1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đời sống công cộng - Public Life - ở Việt nam?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi khoinguyen_kts, 13/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi không làm trong ngành kinh tế nên thấy kinh tế vừa khó lại vừa quá dễ. Khó vì để trở thành một nhà KT thì phải học bao nhiêu là thứ, dễ vì tôi có thể nghĩ ra một cái gì đó khả thi, đầu tư và điều hành.
    Nhưng KT (theo tôi thấy ) không phải là ...1 lớp học. Khi xưa, khi còn đi học chắc bạn cũng thấy, cứ dồn các học sinh khá giỏi vào 1 lớp thì 1 thời gian sau trong lớp này sẽ xuất hiện 1 "tầng lớp" học sinh kém (kém không thua kém những học sinh kém của lớp khác). Còn nếu dồn các học sinh kém vào 1 lớp thì cũng sẽ xuất hiện 1 tầng lớp học sinh khá giỏi. Tại sao thế nhỉ ? Có phải tại vì ta quá trọng cái danh tính không ? Đấy, nếu bạn thấy Nguyên Vũ khá nổi tiếng, lại vừa xâm nhập vào thị trường Nhật, bạn sẽ nghĩ gì ? Mừng cho 1 doanh nghiệp VN ? Ganh tỵ với anh ta ? Thế nào là một thái độ đúng ? Bạn có nghe 1 câu chuyện về 1 doanh nhân Mỹ (hình như trong lĩnh vực sản xuất nước sốt cà chua), đã thành công trong việc khai thác điểm yếu của đối phương. Dĩ nhiên đây không phải là việc bạn mở 1 quán phở bên cạnh 1 quán phở mà quán này cũng chẳng phải để khách phải chờ ...số ruột.
    Tôi nghĩ cần phải có những giải pháp mang tính kỹ thuật nhiều hơn là logic. Vì sao ? Vì chính tư duy logic đã đẩy mọi người đến chỗ ...đi làm kinh tế.
  2. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Bạn để ý nhé: các phát thanh viên, bình luận viên khi nói trên đài truyền hình có bao giờ sai không? Tôi không nói về sự nhầm lẫn, tôi nói về văn phạm câu cú. Có, chắc chắn có! Ấy thế mà vẫn phải để họ nói. Nêu để không sai tí nào chắc phải đợi họ đến 40-50 tuổi mất.
    Ý của tôi là: kinh tế hay bất kỳ thứ gì, làm mới biết, va mới vỡ. Một anh trẻ tài năng tuổi vào làm làm việc ở một môi trường, ban đầu anh ta có thể bỡ ngỡ nhưng khi quên việc anh ta làm tốt hơn những người lâu năm không có tài.
    Còn khả thi đầu tư và thi hành, bất kỳ ai cũng làm được. Cho nên cả nước ta bây giờ làm kinh tế, từ khi mở cửa đến giờ những gì thành quả kinh tế đều của công dân cả đấy, nhà nước làm được mấy, có chăng là hạn chế or làm chậm lại mà thôi.
    Cái bệnh thành tích không hiểu từ bao giờ nó ngấm vào nước VN mình. Tôi nhớ xa xưa ông cha học tập là học đại trà toàn dân. Sách là các sách thánh hiền phổ biến, có khi hàng trục năm không ... cái cách. Theo thầy học hoặc tự mình nghiền ngẫm. Sau rồi khi ra trường thi mới biết ai giỏi ai tài. Có thể là do những năm kháng chiến, các bác cần chọn người tài để lại, người kém ra đánh trận. Nếu hiền tài là nguyên khí quốc gia thì cũng nên làm như thế chứ? Một mưu sỹ bằng cả 10 vạn quân. Tiếc là giáo dục nước ta không đào tạo mưu sỹ, nước ta đào tạo ... ẩn sỹ.
    Còn anh Vũ, quả thật tôi cũng chưa hiểu cảm giác của mình về anh ta. Thú thật là về mặt cá nhân, tôi cũng hơi có ghen tỵ. Ví như một anh bạn tôi có nhiều bạn gái, tôi cũng hơi ghen tỵ! Bình thường chứ? Quá bình thường! Thậm chí: chuyện nhỏ! nên hiểu ai ghen tỵ với mình là họ đang khen mình, là mình còn đang tốt. Sao phải bối rối?
    Còn ghen tỵ như thế nào? về việc gì? đúng hay sai? ... Đó mới là điều đáng nghĩ. thái độ đúng là một thái độ khách quan.
    Tôi nghĩ cần phải có những giải pháp mang tính kỹ thuật nhiều hơn là logic. Vì sao ? Vì chính tư duy logic đã đẩy mọi người đến chỗ ... đi làm kinh tế.
    Thú thật và xin lỗi bạn T_T: tôi chưa hiểu đoạn này, xin bạn nói rõ thêm chút chút!
