1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi nét về văn hóa Thái Lan

Chủ đề trong 'Thái Lan' bởi Idecghin, 25/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wi_nho_87

    wi_nho_87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt làm tôi cũng muốn thử học một ít tiếng Thái đễ sau này có đi du lịch thử một chuyến xem sao
  2. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục nhé...
    LẾ HỘI SĂN VOI Ở THÁI LAN
    [​IMG]
    Voi là loài rất được coi trọng ở các quốc gia Đông Nam Á. Trong nhiều thế kỷ, những thớt voi khỏe mạnh được dùng làm phương tiện đi lại, phục vụ trong các công việc lao động nặng nhọc và chiến tranh. Những cuộc săn voi diễn ra thường xuyên. Ở Thái Lan, những cuộc vây bắt voi lớn nhất được tổ chức ở vùng Đông Bắc, nơi trước đây có những cánh rừng già rậm rạp. Đôi khi những chuyến đi săn trong rừng còn lấn cả sang phần đất Campuchia. Ngày nay do đường biên giới được kiểm soát nghiêm ngặt, thêm vào đó là rừng bị thu hẹp lại và số lượng voi đã giảm đi đáng kể nên ở Thái Lan người ta không còn săn voi nữa. Thay vì thế, một lễ hội săn voi được tổ chức mỗi năm một lần, như để nhắc nhở về tầm quan trọng của voi trong văn hóa Thái và để tạo ra các quỹ hỗ trợ cho những người săn voi chuyên nghiệp nay đã mất đi nguồn thu nhập chính từ việc săn voi. Đây cũng là dịp vui chơi giải trí góp thêm một màu sắc tưng bừng cho những sắc màu rực rỡ của văn hóa Thái. Từ năm 1960, tỉnh lị Sụ-rin trở thành trung tâm của sự kiện văn hóa này. Lễ hội săn voi ngày nay đã được ghi trong lịch Thái và tổ chức định kỳ vào kỳ nghỉ cuối tuần thứ 3 của tháng 11 hàng năm.
    Ban đầu, săn voi ở Sụ - rin chỉ là một sự kiện bình thường. Về sau, sự kiện này dần trở thành một hội lớn. Đó là một cuộc trình diễn hoành tráng với hơn 100 thớt voi cùng những người quản tượng đang mong muốn thể hiện sự khéo léo cũng như tính kỷ luật của các thớt voi dưới sự điều khiển của mình. Người quản tượng vừa là người trông giữ voi vừa là người huấn luyện voi. Trong tiếng Thái, người ta gọi ?ongười quản tượng? bằng một từ mượn từ tiếng Ấn Độ là ?okhuổn cháng? (khuổn=người chăn, cháng=voi). Người quản tượng chăm sóc voi từ khi chúng mới được bắt về. Vì vậy, giữa voi và quản tượng có một mối quan hệ thân quen, gắn bó rất khăng khít. Những người quản tượng luôn trình diễn, điều khiển các thớt voi của mình trong niềm tự hào và hãnh diện. Họ sẵn sàng tham gia rất nhiệt tình vào nhiều buổi trình diễn và nhiều cuộc thi voi khác nhau.
    Đặc trưng nhất trong một lễ hội săn voi điển hình ở Sụ - rin là lễ cúng sợi dây thòng lọng dùng để bắt voi (xem ảnh ở trên). Sợi dây thòng lọng này được truyền từ đời này sang đời khác trong gia tộc. Người ta cho rằng trong dây thòng lọng đó tồn tại những vị thần hết sức linh thiêng, người chủ tối cao của những người săn voi - những người đã được các vị thần trao cho ?olưỡi tầm sét? để sai khiến loài voi. Vì thế người ta cúng tế sợi dây thiêng này trong một nghi lễ kéo dài với một con voi diễu hành? Sau đó người quản tượng quấn chiếc dây thòng lọng quanh người và trình diễn một điệu múa mô tả cảnh một con voi bị vây bắt.
    Bên cạnh lễ cúng là những hoạt động mô phỏng cuộc săn voi: Một cuộc diễu hành biểu dương tài nghệ làm mộc và tái diễn lại một trận đánh cổ xưa với hình ảnh những chiến binh rượt đuổi trên lưng voi, cây giáo dài trên tay hướng về phía tiếng đại bác dồn dập, sau lưng là những đám mây bụi mù trời.
    [​IMG]
