1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đời sống công cộng - Public Life - ở Việt nam?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi khoinguyen_kts, 13/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Đời sống công cộng - Public Life - ở Việt nam?

    Đời sống công cộng ở VN - Public life in Vietnam

    Ở Việt nam chúng ta đã nghe nói nhiều đến đời sống văn hoá tinh thần, đời sống cộng đồng, xã hội.... Cái tên tôi tạm gọi "Đời sống công cộng" nghe quả là quá gượng ép, nhưng tôi vẫn chưa tìm được từ khả dĩ hơn để phiên dịch từ từ tiếng Anh :"Public Life". Rất mong được các bạn chỉ giáo.

    Trong nhiều sách nghiên cứu tiếng Anh thì khái niệm "Public Life" cũng thường chỉ được thừa nhận mà không có định nghĩa rõ ràng. Gần đây, các sách nghiên cứu tiếng Anh đã viết rất nhiều về sự suy thoái của "Public Life" mà nguyên nhân theo họ là do sự hạn chế tự do trong không gian công cộng vì lý do kinh tế (tư nhân hoá không gian công cộng) hay an ninh, sự phát triển của Internet, chủ nghĩa tiêu thụ, và xu hướng chuyển ra sống ở ngoại ô. Tuy nhiên đây là vấn đề được nghiên cứu trong trường hợp của Mỹ và không phản ánh vấn đề của các nơi khác.

    Biểu hiện của sự suy thoái này là thái độ của người dân trong các không gian công cộng: người ta thường tránh va chạm, ngại sự giao tiếp với người lạ, không trao đổi các vấn đề quan tâm, khép kín mình và chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân hay các cộng đồng nhỏ. Các không gian công cộng mà mọi người dân đều có thể đến, sử dụng và tham gia các hoạt động chung ít dần. Thay vào đó là các không gian công cộng "giải tạo": do tư nhân hoặc các tổ chức quản lý (như siêu thị, trung tâm mua sắm, trung tâm giải trí) tuy có chất lượng dịch vụ cao nhưng chỉ dành cho những người hội đủ tiêu chuẩn (như có tiền).

    Khi "Public life" suy thoái, xã hội sẽ càng phân hóa, những người gặp khó khăn trong XH, do ít có cơ hội tiếp xúc với các nhóm khác sẽ càng có ít tiếng nói ủng hộ hơn và sẽ có ít cơ hội được xã hội quan tâm hơn. (xem Sennett - The Fall of Public Man-1974)

    Ngược với các nhận định trên, tiêu biểu là quan điểm của Brill (trong Public Space and Place-1989) cho rằng thực ra Public life không "chết" mà thay đổi hình thức do điều kiện sống đã thay đổi từ cấu trúc dựa trên trật tự xã hội thành cấu trúc dựa trên trật tự kinh tế. Do đó quan hệ giữa người với người trong không gian công cộng không còn mang tính trực tiếp nữa. Brill cho rằng không nên so sánh đời sống công cộng ở các thời điểm khác nhau để đánh giá nó "chết" hay không vì nó luôn thay đổi.

