1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đội quân thiện chiến Blackwater

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi anhaidong, 23/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhaidong

    anhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Đội quân thiện chiến Blackwater

    Với trực thăng đa dụng, xe bọc thép, thậm chí cả máy bay chiến đấu, Công ty an ninh tư nhân Blackwater của Mỹ đang sở hữu một đội quân thiện chiến được trang bị phương tiện hỗ trợ tối tân. Lãnh đạo Blackwater đã không quá cường điệu khi tự quảng cáo: "Công ty quân sự chuyên nghiệp toàn diện nhất thế giới".


    Quân đội ngoài quân đội

    Nằm bên hông thị trấn Moyock nhỏ bé ở tiểu bang Bắc Carolina của nước Mỹ là căn cứ rộng gần 30 km2 của Công ty an ninh Blackwater. Căn cứ này bao gồm các mô hình chiến trường, địa đạo, hàng rào thép gai, phòng tập thể lực, kỹ chiến thuật... Theo Hãng tin BBC thì đây là một trong những bãi tập luyện quân sự tư nhân lớn nhất thế giới.

    Thâm nhập vào căn cứ của Blackwater, người ta choáng ngợp bởi những phương tiện hỗ trợ hiện đại tại đây. Công ty này hiện đang sử dụng các đội trực thăng đa dụng MD-530F, AB-412, trực thăng vận tải Sikorsky S-92, các loại xe bọc thép chuyên dùng cho quân đội Anh, Mỹ như BAE RG-31, Cougar H. Blackwater thậm chí còn nghiên cứu và chế tạo xe bọc thép cho riêng mình, đó là chiếc Grizzly APC cùng nhiều loại vũ khí khác. Mới đây, theo website chính thức của Blackwater,

    công ty này đã tiến hành nghiên cứu, phát triển máy bay điều khiển từ xa. Blackwater còn mua một chiếc EMB 314 Super Tucano, loại máy bay phản lực cánh quạt sử dụng cho huấn luyện và chống chiến tranh du kích, và có kế hoạch trang bị thêm loại máy bay này trong tương lai.

    Hệ thống vũ khí đa dạng, cùng lực lượng nhân sự thiện chiến, đa phần là các cựu thành viên của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, Iraq,

    Philippines, Chile, Bosnia, Fiji..., Blackwater chẳng khác gì quân đội của một quốc gia. Với lực lượng hùng hậu đó, công ty này đã dễ dàng hái ra tiền trong thời buổi mà tình hình an ninh thế giới luôn nóng bỏng như hiện nay. Các dịch vụ chủ yếu của Blackwater là huấn luyện cho quân đội, cảnh sát, lực lượng đặc nhiệm của các nước, trong đó có cả các cơ quan của Chính phủ Mỹ. Công ty này cũng cung cấp dịch vụ bảo vệ cho các quan chức ngoại giao Mỹ tại Iraq, tham gia vào công tác bảo vệ an ninh và huấn luyện cho lực lượng bảo vệ các sự kiện lớn như Olympic Athens 2004 tại Hy Lạp, huấn luyện cho lực lượng biệt kích dưới nước của Azerbaijan, cho lực lượng của Bộ Nội vụ Afghanistan. Mỗi năm, Blackwater đảm trách việc huấn luyện cho ít nhất 40.000 người và 90% doanh thu của công ty là từ hợp đồng với chính phủ các nước, trong đó có 2/3 là dạng hợp đồng không qua đấu thầu. Riêng với Chính phủ Mỹ, các hợp đồng của Blackwater tính đến nay đã đạt tổng giá trị 500 triệu USD.