    Một phần rất hấp dẫn nữa của lễ hội là lúc những chú voi biểu diễn những kỹ năng và sự khéo léo nhanh nhẹn trong các môn thể thao. Chẳng hạn như việc một con voi lớn dễ dàng chiến thắng 200 tráng niên trong cuộc thi kéo co, đó là bài kiểm tra sức mạnh. Còn để chứng minh độ chính xác và khéo léo, người ta cho voi bước qua những người đàn ông nằm sát đất, con voi đặt bàn chân to lớn của nó giữa những người nằm gần bên nhau mà không hề làm đau họ. Nhưng thú vị nhất là xem voi đá bóng. Hai đội voi tranh nhau đá và rượt đuổi 1 trái bóng trong sân. Những con voi đã được huấn luyện giữ bóng bằng vòi và tung bóng qua cột gôn của đội đối phương để ghi bàn. Trận đấu bóng khác thường này luôn được đông đảo khán giả, những người tham gia lễ hội cổ vũ cuồng nhiệt. Đó là trò náo nhiệt và thu hút nhất trong phần hội của lễ hội săn voi Sụ - rin.
    Lễ hội này kết thúc bằng một đám rước lớn. Voi chở hoàng tộc cùng một chiếc kèn lệnh lớn. cả voi và người đều được trang điểm lộng lẫy, thêm vào đó là những sắc màu rực rỡ của những đồ vật trải ra trên đường diễu hành. Tất cả tạo một không khí hân hoan nhẹ nhàng lan tỏa, tưởng như một câu chuyện thần tiên bỗng nhiên trở thành hiện thực.
    Người dân vùng đông bắc Thái lan là những người tiêu biểu trong việc giữ gìn phong tục săn bắt voi cổ truyền. Họ truyền cách thức săn voi cho con cháu mình. Họ cũng truyền lại những điều kiêng kị khi sắp vào cuộc săn voi. Chẳng hạn như việc cả gia đình phải ủng hộ giúp đỡ người thợ săn voi, đặc biệt là người vợ, bằng cách là họ sẽ ko được dùng dầu thơm hay nước hoa, không cắt tóc và tránh những cuộc cãi cọ với chồng. Người ta tin rằng làm như thế thì người thợ săn voi sẽ tránh được những rủi ro, bị thương hoặc thậm chí có thể chết do làm rối loạn tinh thần những con voi vì một áp lực vô hình nào đó.
    Nói chung, hầu hết các cuộc săn voi đều được đức vua bảo trợ. Mỗi cuộc săn voi khoảng 100 thớt voi bị bắt với sự trợ giúp của 80 thớt voi đã được thuần hóa. Thời ký Ayuthya, triều đình đã tổ chức những cuộc săn voi rất lớn. Trong cuộc săn chính thức, một con voi đã thuần hóa chọn lấy con mồi của mình, thường là con nhỏ hơn, áp sát bên cạnh con mồi và không cho nó chạy thoát. Những con voi bị săn đuổi hoảng loạn chạy ra khỏi rừng kéo theo sau đám mây bụi khổng lồ, rồi bị dồn lại thành bầy trong một khu đất rộng có rào chắn xung quanh gọi là ?okraal?, từ mượn tiếng Hà Lan có nghĩa là ?obãi quây súc vật?. Ở đó, việc bắt giữ những con voi hoang dã diễn ra dưới sự chứng kiến của đức vua. Mỗi con voi thuần kìm giảm dần tốc độ con mồi của mình để những người quản tượng có thể dùng dây thòng lọng trói chân nói lại. Những con voi còn lại được dồn tới một cánh đồng lớn để công chúng được xem bắt voi.
    Hàng rào của bãi quây làm bằng nhưng thân gỗ cứng xen lẫn những mũi nhọn để lũ voi không thể phá được. Trong bãi quây, những con voi bị nhốt trong điều kiện thiếu thốn khoảng 2 tuần, chúng thường bị đói và bị thương do đâm vào cọc rào nhọn. Khi đó, mỗi người quản tượng quan tâm để ý đến một con voi đã bị bắt của mình, chăm sóc nó, tìm hiểu nó và tìm cách thân thiện gần gũi với nó. Sau đó chúng được đưa ra khỏi bãi quây và mỗi người quản tượng thuần hóa voi theo một cách thức riêng, rồi dựa vào kích cỡ và khả năng thuần hóa của từng con voi mà chúng được lựa chọn cho từng công việc thích hợp: chiến đấu, giao thông và những việc công cộng. Riêng voi trắng, loài voi rất hiếm thấy thì luôn được coi là thuộc về đức vua, vì người ta tin rằng voi trắng là biểu tượng của sự thịnh vượng và hùng mạnh của vương quốc.
    [​IMG]