    Một câu hỏi thú vị là đời sống công cộng (nếu như có thể gọi như thế) của xã hội Việt nam đã phát triển và thay đổi thế nào? Nó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của xã hội và đô thị hôm nay cũng như trong tương lai?
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi thấy nhận định trên rất đúng. Đơn giản là nếu bạn có những khó khăn gì thì bạn cứ nêu lên, sẽ có người giúp đỡ thôi.
    Ở VN tôi nghĩ chưa có khái niệm này. Vì chưa có một chuẩn mực nào cả. Họ chỉ quen với lối sống nương tựa lẫn nhau, giữa những quan điểm đối lập, nhưng chính cái ấy đã xóa mờ ranh giới giữa các giai cấp, hoặc đúng hơn nó hình thành một luật chơi mới, bất thành văn, nó giúp kiến tạo 1 tư cách riêng, 1 vị trí trong xã hội của 1 cá nhân nào đó nhờ những thủ thuật tâm lý trong các mối quan hệ của người đó. Nói chung vẫn còn mang tính ...giang hồ lắm. Đa số họ thích giao du nhưng chẳng phải để học hỏi, trao đổi mà chỉ cốt để được người ta biết đến nhằm tạo 1 ảnh hưởng, 1 "thế lực ảo" cho riêng họ vậy. Tuy thích giao du nhưng vẫn hướng nội, lại dễ kích động, rất nhạy cảm với những vấn đề về ********, điều đó nói lên nội tâm yếu đuối. Họ thường tranh luận để đẩy mọi sự việc đến tận cùng, nếu bạn có lý thì kẻ kia sẽ dùng "thế lực" mà họ đã kiến tạo để chứng minh tư cách.
    Nếu nhìn vào bề sâu thì tâm lý Ngũ hành chi phối rất mạnh. Kẻ hay cười, kẻ hay nói, kẻ hay nổi giận. Chưa chắc gì họ ở trong 1 bối cảnh thích hợp cho những trạng thái tâm lý trên. Nhưng đó là "chiêu thức" thích hợp cho 1 đối tượng nào đó. bạn cũng thấy (xin lỗi) hình ngôi sao 5 cánh, đấy là tính xung khắc của ngũ hành (không như hình tròn tương sinh) màu đỏ, vàng, đấy là màu của Hỏa, Thổ, của phúc, lộc. Người ta thừơng lấy phúc lộc làm tiêu chuẩn "bất xâm phạm". Một cái cười, một câu nói nhẹ nhàng, 1 cử chỉ đùa cợt, đấy cũng nói lên tính cách xuề xòa của người VN, chửi đấy lại khen đấy.
  3. dive_mienvienxu

    dive_mienvienxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Đây là một chủ đề rất hay!
    Tôi xin mạn phép đưa về từng cá thể để bàn: cuộc sống (quan hệ) của mỗi người phụ thuộc vào người ta, không phụ thuộc vào xã hội, bất kể xu hướng sống gì, phương tiện gì ... nếu muốn ta có thể liên lạc với người ta cần, tất nhiên trừ Tác-răng. Như bạn nói đó là loại đời sống công cộng ảo.
    Hiện nay xã hội rất đông người, phải thật thà là như thế, nhưng quan hệ của mỗi người lại hẹp lại. Khi người ta gặp quá nhiều người, người ta không thể hiểu và nhớ hết từng người một, người ta chọn phương pháp im lặng như thể để tự vệ, để tồn tại vì biết đâu trong đó có một ... kẻ xấu. Quan hệ của mỗi người cũng rất phức tạp: người đi làm thì gần như chỉ là gia đình và các quan hệ ở cơ quan, các quan hệ trong công tác. Người thất nghiệp thì chỉ gia đình và cộng đồng quanh mình sinh sống, tất nhiên cũng phải nói đến tính cách của mỗi người: người thích quan hệ rộng, người không. Đời sống đo thị ngõ nghách lại khác với đời sống đô thị biệt lập (trong các biệt thự). Người biệt lập đang chọn cách sống "xính" phương tây trong lạc lõng vì bản chất con người ta không hợp, do chọn cộng đồng ảo họ dần cô đơn. Đời sống đô thị ngõ nghách có gì đó rất giống đời sống nông thôn.
    Còn một dạng nữa là cộng đồng trung cư, người ta không làm chỗ phơi quần áo, chỗ để giao lưu: công viên, sân thể, căng tin ... bộ mặt đo thị rất xấu và con người chỉ gặp nhau tròn các nhu cầu thiết yếu: chợ, siêu thị, bệnh viện, bể bơi, sân thể thao.
    Còn nông thôn, chịu khó về đó mấy hôm bạn sẽ thấy: con người ta rất "tình cảm", người ta biết rõ một người khác cách nhà họ 05 cây số, họ cháo hỏi, mời nhau uống nước rất tình cảm. Vì sao: vì tôi biết rõ về ông ấy, ông ấy thích cái này, ghét cái kia, tôi không cần đề phòn, tôi biết ông ấy cũng thích vào nhà tôi uống nước và nói chuyện với tôi. Và như thế đời sống nông thôn vẫn như xưa, có thay đổi cũng là do: có anh em trên thành phố, rượu, matuý, các phương tiện phục vụ cuộc sống của các tập đoàn trên thế giới: xe máy, tivi, radio, xà bông, bột giặt ... và phương tiện truyền thông: tivi, radio, internet ... tác động nhưng nói chung còn nhỏ.

