1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đời sống công cộng - Public Life - ở Việt nam?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi khoinguyen_kts, 13/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Tôi không đồng ý lắm với quan điểm về "bản thể người Việt" của bạn. Theo tôi, không có bản thể, chỉ có văn hóa.
    Cái mà bạn nói về tính đặc trưng của người Việt là do sự lưu truyền văn hóa mà ra, mà yếu tố văn hóa nào được lưu truyền phụ thuộc không nhỏ và sự kiểm soát của thể chế chính trị, cũng như ảnh hưởng từ bên ngoài.
    Nếu cho rằng người Việt có "bản thể" nào đấy - chẳng lẽ cứ người Việt là sẽ có đặc điểm giống nhau? điều này không đúng. Cái "người Việt thực sự" có chung là 1 số yếu tố văn hóa - vốn tác động không đều ở các vùng khác nhau.
    Được khoinguyen_kts sửa chữa / chuyển vào 13:42 ngày 19/07/2006
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Riêng tôi thì chưa hề biết đến khái niệm này. Dĩ nhiên mỗi khu phố, làng xã đều có người phụ trách về an ninh trật tự xã hội. Nhưng tạo ra 1 "luật chơi", một hình thức sinh hoạt công cộng thì tôi chưa thấy. Ngay cả ở nước Anh, thủ tướng cũng phải lên tiếng về vấn đề công cộng (như việc viết, vẽ bậy trên tường chẳng hạn).
    Chính tôi cũng không tin vào tâm lý ngũ hành hoặc quan niệm phương Đông về con người và xã hội. Nhưng đó là phương tiện, là công cụ, một cách tiếp cận, vì như bạn thấy đó, chưa hề có ủy ban, hoặc chí ít 1 nhà văn hóa, 1 nhà văn nào nghiên cứu, đề cập cả. tất cả chỉ là những suy nghĩ tản mạn thôi. Hy vọng nó giúp bạn hình dung 1 phần về xã hội VN.
    Người dân thì nghĩ chính phủ phải quyết định, còn chính phủ thì ...vì dân, cho nên cả người dân và chính phủ vẫn cứ phải chờ đợi nhau vậy.
  3. dive_mienvienxu

    dive_mienvienxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Tính vượn, ý bạn nói tính vượt là tính hoạt náo hay không? Tôi để ý lũ cháu tôi, khi nhỏ chúng đều nghịch dữ: thức thì quậy, ngủ thì gác chân tận lên cổ tôi nhưng khi chúng lớn lên một chút, chúng đều ngoan cả. Ngay cả tôi cũng thế và người khác cũng thế, loài chó cũng thế và loài mèo cũng thế. Ngay cả con vượn già nó cũng đâu có hoạt náo?
    Nếu bạn nhìn bản chất của vấn đề: tại tính vượn, tại Á đông tôi e xa quá. Nghe nói có nghiên cứu nào đó chứng minh thuỷ tổ loài người là loài vượn ở tận Châu phi. Nghĩa là chúng ta, toàn bộ loài người đều có tính vượn vì đều do ở đó di cư mà ra. Chúng ta cũng là do dân TQ theo loài chim lạc di cư xuống và định cư luôn không về. Tại sao chúng ta lại là dân tộc Việt, từ "việt" theo tiếng TQ là vượt, có phải do vượt về phương Nam nên gọi là VN không?
    Còn bản chất là nước trong ADNH tôi cũng chưa ngẫm qua, nhưng theo tôi: nước chỉ có một tính còn con người thì đa dạng lắm...!
    Truyền hình, phim hoạt hoạ: các nhân vật của chúng ta không có một tính cách ... "không cá tính". Tôi đã xem qua vài bộ phim hoạt hoạ trên VTV, chúng đều mang tính giáo dục cả, không hiểu do chỉ đạo từ bên trên hay do người làm phim thích làm thế. Nói chung ... tiền ít cũng nên làm như thế. Truyền hình dùng để ru ngủ dân chúng, người đi làm đâu có xem truyền hình, những người thất nghiệp mới rỗi rãi xem, làm thật hay vào người ta sẽ không ... để ý đến xung quanh nữa.
    Các bạn có để ý ca nhạc (nhạc trẻ) bây giờ từ cách trình bày sân khấu đến cách biểu diến của ca sỹ giống như ... hải ngoại hay dòng nhạc của ... trước đây không?
