1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐỒI THỊT BĂM TRẬN ĐÁNH TÀN KHỐC TRÊN NÚI A BIA TỪ NGÀY 11 ĐẾN NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 1969

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 08/01/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hi các bác...e đã trở lại rồi đây...hôm nay e bắt tay vào dịch cuốn này để mọi mọi người biết thêm về trang sử hào hùng của quân đội, nhân dân ta

    [​IMG]

    Do là tg Mỹ nên ko khỏi có những nhận định sai lầm, phiến diện mong các bác gạn đục khơi trong ạ...Mong các bác like nhiệt tình...Thanks





    Chương 1


    TUYẾT TRÊN ĐỈNH APACHE (Apache Snow)


    Tuy giờ H của chiến dịch Apache Snow được ấn định vào lúc 7g10 phút ngày 10 tháng 5 năm 1969 nhưng các bộ phận của chiến dịch thực ra đã diễn ra từ 15 ngày trước. Trong khoảng từ 15/4 đến mùng 9/5, ngày nào các máy bay C-130 của Không quân cũng tiến hành 'khai quang' 30 bãi đáp tiềm năng bằng loại bom khổng lồ daisy-cutter (loại bom BLU-82B. ND) chứa 15.000 cân Anh thuốc nổ, được thiết kế để nổ ngay trên mặt đất, quét sạch tất cả thực vật, cây cối mà ko để lại hố bom trên bãi đáp. Nhằm khiến quân Bắc Việt ko biết đâu là địa điểm tiến công thực tế, đã có tới 30 bãi đáp giống thế này nằm rải rác 1 cách ngẫu nhiên suốt toàn chiều dài thung lũng từ vùng đồng bằng phía nam chỗ trại biệt kích đã bị bỏ hoang lên đến tận đầu phía bắc dưới chân núi Động So. Thực ra ngày hôm ấy quân Mỹ sẽ chỉ sử dụng 5 trong số 30 bãi đáp trên.


    6 giờ sáng, Bãi đáp số 2, A Bia

    Các bộ tộc người Thượng sống trong vùng này gọi nó là "nơi muông thú ẩn mình" dù trong những sử thi truyền miệng của họ chẳng hề thấy đề cập đến việc vì sao lại gọi như vậy. Trên bản đồ của Việt Nam nó được gọi là Động Áp Bia hay núi A Bia. Không giống như hầu hết các ngọn núi khác nằm bên tây thung lũng A Sầu, nó chẳng thuộc dãy núi nào cả mà chỉ đứng trơ trọi một mình với chiều cao 970m so với mực nước biển. Ngọn núi tiếp giáp sông Xê Sáp và biên giới Lào ở phía tây, núi Động So ở phía bắc còn hướng nam là con sông A Sáp (tức Rào Lao). Trườn xuống từ đỉnh cao nhất của nó là hàng loạt các sống núi, nhánh núi chia ra như những ngón tay tỏa ra khắp các hướng. 2 mỏm hợp thành nó - cao điểm 937 ở phía bắc và cao điểm 916 ở phía đông nam - cũng giống như phần còn lại của núi A Bia đều nằm dưới cánh rừng già rậm rạp 2-3 tầng tán. Bên dưới tán cây - mà có chỗ cao đến 70 thước - là những lớp thực vật nhỏ hơn xen lẫn với dây leo, bụi rậm chằng chịt cùng các vạt tre gai dày đặc.

    Khi ánh ban mai đầu tiên vừa ló rạng, chiếc trực thăng chỉ huy UH-1D sơn màu xanh *** ngựa đã bay đến trên đầu ngọn núi. Trung tá Weldon Honeycutt, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3, trung đoàn 187 ngồi trước 1 dãy máy điện đài ở khoang sau máy bay. Ngồi cạnh ông là thượng sĩ cố vấn Bernie Meehan; kế tiếp đó là đại úy James Deleathe, sĩ quan liên lạc pháo binh. Tiểu đoàn 3/187 là 1 trong số 5 tiểu đoàn sẽ tham gia tấn công vào mặt bắc của thung lũng A Sầu. Honeycutt bay đến đây để chỉ đạo công tác chuẩn bị bãi đáp phục vụ việc đổ quân.