    Đời sống cộng đồng xa xưa của VN ta là đời sống làng xã, trừ những người thoát ly còn lại quan hệ của một người chủ yếu nằm trong phạm vi rất hạn hẹp. Đó là phần đông dân số, còn tầng lớp vua quan, thiết nghĩ dù có cao sang trịnh trọng đến đâu cũng bị chi phối bởi nếp sống đó. Truyện Trạng Quỳnh là một ví dụ.
    Do chỉ sống ở đồng bằng (cả nông thôn và thành thị) nên tôi chi cảm được về cộng đồng này. Còn duyên hải: các làng chài ven biển, hải đảo ... miền núi: các cộng đồng dân tộc ít người, các cộng đồng đồng bằng di cư lên ... thì tôi chịu.
  4. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy nhận định trên rất đúng. Đơn giản là nếu bạn có những khó khăn gì thì bạn cứ nêu lên, sẽ có người giúp đỡ thôi.
    Ở VN tôi nghĩ chưa có khái niệm này. Vì chưa có một chuẩn mực nào cả. Họ chỉ quen với lối sống nương tựa lẫn nhau, giữa những quan điểm đối lập, nhưng chính cái ấy đã xóa mờ ranh giới giữa các giai cấp, hoặc đúng hơn nó hình thành một luật chơi mới, bất thành văn, nó giúp kiến tạo 1 tư cách riêng, 1 vị trí trong xã hội của 1 cá nhân nào đó nhờ những thủ thuật tâm lý trong các mối quan hệ của người đó. Nói chung vẫn còn mang tính ...giang hồ lắm. Đa số họ thích giao du nhưng chẳng phải để học hỏi, trao đổi mà chỉ cốt để được người ta biết đến nhằm tạo 1 ảnh hưởng, 1 "thế lực ảo" cho riêng họ vậy. Tuy thích giao du nhưng vẫn hướng nội, lại dễ kích động, rất nhạy cảm với những vấn đề về ********, điều đó nói lên nội tâm yếu đuối. Họ thường tranh luận để đẩy mọi sự việc đến tận cùng, nếu bạn có lý thì kẻ kia sẽ dùng "thế lực" mà họ đã kiến tạo để chứng minh tư cách.
    [/quote]
    Cám ơn ý kiến của bạn. Tôi đang muốn tìm hiểu về đời sống công cộng ở Việt Nam. Có hai cách đặt vấn đề:
    1. Người Việt nam chưa có khái niệm về đời sống công cộng thực sự (như ý kiến của bạn), dần dần, có thể cùng với sự hiểu biết và giao du, họ sẽ hình thành được đời sống công cộng. Với cách đặt vấn đề này, một câu hỏi đặt ra: thế nào là đời sống công cộng? liệu có phải dựa trên quan niệm của các xã hội "đi trước" như phương Tây - những nơi đã hình thành khá đầy đủ quan niệm về đời sống công cộng???
    2. Đời sống công cộng ở VN luôn tồn tại như là sự tương phản đối với các loại đời sống khác như đời sống tâm linh, đời sống nội tâm chẳng hạn. Như vậy, vấn đề là chúng ta nhìn nhận nó như thế nào và coi cái gì có thể được gọi là đời sống công cộng???
    3. Liệu xã hội VN có thể và có cần xây dựng khái niệm về đời sống công cộng không? câu hỏi này sẽ liên quan đến lợi ích của các hoạt động cụ thể hoá khái niệm về đời sống công cộng.
    Mong nhận được sự chỉ giáo của các bạn
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi nghĩ đời sống công cộng như 1 vùng đất đã được định hình vậy, nghĩa là nó có những yếu tố ổn định như sông, núi, ao hồ. Đa số dân cư VN sống ở những vùng đang được bồi đắp, lại phải luôn đối phó với thiên nhiên không ổn định như nắng hạn mưa bão lụt lội, vì thế người ta an phận trước, rồi đến gia đình, cùng lắm là tiến đến các Lễ hội của 1 làng.
    1- Có thể sự giao lưu sẽ hình thành đời sống cộng đồng, nhưng nó cũng sẽ không rập khuôn của 1 nước phương Tây nào đó, vì nó đời sống công cộng sẽ hình thành trên những quyền lợi về kinh tế thị trường (như việc quảng cáo của các ngôi sao VN cho các hãng nước ngoài, các trò chơi trên truyền hình). Và dĩ nhiên nó xuất phát và được khuếch đại từ những giá trị VH truyền thống của VN.
    2- Tôi nghĩ nó sẽ không tương phản với đời sống tâm linh hay nội tâm. Vì nó sẽ bổ sung như 1 nhu cầu hướng ngoại. Do không gian sống bị thu hẹp nên người ta cần những hoạt động thể thao nghiệp dư, thậm chí những trò chơi tập thể kiểu phương Tây (thời gian gần đây tôi không thấy trên truyền hình). Nếu có định nghĩa thì có thể nói nó là nhu cầu chung cho đa số dân chúng.
    3- Rất cần thiết. Nhưng vấn đề là ai sẽ tổ chức, kinh phí từ đâu ? Chính quyền sẽ chờ đợi ở các công ty (vì chưa có tranh cử tự do). Nhưng cũng có thể tự phát (như ở các khu chung cư).
    Vài nhận xét.
  6. dive_mienvienxu