    Từ một nền ca nhạc chính trị với những bài hát giai nhịp điệu hành khúc để ... "hành quân" nay ta đã bước sang dòng nhạc trữ tình theo đúng nghĩa của nó, không có từ nào mang màu sắc chính trị trong một bài hát. Ca nhạc là nghệ thuật, mà nghệ thuật thì đi vào lòng người theo đường tình cảm. Xưa chúng ta có hai dòng nhạc, nay lại có hai. Mừng!
    Thế nghĩa là: tâm lý cộng đồng quyết định truyền hình (văn nghệ) và truyền hình lại định hướng tâm lý cộng đồng?
  4. nguoiluhanhcodoc_666

    nguoiluhanhcodoc_666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Đưa về bàn tâm lý cá thể, đồng ý, theo tôi tâm lý từng các nhân Việt Nam ta có các đặc điểm chung: thích được chú ý, ghét kẻ nói nghịch mình, sợ khuyết điểm và hay nói dối
    Các yếu tốt ảnh hưởng đến các loại tâm lý này rất nhiều: tâm sinh lý con người, các yếu tố truyền thống, các yếu tố ngoại lai, các thủ thuật của nhà cầm quyền.
    Tâm lý mỗi cá thể trước nhất: phụ thuộc và chính anh ta: bệnh tật hay không, khoẻ mạnh hay không, cuộc sống hạnh phúc hay không ... rồi sau nữa là đến môi trường anh ta sống: cộng đồng xung quanh, các phương tiên thông tin đậi chúng, các loại thông tin anh ta nhận được.
    Tôi có một anh bạn, xin lỗi anh ta tôi nhận xét: IQ trung bình, EQ trung bình khá. Anh ta khá thành công từ nhỏ đến giờ, mọi người đi học, anh ta cũng đi học, mọi người đi làm anh ta cũng đi làm, người ta đi xe máy anh ta cũng đi xe máy (có đâm vào ai đâu), người ta nghe nhạc ngoại, anh ta cũng thế (chẳng biết bài hát đó thuộc dòng nhạc gì, nội dung nó ra sao) ... Hễ cứ nhắc đến đến bệnh viện thì y rằng anh ta nói: phải có người quen trong đó; hễ cứ nhắc đến xin việc thì anh ta nói: nhất thân nhì quen thứ ba là tiền. Hễ cứ nhắc đến yêu đương y rằng anh ta nói: con gái bây giờ ... dễ lắm, càng em lầm lì ít nói ra điều gái ngoan ... càng dễ ...v...v... và ...v...v... Tại vì sao, vì bản thân anh ta, vì môi trường anh ta, vì những gì anh ta trải qua và nhìn nhận được. Anh ta bức xúc với các tệ nạn, anh ta ghét cái xấu nhưng chẳng hiểu vì sao chúng có và chẳng bao giờ có ý định đấu tranh. Tâm lý chung của cộng đồng VN ta là thế.
    Tập hợp những người như thế cộng với lối sống hiện tại, cộng đồng VN ta có những kiểu mẫu cộng đồng khá giống nhau: có một người trung tâm: trong nhà, trong họ, ở cơ quan, lớp học, nhóm bạn ... những người khác không có cá tính mà cũng chẳng cần cá tính, họ sống như thể sinh ra thì cần phải sống, ai muốn nói gì thì nói, làm gì thì làm miễn là đừng động đến tôi, họ bàng quan với những hiện tượng xã hội, ra đường có ai đó cần sự giúp đỡ cũng chẳng buồn giúp, bằng lòng với nhũng mối quan hệ của mình chắng bao giờ có ý định mở rộng thêm, với họ cuộc sống hàng ngày là đi làm, về nhà sống qua ngày đợi những ngày lễ tết và trọng đại để diện một bộ comple mới.
    Hết!
    Từ nhưng con người như thế này họ xây dựng nên các cộng đồng (nông thôn, thành thị, miền núi, duyên hải và hải đảo) có tâm lý cơ bản như thế. Đơn giản ta có thể suy diễn được. Các mối quan hệ là: huyết thống, bạn bè, công tác, địa phương. Tuỳ từng người, từng loại cá tính, mức độ tình cảm, mức độ quan trọng ... mà người ta có lối hành xử cho phù hợp (đối với họ).
    Ngày nay với sự phát triển nhanh của KHKT nước ta xuất hiện thêm các mối quan hệ ảo tạo ra cộng đồng ảo (Internet), số dân cư của cộng đòng ảo này có thể lên đến 15 triệu người. Đa số dân cư của cộng đồng này có thu nhập cao, lối sống hiện đạihay là những người quan trọng nên cộng đồng ảo này đang là một lối sống mốt của mọi người.
