuộc cách mạng tư sản 14/10 . Kết quả là ngày nay, Quốc vương Thái không chỉ có quyền hạn nhất định ghi trong Hiến pháp, nhưng vẫn đóng vai trò quyết định trong những thời điểm quan trọng của nền chính trị, cụ thể là sự bế tắc năm 1992 với chính phủ quân sự và cuộc khủng hoảng hiện nay với sự ra đi của thủ tướng Thaksin.
    Điều này cho thấy, người dân Thailand vẫn một lúc cùng lúc tôn thờ vua như một biểu tượng của đạo đức - quyền lực và vẫn đấu tranh cho một thể chế dân chủ. Có thể thấy bản thân khái niệm dân chủ của người Thái cũng được hiểu bằng tư duy lưỡng hợp của họ.
    Thêm một ý nữa, kiểu tư duy này có lẽ cũng là nguồn gốc cho lối sống "sabai sabai" và thái độ "mai pen rai" của họ (mọi người cố gắng tìm để hiểu thêm nhé!)
    Ai có ý kiến gì thì đưa thêm cho vui ! Swasdee.
  9. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Nói thêm với các bạn, những bạn Thái tớ đã từng tiếp xúc, khi nói đến nhà vua họ bày tỏ một cảm xúc rất kính mến và ngưỡng mộ. Không nghi ngờ là Royal có một ảnh hưởng sâu rộng đến những người dân Thái, dù là một người bình thường nhất họ cũng rất có ý thức về điều này..
    Tặng các bạn một số ảnh về Thai Rama (vua) khi ông còn trẻ. Người dân rất yêu quý ông, có thể nói như vậy.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được viethuong279 sửa chữa / chuyển vào 03:34 ngày 10/05/2006
  10. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Thờ thần trên sông Chao Phraya
    Trên hầu hết các con thuyền dọc bờ sông Chao Phraya, đặc biệt là những thuyền buôn, ta có thể thấy rất rõ những dấu hiệu thể hiện một niềm tin mãnh liệt vào các thế lực siêu nhiên. Đó chính là tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tin rằng mọi vật đều có linh hồn và có những thế lực siêu nhiên chi phối, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
    Trên những chiếc xà lan bằng gỗ tếch chở cát và những thứ khác thường vẽ trên mui một ?ođôi mắt thuyền?, giống như trên các thuyền buồm có đáy bằng của Trung Quốc. Trên xà lan cũng như trên các thuyền gắn máy mũi dài và các ca nô bình thường của những người bán hàng, mũi thuyền được xem như là nơi trú ngụ của thần thuyền, được gọi là ?oMae Ya Nang? (mẹ giữ thuyền). Mắt thuyền ở mũi thuyền là mắt thần, mắt của ?omẹ? dẫn đường cho con thuyền đến những nơi may mắn và hạnh phúc. Hàng ngày, trước khi bắt đầu một hành trình sông nước mới, người chủ thuyền đặt những vòng hoa cúng hoặc cắm hoa vào lọ ở một ban thờ nhỏ mà họ lập nên ở mũi thuyền. Thỉnh thoảng, người ta tổ chức các lễ cúng dâng đồ ăn, rượu, hoa và hương trầm cho thần thuyền.
    Dọc theo hai bên bờ sông Chao Phraya, người ta lập rất nhiều miếu thờ thần sông. Tại những miếu đó người ta thường ghé lại và dâng lên rất nhiều đồ cúng để cầu mong sự an toàn và thành công trên sông nước. Ở huyện Bang Sai (tỉnh Ayuthaya), có một miếu thờ đặc biệt linh thiêng, được nhiều người biết đến. Hầu hết các thuyền qua lại nơi đây đều dừng lại để dâng cúng hoặc giảm tốc độ để bày tỏ lòng tôn kính trước vị thần cai quản khúc sông này.
    Ở đó có Wat Phananchoeng là ngôi chùa mà người ta cho rằng nền móng của nó đã được xây dựng từ thời Ayuthaya và thuộc vùng kinh đô cổ xưa, nằm ngay ở bến sông nơi mà trước đây các thương thuyền phương Tây đã từng neo đậu trong thời kỳ thịnh vượng của vương quốc. Chùa này được dựng nên với lòng sùng kính của những người dân chài. Trong chùa có thờ một tượng Phật ngồi khổng lồ, cao 19m. Bức tượng này cũng như các tượng khác trong chùa được thờ cúng rất thành kính với một niềm tin thiêng liêng là con người sẽ được bảo vệ khỏi tai nạn, rủi ro và thua lỗ trong cuộc sống và công việc buôn bán trên sông?
    Thần thuyền, thần sông, Đức Phật được thờ cúng, những đôi mắt thuyền, miếu thờ, chùa? tất cả thể hiện một niềm tin mãnh liệt của người dân sống trên và hai bên bờ sông Chao Phraya vào một thế lực siêu nhiên có khả năng bảo vệ họ trong cuộc sống và sinh kế trên con sông lớn này./.

Chia sẻ trang này