    dive_mienvienxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Máu giang hồ: có 1 giai đoạn tôi ngẫm về điều này, viết ra đâu đó rồi do quá bận nên để quên đâu đó. Tôi nhớ đại khái là: tại sao dân ta yêu phim ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cá nhân, yêu khoảng trống và các bài (văn, thơ, phim) có mục đích khoảng trống (thảo nguyên, biểm, sa mạc).
  7. dive_mienvienxu

    dive_mienvienxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Người ta sống bằng tình cảm nhưng lại quản lý xã hội bằng lý trí. Ngày xưa với những lễ nghi của nho giáo, đạo vua quân, cha con, huynh đệ ... luôn đề nến lên mọi người (kể cả vua). Nếu không tạo ra sự uy nghi, sự trịnh trọng đó thì lại không quản lý nổi xã hội, sớm loạn. Mọi người, dù bất cứ ở cương vị nào trong cuộc sống cũng thấy mình phải chịu áp lực (từ trên xuống, từ dưới lên, từ hai bên vào), bị đè nén, bị tù túng. Mỗi người về nhà với những lễ nghi gia đình, đi làm với những lế nghi công sở ... bất kỳ ai ở bất kỳ đâu người ta cũng thấy bị tù túng. Do phải sống bằng lý trí nên mặt tâm lý bị kìm lại.
    Dục tình lại là ham muốn thứ hai sau ăn uống nên sự ám ảnh của nó là rất lớn. Đọc qua phân tâm học của Sm-Fr ta sẽ thấy: những gì bị kìm hàm một lúc nào đó sẽ bị vỡ oà ra, ham muốn dục tình luôn thôi thúc con người như tiếng trống trong tâm linh sâu thẳm. SF không bàn đến khía cạnh đạo đức, sự xấu xa của dục tình theo quan điểm xã hội, với ông nó chỉ là một loại tâm lý cần được bổ sẻ, nhiều người hiểu nhầm ông thành: dục tình không xấu mà chỉ có hậu quả nó là xấu, rằng ông ủng hộ sự loạn luân hay một xã hội chỉ chú trọng dục tình ...
    Đó là những nguyên nhân sâu thẳm của việc đa số con người trong cộng đồng yêu sự hài hước, chủ nghĩa anh hùng, thích sự phóng khoáng, không gian rộng ... Trong mỗi một thứ đó có một cái gì đó thoát khỏi sự tù túng, nó thoát khỏi cái kết cục mà người ta nghĩ rằng nó sẽ sảy ra. Một đứa trẻ 10 tuổi khi được hỏi: có người yêu chưa?, nó trả lời: "rồi!" thì sẽ gây cười. Khi một trong những thứ trên được dựng nên thành tác phẩm nghệ thuật, nó rất dễ được công chúng đón nhận (Thuỷ Hử).
    Thủ thuật tâm lý như bạn gì đó nói cũng là những mẹo đánh vào các ham muôn trên, có khác đi một chút là vì người đó có thông tin quan trọng thiết yếu. Kỳ lạ là những người đạt được đến ngưỡng thoát khỏi sự kìm kẹp của lý trí trong cuộc sống chỉ có hai loại: hoặc hiểu biết rất cao thâm hoặc không biết gì. Kiến thức làm cho con người ta tự do, bởi ta hiểu hiết nên ta không quá lo lắng bởi những thứ mà ngưòi thường coi là ... vùng cấm. Cứ nhìn các nhà văn viết về dục tình, cái chết, ma quỷ, chuyện hoang đường sẽ thấy: Harry Poster, Cánh đồng bất tận ...
