1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đối ngoại và hợp tác quốc phòng của Việt Nam với các nước

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi duyvu1920, 22/06/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nicktri09

    nicktri09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2014
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
  2. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
  3. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
  4. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Ngoài con này ra nhà ta cũng đóng cho Úc 1 số loại tàu cứu hộ...Nếu đóng em này ngon thì việc đóng Sigma sẽ ko xa.
  5. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Việt Nam cùng 18 nước dự tập trận Fortune Guard 2014 ở Hawaii
    chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt Fortune Guard 2014 ở Hawaii từ 4 - 7.8.2014.
    [​IMG]
    Tàu hậu cần USNS Henry J. Kaiser (trái) trong một cuộc diễn tập quân sự của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương - Ảnh: Hải quân Mỹ

    Việt Nam đã tham gia Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt (PSI, ra đời từ năm 2003) ngày 21.5.2014. Đến nay số nước tham gia PSI lên đến 104.

    Cuộc diễn tập này nằm trong khuôn khổ PSI, do Mỹ làm nước chủ nhà, sẽ bao gồm các hoạt động hội thảo, tác nghiệp tại cảng và thực hành giám sát, diễn tập trên biển ngăn chặn và kiểm tra tàu thuyền nghi chuyên chở vũ khí hủy diệt hàng loạt.

    Mỹ đã mời 35 nước tham gia, trong đó có Trung Quốc, và đến nay đã có 18 nước xác nhận tham dự gồm Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Malaysia, Việt Nam, Canada, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan.

    Đây là cuộc diễn tập đầu tiên do Mỹ tổ chức tại Thái Bình Dương về chủ đề chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Và các năm sắp tới, diễn tập sẽ do 5 nước tổ chức: New Zealand, Úc, Singapore, Nhật, Hàn Quốc.

    Theo các quan chức Mỹ, những nỗ lực để bí mật vận chuyển vũ khí hủy diệt hàng loạt nay đã trở nên tinh vi hơn, thường chia nhỏ các loại vũ khí thành từng phần rời để ngụy trang tốt hơn trong việc vận chuyển và giao hàng. Một số dạng vũ khí loại này nay tồn tại ở hình thức sử dụng kép (dùng cho dân sự lẫn quân sự), và đây là một cách mà các quốc gia có thể phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các mặt hàng sử dụng kép này rất khó để theo dõi và chứng minh mục đích dùng làm vũ khí.

    Việc vận chuyển vũ khí dạng này không còn chủ yếu qua đường biển như trước mà nay thông qua vận chuyển bằng đường hàng không và đường bộ, do vậy việc phát hiện trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

    Các cuộc diễn tập như Fortune Guard 2014 này cung cấp một diễn đàn cho các nước để chứng minh ý định hành động và tăng cường khả năng cùng năng lực của mình, chia sẻ các chiến thuật tốt nhất chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, theo các quan chức quốc phòng Mỹ.

    Fortune Guard cũng tập trung vào nhận biết các mặt hàng sử dụng kép và phương thức vận chuyển đa dạng của chúng.

    “Quân đội có thể đóng vai trò một phần trong toàn bộ nỗ lực của chính phủ, nhưng cũng cần đến các ngành ngoại giao, hải quan, biên phòng cùng phối hợp ngăn chặn", vị nữ quan chức quốc phòng nay nói.

    [​IMG]
    Tàu hậu cần USNS Henry J. Kaiser (phải) sẽ đóng vai trò tàu tình nghi chở vũ khí hủy diệt hàng loạt tại cuộc diễn tập Fortune Guard 2014 - Ảnh: Hải quân Mỹ

    Trong buổi tác nghiệp diễn tập trên biển, các nước tham dự sẽ hoạt động trên tàu hậu cần của Mỹ, chiếc USNS Henry J. Kaiser đóng vai trò là tàu tình nghi chở vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhật và Hàn Quốc sẽ cung cấp tàu chiến làm tàu giám sát kiểm tra cùng nhân viên của tàu tình nghi, Úc sẽ cung cấp nhân viên kiểm tra tàu.