    Điều đáng ngạc nhiên là công ty khổng lồ này chỉ mới ra đời cách đây 10 năm. Vào năm 1997, cựu thành viên lực lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ Erik Prince, lúc đó mới 27 tuổi, đã thành lập Blackwater. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực quân sự cùng khả năng kinh doanh tài ba, Prince đã biến Blackwater thành một thế lực hùng mạnh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ an ninh. Hiện Blackwater có 9 công ty thành viên và tham gia các hoạt động tại nhiều nơi trên thế giới
    Lao vào chiến trường Iraq

    Năm 2003, Blackwater giành được một hợp đồng béo bở: bảo vệ Toàn quyền Mỹ tại Iraq Paul Bremer. Giá trị của bản hợp đồng này là 21 triệu USD trong 11 tháng, nhưng thực tế thì công ty của cựu quân nhân Prince đã thu được nhiều hơn thế. Từ bước khởi đầu với Paul Bremer, Blackwater bắt đầu khuếch trương hoạt động của mình tại Iraq. Kể từ năm 2004 đến nay, công ty này đã thu được hơn 320 triệu USD từ Bộ Ngoại giao Mỹ, theo Tạp chí Time. Ngân sách bảo vệ toàn cầu của Bộ Ngoại giao Mỹ trong 5 năm là 1 tỉ USD, nên những gì mà Blackwater thu được thực sự là một con số khổng lồ
    Năm 2006, Blackwater giành được hợp đồng bảo vệ Đại sứ quán Mỹ ở Iraq, đây là tòa đại sứ lớn nhất của Mỹ trên thế giới. Sứ mệnh bảo vệ phái đoàn ngoại giao Mỹ trên lãnh thổ Iraq đã biến các nhân viên của Blackwater thành lính chiến thực sự. Họ đọ súng thường xuyên với các tay súng chống chính phủ, đối mặt với những kẻ đánh bom tự sát và sẵn sàng nhả đạn vào những mục tiêu đáng ngờ. Đến đây thì Blackwater không còn là một công ty bảo vệ an ninh đơn thuần nữa. Nhiều người cho rằng Blackwater chẳng khác gì một công ty cung cấp lính đánh thuê. Có khác chăng là thành viên của công ty này được trả lương hậu hĩ hơn các tay súng đánh thuê ở châu Phi. Tuy nhiên, để có được đồng lương đó, nhiều nhân viên của Blackwater đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

    Ngày 31.3.2004, các tay súng chống đối ở Fallujah đã tấn công một đoàn xe của Mỹ bằng tiểu liên và lựu đạn, hạ sát 4 nhân viên đang làm việc cho Blackwater. Xác của 4 người này sau đó bị treo trên chiếc cầu bắc qua sông Euphrates ở đoạn gần Fallujah. Những hình ảnh này được truyền đi khắp thế giới, gây sốc cho nhiều người. Sau vụ này, quân đội Mỹ đã mở một đợt tấn công vào Fallujah nhưng thất bại.

    Một năm sau vụ treo xác tại Fallujah, thêm 6 nhân viên nữa của Blackwater thiệt mạng khi chiếc trực thăng Mi-8 chở họ bị bắn hạ. Hai tay súng người Fiji và 3 phi công Bulgaria cũng chết trong vụ này. Ngày 23.1.2007, một chiếc trực thăng Hughes H-6 chở 5 thành viên Blackwater lại bị bắn rơi ngay giữa thủ đô Baghdad. Tất cả người trên máy bay đều thiệt mạng
    Bị loại khỏi cuộc chiến

    Chiến trường Iraq nóng bỏng là mảnh đất giúp Blackwater giành được nhiều hợp đồng lớn. Nhưng đây cũng là nơi khiến công ty này tổn thất không ít nhân mạng. Hiểm nguy rình rập thường xuyên đã khiến các nhân viên của

    Blackwater đôi khi hành động thiếu kỷ luật. Đến nay đã có nhiều lời tố cáo về các vụ bắn giết mà nhân viên công ty này là thủ phạm. Lãnh đạo Blackwater chối phăng tất cả, nhưng vào ngày 17.9 vừa qua, tai họa đã ập đến khi Chính phủ Iraq tước giấy phép hoạt động của công ty. Như vậy, Blackwater đã chính thức bị loại khỏi thị trường, hay nói đúng hơn là chiến trường Iraq.