    Phi công cho máy bay bay từ hướng đông nam sang tây bắc ngang qua ngọn núi ở độ cao 300 thước rồi vòng về theo hướng ngược lại. Đến lượt thứ nhì tàu bay bị 1 khẩu súng máy bố trí đâu đó trên sườn tây nam ngọn núi nhắm bắn. Tiếng những viên đạn rít lên khi bay xẹt qua dưới cánh quạt động cơ nghe rợn cả người. Tay xạ thủ ở cửa bên trái nhoài người ra ngoáy nòng khẩu đại liên M60 khắp xung quanh cố tìm chớp lửa đầu nòng nhưng kẻ vừa mới bắn đã lủi vào chỗ nấp.

    Viên phi công bay vòng vòng quanh quả núi 1 lúc rồi bám theo triền núi dẫn về hướng tây bắc chừng 1800m cho đến khi tới 1 trảng nhỏ, nơi trong vòng chưa đầy 2 giờ sẽ là bãi đáp của tiểu đoàn của Honeycutt. Bãi đáp được bao phủ bằng cỏ voi (cỏ le ND) cao đến ngang thắt lưng cùng mấy bụi cây còi cọc nhìn thật bé nhỏ so với khu rừng già nhiệt đới cao chót vót sừng sững như tường thành bao quanh. Đây là kiểu rừng rậm đặc trưng của xứ Đông Dương với 3 tầng tán kéo dài hàng dặm liên tục và chỉ đôi lúc bị gián đoạn bởi vài thung lũng nhỏ hẹp. Hầu hết cây trong tán rừng đều cao từ 20-30m tuy nhiên có những chỗ đám cây lại cao đến trên 45m, nổi trội hẳn lên 1 cách kỳ quặc. Những thân cây trụi lá màu nâu của chúng nhìn trái ngược hẳn với tấm thảm xanh thẳm bên dưới.

    Phi công lượn quanh bãi đáp để cho Honeycutt cùng ban tham mưu quan sát được rõ hơn. Tuy mặt trời lên đã xua tan gần hết sương mù có mặt trên bãi đáp nhưng vẫn còn thấy vài đám nhìn như những đám mây nằm rải rác gần đó. Dù thế 2 bên sống núi thì vẫn còn đắm chìm trong 1 tấm màn dày đặc màu trắng sữa.

    Trực thăng hướng về phía nam rồi bắt đầu bay vòng vòng ở độ cao khoảng 120m. Tất cả đang chờ cái gì đó, và rồi ít phút sau thình lình có tiếng rít chói tai xé toạc sự tĩnh lặng của buổi sớm mai. Mọi người trong chiếc trực thăng chỉ huy ngước lên nhìn đúng lúc 1 tốp 2 chiếc máy bay phản lực Phantom (loại F4 con Ma. ND) sơn rằn ri bay vụt ra khỏi đám mây, động cơ gào rú, khói từ ống xả phụt ra thành vệt trắng xóa. Theo sát tốp máy bay tiêm kích - bom là chiếc máy bay chỉ điểm mục tiêu OV-10 2 thân có tốc độ chậm hơn hẳn.

    Vừa nhìn thấy chiếc OV-10, Honeycutt liền liên lạc ngay với tay sĩ quan điều không tiền tuyến FAC trên đó. "Bilk 34, Blackjack đây."

    "Nghe rõ, Blackjack"

    "Cậu mang gì cho tôi thế, Bilk?”

    "Bom 250 pound, napalm, và đại bác 20 ly.”

    "Okay Bilk, cậu cho tôi 1 lượt công kích theo trục tây bắc xuống đông nam. Sử dụng bom phá và napalm trước."

    "Rõ rồi. Okay, liệu mà biến đi cưng. Bọn tôi xuống đây"
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tay sĩ quan điều không giờ quay qua liên lạc với các phi công phản lực "Okey, các chiến binh. Vào đúng vị trí, tôi sẽ chỉ thị mục tiêu."

    “Rõ, Bilk.”

    Chiếc máy bay chỉ điểm vòng lại trảng trống rồi bất ngờ chúi xuống.

    Ầm!

    Từ dưới cánh phải máy bay, trái rocket lân tinh (white phosphorous) phụt xuống đất kéo theo 1 làn khói mỏng rồi phát nổ ngay giữa trảng, khói trắng bốc lên dày đặc.

    "Thấy tôi đánh dấu không?"

    "Thấy."

    "Công kích lần 1 cách chỗ đánh dấu 50m về hướng bắc."