    Đó: tâm lý cá thể là thế đó, tâm lý cộng đồng là như thế đó (tất nhiên vì nó được xây dựng nên bởi các cá thể)
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi nghĩ chính bản thể tạo nên văn hóa. Tại sao người Trung Hoa, Nhật, Hàn họ giữ cách viết chữ của họ, còn ta thì lại không ?
    Vậy hỏi bạn bản thể của Văn hóa VN là gì ? Chúng ta đều thờ ông bà tổ tiên, một nét văn hóa chung đấy ? Đấy có phải là bản thể của VH không ?
    Nói như Derrida, A cũng là B (A is B), vì A và B đều là những con chữ, đó là 1 giới hạn của bản thể (delimiting of ontology). Xem phim của Tàu họ cũng hay nói câu chúng ta đều là người Trung Hoa cả mà !?
    Có thể là nếu muốn xây dựng 1 cuộc sống công cộng, ta nên biết những "vùng bất khả xâm phạm", nó khiến ta cảm thấy bình yên và thỏa mãn. T6i nghĩ nên lấy cái TĨNH LÀM CHUẨN.
    Khu phố tôi nhà nào cũng vừa nhận được 1 thông báo của phuờng, cảnh báo với số tiền cụ thể về vi phạm vệ sinh như để chó mèo phóng uế, xả rác, số tiền phạt từ 60.000đ- 120.000đ.
  6. thuocladauloc

    thuocladauloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Van-Hoa/Su_hinh_thanh_ban_the_luan_van_hoa/
    ...
    Nói cách khác, mỗi loại hình đối tượng đều phù hợp với loại hình tồn tại của nó và với phương thức "được đem lại" (hiện hữu trong ý thức) của nó. Các đối tượng văn hoá "được đem lại" cho chúng ta theo một cách khác, bởi chúng có địa vị bản thể luận khác so với các đối tượng tự nhiên. Các đối tượng văn hoá cũng có cơ sở tự nhiên mà trong đó, chúng được vật thể hoá khi cải biến tự nhiên, nhưng đó không phải là cơ sở quy định đặc tính cơ bản của chúng. Theo chúng tôi, để làm sáng tỏ cách tiếp cận này, cần phải trở lại với tư tưởng của Cantơ về cách thức (modus) hiện tồn có điều kiện của các quy định văn hoá, song lại được lĩnh hội như là cái tất nhiên trong quá trình sống hiện thực. Cantơ cho rằng, nhiều căn cứ mang tính nguyên tắc của sự sống và hoạt động con người hoặc là không có cơ sở bản thể luận khách quan (niềm tin, cái thiện, v.v.), hoặc là không thể chứng minh hay bác bỏ được. Trong trường hợp này, chúng ta cần giả định đó là những cái hiện tồn " dường như khách quan" và xây dựng hoạt động của mình phù hợp với chúng như với các nhân tố hiện tồn khách quan của cuộc sống. Chính quan niệm này đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự lý giải về địa vị của các hiện tượng văn hoá tinh thần. Xuất phát từ nguyên tắc "dường như khách quan" , theo chúng tôi, có thể xem xét vấn đề tự nó, lại nảy sinh các quy tắc có được địa vị của những giá trị văn hoá bền vững, trở thành các chuẩn tắc "khách quan" (bắt buộc chung đối với chúng ta), đóng vai trò cái điều tiết quan hệ giữa người với người và tạo ra hoạt động văn hoá. Câu trả lời chung nhất là: Tất cả những cái đó đều là sản phẩm của trí tuệ, của cảm xúc và của hoạt động cải tạo của con người. Nhưng câu trả lời này lại không thoả đáng, bởi nó quá chung chung. Theo chúng tôi, có thể cụ thể hoá câu trả lời này nhờ học thuyết về trí tưởng tượng, về ý nghĩa sáng tạo của trí tưởng tượng ấy. Học thuyết này cũng đã được Cantơ xây dựng, khi ông phân biệt trí tưởng tượng sáng tạo với trí tưởng tượng tái tạo. Trí tưởng tượng sáng tạo, theo ông, là năng lực tổng hợp mà nhờ đó , ý nghĩa toàn vẹn được cấu thành từ các yếu tố riêng biệt của tri thức. Mặc dù Cantơ không gắn liền một cách trực tiếp trí tưởng tượng này với tâm thế "dường như khách quan", song một khi hoạt động tổng hợp xuất hiện thì nó sẽ bộc lộ tính tích cực của mình. Theo chúng tôi, cần phái đánh giá trí tưởng tượng một cách rộng