    Nguyên nhân khiến nhà chức trách Iraq thu giấy phép của Blackwater xuất phát từ vụ đọ súng xảy ra vào ngày 16.9. Theo BBC, khi đang hộ tống một phái đoàn của Bộ Ngoại giao Mỹ đến họp ở phía tây Baghdad, nhóm nhân viên của Blackwater đã gặp một vụ nổ bom xe hơi. Theo báo cáo của

    Blackwater thì chiếc xe phát nổ ngay gần địa điểm họp. Ngay lập tức, các nhân viên an ninh sơ tán quan chức sang một khu vực lân cận. Trong khi đang bảo vệ yếu nhân, nhân viên của Blackwater có bắn chỉ thiên và sau đó xảy ra hàng loạt vụ đọ súng, trong đó có cả những màn bắn nhau giữa cảnh sát Iraq và nhân viên Blackwater. Kết thúc vụ việc, 11 người thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát Iraq.

    Sau sự cố đẫm máu này, nhiều báo cáo mâu thuẫn nhau đã được đưa ra. Phía Blackwater nói nhân viên của họ bị những kẻ mặc sắc phục cảnh sát và thường dân tấn công trước nên đã bắn trả. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đưa ra thông tin tương tự. Trong khi đó, báo cáo của cảnh sát Iraq lại cho rằng chính nhân viên của

    Blackwater, giữa lúc đang hoảng loạn sau vụ nổ bom, đã xả đạn điên cuồng. Một số tờ báo, hãng thông tấn phương Tây đã tiến hành phỏng vấn nhiều nhân chứng. Một nhân chứng là nhân viên cảnh sát Iraq, giấu tên, nói với BBC rằng không có ai bắn vào đoàn người mà Blackwater đang bảo vệ. Một luật sư ở Baghdad bị thương trong vụ bắn lộn đó cũng thề: "Thề có Thượng đế chứng giám là không có ai bắn họ (nhân viên Blackwater)". Một nhân chứng khác cũng nói với BBC: "Họ bắn loạn xạ, chứ chẳng ai bắn họ cả". Các nhân chứng Iraq cũng nói rằng có một vụ nổ bom khi đoàn người của Blackwater vừa đến, nhưng địa điểm phát nổ nằm cách xa tới 500m chứ không phải gần như báo cáo của người Mỹ.

    Trong khi tranh cãi còn tiếp diễn thì Chính phủ Iraq đã quyết định tước giấy phép của Blackwater. Nhà chức trách Baghdad cũng tuyên bố sẽ mở một chiến dịch kiểm tra lại hoạt động của các công ty dịch vụ bảo vệ trên toàn Iraq. Theo BBC, hiện toàn lãnh thổ Iraq có khoảng 30 công ty bảo vệ tư nhân hoạt động. Các công ty này thường tuyển dụng các cựu quân nhân được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm chiến trường. Tuy nhiên, vấn đề kỷ luật đôi khi cũng bị xem nhẹ. Điều đó đã dẫn tới nhiều vụ bắn lộn đẫm máu. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã cảnh báo vấn đề này nhưng đến nay xem ra việc kiểm soát toàn bộ các hoạt động bảo vệ tại Iraq là điều không thể.

