1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đội quân kém thiện chiến nhất trong giai đọan 1939-1942

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mr_Hoang, 11/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ltgbau

    ltgbau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    2.127
    Đã được thích:
    93
    Pháp, thằng này hình như chỉ bắt nạt được mấy ông kiểu Vietnamese (mới có mấy chú tuyên truyền jải fóng quân ) lúc đó, còn chiến đấu với anh hàng xóm Đức thì ... khỏi nói.
    Toàn vác rổ rá chạy, ru kích, móc lốp thôi... hic
    Được ltgbau sửa chữa / chuyển vào 14:35 ngày 12/06/2006
  2. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Một phiếu cho Nhật, đánh Nga thì bị thất bại ở Mông Cổ, khi đối đầu với Hoa Kỳ, dù Hoa Kỳ chỉ tung 20% lực lượng cho mặt trận phía đông cũng đủ làm cho Nhật đánh lớn thua lớn, đánh nhỏ, thua nhỏ, càng đánh càng thua. Đội quân Quan Đông khét tiếng hơn một triệu người trong vòng một tuần bị Hồng Quân đánh tan tác. Nhật chỉ nhân dịp các cường quốc Tây Âu lâm vào cảnh bối rối ban đầu mà chiếm các thuộc địa của họ thôi.
  3. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Chà, giai đoạn đánh thuộc địa Nhựt oanh liệt lắm đó, quân ANh, Pháp, Mẽo ở thuộc địa cũng nhiều mà toàn thấy dương cờ trắng.
    CÒn hải chiến thì có thằng Mẽo nào dám make fun dân Nhựt chưa nhỉ?
    Về bầu bán thì băn khoăn giữa Hồng quân và Pháp, thôi thì cho Pháp một phiếu vì dù sao Hồng quân còn có điểm tinh thần...
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Một phiếu cho Ý. Dù sao LX 41 với Pháp ít ra bại cũng do gặp đối thủ đánh quá hay là Đức.
  5. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Phương Tây thường đem chiến dịch Phần Lan (chiến tranh mùa đông ra để bêu diếu Hồng Quân. Nhưng thật ra, trận này vẫn kết thúc thắng lợi như thường. Phần Lan bị buộc ký hiệp định đình chiến (coi như đầu hàng, cắt đất).
    Cùng thời gian 1938 đến 6-1941 diến ra mộ số chiến tranh khác. Phía Liên Xô, trước chiến tranh mùa đông là chiến dịch thu hồi Tây Ucraina, Pri Bantich, Tây Belorusia và chiến dịch Hắc Long Giang. Trong Hắc Long Giang (Khan Khingon), Nhật đaị bại. Ở topic trước, nhiều lập luận cho rằng dưới sức ép phương Tây Nhật không tấn công Liên Xô, thực ra, Nhật khiếp vía chiến dịch này. Tuy chứng tỏ được sức mạnh Nga, nhưng cơ quan tuyên truyền Phần Lan đã làm được một việc to lớn, là thổi phồng khả năng chiến đấu của họ và bêu giếu Liên Xô (đưa số thiệt hại của Liên Xô lên vài trăm ngàn, tương đương một chiến tranh lớn, trong khi đó Phần Lan rất yếu so với Nhật và chiến tranh Mùa Đông được coi trọng hơn nhiều Hắc Long Giang). Mẹo tuyên truyền này, mới đầu có vẻ làm lợi cho Phần Lan, nước Đức tìm thấy một nguồn tài nguyên dễ chiếm hơn nhiều phương Tây, bằng một chiến tranh thần tốc với Liên Xô. Nhưng sự ủng hộ của Đức đã làm hại Đức và Phần Lan năm 1945 thế nào thì đã rõ.
    Pháp cũng chứng tỏ quá yếu. Anh hay Ý cũng vậy. Nhưng Tuất bỏ phiếu vô địch yếu đuối cho một nước không có trong danh sách. Ba Lan.
    Nước Ba Lan đến nay vẫn là một nước có cuộc sống chính trị bất ổn, điều đó làm cho nước này kinh tế tầm thường, mặc dù sát Đức, trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Nước Ba Lan luôn là một nước nhược tiểu về chính trị. Điều đó, dẫn đến họ luôn nhược tiểu về quân sự. Tuy nhiên, những kẻ hèn yếu thường lại huyên hoang và chân thành cảm thấy mình mạnh giỏi.
    Khi Nga bận nội chiến, Ba Lan tự nhiên trở thành tên đánh thuê, nhận viện trợ nước ngoài để tiến đánh.....đại ca. Tuy bị một đội quân lê dương của một nước nhược tiểu tiến đánh, nhưng Nga đang nội chiến gặp không ít khó khăn. Dẫu rằng vậy, Hồng Quân đang ốm đói cũng đuổi lính Ba Lan chạy tụt dép, tí nữa chiến Warsawa.