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Logic ? Vâng, theo logic như vầy :
    A học giỏi ở lớp X
    Lớp X có B
    Suy ra B cũng là học sinh giỏi như A.
    Hoặc :
    WTO sắp kết nạp Việt Nam.
    Bạn là người Việt Nam.
    Bạn cũng phải quan tâm đến WTO.
    Việt Nam đang tập trung phát triển kinh tế.
    Bạn là người VN, bạn cũng phải tham gia phát triển kinh tế.
    Mọi doanh nghiệp VN đều phải quan tâm đến WTO.
    Tôi không phải doanh nghiệp, vậy tôi không quan tâm (vậy thì sao lại phải kêu gọi toàn thể người VN ?).
    Logic là một cái gì đó mang tính chất thuần túy. Nhưng rõ ràng là bạn thấy đó, ta không nên suy nghĩ thuần túy về một con người (do truyền thống), thuần túy thành công, thuần túy giỏi giang và thuần túy nổi tiếng.
    Vainhận xét.
  4. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Các bạn trong Box ơi, tôi không hiểu các bạn đang nói gì cả!!!
    Đành rằng các vấn đề trong xã hội, trong triết học, thậm chí trong cảm nhận mỗi người rất phức tạp. Nhưng liệu chúng ta có thể nói một cách dễ hiểu hơn không?
    Nếu ta dùng những lời lẽ cao siêu và trừu tượng (có thể hiểu theo nhiều cách) để bàn luận về vấn đề trừu tượng - thì vấn đề này vẫn mãi trừu tượng như vậy.
    Sao không dùng những lập luận đơn giản hơn??
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Lập luận như thế nào về vấn đề mà bạn nêu ? Đời sống xã hội có phải là đời sống văn hóa không ? Theo ngôn ngữ của Cấu Trúc thì Văn Hóa đi chung với Tự Nhiên (gọi là cặp đối lập nhị phân). Văn hóa -xã hội có ý nghĩa vì nó khác biệt (difference) bản năng tự nhiên. Cũng theo Cấu Trúc luận cái gọi là tự nhiên (nature) chỉ bổ xung, ăn theo cái gọi là văn hóa thôi. Nói cách khác văn hóa chỉ là hình thức để che đậy nội dung hưởng thụ, điều mà bạn vẫn thường thấy trong xã hội VN hiện nay. Đấy có phải là một sai lầm ? Huỷ cấu trúc (giải cơ cấu, Deconstruction) là ta đảo trình tự của cặp đối lập nhị phân trên, tức vấn đề được nêu, hoặc đáng được mang ra "đàm luận" (discourse, thuật ngữ rất phổ biến hiện nay) là văn hóa-xã hội phải là những điều bổ xung, phụ thuộc vào những gì thuộc về tự nhiên (của con người). Ta phải bắt đều nói về Phật hay Freud đây ?
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Lập luận như thế nào về vấn đề mà bạn nêu ? Đời sống xã hội có phải là đời sống văn hóa không ? Theo ngôn ngữ của Cấu Trúc thì Văn Hóa đi chung với Tự Nhiên (gọi là cặp đối lập nhị phân). Văn hóa -xã hội có ý nghĩa vì nó khác biệt (difference) bản năng tự nhiên. Cũng theo Cấu Trúc luận cái gọi là tự nhiên (nature) chỉ bổ xung, ăn theo cái gọi là văn hóa thôi. Nói cách khác văn hóa chỉ là hình thức để che đậy nội dung hưởng thụ, điều mà bạn vẫn thường thấy trong xã hội VN hiện nay. Đấy có phải là một sai lầm ? Huỷ cấu trúc (giải cơ cấu, Deconstruction) là ta đảo trình tự của cặp đối lập nhị phân trên, tức vấn đề được nêu, hoặc đáng được mang ra "đàm luận" (discourse, thuật ngữ rất phổ biến hiện nay) là văn hóa-xã hội phải là những điều bổ xung, phụ thuộc vào những gì thuộc về tự nhiên (của con người). Ta phải bắt đầu nói về Phật hay Freud đây ?
  7. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì nghĩ rằng với câu hỏi ; ''Đời sống công cộng ở VN như thế nào?'' có cách tiếp cận giản dị hơn, không nhât thiết phải đi quá rộng như bạn:
    1. Ta coi khái niệm đời sống công cộng là gì?
    2. Người Việt Nam, trong cuộc sống hàng ngày có quan niệm như vậy về dời sống công cộng không? liệu người VN có các quan niệm tương đương về đời sống công cộng không?
    3. Từ các quan niệm có thể nhận được các biểu hiện của đời sống công cộng
  8. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Về ''Đời sống công cộng'':
    Rõ ràng là bản thân cụm từ đã không gần gũi với lịch sử văn hoá VN. Và vì thế, có thể giả thuyết rằng:
    - Khái niệm ''Đời sống công cộng'' chưa có ở VN hoặc được hiểu dưới một khái niệm khác.