    Đ.H

    ===========================================

    Giao lưu, kết bạn hhtp://www.vietnamsingle.com
  2. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Ôi giồi ôi, người Mỹ lúc nào chả thế, bắn giết cần quan tâm đếch gì. Mà cái dân Irắc cũng lạ, đã quỳ rồi thì cắm đầu xuống cũng có làm sao chứ.
  3. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Thị trường này đánh giá khoảng 120 tỷ $ đấy bác ạ.
    http://news.independent.co.uk/world/middle_east/article2984818.ece
  4. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Vài nét về công ty này
    Founded in 1997 by a former US Navy Seal
    Headquarters in North Carolina
    One of at least 28 private security companies in Iraq
    Employs 744 US citizens, 231 third-country nationals, and 12 Iraqis to protect US state department in Iraq
    Provided protection for former CPA head Paul Bremer
    Four employees killed by mob in Falluja in March 2004
  5. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Công ty an ninh tư nhân Mỹ Blackwater buôn lậu vũ khí vào Iraq?
    Blackwater, nhà thầu cung cấp dịch vụ an ninh lớn nhất của Mỹ tại Iraq, đang bị phía Mỹ điều tra việc buôn vũ khí vào Iraq.
    Cùng lúc, họ bị chính quyền Iraq điều tra do bắn giết người bừa bãi ở Iraq gây giận dữ khắp nước. Vụ việc khiến người ta lật lại vai trò của các nhà thầu quân sự tư nhân Mỹ vốn gây nhiều tranh cãi.
    Buôn lậu vũ khí
    Các thẩm phán Liên bang Mỹ đang điều tra khả năng các nhân viên của Blackwater buôn lậu vũ khí vào Iraq. Số vũ khí này sau đó được bán ra chợ đen và cuối cùng rơi vào tay một tổ chức khủng bố mà Mỹ đã chú ý.
    Văn phòng chưởng lý Mỹ ở Raleigh, bang Bắc Carolina, nơi Blackwater có trụ sở, đang điều tra vụ việc với sự hỗ trợ của các kiểm toán viên Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ. Theo AP, các kiểm toán viên cho biết đã đủ bằng chứng buộc tội.
    Các quan chức cho biết, chưa thể nói có bao nhiêu nhân viên Blackwater dính líu vào việc này hoặc do chính công ty, nơi đã thắng hàng trăm triệu USD các hợp đồng an ninh của chính phủ kể từ khi Mỹ xâm lược Iraq năm 2003.
    Cuộc điều tra đang ở giai đoạn đầu và theo đăng tải của tờ News & Observer, 2 cựu nhân viên Blackwater là Kenneth Wayne Cashwell, ở Virginia Beach, và William Ellsworth ?oMax? Grumiax, ở Clemmon, bang Bắc Carolina, đang hợp tác với các nhà điều tra liên bang và sẵn sàng điều trần khi cần.
    Còn theo AP, Cashwell và Grumiaux đã thú nhận sở hữu vũ khí bị đánh cắp vào đầu năm 2007 được vận chuyển giữa các tiểu bang hoặc bán ra nước ngoài và cũng đã tiếp tay cho việc làm này.
    Theo báo chí Mỹ, cuộc điều tra được tiến hành trong nội bộ Lầu Năm Góc và yêu cầu của Bộ Ngoại giao về việc vũ khí Mỹ bị biến mất ở Iraq. Sự việc nổi lên sau khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Mỹ khi họ bắt giữ được vũ khí Mỹ từ quân nổi dậy thuộc đảng Công nhân người Kurd (PKK) hồi tháng 7. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp số seri của những vũ khí này cho các nhà điều tra Mỹ.
    Bắn giết bừa bãi
    Theo Bộ Nội vụ Iraq, họ có băng video ghi vụ các bảo vệ Blackwater xả súng hôm chủ nhật trước tại quảng trường Baghdad trong khi không có sự khiêu khích nào, giết chết 11 người và làm bị thương 12 người.
    Vụ bắn giết đã gây giận dữ khắp nước, thôi thúc Chính phủ Iraq kiểm soát hơn 10.000 nhà thầu an ninh Mỹ đang hoạt động không theo luật và nhiều khi chẳng bị trừng phạt gì ở nước này.
    Họ đã được che chắn nhiều năm khỏi luật pháp Iraq bởi một quy định do Mỹ đưa ra sau khi chiếm Iraq. Những người chỉ trích nói, lực lượng bảo vệ của các công ty này xử sự như quân đội riêng, hoạt động ngoài luật pháp Iraq.
    Phía Iraq đang điều tra vụ vụ việc trên và còn mở rộng điều tra cáo buộc công ty này bắn chết ít nhất 10 người Iraq năm ngoái, bao gồm 3 bảo vệ tại khu liên hợp truyền thông do nhà nước điều hành, bắn chết một nhà báo bên ngoài Bộ Ngoại giao...
  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Đề nghị bác Chimcanhcut1212 dịch toàn bộ hoặc các phần mà bác xem là quan trọng trong các bài cắt dán toàn tiếng Anh trong vòng 24h, nếu ko bài viết sẽ đi bụi, đây là diễn đàn tiếng Vịt bác ạh!
    Tặng các bác tin đăng trên báo Thanh niên hôm nay, 21/09/2007:
    (theo Reuter) Một quan chức Iraq hôm qua cho biết các nhà điều tra nước này có một băng video cho thấy các vệ sĩ của hãng Blackwater USA đã bắn vào dân thường mà không hề bị khiêu khích trong vụ nổ súng khiến 11 người chết hồi tuần qua.
    Các bác đăng tin kiểu đó cho nhà em nhờ!
    Chào thân ái và quyết thắng!
  7. SSX