    Kết quả của công lao đánh thuê thế nào. Thật đáng thương khôn xiết. Một bài học điển hình, một kết hợp điển hình của hèn yếu và...hiếu chiến. Hiện tượng những kẻ hèn yếu tự tưởng mình mạnh giỏi có lẽ hơi phổ biến. Vì ngu dốt mới hèn yếu, mà đã ngu dốt thì đánh giá về sức mạnh tất nhiên theo quan điểm ngu dốt. Nước Ba Lan sinh ra lắm anh tài, nhưng cũng là cái lò lớn sinh ra lắm nhà chính trị thủ đoạn, những người cầm đầu hèn yếu đấy thả cửa bốc phét, tưởng tượng, huyên hoang, hiếu chiến và chuốc lấy những bài học man rợ nhất.
    Sau chiến tranh can thiệp, Ba Lan tuy thảm bại nhưng những nhà chính trị ngu dốt và những nhà quân sự hèn yếu nước này vẫn có thể huyên hoang được. Hồng Quân trong nội chiến gặp quá nhiều khó khăn, buộc phải rút đi bỏ lại miền tây. 20 năm sau, Liên Xô và Đức đã chia nhau Ba Lan. Đấy là trả công của phương Tây cho công lao can thiệp vào nội chiến. Không cần phải miêu tả chiến tranh này "dữ dội" thế nào. Hồng Quân và quân Đức tiến vào chỗ không người. Các bác có tưởng tượng được ở chân thành Warsawa như thế nào không. Xe tăng hạng nhẹ của Đức xông vào thành, vượt qua xác người ngựa kỵ binh Ba Lan đang giãy dụa ???? Người Ba Lan dùng kỵ binh chống lại xe tăng ???? và quân Đức chỉ sử dụng xe tăng hạng nhẹ và một đội quân nhỏ để chiếm Ba Lan trong thời gian ngắn.
    Ba Lan là nước bị tàn phá man rợ nhất trong chiến tranh.Một mặt người Đức kinh miệt nước này, một mặt Ba Lan có than, thứ mà Đức thiếu, đồng thời sát Đức, nên Đức cần tổ chức khai thác triệt để. Hơn nữa, những nhà quân sự chính trị Ba Lan không thể khôn ngoan bảo vệ dân mình bằng mưu mẹo hay súng đạn như Pháp. Nước Ba Lan, trừ Đông Phổ biến thành một lồ sát sinh khổng lồ, một trại nô lệ khổng lồ, với hơn 6 triệu người chết hại, mà rất ít trong số đó được chết trong chiến đấu, họ chết như những tên nô lệ hèn hạ nhất.
    Khi Hồng Quân tiến đến bờ sông bên kia Warsawa. Một số người đã khởi nghĩa ở thành phố này. Nhưng một lần nữa, nước Ban Lan lại trở nên hèn yếu vì những nhà chính trị quân sự quá ngu ngốc. Lo sợ ảnh hưởng của Liên Xô, những người khởi nghĩa đã không liên lạc với Hồng Quân. Hồng Quân thực hiện một cuộc đổ bộ không chuẩn bị kỹ để tìm cách liên lạc với họ, nhưng những người khởi nghĩa không hề có tiếp xúc nào. Giucov chờ đợi vô ích, buộc phải rút lui với một cái giá đắt. Giucov tìm mọi cách thả dù hú hoạ đồ tiếp tế, kể cả lương thực, quân áo, thuốc men, súng và đạn dược vào thành phố, mà không có thông tin gì về vị trí của quân khởi nghĩa. Những cảnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa là nghĩa quân dùng mọi thứ kiếm được: súng lục, dao búa...chống lại quân Đức và bị giết sạch bách. Trong khi đó, các sư đoàn Ba Lan chiến đấu trên mặt trận Liên Xô đang chuẩn bị đánh chiếm thành phố.
  6. vnfakir

    vnfakir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    than_dau_tuat viết lúc 19:47 ngày 12/06/2006
    Pháp cũng chứng tỏ quá yếu. Anh hay Ý cũng vậy. Nhưng Tuất bỏ phiếu vô địch yếu đuối cho một nước không có trong danh sách. Ba Lan.
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Công nhận Ba Lan yếu thật, nhưng cũng một phần lực lượng Đức quá hùng hậu (2 đạo quân của Bock phía Bắc và Rundstedt phía Nam với 1,5 triệu quân, không kể gần 1 triệu anh Red Army lăm le phía đông). Điều đó dẫn đến sai lầmchiến lược phòng thủ phân tán thay vì bảo vệ trung tâm Warsaw của Ba Lan. Nói chung lưỡng đầu thọ địch thì thua là phải đạo.