    Đó cũng là bản chất của các học thuyết cũng như nguyên nhân thành công hay thất bại của: XNCH, TBCN ... nhưng tôi không tiện nói ra vì liên quan đến chính trị.
    Nghĩa là thủ thuật tạo ra: mình là người quan trọng, người đáng yêu, các tác phẩm (vật chất hay phi vật chất) nổi tiếng ... là không khó nếu đánh đúng thị hiếu, tâm lý cộng đồng. Đó còn là thủ thuật của các nhà chính trị: họ phát biểu rằng sẽ mạnh tay tiêu giệt cái xấu, phúc lợi, tạo việc làm ... Họ sống rất giản dị, tiết kiệm, từ tốn và thận trọng.
    Còn riêng tôi, về cơ bản, tôi thích Ngô Dụng hơn Gia Cát Lượng.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi không nghĩ chúng ta bị kiềm hãm về mặt tâm lý do sống bằng lý trí. Chính lý trí sẽ giúp chúng ta thích nghi với môi trường, lý trí sẽ giúp chúng ta có 1 nội tâm vững vàng.
    Có lẽ phải phân tích sâu hơn nữa thôi, tìm về bản thể , thiên tính của người Việt. Bản thể của chúng ta là gì ? Đó có phải là người Á Đông không ? Và thiên tính của chúng ta là gì ? Đó có phải là "tính vượt" không ? Bản thể người Đông Á là nước, mà nước lại luôn chảy vào chỗ trũng, thế mà người Việt chúng ta lại rất thích hô hào, một nền văn hóa hô hào, tự cổ vũ, nhưng nó lại biến thể trong xã hội thành hô hào trong mọi hoạt động, từ chính trị đến giáo dục đến ăn nhậu. Nhưng cũng như những đợi sóng, những cơn mưa, đâu lại vào đấy.
    Bạn có nhận thấy những nhân vật dân gian VN không ? Như trong chuyện tranh chẳng hạn. Họ đề cao những nhân vật đấy tính ...xỏ lá, thích được cỗ vũ, thích phát ngôn (nói chung là những nhân vật mang đặc tính Hỏa Thổ). Khác hẳn những nhân vật như Tin Tin, nhân vật Nobita, những nhân vật đi tìm công lý, những ước vọng nho nhỏ trong một môi trường đầy những mưu đồ, đầy cạnh tranh.
    Nếu nói về Ngô Dụng và 108 vị anh hùng thì quả là tôi thấy đầy, những băng đảng quậy phá. Còn những nhà trí thức, mưu sĩ ? Họ là những kẻ "bảo hoàng" ? Có thể đang xảy ra hiện tượng này.
  9. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn, tôi cảm thấy bài viết của bạn rất thay, nhưng có điều tôi không hiểu rõ ý của bạn lắm. Thật sự không hiểu - không biết bạn có hàm ý gì khi nói về "đời sống công cộng"?
  10. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu đã có người nào đề cập đến "đời sống công cộng" ở VN chưa nhỉ? - tất nhiên là nghiên cứu một cách nghiêm túc.
    Còn than phiền hay ý kiến về nó có lẽ có khá nhiều trên các báo. VD như trong mục đường dây nóng của báo LĐ, tôi thấy hay có người kêu ca về việc vệ sinh môi trường, vẽ bậy các chữ quảng cáo lên tường, cư xử thiếu văn minh nơi đô thị, hay mới đây là việc bày bán lịch khoả thân ở đường Láng.
    Được khoinguyen_kts sửa chữa / chuyển vào 13:41 ngày 19/07/2006

Chia sẻ trang này