    SSX Guest

    Lính đánh thuê: Anh là ai?
     
    Thực tế thì những công ty cung cấp dịch vụ an ninh như Blackwater chỉ là vỏ bọc cho một đội ngũ đông đảo lính đánh thuê. Họ không chỉ đến từ các quốc gia nghèo đói mà còn là các thành phần găng tơ máu lạnh thích giết chóc ở khắp nơi trên thế giới.
    Tại Iraq lính đánh thuê đã theo chân QĐ Mỹ từ đầu cuộc chiến. Họ được không chỉ QĐ Mỹ sử dụng mà còn cả CQ và các yếu nhân Iraq. Tại sao lại dùng lính đánh thuê? câu trả lời có quá nhiều: lính đánh thuê có toàn quyền hành động, nó không chịu áp chế của bất cứ một điều luật quân đội nào, thuê lính đánh thuê rẻ hơn nhiều so với quân nhân trong quân đội, người thuê không phải chịu bất cứ phí tổn nào nếu lính đánh thuê thiệt mạng.
    Hiện tại không rõ có bao nhiêu lính đánh thuê tại Iraq. Có nơi nói vài nghìn, có nơi nói trên 20,000, con số lính đánh thuê thiệt mạng cũng đã lên đến vài nghìn người.
     
    Ở châu Âu, Anh là cái nôi cung cấp lính đánh thuê, có hẳn các trường đào tạo lính đánh thuê dưới vỏ bọc đào tạo an ninh dân sự. Nếu các điều luật tại Anh không cho phép bắn nhau bằng đạn thật thì không sao, đã có các nước Đông Âu, nơi các luật lệ lỏng lẻo, sự thông đồng, làm ngơ của chính quyền địa phương. Lính đánh thuê sau khi được đào tạo "lý thuyết" tại Anh sẽ được gửi đi thực hành tại Czec, Rumani, Nam tư cũ..., nơi đây có những cơ sở thực tập rộng hàng chục ha. Kết thúc khoá huấn luyện thực tế, lính đánh thuê sẽ được chiến đấu tay đôi 1 chọi 1 bằng đạn thật, hay chiến đấu team vs team tuỳ cấp độ đào tạo. Những kẻ sống sót sau cuộc chiến sẽ được cấp chứng chỉ quốc tế và tung vào các điểm nóng trên khắp thế giới để tìm kiếm cảm giác lạnh và những đồng đô la đẫm máu.
     
    (tiếp kỳ sau) Găng tơ hoá cuộc chiến Iraq.
     