hơn nữa và đó chính là hoạt động kiến tạo mà nhờ đó thế giớí các giá trị (đối tượng) văn hoá được thiết lập Bức tranh văn hoá mà con người tạo ra được là nhờ hoạt động của trí tưởng tượng của họ. Con người thúc đẩy sự tác động có hiệu quả của các giá trị văn hoá không có tồn tại hiện có, tạo ra cơ chế chuyển tải các giá trị văn hoá truyền thống và giữ lại cấu trúc hình tượng của chúng - giá trị của các quan hệ văn hoá, làm cho chúng có nghĩa như một thực tại. Nhưng hoạt động của trí tưởng tượng cũng trực tiếp đặt ra những điều kiện để nó xuất hiện và bộc lộ tiềm năng sáng tạo của mình. Tự do là điều kiện quyết định. Nhưng điều kiện này tất yếu phải tham gia vào chính hoạt động của trí tưởng tượng, vào quá trình sáng tạo của hoạt động văn hoá và do vậy, về thực chất, đó là chiều cạnh bản thể luận của văn hoá. Tự do quy định mục đích và phương hướng của quá trình tưởng tượng và nó chỉ có quyền tự quyết định ở chừng mực mà văn hoá cũng tự quyết định. Với nghĩa này thì đây là một quá trình liên tục và theo đó, các khoa học nhân văn luôn hợp nhất trong nó hai chức năng: thấu hiểu văn hoá và khi thấu hiểu thì cũng sáng tạo ra văn hoá. Với các chức năng này, các khoa học nhân văn hình thành nên "con mắt", cách nhìn cho phép các nhà nghiên cứu "mổ xẻ" thế giới, hình thành nên quan niệm về thế giới và qua đó, tạo ra khách thể nghiên cứu. Theo đó có thể nói, khi suy ngẫm về thế giới này, tác động vào thế giới này, con người cũng sáng tạo ra nó với tư cách là "thế giới thứ hai" ("giới tự nhiên thứ hai" theo cách nói của C.Mác) - thế giới văn hoá.
  7. dive_mienvienxu

    dive_mienvienxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Vừa rồi có con yêu quái không hiểu ở động (lắc) nào sang đây cắn lung tung. Không hiểu động của nó không có pha giật gân để bàn cãi hay nhiều thông tin quá, hấp thụ không nổi nên bị "sặc" phải qua đây khạc nhờ!
    Cái tâm lý mình là người quan trọng nên nước ta có một bộ máy hành chính trì trệ, các thủ tục hành chính rườm ra cộng với những anh cán bộ hành dân không phải vì tiền mà vì cho bõ tức, cho nó biết ông mày như thế nào, cho nó biết trên dưới trước sau. Đơn cử như các anh CSGT, ra đường thấy người vi phạm là nhảy vào, mặt đỏ phừng phừng, chỉ dùi cui, rút chìa khoá, chẳng thèm chào hỏi gì. Và người dân có tâm lý chung là ghét và sợ công an. Họ không hiểu rằng mình sai là sai với nhà nước chứ không sai với anh CSGT đó, rằng anh CS đó chỉ là đại diện nhà nước xử lý thôi ... Kể cả họ có sợ mà bỏ chạy cũng không có tội gì, pháp luật không quy định tội đó. Ngay cả các anh CSGT cũng nghĩ người dân sai là sai với mình. Kỳ lạ!
    Sở dĩ tôi nói chuyện này vì hôm nay ngồi quán nước nghe được câu chuyện: có một người bị CSGT bắt nhưng do có quan hệ với bên trên nên định "đì" anh CS này, những người xung quanh can ngăn: nào cơ nó cao lắm, dây nó còn chắc lắm, nào ô, nào dù, nào lọng ... thử hỏi cái tâm lý này là thứ tâm lý gì?
    To: nguoiluhanhcodoc: tôi muốn hỏi anh bạn cậu học trường ào, làm nghề gì?
    Lúc nào đó ngồi nói chuyện với anh ta, cậu thử hỏi một số câu hỏi đại loại như: chúa Rê-su sinh năm nào? dấu chấm cảm đánh trong những trường hợp nào? Ai cập ở Châu lục nào? hình lập phương có bao nhiêu cạnh? tại sao thuyền lại nổi trên mặt nước? ...
    Không quan tâm đến xã hội cũng được, nhưng những thứ đó, tôi nghĩ anh ta nên biết, chứ không thì ...
    Đó chính là sự khác biệt!
  8. dongphuongbatbai1102

    dongphuongbatbai1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Chào các ca_ca! Đã lâu không qua Box, hôm nay ghé qua thấy vui ghê.