    Cuộc diễn tập còn có các hội thảo báo cáo về phân biệt nhận dạng vũ khí hủy diệt hàng loạt, quan hệ giữa PSI với Liên Hiệp Quốc (Canada báo cáo), Na Uy nói về bài học đưa vũ khí hóa học khỏi Syria...
  6. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Dự thảo nghị quyết Hạ viện Mỹ tán đồng bán vũ khí cho Việt Nam
    [​IMG]
    Quân hạm Mỹ USNS Safeguard (T-ARS 50) ghé cảng Đà Nẵng ngày 7/04/2014
    US Navy
    Trọng Nghĩa
    Các nhà lập pháp Mỹ không buông lơi sức ép nhằm ngăn chặn các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Chỉ ít lâu sau khi Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết lên án Bắc Kinh, đến lượt Hạ viện sẽ ra nghị quyết theo cùng một chiều hướng.


    Một dự thảo nghị quyết về an ninh hàng hải tại Châu Á – Thái Bình Dương đã được hai dân biểu Forbes và Hanabusa đệ trình vào hôm qua 31/07/2014 để Hạ viện thông qua. Trong nghị quyết này, đặc biệt có đề nghị chính quyền Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam.

    Trong một bản thông cáo báo chí, hai dân biểu - ông Randy Forbes, đảng Cộng Hòa, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực và Triển khai lực lượng, thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện và bà Colleen Hanabusa, đảng Dân Chủ, thành viên Ủy ban Quân lực - đã xác nhận việc đệ trình một dự thảo Nghị quyết hậu thuẫn cho quyền tự do hàng không và hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương.

    Theo dân biểu Forbes, văn kiện được sự ủng hộ của cả hai đảng tại Hạ viện Mỹ, sẽ khẳng định trở lại « lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ trong việc duy trì quyền tự do lưu thông (trên biển và trên không), và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ». Theo nhân vật này : « Cả hai điều trên đã nhiều lần bị Trung Quốc thách thức bằng những việc cố dùng sức mạnh để làm thay đổi hiện trạng trong khu vực ».

    Các hành vi nói trên, theo ông Forbes, đã củng cố một sự thật quan trọng : Đó là Hoa Kỳ phải tiếp tục tích cực dấn thân vào vùng Châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của nền hòa bình và thịnh vượng mà khu vực được thừa hưởng trong sáu thập kỷ qua.

    Về phần mình, bà Hanabusa xác định rằng nghị quyết vừa được đệ trình nói rõ ràng rằng những nước muốn phát triển thịnh vượng nhờ nền kinh tế toàn cầu, đều phải tuân thủ và tôn trọng các quy tắc chi phối các đại dương, và đảm bảo quyền tự do lưu thông.

    Nội dung bản dự thảo nghị quyết dài 16 trang đã nêu bật gần như tất cả các hành vi « gây mất ổn định » trong cả hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông, mà thủ phạm là Trung Quốc đã bị nêu đích danh.

    Riêng về Biển Đông, bản dự thảo nghị quyết đặc biệt ghi nhận « rất nhiều » sự cố do Trung Quốc gây ra trong vùng biển gần Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Malaysia bị đánh giá là « nguy hiểm » và « gây mất ổn định », từ vụ lấn chiếm trong thực tế bãi Scarborough, phong tỏa bãi Cỏ Mây – Second Thomas, cho đến việc đòi chủ quyền tại các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác mà không hề dựa trên bất kỳ luật lệ quốc tế nào...

    Vụ Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (01/05 – 15/07/2014) dĩ nhiên đã được bản dự thảo nghị quyết đặc biệt chú ý.

    Trong gần một trang, Hạ viện Mỹ nhắc lại vụ việc khởi sự từ ngày 01/05/2014, khi Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC, đưa giàn khoan nước sâu Hai Yang Shi You 981 (HD-981), được hơn 25 tàu Trung Quốc hộ tống vào cắm tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Sau đó, số lượng tàu hộ tống của Trung Quốc đã tăng lên hơn 80, trong đó có bảy tàu quân sự.