     
  8. SSX

    SSX Guest

    Công ty những tên "điếm chiến tranh"
    Vinh quang ít, tủi nhục nhiều
    29-09-2007
    [​IMG]
    Xác của Helvenston và Zovko bị treo lên thành cầu
    Hầu hết nhân viên hợp đồng của các công ty quân sự tư nhân là cựu quân nhân Mỹ hoặc các nước khác. Cùng một công việc của lính, họ được trả lương cao hơn gấp nhiều lần lại không phải báo cáo hay phải ra tòa án binh. Hơn nữa, họ có thể nghỉ bất cứ lúc nào để đầu quân sang công ty khác. Chiến trường Iraq luôn "khát" lính đánh thuê
    Lương bình quân của một nhân viên Blackwater USA hoạt động ở chiến trường Iraq là 600 USD/ngày. Chỉ cần 6 tháng, có thể kiếm được 100.000 USD (1,6 tỉ VNĐ). Một số cựu binh có thành tích thậm chí được trả 1.000 USD/ngày.
    Ngoài đồng lương không dễ kiếm được ở những nơi khác, họ có thể thể hiện cái thằng - tôi - ngang - tàng thường thấy ở những tên lính đánh thuê từ thời thực dân như lái xe bạt mạng, tự đặt những biệt danh kêu nhất, đeo kính thời trang xịn nhất, ?okhạc lửa? thoải mái với những khẩu AK, dù không bị khiêu khích.
    Chính những tên lính như vậy đã gây ra cái chết oan uổng cho 11 thường dân Iraq ngày 16-9-2007 làm căm phẫn cho các giới chức Iraq từ thủ tướng đến bộ trưởng Bộ Nội vụ. Các vị này đòi rút giấy phép của Blackwater USA, nhưng theo báo Spiegel của Đức, công ty này - cũng như nhiều công ty quân sự tư nhân (CTQSTN) Mỹ khác - làm gì có giấy phép. Nhưng đó là chuyện của Công ty Blackwater USA. Còn nhân viên của công ty cùng lắm được rút sang một nước khác. Blackwater USA hoạt động ở 9 nước khác nhau.
    Tấn thảm kịch ở Fallujah
    Ai cũng biết cuộc đời làm lính đánh thuê cho các CTQSTN vinh quang thì ít, tủi nhục mới nhiều. Đặc biệt ở Iraq, nghề này nguy hiểm nhất. Nếu chẳng may bị thương tật hay tử trận thì chẳng có huân chương như bên quân đội chính quy. Thậm chí cũng không được chữa trị thương tật hay lãnh tiền tuất. Trong bản hợp đồng ký với Blackwater USA, có ghi rõ: Không được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe, lãnh trợ cấp tàn phế hay tiền hưu. Ngoài ra, nhân viên phải chấp nhận mọi rủi ro do đối phương hay do thiên tai gây ra, không được khiếu kiện công ty.
    Một trong những kết thúc bi thảm nhất của một nhân viên hợp đồng Blackwater USA là cái chết không toàn thây của Stephen ?oScott? Helvenston (38 tuổi) và ba đồng đội Wesley Batalona, Mike Teague, Jerko Zovko. Vụ việc xảy ra ngày 31-3-2004 tại thành phố Fallujah, nổi tiếng là ổ kháng Mỹ dữ dội của người Iraq phái Sunni. Theo bài tường thuật của báo Mỹ The Nation, bốn nhân viên nói trên đi trên hai chiếc xe hơi đã bị phục kích trong khi làm nhiệm vụ hộ tống ba chiếc xe tải đi chở... chén dĩa dao nĩa cho công ty dịch vụ hỗ trợ Eurest (ESS) của châu Âu.
    Các tay súng Sunni đã nổ súng từ khoảng cách rất gần phía sau xe. Họ lôi xác ra khỏi xe. Đám đông đã xông vào xé xác rồi nổi lửa đốt xe và xác lính Mỹ. Xác của Helvenston và Zovko đen đúa còn tương đối nguyên vẹn bị treo trên thành cầu bắc qua sông Euphrates. Hình ảnh khủng khiếp này chẳng mấy chốc được phát tán khắp thế giới.
    Năm 2005, gia đình bốn lính đánh thuê nói trên đã khởi kiện công ty về tội ?ocử nhân viên vào chỗ nguy hiểm mà không trang bị những thứ cần thiết và không được bảo vệ?. Họ yêu cầu công ty cho xem ?obản báo cáo sau sự việc? làm rõ những chi tiết dẫn đến cái chết tang thương của con và chồng của họ.