    1 chiếc tiêm kích - bom tách ra chúi xuống bổ nhào. Xuống đến độ cao khoảng 150 thước thì nó cải bằng và cắt bom. Cặp bom 250 cân lao xuống như 2 ngọn lao khổng lồ thoạt đầu thì song song với mặt đất rồi dần dần mới chúc mũi xuống. Mỗi quả đánh trúng vào 1 bên khu đất được đánh dấu tạo nên quầng lửa màu cam và khói màu nâu bốc lên mù mịt. Âm thanh vọng đến trong khoảnh khắc với 2 tiếng nổ vang như sấm động.

    Khói còn đang bốc lên thì chiếc phản lực thứ 2 cũng vào công kích, bổ nhào, cải bằng và cuối cùng thì ném xuống 2 trái napalm mập mạp, sơn màu bạc. Khác với bom phá, những thùng napalm chỉ bay song song với mặt đất trong phút chốc rối chúi ngay xuống nổ tung tạo thành thảm lửa đỏ vọt về phía trước như 1 cơn sóng lớn phun ra những ‘dải bọt’ lửa xuyên qua đám cỏ voi. Trong tích tắc, trong vòng 50 thước vạt cỏ voi rậm rịt đã bị thiêu rụi thành lớp tro âm ỉ cháy, mấy bụi cây còi cọc chìm trong ngọn lửa tạo ra những hình dạng quái dị. Công tác chuẩn bị bãi đáp đã bắt đầu. Kịch bản trên sẽ được lặp lại trên 4 bãi đáp khác và kéo dài cả thảy khoảng 50 phút.



    6g20: Căn cứ hỏa lực Blaze


    Cách đó 20 cây số về hướng đông nam, gần 1800 binh sĩ ngày hôm ấy sẽ tham gia cuộc tấn công vào mặt bắc thung lũng A Sầu đang chờ đợi bên rìa bãi bốc quân, cũng nghe thấy tiếng bom nổ. Do khoảng cách xa tiếng nổ giờ chỉ còn như những tiếng sấm xa xăm ầm ì vọng lại.

    Bãi bốc quân có chiều dài 1000m và rộng 500m. Nó nằm ở đáy 1 thung lũng gần giao điểm con 3 con sông nhỏ. Trong số 5 tiểu đoàn đang đóng dàn ra ở đó có 3 tiểu đoàn thuộc sư đoàn dù 101 - là tiểu đoàn 1, trung đoàn 506; tiểu đoàn 3, trung đoàn 187 và tiểu đoàn 2, trung đoàn 501 - đóng tại đầu đông bãi bốc quân cùng với 2 tiểu đoàn lính VNCH - là các tiểu đoàn 4 và 2 thuộc trung đoàn 1 - đóng ở đầu tây.

    Phần lớn các binh sĩ đều đã ngủ qua đêm tại các quả đồi thấp nhìn xuống thung lũng phía ngoài các ụ súng bảo vệ căn cứ hỏa lực Blaze (căn cứ pháo binh. ND), 1 điểm trung chuyển trong chiến dịch Apache Snow.

    Với hầu hết những người lính đang tập trung ở đó thì ngoài chờ đợi ra chẳng có mấy việc để làm. 1 số giành thời gian chót đi lòng vòng, tán gẫu với bạn bè, hút thuốc lá, bỏ mũ sắt ra lấy cái khăn màu xanh *** ngựa vẫn đeo quanh cổ cố lau mồ hôi đang chảy xuống mặt hoặc quấn khăn đội lên đầu để chống lại những tia nắng ban mai. Nhiều người khác thì nằm lăn lóc trên mặt đất đầu gối lên mũ sắt hoặc ba lô căng phồng cố chợp mắt tí đỉnh. Tuy nhiên trong những thời khắc cuối này thì phần lớn bọn họ chỉ ngồi yên lắng nghe ‘công tác’ chuẩn bị bãi đáp, viết lá thư cuối cùng gửi về nhà, lơ đãng lật giở những cuốn tạp chí hay tiểu thuyết ba xu nhàu nát; chỉnh đốn lại trang bị lần cuối hay lau chùi súng ống. Dù vậy xung quanh họ vẫn còn những kẻ khá năng động. Các sĩ quan và hạ sĩ quan vẫn đang chạy lăng xăng, họp phổ biến nhiệm vụ lần cuối, kiểm tra đi kiểm tra lại các tọa độ trên bản đồ, hò hét ra lệnh, liên lạc điện đài nhặng xị cả lên.