    Giả thuyết cho rằng ''Đời sống công cộng'' chưa có có vẻ không ổn vì xã hội VN không phải là một XH hoàn toàn khép kín - đời sống con người không hề bị giới hạn lại trong khuôn khổ gia đình hay các mối quan hệ thân tộc. Chúng ta có ý thức về quốc gia, giống nòi, về các nguyên tắc ứng xử giao tiếp với người lạ.
    Như vậy, tôi thiên về giả thuyết cho rằng chúng ta có ''Đời sống công cộng'' - tuy nhiên chúng ta không quá bận tâm về khái niệm đó - và đó là lý do tại sao cụm từ ''Đời sống công cộng'' nghe hết sức lạ tai.
    Câu hỏi kế tiếp:
    Biểu hiện của đời sống công cộng ở XH Việt Nam như thế nào?
  9. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Đời sống công cộng là gì??
    Có thể giả thuyết rằng đời sống công cộng được tạo thành bởi các hoạt động ''xã hội'' của các cá thể. Các hoạt động này khác với các hoạt động mang tính ''cá nhân'' của các cá thể như các quan hệ với người thân, gia đình, hay với bạn bè ở nơi làm việc.
    Mục đích của các hoạt động ''xã hội'', cũng như các hoạt động ''cá nhân'' vẫn không có gì khác là nhằm thoả mãn các chu cầu về vật chất tinh thần của mỗi người.
    Tuy nhiên, nếu trong môi trường ''cá nhân'', các cá thể có quyền xác lập ''nguyên tắc'' , thì trong môi trường ''xã hội'' (hay công cộng)- thì chính văn hoá, nhà nước, các cộng đồng dân cư... lại là những nhân tố xác định ''nguyên tắc'' và bắt các cá thể tham gia sinh hoạt trong đó phải phục tùng.
    Có 2 lợi ích nổi bật mà các cá thể có thể thu được ở môi trường xã hội (hay công cộng):
    + thứ nhất, về mặt tinh thần, đó là sự công nhận của công chúng - hay vị thế xã hội. Chính vì thế không gian công cộng là nơi để chúng ta ca ngợi các vĩ nhân hay để các vĩ nhân thể hiện mình. Và cũng vì thế, chúng ta thích ăn mặc đẹp và phô diễn nơi công cộng.
    + thứ hai, đó là các lợi ích vật chất thu được nhờ quan hệ với những người nắm giữ, tạm gọi, ''các nguồn lợi công'': (bao gồm công an, các công chức thay mặt nhà nước quản lý các nguồn lợi công, hay cả những người dân thường những đang sử dụng các nguồn lợi công cộng như vườn hoa, ghế đá, đường xá,...mà các cá thể cũng mong muốn được sử dụng chung).
    Nếu quan sát các mối quan hệ giữa các cá thể trong xã hội xoay quanh 2 vấn đề nêu trên, ta có thể khắc hoạ được khá rõ nét bộ mặt đời sống công cộng ở Việt Nam
  10. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Đời sống công cộng ở Việt Nam:
    Về mặt đời sống tinh thần:
    Người Việt Nam phân biệt rất rõ giữa nghi lễ và đời thường. Ý nghĩ cho rằng XH đang đánh giá mình ở nơi công cộng chỉ xảy ra trong các hoàn cảnh mang tính trang trọng, chính thức. VD trong dịp lễ hội, ở những nơi trang hoàng đặc biệt hay có người gác (VD lăng Bác hay QT nhà Hát) hay khi cá nhân được phỏng vấn... Và chỉ khi đó người ta mới thể hiện hết các cách thức ứng xử (hay biểu hiện chính thức của cá nhân) mà người ta cho rằng đúng lẽ đối với xã hội.
    Trong cuộc sống hàng ngày, dù ở nơi công cộng, do không cho rằng các hoạt động của mình sẽ bị đánh giá (hoặc cho rằng các hành động đó không phải là biểu hiện chính thức của cá nhân mình) nên mọi người có xu hướng đặt các lợi ích cá nhân lên trên chuẩn mực xã hội.
    Lợi ích cá nhân:
    Khi đã cho rằng các hành động nơi công cộng (ở những nơi không có nhiều người quan tâm, quan sát, hay không mang tính chính thức, nghiêm trang) thực ra không phải là biểu hiện của con người minh - mọi vấn đề như tự trọng, chuẩn mực XH, đạo đức sẽ bị đánh lui bởi các hành động mang tính thực tế dựa trên lợi ích vật chất đơn thuần.
    Các hành động này, đáng tiếc, có thể quan sát thấy rất nhiều ở VN như: hối lộ công an, công chức, thanh tra, đái đường, đánh chửi nhau...
    Làm thế nào để mọi người có đời sống lành mạnh hơn nơi công cộng???

Chia sẻ trang này