    Ngày nay tuy không có cuộc săn bắt voi này diễn ra tại các bãi quây trong các lễ hội săn voi ở Sụ - rin nhưng những cuộc biểu diễn về sức mạnh và kỹ năng của các thớt voi đã để lại cho người xem những ấn tượng rất sâu sắc. Sau lễ hội, nhiều khán giả còn táo bạo đút cho voi những cây mía lớn hoặc chọn lựa những con voi để cưỡi về trung tâm thị trấn, gây ra một cuộc ?oách tắc voi? bất ngờ trên đường phố. Hội lễ săn voi kéo dài suốt kỳ nghỉ cuối tuần. Ngày chủ nhật buổi diễn được lặp lại để phục vụ những khán giả hiếu kỳ nhưng đã bỏ lỡ mất buổi diễn đầu tiên trong ngày hôm trước. Sau lễ hội săn voi, một tuần làm việc mới như được tiến hành trong một không khí mới, một sinh lực mới hào hứng và đầy niềm vui. Có thể nói, những lễ hội như thế này là một trong những yếu tố khiến cho nụ cười luôn tươi nở trên môi người dân Thái.
    Linh Ngã (dịch từ Tra***ional Festival in Thailand)
    Bài đã đăng trên Tạp chí Đông Nam Á, số 12/ Tháng 12-2002
    Ảnh: Sưu tầm (Internet)
    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 09:23 ngày 10/04/2009
  3. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Thả diều
    Chơi diều hay thả diều có nguồn gốc từ châu Á, được ghi lại sớm nhất trong các thư tịch cổ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, khi đó người ta sử dụng diều cho mục đích chiến tranh. Truyền thống chơi diều Thái Lan bắt đầu từ thế kỷ 13 dưới triều vua Sukhothai. Qua lịch sử, truyền thuyết và các bức tranh tường ở chùa mà chúng ta biết được rằng thời đó và vương triều Ayutthaya kế tiếp, diều được sử dụng cho các mục đích như: giải trí, nghi lễ và chiến tranh.Diều được sử dụng trong các nghi lễ cổ đại với niềm tin rằng cánh diều đu đưa có thể điều khiển hướng gió, xua mây đi trước mùa khô và gọi mây về khi mùa hết.
    [​IMG]
    Một phong tục truyền thống còn được giữ đến tận ngày nay là việc cấm thả diều bay qua và quanh khu vực hoàng cung. Lịch sử thời Ayutthaya còn ghi chép về một cuộc nổi loạn ở Nakhorn Ratchasima (vùng cao nguyên Khorat) dưới triều vua Phetjara, đã bị đàn áp bằng cách dùng những chiếc diều chở đầy thuốc súng thả cho bay vào trong thành, thực hiện một cuộc oanh tạc trên không chói lọi theo cách thức cổ đại. Loại diều này, tên tiếng Thái là Chụla, là một trong những ?ongôi sao? trong làng ?ođấu? diều ngày nay, được dùng trong thể thao hơn là chiến tranh.
    Các nhà vua của vương triều hiện hành rất ủng hộ hoạt động này. Vua Rama II đã từng thả diều ở Quảng trường lớn, nơi mà tất cả các sự kiện thả diều lớn vẫn diễn ra. Vua Rama V thì đặt tiền lệ việc thi đấu thả diều dưới hình thức một môn thể thao đồng đội, loại diều chuẩn Chụ-la và Pặc-pàu được đưa vào sử dụng và thả diều đã trở thành một môn thể thao quốc gia chính thức với những luật lệ rõ ràng. Ngày nay, các cuộc thi hàng năm diễn ra vào khoảng giữa tháng 2 và tháng 4, đây là mùa thả diều chính, khi gió từ vịnh Thái Lan thổi vào đất liền và mọi vùng đất trống đều trở thành bãi thả diều.
    Người Thái rất thành thạo cả việc làm diều và thả diều. Diều truyền thống được tạo bằng các khung tre mảnh, nhỏ, được phủ bằng một lớp giấy làm từ cây dâu tằm. Những vật liệu có tính đàn hồi này làm tăng thêm sức bay của diều Thái. Hai kiểu diều cơ bản là diều phẳng được dùng trong các sự kiện thể thao và diều sáng tạo được dùng trong trình diễn và giải trí. Kiểu diều thứ 3 có tên là ngao ?" diều sáo, một dạng diều phát ra những âm thanh khác lạ mà người xưa thường dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Hiện nay nó được sử dụng để xua đuổi các loài chim và côn trùng phá hoại mùa màng.
    [​IMG]

