1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đời nhạc lưu vong

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi roiviec, 25/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. roiviec

    roiviec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Đời nhạc lưu vong

    http://web.tintucvietnam.com/Am-Nhac/2004/5/51275.ttvn



    Tôi dùng từ lưu vong thay cho hải ngoại là vì bao giờ cũng thế, sinh hoạt của người Việt ở ngoại quốc luôn đem lại một tâm cảm khá âm tính. Nó gợi cho tôi liên tưởng về một thứ cây phải đớn đau mà rời mặt đất...

    Chúng ta chưa cần bàn đến việc âm nhạc trong nước đã dần dần nuôi đời sống nhạc hải ngoại ra sao, hãy thử nhìn tiếp về một lớp nhạc sĩ trẻ hơn trong cộng đồng người Việt lưu vong.

    Họ, lớn lên nơi xứ người, không thể đại diện cho tâm lý người Việt trong nước. Cũng như chính công chúng của mình, họ phải chật vật lắm mới bảo tồn được ít vốn liếng tiếng Việt và số vốn cỏn con ấy khó mà đủ cho việc diễn đạt những ý tưởng nghệ thuật trong âm nhạc. Vì thế, nhạc của họ rất đơn giản, lời lẽ ít trau chuốt và thường chính ý tưởng cũng nghèo nàn.

    Khi nhập vai người xa xứ, họ cố dựng lên những tâm cảm thường là thiếu cơ sở và giả tạo: Sài Gòn mùa này mưa nhiều phải không em... Em đi hàng cây úa màu khóc em.... Bên cấy không có mua đông, để tôi buộc tang tuyết trắng.... Những ý tưởng phiến diện, kỳ quặc và méo mó như thế khiến nhạc của họ không thuyết phục nổi công chúng trong nước và cũng chẳng làm được gì nhiều cho cái gọi là sầu xa xứ của công chúng hải ngoại. Lớp khán giả trẻ của họ ở xứ người chắc gì đã sầu xa xứ?
    Những thanh niên gốc Việt thích nghe rap Mỹ và nu-metal hơn là ôm sầu tha hương, bởi họ còn quá trẻ, tâm lý đang hứng khởi trước sự thay đổi môi trường sống mới. Mặt khác, để che giấu vốn tiếng Việt ít ỏi của mình, các nhạc sĩ hải ngoại chọn cách pha Anh ngữ vào bài hát, hoặc đơn giản hơn là cover lại những ca khúc Âu Mỹ nổi tiếng theo một phong cách trẻ hơn.

    Xem các chương trình Thúy Nga Paris by night hay Asia, ta dễ nhận thấy các ca khúc trình bày hầu như là của nhạc sĩ ở Việt Nam sáng tác. hư thế có thể kết luận rằng, việc sáng tác trong điều kiện xa quê hết sức vất vả, khó khăn, nếu không muốn nói là tuyệt vọng. Cùng lắm, chỉ sinh thêm Quốc Hùng, Phạm Khải Tuấn với những bài hát bình dân có phần nhố nhăng.

    Ngay cả các nhạc sĩ ở thế hệ trẻ ngày trước, trẻ tính từ lúc họ bắt đầu sống ở ngoại quốc như Đức Huy, Trịnh Nam Sơn có cố lắm cũng chỉ tích góp được chút nguồn cảm hứng sáng tác sau những chuyến về quê. Quả thực không có nhiều niềm vui và tương lai sáng sủa cho bất kỳ cuộc sáng tác âm nhạc Việt Nam ở xứ người. Thế thì điều gì ngăn họ hội nhập vào nền âm nhạc bản xứ, nơi họ đang định cư?