    Nếu chọn ngoài danh sách thì em chọn Hà Lan. Đức nó làm cỏ chỉ trong vòng 4 ngày. Đầu hàng ngay khỏi suy nghĩ (ở Ba Lan Đức còn dùng tăng, chứ ở Hà Lan bộ binh Đức còn đùng cả...xe đạp để đánh mới ..đau chứ!)
    ---------------------------------------------------------------------------------------
  7. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Bọn gốc Ba lan nhiều thằng nói tiếng Anh cho nên trên wiki ảnh hưởng của Balan thấy rõ! Cũng tội cho nó là tại vì bọn Anh Pháp bỏ rơi, chứ nó đánh giết Đức còn nhiều hơn trận Pháp nữa mà! Tuy có 1 tháng là sụp, nhưng hình như bọn Pháp khi bị tấn công còn sụm sớm hơn!
    Còn nếu lôi Hà Lan vào đây thì chắc không bằng Đan Mạch đâu, Đức chiếm ** thế này, 1 lão tướng gọi cho 1 quan chức ** "Ê mày, ngày X quân tao tiến vào đấy". Thế là ** gấp rút chuẩn bị chiến tranh, đầu tiên là tháo hết các thủy lôi chặn cảng, kẻo tàu Đức nó vào mà đụng phải thì ăn nói làm sao.., sau đó đúng ngày đó thì cho binh lính đi nghỉ phép gần hết, rồi đầu hàng, thế là bảo toàn lực lượng, không mất mạng thằng nào, hay thật!
  8. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Trên kia Tuất so sánh các đội quân từ đầu chiến tranh đến tháng 6 năm 1941. Tức là thời điểm Đức nổ súng bắt đầu cuộc đại chiến tàn khốc nhất lịch sử, chiến tranh Liên Xô-Đức, cuộc chiến trung tâm của chiến tranh thế giới.
    Cuộc chiến này hoàn toàn có thể tránh được, nếu Hitler không bị những ảo tưởng huyễn hoặc. Nếu như chiến tranh thế giới dừng lại ở đó, nó đã không được gọi là chiến tranh thế giới, mà chỉ là cuộc đảo chính, đoạt ngôi vị Đức-Pháp. Người Đức sẽ vô địch thế giới về quân sự. Cũng có thể, Stalin sau đó nhậu nhẹt vô độ, say sưa huyên hoang, bị các bạn nhậu kích động, và chủ động tiến công Đức, toà án quốc tế Kublinka chẳng hạn, sẽ xử tội phạm chiến tranh cầm đầu là Stalin. Nhưng dù sau thì Đức đã tấn công. Người Đức đã bị các nhà chính trị Phần Lan, Thuỵ Điển và Anh Quốc hết sức khôn khéo lôi kéo vào cuộc tự tử.
    Sau chiến tranh Tây Ban Nha, có thể thấy rằng, người Liên Xô và Người Đức đã có cách nhìn cách mạng về quân sự, người Đức thực hiện nhanh chóng hơn cách mạng này, dưới sự thúc ép của các cuộc chiến tranh liên tiếp sau Tây Ban Nha. Điều này là đúng đắn, vì từ chiến tranh thế giới thứ nhất, công nghiệp phát triển rất mạnh trên toàn thế giới. Trong khi công cuộc cơ khí hoá diễn ra trên tất cả các ngành ở Âu và Bắc Mỹ, thì ngành quân sự lại rất ....thủ công. Nga và Đức là những nước đầu tiên phát triển các vũ khí chủ lực, như MBT và máy bay tiêm kích. Đặc điểm của "cách mạng kỹ thuật" này là vũ khí cơ khí có tính đối kháng mạnh. Người Nga với bọn bảo thủ, tiến hành cách mạng chậm hơn. Mấu chốt hiện đại hoá của Liên Xô là kế hoạch 2 năm, bị gián đoạn giữa chừng tháng 6 năm 1941. Nhưng dưới sự lãnh đạo của thiên tài Co-sư-gin, cuộc cách mạng đó đã tiếp diễn trong chiến tranh với quy mô khủng khiếp, làm tan nát Đức. (ông là bộ trưởng cao nhất trong chiến tranh, 2 mét. Thiên tài kế hoạch của ông có thể thấy ở điểm này: các nhà máy quan trọng nhất được dơì đi khi đạn pháo nổ gần, đến nơi sơ tán khi nóc xưởng mới chưa xong. Ngay cả nhà máy máy kéo Stalingrad bị quân đức đột kích bất ngờ, cũng chỉ lọt lại một phân xưởng).
    Kể rộng thời điểm, nếu so sánh các đạo quân đến thời điểm bắt đầu phòng thủ Maxcơva (tức thời điểm quân Đức gặp thất bại lớn đầu tiên). Tức từ 1938 đến mùa thu 1942.