    Trong kiểu diều phẳng, diều Chụ-la và Pặc-pàu phổ biến nhất. Chúng được thiết kế để chuyển động và xử lý dễ dàng. Diều Chụ-la thông dụng hơn cả, phải được làm sao cho cân xứng và thăng bằng tùy vào độ rộng và hình dạng giống như hình ngôi sao của chúng. Thả diều trở thành một môn thể thao khá phức tạp, yêu cầu những kỹ năng thao tác khéo léo và sự phối hợp nhịp nhàng giữa những người trong cùng một đội chơi. Cuộc đấu thường diễn ra giữa một diều Chụ-la dài hơn 2m, coi như diều ?onam? và một số diều ?onữ? Pặc-pàu kích thước khoảng 30-40cm có đuôi dài. Mục tiêu của trận đấu là kéo diều đối phương rơi xuống sân đội nhà. Một sợi dây thừng chăng lơ lửng là đường làm dấu ngăn cách phần sân của 2 đội. Rất khó để bắt được một diều Chụ-la ?ohạ cánh?. Khi đã cất cánh, 5 người trong đội buộc dây diều vào eo lưng người chịu trách nhiệm thao tác để giúp anh ta điều kiển chuyển động mạnh của diều bằng cách sử dụng một loại thắt lưng được thiết kế đặc biệt. Diều Chụ-la có thể túm lấy diều Pặc-pàu bằng 1 trong 5 cánh của nó và giật xuống. Đối thủ của nó, các diều Pặc-pàu có thể tập hợp lại thành nhóm, chặn đường lướt của diều Chụ-la khiến nó phải ?ochúi mũi? xuống, hoặc móc dải đôi vào diều Chụ-la và kéo nó xuống vùng đất của Pặc-Pàu.
    Các trận đấu diều này mang lại sự hào hứng đến cuồng nhiệt cho người Thái, từ người cổ vũ cho đến kẻ thắng, người thua đều rất vui vẻ, phấn khởi.
    Linh Ngã
    Dịch từ Tra***ional Festivals in Thailand
    Ảnh: Sưu tầm từ Internet
    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 13:39 ngày 16/04/2009
  4. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Có ai ở Thái Lan, chụp vài cái ảnh diều và thả diều ở Quảng trường Xiêm cho bà con chiêm ngưỡng cho thực mục đi nào
  5. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Cách đây 3 tuần, một đứa em kết nghĩa của mình đang làm ở Thư viện Quốc gia hỏi mình về những nét đặc trưng, tiêu biểu của Thái Lan, mình nhớ sao nói vậy cho nó được vài điều. Hôm nay tình cờ đọc được trong Thailanlife.com của Gor Daoruong một bài viết khá hay. Mình dịch và chỉnh qua rồi giới thiệu cùng các bạn. Tất cả còn sơ sài lắm. Có gì chúng ta cùng trao đổi thêm cho rõ nhé. Mà tiếc là ko up được ảnh để minh họa.
    Thai Symbols
    1. Quốc kỳ Thái: Có 5 vạch với ba màu là đỏ, trắng và xanh lam.
    - Màu đỏ là màu biểu trưng cho "Quốc gia"
    - Màu trắng là màu của "Tôn giáo"
    - Màu xanh lam biểu tượng cho "Nhà vua"