    Tôi cho rằng tâm lý người Việt vẫn muốn yên tâm bằng các nghề bác sĩ, kỹ sư hơn là học nhạc và làm nhạc sĩ. Nếu không trang bị được cho mình đủ vốn kiến thức, kỹ thuật cũng như niềm đam mê cháy bỏng, một nhạc sĩ a ma tơ chưa chắc đã lập thân nổi trong cộng đồng người Việt, chứ đừng nói đến thị trường âm nhạc bản xứ. Hơn nữa, bao giờ tâm lý người xa xứ của bị đè nặng mặc cảm thua kém trước nền âm nhạc phát triển quá lớn mạnh ở Âu Mỹ, và sẽ rất hiếm hoi cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của một thiên tài lưu vong.
  2. MHT

    MHT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2004
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Trời ạ,không thể tưởng tượng cái tên ngu ngốc nào đã viết được cái bài này
    (vừa nói xong,bấm vào cái link thì thấy nhạc sĩ Quốc Bảo-kẻ đạo nhạc chính là tác giả,đúng là danh bất hư truyền)
    Thứ nhất : <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Những ý tưởng phiến diện, kỳ quặc và méo mó như thế khiến nhạc của họ không thuyết phục nổi công chúng trong nước và cũng chẳng làm được gì nhiều cho cái gọi là sầu xa xứ của công chúng hải ngoại[/QUOTE]
    Không phải là không thuyết phục nổi,nhạc hải ngoại đã bị cấm rồi,vì vậy nó không phổ biến,nhưng vẫn còn một bộ phận nghe nhạc hải ngoại chui,tức là bị cấm nhưng người trong nước vẫn tìm đến
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:các nhạc sĩ hải ngoại chọn cách pha Anh ngữ vào bài hát, hoặc đơn giản hơn là cover lại những ca khúc Âu Mỹ nổi tiếng theo một phong cách trẻ hơn. [/QUOTE]
    Cái này chỉ là một bộ phận,đừng vơ đũa cả nắm
    Đố thằng nào tìm được tý Tây nào trong nhạc của những người mới như Đức Huy,Việt Dzũng... chứ đừng nói đến mấy tay gạo cội Phạm Duy,Vũ Thành An,Ngô Thụy Miên...vốn được phần đông thính giả am hiểu nhạc liệt vào hàng bất hủ
    cái khoản này thì xin hãy nhìn vào trong nước thử,mấy cái loại mì ăn liền có cái nào thuần Việt không?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Họ, lớn lên nơi xứ người, không thể đại diện cho tâm lý người Việt trong nước. Cũng như chính công chúng của mình, họ phải chật vật lắm mới bảo tồn được ít vốn liếng tiếng Việt và số vốn cỏn con ấy khó mà đủ cho việc diễn đạt những ý tưởng nghệ thuật trong âm nhạc. Vì thế, nhạc của họ rất đơn giản, lời lẽ ít trau chuốt và thường chính ý tưởng cũng nghèo nàn. [/QUOTE]
    Xin nhắc lại,hãy nhìn về lại bản thân,những kẻ sinh ra và lớn lên ở đất nước,và những bản nhạc của họ đã nói lên cái gì,những bài nhạc lai Tây,những bài nhạc ăn cắp,và chính tác giả bài viết-đạo nhạc sĩ Quốc Bảo là người đã nổi đình đám bởi đã copy nhạc nước ngoài để đề tên bài nhạc mới tuổi 16 thành nhạc của mình
    Xin thưa với ông Quốc Bảo,bây giờ ông lại đánh lạc hướng,quay búa rìu ra nước ngoài để làm gì?
    u?c Ica s?a vo 01:15 ngy 26/05/2004
  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Cứ tìm hiểu xem người già lớp trẻ hiện nay thích nghe dòng nhạc nào thì quá hiểu. Phát biểu phiến diện ngu ngốc nhằm đánh lạc hướng dư luận, nhằm lấy lại tí chút danh dự gần như mất sạch sau vụ xì-căn-đan vừa qua
  4. cardvn

    cardvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2003
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Hải ngoại thì cũng có nhiều kiểu, nhưng kiểu gì thì tớ cũng phải nói là hầu hết trong số đó tớ không chấp nhận được. Nói ra thì bảo bài xích này kia, rồi có người lại bảo mỗi người một sở thích không được phép xâm phạm ý thích cá nhân. Nhưng tớ thực sự không hiểu là làm sao đến bây giờ người ta vẫn còn nghe được những thể loại nhạc như kiểu Jimmy Nguyễn, xưa xưa hơn là Chế Linh hay là rất nhiều cái tên khác nữa, mà đặc biệt super 3nana là thằng cha cái gì gì Khánh đã chết hồi năm ngoái mà gửi cả đĩa ghi hình đám ma về đó.
    Nhạc Hải ngoại, chưa nói đến chất nhạc ủ ê ẽo ợt, ca từ nghe cũng khiếp (ngang với nhạc thị trường trong nước), nhưng thế vẫn chưa hết. Cái đáng nói là nhiều bài (sáng tác cũ, bây giờ vẫn có đồng chí thích) nghe ra thấy cực kỳ ********* - đặc biệt là của lão, à Duy Khánh, giờ thì tớ nhớ ra rồi.
    Ai thích nhạc Hải ngoại thì làm ơn giải thích giùm là bạn thích nó ở cái đặc điểm nào vậy ?
    Ờ còn cái bạn gì ở trên bảo "người già lớp trẻ bây giờ thích thể loại nhạc nào" - tớ không hiểu ý bạn ? Cứ theo như cách tớ đọc bài của bạn thì rằng là mà bạn bảo rằng thì là bây giờ người già lớp trẻ thích nghe nhạc HẢI NGOẠI ? Hy vọng không phải vì tớ cũng khá là mến mộ khi đọc bài của bạn ở bên Thư pháp.
    Còn Quốc Bảo thì bao giờ chẳng thể, ngoa ngôn, cốt để làm nổi bật hẳn lên những ý mà ông ta muốn đưa đến cho mọi người, nhiều khi cũng phiến diện.
  5. kass

    kass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Có em, em xin giải thích
    Bản thân em có lẽ thuộc lại thích nhạc hải ngoại dù rằng mấy loại nhạc khác thỉnh thoảng vẫn nghe,, nhưng không nhiều bằng.
    Vậy thì tại sao em thích nó:
    - nó nhẹ nhàng, trong nhạc có thơ, lời nhạc đẹp và ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Em rất thích, mê và say. Nhưng phải nói rõ là cái loại nhạc mà em vừa nói chỉ có ở TCS (Khánh Ly hát), Ngô Thuỵ Miên. Còn Phạm Duy và Vũ Thành An thì em chỉ nghe một số bài, còn một số bài khác thì rên rỉ quá mức hoặc sáng tác với mục đích chính trị thì em xin kiếu
    Nói như thế để chứng tỏ rằng nhạc hải ngoại cũng có nhiều loại, nếu biết chọn lọc thì vẫn thấy cái hay của nó.
    Những mảng tinh tuý của nhạc hải ngoại nên được tôn trọng, bởi nó khác hẳn với loại nhạc sến rẻ tiền trước kia hoặc nhạc hải ngoại mới hiện nay vốn quá ít những sáng tác ra hồn hoặc là chôm chỉa trong nước khá nhiều
    Ý cá nhân của tớ là thế, anh em nào có ý kiến gì khác thì cùng nhào vô nào
    PS: trong lúc viết mấy dòng này thì em đang nghe tuyển tập TCS&Ngô THuỵ Miên ... nhạc mp3, đĩa lậu, một đĩa 8000đ, rẻ rề ... he he
    Được kass sửa chữa / chuyển vào 01:16 ngày 26/05/2004
  6. H2SO4

    H2SO4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0
    Bảo thường đao to búa lớn lý luận này lý luận kia nhưng vẫn ăn cắp nhạc xoèn xoẹt .
  7. nktvnvn

    nktvnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Bảo nói vậy là vơ đũa cả nắm, hơi tội cho nhạc hải ngoại. Trừ những bài có ***g chính trị vào thì nhạc hải ngoại có mang tâm trạng của người tha hương, có bài về tình mẹ, tình cha, tình quê hương đáng nghe lắm. Nhạc Trịnh Nam Sơn cũng đâu đến nỗi tệ. Nói tới cái Tây ta lẫn lộn thì VN trong nước mình cũng có vậy. Ghét nhất mấy cái Baby, I love you, ăn sơri, hay fò fò gét mi nọt.
  8. roiviec