    Đúng rồi! Chạy không có tội. Đuổi không nổi là năng lực của ngành CSGT không tốt. Đệ xem phim nước ngoài và thấy thế.
    Cái tâm lý của ca gì đó nói là cái tâm lý VN, còn lâu mới sửa được. Đệ đọc qua về hỏi, bác trưởng phòng công ty mẹ đệ nói thế.
    Các bác sang cứu ngay, có thằng đòi tự tử !!!
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Điều tôi muốn nói là tâm trạng của người Việt. Theo Phật giáo hay theo Freud thì mỗi người chúng ta như đang cưỡi trên lưng một con thú vậy. Điều ấy giúp ta quên đi nỗi sợ hãi trong vô thức, sợ cô độc, sợ tự nhiên, sợ tương lai. Lên trên một chút là tầng văn hóa. Tại sao gọi Đất tượng trưng cho người Phi Châu, Không Khí là người Âu và Nước là người Á Đông ? Có thể đó chỉ là 1 cách để phân biệt hay không ? Vì thực ra họ khác biệt về địa lý, màu da và lối sống kia mà. Chính Trang Tử là người đưa ra thuyết về "Tính bản thiện", con người vốn chí nhân, chí thiện như nước vốn trong (có "bản nhiên" là trong) và luôn chảy vào chỗ trũng. Tính "vượt" kia là thiên tính của nước hay là thiên tính của loài cá Hồi, cá Chép ?(Sự tích cá Chép vượt vũ môn là của người Việt).
    Dive cho rằng người Việt hay tỏ ra quan trọng, tôi cũng thấy vậy. Theo Lão Tử thì quan trọng chỉ vì trong tiềm thức họ muốn giữ gìn bản thể mà thôi. Như câu :
    Nhẹ thì mất bản (gốc). Xao động thì mất ngôi vương.
    Vậy thì muốn hòa nhập với thế giới, ta nên đi từ bản chất con người hay bản thể văn hóa ?
  10. dive_mienvienxu

    dive_mienvienxu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    T-T ơi là T_T, quả thật là khó nếu đối thoại kiểu này với T_T:
    - T_T kết thúc bài bằng một câu hỏi khó, rất khó!
    - Các lập luận của T_T đều có bóng giáng của các cụ lớn.
    Thử hỏi tôi phải nói gì với T_T bây giờ?
    Thôi được, tôi cứ nói nhé!
    1. Đây chỉ là DĐ nói ào ào như DANKOVN21 nói nhé!
    2. Mọi điều tôi nói chỉ là ... tôi nói. Tôi sẽ nói lớn nhưng không dùng lý luận của ông nào cả, tôi sẽ nói theo cảm nhận của riêng mình.
    Hoà nhập với TG, ta không thể dùng lý thuyết để nói với nhau, hãy nhìn vào thực tế đang diến ra để mà nói chuyện: trên bình diện lớn: văn hoá với văn hoá, có sự hoà nhập tốt giữa các luồng văn hoá. Nếu không vì các lợi ích khác, mọi dân tộc đều thân thiện cả, đó là bản tính loài người. Xưa nay chiến tranh đều là do kinh tế mà ra cả, dù có lý do khác cũng chỉ là núp sau danh nghĩa đó.
    Về mặt con người: trong mối chủng tộc có người này người nọ, từng kiều người sẽ tương hợp với nhau.
    Các tượng đài tư tưởng: xin lỗi bạn, với tôi họ chỉ là những người bạn. Nếu họ trước mặt tôi, tôi sẽ bắt bẻ họ đến cùng. Đã là bạn, tôi hiểu tuỳ từng tình trạng tâm lý họ có những phát ngôn khác nhau, có thể đúng, có thể sai. Với tôi: không phải họ nói mọi điều đều là chân lý. Tôi không coi ai hơn và kém mình, cho dù họ có thể là bất cứ ai. Hơn nữa chúng ta mang trong mình sức mạnh thời đại, điều này các cụ không có.
    Sự so sánh giữa các chủng người với các bộ phận cấu thành thiên nhiên đó là ý kiến của bạn hay của ai đó đã được kiểm chứng? Mọi sự so sánh đều khập khiễng, tuy nhiên tôi sẽ ngẫm về điều này và xin khất bạn vào một dịp sau.
    Tôi thì tôi thấy một điều: đến một giới hạn, người ta coi mình là rốn vũ trụ; đến một giới hạn khác, người ta coi mình chỉ là hạt cát. Hai chữ danh lợi ở đời, mấy ai thoát được.

Chia sẻ trang này