    2. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính ở Thái Lan là tiếng Thái (Pa-sả Thai) do vua Ramkhamhaeng sáng tạo ra. Phụ âm trong tiếng Thái có bốn mươi bốn chữ cái.

    3. Trang phục truyền thốngThái Lan: Có rất nhiều các kiểu tùy thuộc vào từng vùng, miền và từng thời điểm. Tuy nhiên ngày thường hiếm khi gặp người mặc trang phục truyền thống. Người Thái ngày nay thường chỉ mặc nó vào các dịp lễ như: Kết hôn, Loy Krathong... hoặc trong các điệu múa Thái...


    4. Múa Thái: Ở Thái Lan có năm khu vực, mỗi khu vực này có những điệu múa với những tên gọi khác nhau.
    - Vùng trung tâm có Răm Vông
    - Vùng phía Bắc có Phổn Lep
    - Vùng phía Nam có Răm-Nô ra và Ta-lung
    - Vùng phía Đông có Răm Xẻng
    - Vùng phía Tây có Răm Pút


    5. Túc Túc: Là loại xe taxi nhỏ đặc biệt ở Thái Lan. Gọi nó là Túc Túc là vì chính những những âm thanh phát ra từ động cơ xe. Túc Túc có ba bánh, không có cửa ra vào cũng chẳng có cửa sổ. Ở phía sau có một chiếc ghế dài đủ để ba người ngồi được.


    6. Diều Thái - Trong Thái Lan, có rất nhiều các loại diều, phổ biến và mang tính truyền thống nhất là diều hình ngôi sao (Chụ-la) và diều hình kim cương (Pặc-pàu). Thời gian tốt nhất trong năm để thả diều là tháng ba. Vào thời gian này hàng năm có rất nhiều người đi đến Sa-nảm Luổng ở Bangkok để thả diều hoặc để xem đấu diều.


    7. Tăng đoànThái - Mỗi nam giới người Thái đều phải trải qua thời kỳ tu hành khi đến tuổi 20. Người Thái cho rằng đó là một trong những nghi thức quan trọng để tạo nên công đức cho cha mẹ của họ, điều này sẽ giúp cha mẹ họ sau khi chết sẽ được đến thiên đường.


    8. Nông dân Thái Lan - Nghề nông ở Thái Lan có một vai trò rất quan trọng từ hàng trăm năm nay. Nông nghiệp và nông dân được ví như là xương sống của đất nước và gạo là lương thực chính của người Thái.


    9. Grand Palace - Cung điện Hoàng gia: Là nơi vua và hoàng hậu Thái Lan đang ở. Đó là một cung điện rất lớn và rất đẹp, là điểm thu hút khách du lịch nhiều và thông dụng nhất ở Thái Lan. Trong khuôn viên Hoàng gia có Chùa Phật Ngọc (Wắt Prắkeo) Các khách du lịch đến Thái Lan đều muốn đến đây để tham quan.


    10. Wai - cách chào của người Thái: Mỗi người Thái đều biết cách vái chào, gọi là Wai. Đó là cách bày tỏ sự kính trọng của người Thái. Là đặc trưng của văn hóa Thái. Người Thái "wai" (vái chào) khi gặp nhau cũng như khi tạm biệt


    11. Voi - Voi có ở khắp nơi trên đất Thái Lan. Tỉnh có nhiều voi nhất là tỉnh Sụ-rin. Đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất Thái Lan. Rất nhiều khách du lịch đến đây để cưỡi voi đi tham quan xuyên qua các cánh rừng lớn.


    12. Trâu - Loài gia súc quan trọng nhất của người nông dân, họ sử dụng trâu để cày ruộng.


    13. Gạo - Thái Lan là một nước nông nghiệp. Gạo là quan trọng nhất đối với người dân Thái. Tất cả mọi người ở Thái Lan coi lúa gạo là thực phẩm chính.


    14. Thái Silk - Lụa Thái: Lụa là một trong những sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan. Lụa Thái đẹp và nổi tiếng hắp thế giới. Lụa Thái được dệt từ tơ tằm thật.


    15. Tạ kró - Cầu mây: Đây là môn thể thao nổi tiếng của Thái Lan. Người Thái trước đây rất thích chơi Takraw. Thái Lan cho đến nay vẫn là nước giỏi về cầu mây, từng giành chiến thắng trong các cuộc thi trong khu vực và châu Á.


    16. Thái Chess - Cờ vua Thái: Thịnh hành và nổi tiếng ở Thái Lan từ rất lâu. Đây là trò chơi cần rất nhiều sự kiên nhẫn và lập kế hoạch tương tự như chiến tranh. Cờ vua Thái khác với cờ vua của thế giới cờ.
    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 16:18 ngày 23/04/2009
  6. nobita107