    Nếu chỉ kể trước tháng 6-1941, thì Hồng quân tổ chức 3 cuộc chiến tranh, đều thắng lợi. Chiến dịch thu hồi miền Tây coi như đi vào chỗ không người. Chiến dịch Khan Khin Gôn vang dội, chiến dịch này chứng tỏ cơ cấu vũ khí mới, ưu thế cơ động và thiên tài quân sự của Giucov. Chiến tranh Phần Lan (chiến tranh Mùa Đông), tuy nhiều tai tiếng nhưng cũng đạt kết quả ban đầu đặt ra. Tai tiếng của chiến tranh này, thật ra là kết quả của bộ máy chính trị Phần Lan, hòng làm Đức tin tưởng vào việc giành những tài nguyên to lớn ở Liên Xô. Thuỵ Điển và Anh hợp xướng trong một âm mưu đen tối, sau này làm hại bọn họ. Như vậy, giai đoạn này không có gì bàn về ưu thế của Hồng Quân.
    Giai đoạn từ tháng 6-1941 đến trước cuộc phòng thủ Maxcơva. Hồng quân đại bại, tổn thất lớn nhất là Kiev (Giucov đổ cho Stalin, không biết tại ai. Nói thất bại ở đây không phải là để mất Kiev mà tốn quá nhiều lực lượng khi Đức bao vây gọn). Nhưng giai đoạn này, Đức gặp phải những tổn thất mà họ chưa bao giờ gặp, như vụ các T-34 bắt sống 400 xe quân sự ngay đầu chiến tranh. Các tổn thất này của Đức lớn hơn tất cả các tổn thất trước đó cộng lại. Vậy, giai đoạn này Hồng Quân tuy chạy toé khói nhưng cũng chứng tỏ là người kháng cự Đức mạnh nhất.
    Ban Lan nhược tiểu không tính (nước này của đang tội, dân số cũng kha khá, cũng thuộc hàng đông dân như Pháp Đức, nhưng vẫn nhược tiểu). Pháp thọ được 1 tháng. Bé như Tiệp Khắc cũng không tính.
    Sau cuộc phòng thủ Maxcơva thì Hồng Quân là đội quân mạnh nhất thế giới là điều dĩ nhiên. Nhưng trước thời điểm này bảo Hồng Quân yếu thì sai. Ít ra, Hồng Quân kể từ mùa thu 1942 về trước mạnh hơn cái tổng Pháp+Tiệp Khắc+Phần Lan+Ba lan.
    Kể ra, nhà ta chỉ nói đến các đạo quân có chút tiếng tăm, chứ quân Tầu Khựa lúc đó mới là "mạnh nhất". Tầu Khựa là thứ chỉ biết nội chiến, đá ra ngoài phát nào chết phát ấy. Giai đoạn nào của thế chiến thì bọn này cũng hèn yếu nhất. Đông quân nhất và yếu nhất. Tầu không kém trang bị đâu nhé, chúng chế tạo được máy bay từ năm 193 mấy kia. Nhưng suốt đời chạy như vịt. Cả Tầu Đỏ lẫn Tầu Trắng, đều trốn chạy.
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.159
    Chết chửa, tớ sửa chủ đề làm sao mà mất luôn cái phần trưng cầu luôn rồi , mod, min nào vào giúp sửa lại cái . Mình muốn bổ sung thêm TQ vào danh sách ứng cử viên.
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Dù ko khoái gì trò bình chọn này nhưng cũng muốn bổ sung cho các bác tí. Nếu xét đến tận năm 45 thì bỏ qua cũng được nhưng nếu chỉ xét đến năm 42 mà để Mẽo ở ngoài danh sách những nước đánh nhau tệ nhất thì thiếu sót quá. Lúc đó Mẽo mới chỉ phải đánh nhau với Nhựt Bủn ở Thái Bình Dương và Phi thôi, chưa hề phải đối diện với Đức mà đã thua tất tần tật các trận. Cho đến trước trận Midway, thậm chí nhiều người Mẽo đã phải tin rằng quân Nhật là ko thể đánh bại vì quân nhà đánh trận nào thua trận đó, mà đều là thua liểng xiểng ko thể chối cãi được. Trong giai đoạn này 2 bên đụng lần nào là Mẽo cũng thiệt hại cực kỳ nặng nề mà chỉ gây cho Nhật những tổn thất tối thiểu. Ngoài ra mấy ông lâu nhâu bé tí như Hà Lan các bác cũng đưa vào làm gì, tội người ta, nước người ta có mấy trăm nghìn dân, chỉ biết trồng tulip với đắp đê thì thua là đương nhiên, đánh nhau giỏi hay kém thì kết quả vẫn thế thôi.
    Chào thân ái và quyết thắng!

Chia sẻ trang này