    2 chiếc chiến đấu cơ phản lực sơn rằn ri, đeo bom dưới cánh bay vụt qua đầu họ hướng về phía tây đến thung lũng A Sầu. Chỉ sau đó 1 chút lại là 1 cặp nữa rồi, sau đó lại có thêm tốp 2 chiếc nữa, để lại trên bầu trời những luồng khói xả trắng xóa nhằng nhịt. Sau rốt mới xuất hiện 1 máy bay chỉ điểm mục tiêu. Khi nhìn thấy đám lính đang tập trung viên phi công liền sà xuống bãi bốc quân chỉ cách mặt đất của cái thung lũng hẹp chừng 15m. Lúc bay ngang qua, cả phi công chính lẫn phi công phụ đều giơ tay ra vẫy, máy bay của họ cũng nghiêng cánh trái gửi lời chào đến các binh sĩ. Tiếng reo hò dậy lên trên khắp cánh đồng, hàng trăm người cùng giơ tay lên vẫy chào đáp lễ.

    Có chiếc trực thăng UH-1D đáp xuống rìa khu bốc quân, 1 ông đại tá với nhóm trợ lý xúm xít vây quanh nhảy ra. Đám sĩ quan đang đứng bên rìa bãi liền chạy ùa tới. Bọn họ gặp nhau giữa cánh đồng và bắt đầu bàn bạc rất sôi nổi. 1 tay trợ lý giở bản đồ ra, ông đại tá chỉ trỏ lên đó 1 hồi, giảng giải cho mấy viên sĩ quan đang gật đầu tỏ vẻ hiểu ý. Thuyết trình xong, đại tá cùng đám trợ lý nhảy lại lên chiếc Huey rồi cất cánh trực chỉ hướng tây đến thung lũng A Sầu. Ít phút sau 1 trực thăng khác lại đáp xuống, lần này là 1 chiếc CH-47 Chinook to tổ bố. Vừa tiếp đất, tấm bửng sau đuôi máy bay liền hạ xuống 'ọe' ra 5 thằng lính khiêng nòng, chân, đế của 1 khẩu súng cối 81 ly. Tiếp theo sau là 1 chú vai vác khẩu súng không giật 90mm cùng 15 cậu khác đang khệ nệ mang những thùng đạn cho súng không giật và đại liên.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hầu hết lính tráng trên bãi bốc quân chỉ ngồi đó, nghe ngóng và quan sát. Đa số bọn họ đều đang cố vờ tỏ ra dửng dưng nhưng đấy chỉ là vẻ bề ngoài. Trong thâm tâm ai cũng đang rất lo lắng và căng thẳng, dấu hiệu báo trước điềm gở cho cuộc tấn công sắp đến.

    Hạ sĩ Jerry Hoffman, tay súng M16 của đại đội Bravo, tiểu đoàn 1, trung đoàn 506 là 1 trong số đó. Dù mới tới đất nước này chưa lâu và cũng chẳng biết gì nhiều về cái thung lũng ấy, nhưng anh cũng đã được nghe phong phanh – tuy hầu hết là những tin đồn mơ hồ - nên cũng thấy rất lo lắng.

    Ko lâu sau khi Jerry cùng các binh sĩ đại đội B được nghe phổ biến về chiến dịch Apache Snow tại căn cứ Evans ngày mùng 8 tháng 5, đã xảy ra 1 vụ việc - ko phải là từ những tin đồn – càng khiến anh lính trẻ có lý do để mà lo ngại.

    Ngay sau cuộc họp phổ biến nhiệm vụ, khi 1 toán lính đại đội B đang túm tụm bàn tán về chiến dịch Apache Snow thì Minh, lính thám sát Kit Carson (biệt danh chỉ những lính người Việt Nam trước là quân Giải phóng sau chiêu hồi về làm trinh sát, dẫn đường cho quân Mỹ. ND) của đơn vị đi đến và tuyên bố thẳng thừng rằng mình ko có ý định đi theo cuộc hành quân.

    1 lính Mỹ hỏi: "Sao ko đi?"