    Thay vì trả lời, Blackwater đã thách thức gia đình các nạn nhân. Bà Danica Zovko, mẹ của Zovko, cho biết: ?oChúng tôi đã được công ty trả lời rằng nếu muốn xem văn bản thì phải... kiện họ!?. Ngoài ra, công ty còn khởi kiện ngược lại bốn gia đình, đòi bồi thường 10 triệu USD vì vi phạm hợp đồng (không được kiện công ty). Công ty đã thuê ít nhất 5 công ty luật khác nhau để đối phó vụ kiện của gia đình các nạn nhân.
    Vụ kiện nói trên đã thật sự làm Blackwater USA rơi vào cảnh khó khăn. Nếu họ thua kiện thì đây sẽ là một tiền lệ vô cùng nguy hiểm. Nguy cơ thua kiện là có thật bởi theo đúng hợp đồng mà ESS thuê Blackwater USA cử người bảo vệ đoàn xe chở chén dĩa thì Blackwater phải bố trí sáu vệ sĩ đi hai xe bọc thép có vũ trang. Mỗi xe chở ba người, một người lái, một người dẫn đường và một tay súng phía sau có trang bị đại liên loại ?oSAW Mach 46? bắn 850 phát/phút. Trên thực tế, Blackwater USA chỉ cử bốn vệ sĩ, đi xe thường và chỉ được trang bị súng nhỏ loại ?oMach 4? chưa từng được bắn thử. Thậm chí các vệ sĩ không được công ty cung cấp bản đồ. Do đó họ trở thành miếng mồi ngon cho quân nổi dậy.
    Chỉ biết có tiền
    Tờ The Nation còn phanh phui một số chi tiết cho thấy Blackwater USA chỉ biết có tiền, còn sinh mạng nhân viên của họ thì bị xem như cỏ rác. Blackwater USA trên thực tế không thầu trực tiếp ESS mà qua trung gian công ty khách sạn và Bệnh viện Regency. Công ty này trả cho Blackwater USA 815 USD/vệ sĩ/ngày nhưng Blackwater chỉ trả cho nhân viên của mình 600 USD/ngày.
    Đặc biệt, có một chi tiết đắt giá cho thấy chất lượng hổ lốn của dàn sĩ quan Blackwater USA. Viên sĩ quan trực tiếp điều động Helvenston và ba đồng đội đi cùng hôm 31-3 là Justin McQuown vốn có tư thù với Helvenston. Chàng lính hải quân này từng phục vụ 12 năm trong lực lượng SEAL còn McQuown là một gã bất tài, vô học sợ Helvenston lên thay mình.
    Theo mẹ của Helvenston, McQuown đã trả thù một cách hèn hạ cố tình đẩy con bà và ba đồng đội vào chỗ chết. Bà cho biết con bà đã kể lại vụ cãi vã giữa McQuown và con trai bà trước đó một ngày. Helvenston thường ngày làm nhiệm vụ bảo vệ Paul Bremer, ?oquan toàn quyền? Mỹ tại Iraq, nhưng hôm ấy McQuown lại sai Helvenston đi hộ tống xe chở đồ bếp núc của ESS. Helvenston cự lại không muốn đi Fallujah. McQuown bèn giở giọng đe dọa nếu không tuân lệnh sẽ bị sa thải và trả lại các khoản tiền đã nhận. Buộc lòng Helvenston phải đi và rơi vào bẫy.
    Đánh giá Công ty Blackwater USA, bà Katy Helvenston nhận xét: ?oBlackwater chỉ biết có tiền. Đó là điều duy nhất họ biết. Họ chẳng biết giá trị nào khác, cũng chẳng biết đạo đức là gì. Họ là những tên điếm chiến tranh?.
    Theo tờ Chicago Tribune, tính đến đầu năm 2006, đã có 770 nhân viên CTQSTN chết trận vô danh ở Iraq. Quân đội Mỹ không kể họ là lính cho dù họ phục vụ ?ochính nghĩa? Mỹ ở Iraq.
    NGUYỄN CAO-NLD
  9. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào có ảnh về hội này ko cho em xin mới, nghe nói nhiều nhưng được nhìn thấy ít quá, nghe bảo hội này con được trang bị cả xe bọc thép dành cho quân đội chứ ko chỉ có bọc thép thường đâu.
  10. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Phần vàng: thật không bạn?

Chia sẻ trang này