    roiviec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Híc, cái bài đầu tiên của tớ có mấy câu sau nữa cơ mà, sao mót bỏ của tớ đi, nhạy cảm gì đâu.
    - Bỏ qua cái vụ xì căng đan vừa rồi đi. Phải chăng những nhận xét về sự sáng tác của các nhạc sỹ hải ngoại hiên nay cũng có phần đúng? Đối với tôi thì các sáng tác mới đây của họ là nhố nhăng thật. (Không loại trừ nhiều nhạc sỹ trong nước, mà hầu như nghe được cũng chỉ có của các nhạc sỹ đã có tên tuổi mà thôi). Còn các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn thì có phải là được sáng tác ở hải ngoại đâu mà bạn gì lại đưa ra làm ví dụ.
    - Có người chê DK, nhưng tôi lại thấy một số bài hay, ví dụ như "Con biết bây giờ mẹ chờ tin con...", nhưng những bài này đã được trình bày từ hồi chiến tranh rồi cơ.
    Nhưng vấn đề là, phải chăng cuộc sống xa xứ đã làm cho những người đó cạn kiệt nguồn cảm hứng? Và đối với những người cố gắng làm một cái gì đó (Nhiều cái đó nha) thì dễ nảy sinh ra những ý tưởng "thiếu cơ sở và giả tạo, phiến diện, kỳ quặc và méo mó" (QB)
  9. yen_nam_thien

    yen_nam_thien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0
    Bác biết vì sao mấy bài này bị "cấm" không??thưa với bác không phải vì lời lẽ của nó "*********" mà là vì khi trình bày lão DK này chơi luôn một bộ "rằn di" của quân đội VNCH ,ăn bom là phải
  10. hitori_vodanh

    hitori_vodanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    1.716
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu là tại sao bác Bảo lại nói ra những lời thế này:
    Nếu không trang bị được cho mình đủ vốn kiến thức, kỹ thuật cũng như niềm đam mê cháy bỏng, một nhạc sĩ a ma tơ chưa chắc đã lập thân nổi trong cộng đồng người Việt, chứ đừng nói đến thị trường âm nhạc bản xứ. Hơn nữa, bao giờ tâm lý người xa xứ của bị đè nặng mặc cảm thua kém trước nền âm nhạc phát triển quá lớn mạnh ở Âu Mỹ, và sẽ rất hiếm hoi cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của một thiên tài lưu vong.
    Không hiểu ngài đã thực sự đi tìm hiểu nhạc "của người Việt ở nước ngoài" bao giờ chưa? Đã đi tìm nguồn gốc của các ca sĩ và nhạc sĩ đó chưa? Hay ngài mới xem mỗi mấy cái chương trình ấm ớ như Thúy Nga Paris by night hay Asia.
    Chắc bác Bảo cũng không vào đây đọc đâu nhể?? :( Buồn ghê. Dù gì thì em cũng xin giới thiệu vài nét về Jimmii Nguyễn, một trong số những a ma tơ của bác.
    Jimmii Nguyễn vốn là người gốc Huế. Tên thật là Nguyễn Dũng Ngọc Long. Anh sinh ngày 1/10/1970 tại Sài Gòn, là con trưởng. Năm 9 tuổi, anh theo cha vượt biển sang Mỹ trong khi mẹ và những người em còn ở lại quê nhà. Mười năm sau, cả gia đình anh được đoàn tụ tại Hoa Kỳ.
    Trong một tai nạn, em gái của JN chết và từ đó JN bắt đầu viết nhạc.
    Đời tư thé là đủ rồi. Bây giờ quảng cáo thành tích: Em là fan của JN (không ít thì nhiều) nên bị đụng chạm là phải lôi thành tích ra khoe ngay.
    Năm 1993, ca khúc Mãi mãi bên em (Beside you eternally) của JN được "đề cử" giải Grammy tại Hoa Kỳ. Anh là người Châu Á đầu tiên được đề cử giải này.
    Năm 1997, hai ca khúc của anh được tiếp tục đề cử giải Grammy là ?~Hỏi đá có buồn không??T và ?~Seasons of love?T (Mùa tình yêu).
    Jimmii Nguyễn được mời tham gia Hội quốc gia âm nhạc Hoa Kỳ, rồi có chân trong ban tổ chức của Hội thẩm viên quốc gia âm nhạc Hoa Kỳ.
    Đây là chút thông tin em lượm lặt được đã lâu. Mấy cái này không biết bác Bảo đã đọc chưa mà lại cho là nhạc VN ở nước ngoài là a ma tơ nhể?

Chia sẻ trang này