    nobita107 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2003
    Bài viết:
    634
    Đã được thích:
    0
    Ấn tượng chung về đất nước và con người Thái Lan là yên bình và mến khách, cho dù cũng đã hai lần dính tourist trap
    Người Thái tôn sùng Hoàng gia một cách thành kính, pha đôi chút cực đoan. Mấy năm trước, một người Thụy Điển lĩnh án 15 năm tù vì bôi sơn lên ảnh Vua. Ngay năm ngoái, một nhà văn Úc cũng bị xử 3 năm vì "xúc phạm" Hoàng gia. Khôi hài hơn nữa, một người Thái bị tống vào tù vì dùng chân giẫm lên đồng tiền xu (có hình Quốc vương) khi nó sắp lăn xuống rãnh. Dù vậy cả 3 người đều được Vua ân xá.
    Bình luận bài của Idecghin chút.
    9. Nhà Vua hiện nay không ở Grand Palace. Nó chỉ còn là di tích lịch sử thôi. Tượng Phật ngọc thì tương truyền là do quân Xiêm cướp về từ kinh đô nước Chămpa (Luang Prabang?). Điều này tôi tin là có thật, bởi cả vùng Đông bắc nước Thái cách đây một thế kỷ vẫn là nước Lào, thì một bức tượng vài kg có là gì. Mười triệu người Lào ở đông bắc Thái đủ chứng minh điều đó.
    10. Bằng giờ năm trước tớ ăn Bun pimày ở Lào. Hôm nhảy múa, thằng bạn Lào dặn rằng mày muốn nhảy với em nào, thì phải "pay her" (nghe nhạy cảm quá). Lúc cuối mới vỡ lẽ là thằng khỉ gió nó định nói là "pray her"
    15. Takraw không chỉ của riêng người Thái mà nó còn được chơi phổ biến ở Burma và Philippines. Hình như người Việt chỉ biết đến takraw vào những năm 199x qua mấy bạn sv Lào ở HV QHQT. Vậy mà giờ đã ở đẳng cấp thế giới rồi, người Việt ta giỏi thật
  7. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Nobita đã update thông tin Mình chỉ ngồi ở nhà đọc sách thôi nên lúc nào cũng như thiếu thực tế. Bạn có cái ảnh nào chụp về Thái Lan ko? post lên cho xem ké với
  8. SDHoangCam

    SDHoangCam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Đây thì Văn hoá Thái. Vui đáo để!!!
    Thái Lan mở khóa học cho nhà sư đồng tính
    Một lãnh đạo Phật giáo của Thái Lan vừa tiết lộ sẽ có một khóa học hướng dẫn cách thể hiện đúng mực cho người tu hành chuyển giới và đồng tính.
    Những câu chuyện về lối hành xử không đúng đắn của các nhà sư là chủ đề không còn mới mẻ ở Thái Lan. Ảnh: Khmerization.
    Nhằm hạn chế cách cư xử khoa trương, lòa loẹt của các nhà sư chuyển giới và đồng tính, chương trình "những cách hành xử đúng mực" của sư thầy Phra Maha Wudhijaya Vajiramedhi, một lãnh đạo cao cấp của Phật giáo Thái Lan, sẽ được giới thiệu tại Chiang Rai. Đối tượng mà ngài đặc biệt chú ý tới là những nhà tu hành mặc áo cà sa bó sát, cầm theo ví hồng và tỉa tót lông mày..
    Khóa học này sẽ đề cập tới các vấn đề như hút thuốc, uống rượu, đi bộ và vào nhà vệ sinh đúng cách, những điều đã được ghi chi tiết trong 75 câu hỏi đáp của nhà Phật và 227 điều răn dạy dành cho nhà sư.
    Những câu chuyện về lối hành xử không đúng đắn của các nhà sư là chủ đề không còn mới mẻ ở Thái Lan. Nhiều năm gần đây, họ thường bị dư luận chỉ trích vì lạm dụng vị trí được xã hội tôn trọng để cóp nhặt tiền mua những chiếc xe hơi sang trọng và vi phạm lời thề chay tịnh về thể xác.
    Thái Lan là quốc gia có đông người chuyển giới. Hơn 90% người Thái Lan theo đạo Phật và hầu như người đàn ông nào cũng ở trong chùa ít nhất một năm trong thời trai trẻ. Do vậy, sư thầy Phra Vajiramedhi biết sẽ không dễ dàng để loại trừ những người đó ra khỏi thế giới nhà Phật. Ông hy vọng khóa học của mình ít ra cũng sẽ thuyết phục được họ kiềm chế những thói quen hướng ngoại. Theo BBC, nếu thành công, khóa học "những lối hành xử đúng mực" sẽ được trình bày tại các cuộc hội thảo về Phật giáo.
    Bình Minh
    Ngoisao.net
    Oi không thể đỡ nổi các bạn Thái, haha

Chia sẻ trang này