    Các tàu Trung Quốc đã hung hãn tuần tra và đe dọa tàu Cảnh sát biển Việt Nam, và theo bản dự thảo Nghị quyết, đã vi phạm Công ước về các Quy định Quốc tế phòng tránh va chạm trên Biển COLREG. Hạ viện Mỹ cũng nhắc lại, nhiều nguồn tin cho biết là tàu Trung Quốc cố tình đâm vào nhiều chiếc tàu của Việt Nam, và sử dụng máy bay trực thăng và vòi rồng để ngăn cản những chiếc khác.

    Dự thảo nghị quyết của Hạ viện Mỹ còn tố cáo sự kiện tàu Hải cảnh Trung Quốc, từ ngày 05/05/2014, đã thiết lập một vành đai cấm tàu bè nước khác, với bán kính 3 hải lý xung quanh giàn khoan HD-981.

    Đối với Hạ viện Mỹ, hành động này đã phá hoại sự an toàn hàng hải trong khu vực và vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), được toàn thế giới công nhận.

    Đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam

    Trên các cơ sở đó, Hạ Viện Mỹ sẽ thông qua 17 quyết nghị mà nội dung lên án các hành vi cưỡng bức, hù dọa hay dùng võ lực để cản trở quyền tự do lưu thông trên không và trên biển ở các vùng biển châu Á, kêu gọi đích danh Trung Quốc không nên áp dụng các quy định về vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, và không được thiết lập các vùng tương tự ở nơi khác.

    Đặc biệt trong các khuyến cáo về mặt chính sách đối với chính quyền Mỹ, khuyến nghị thứ 13 liên quan đến quan hệ Mỹ-Việt, nội dung bật đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam.

    Bản dự thảo cho rằng chính sách của Mỹ phải là : « Thiết lập và thực hiện một khuôn khổ chính sách với chính phủ Việt Nam sao cho phản ánh được cả sự tiến bộ lẫn thách thức còn tồn tại trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, cũng như là các lợi ích an ninh quốc gia thiết yếu của Hoa Kỳ, bằng cách đào sâu và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam thông qua việc bán hoặc chuyển giao thiết bị quốc phòng trong chiều hướng thích hợp với sự phát triển và duy trì khả năng phòng thủ chống ngoại xâm của Việt Nam… ».
  7. muamuaha86

    muamuaha86 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2014
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    379
    Tôi nghĩ là chưa chắc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho VN. Vì lý do nhân quyền và sợ lộ bí mật quân sự. Nhưng chắc chắn là sẽ nới lỏng lệnh cấm này. Cho phép VN mua 1 số loại vũ khí thông thường từ Mỹ và các nước Nato.
    Ví dụ như chứa cho VN mua F35. Tuy nhiên F16 thì hoàn toàn có thể bán. Vì thực ra TQ có tiền thì họ có thể đi đêm với các nước Nato mua bí mật quân sự. Nhưng vũ khí thông thường như F16 hay P3C Mỹ bán cho rất nhiều nước. Và bí mật của các vũ khí này nhiều khả năng đã bị khai thác bởi TQ. Mỹ chỉ cần giữ bí mật F22 và F35 còn những loại khác bán hết. TQ có làm ra được F16 thì cũng bị F22 nó táng vỡ mặt.
    Tình hình các cụ nhà ta chấm điểm hai em này. Mai mốt mang $ sàng ăn hỏi, theo ý mình thì cũng có thích hai em này, vừa xinh mà lại ngoan:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Connuocvietyetkieu thích bài này.
  8. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Nếu mua được vũ khí của Mỹ,ta cần trước mắt là em P3 với đầy đủ "đồ chơi" là tốt nhất,chứ thêm như F16 e rằng ko mua nổi vì giá cao so các em đến từ Nga
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    khoảng 29 triệu đô / 1 chiếc F16C/D refurbished ... như Indo mua 24 chiếc thì sao?
    P3C cũng mua dạng đó,
    cu-bo thích bài này.
  10. shamanking_quang

    shamanking_quang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    1.591
    Đã được thích:
    360
    Indo là đc Mỹ tặng cho 24 chiếc, chỉ phải bỏ tiền ra nâng cấp thôi.

Chia sẻ trang này