    Minh đáp: “ A Sầu là cái chốn tệ nhất. Cực kỳ tệ! Tôi ko đi A Sầu đâu"

    Dù ko tận tai nghe thấy Minh nói thế nhưng Jerry đã được mấy binh sĩ khác kể lại. Cũng như bọn họ anh cảm thấy choáng váng khi nghe những lời như vậy. Trong suốt 4 tháng qua, tay cựu binh Bắc Việt này đã làm thám sát cho đại đội, dẫn họ vượt qua nhiều tình huống khó khăn, nhiều trận đánh gay go mà chưa bao giờ tỏ ra hèn nhát cả. Dù thế Jerry cùng với các bạn trong tiểu đội coi lời Minh nói chẳng qua chỉ là những câu dọa dẫm suông và vẫn cố tỏ ra là mình can đảm. Anh cứ mặc kệ cho đến sáng hôm sau mới biết tay thám sát kia đã tự để mình bị bắt khi mang 1 ba lô đầy nhóc cần sa qua trạm kiểm soát cổng căn cứ và giờ thì đang yên vị trong nhà giam.

    Vụ trên thật đáng lo ngại nhưng những gì xảy ra sau đó cũng chẳng tốt đẹp gì hơn. Suốt 2 ngày cuối cùng, Jerry cứ phải nghe mấy tay lính cũ trong trung đội kể hoài, kể mãi những câu chuyện về cái thung lũng A Sầu ấy. 1 gã lính kể lại chẳng đoàn xe nào đi theo đường 548 xuống trung tâm thung lũng mà ko bị 'ăn hành' cả. Tay khác lại nói thung lũng đầy nhóc lán trại quân địch qui mô tới cấp sư đoàn và được hàng trăm xe tăng, đại bác phòng không, trọng pháo phòng thủ. 1 trung sĩ có vẻ 'biết tuốt', liệt kê 1 lô tên các đơn vị, trong đó có cả sư 1 Kỵ binh bay 'huyền thoại', mà theo mô tả của anh này là đã bị 'đá đít' khi xâm nhập vào thung lũng những năm trước.

    Jerry chẳng biết trong số những câu chuyện trên cái nào là thật cả và những chuyện đó càng làm cho cái thung lũng kia thêm bí hiểm. Nếu chỉ 1 trong số đó là thật thì nó cũng đủ khiến cho anh cùng đám lính đại đội B lo sốt vó rồi.

    Gần đó có trung úy Charles Denholm, trung đội trưởng thuộc đại đội B, tiểu đoàn 3, trung đoàn 187 lại chẳng cần tự hỏi điều gì sẽ chờ mình cùng trung đội khi sắp phải đánh vào cái thung lũng ấy. Anh biết rõ những gì đang chờ mình: sự thống khổ. Mới 2 tuần trước Denholm cùng với tiểu đoàn 3/187 đã đánh 1 trận dữ dội với 1 đơn vị lớn bộ đội Bắc Việt nhằm chiếm Động Ngài, ngọn núi cao chót vót án ngữ mặt phía đông thung lũng. Quân Bắc Việt đã củng cố trận địa vững chắc trên Động Ngài và tiểu đoàn 3/187 phải mất hơn 1 tuần mới đánh bật được địch ra.

    Vào 1 đêm ở gần đỉnh Động Ngài, trong khi giao tranh còn đang tiếp diễn xung quanh, khi nhìn xuống trung tâm thung lũng A Sầu nằm dưới đó cách hơn 1500m, Denholm thấy 1 đoàn xe có ít nhất là 40 chiếc, đang bật đèn chạy. Sau phút sửng sốt viên trung úy gọi pháo bắn xuống đoàn xe nhưng đám xe tải nhanh chóng tắt đèn và lủi khỏi con đường. Trong một số đêm sau đó, Denholm lại phát hiện các đoàn xe có qui mô lớn như thế và lần nào anh cũng gọi pháo bắn nhưng có vẻ chúng chẳng bị tổn hại gì cả. Có đêm anh cùng 1 sĩ quan nữa còn nhìn thấy ánh đèn mà họ chắc chắn là của 1 chiếc trực thăng Nga khổng lồ bay tới bay lui từ đầu này đến đầu kia thung lũng. Viên trung úy sợ điếng người khi nhìn thấy chiếc trực thăng kia và nghĩ rằng: Nếu địch có cả xe tải và trực thăng dưới đó thì ai mà biết liệu chúng còn có cái gì ghê hơn nữa hay ko? Anh hy vọng mình sẽ ko phải đi khám phá cái điều ghê gớm đó.

    Ở một khu vực khác trên bãi bốc quân, việc sắp phải đến A Sầu là chủ đề của cuộc nói chuyện giữa trung úy George Bennitt, trung đội trưởng thuộc đại đội A, tiểu đoàn 3/187; điện đài viên của anh cùng với 1 trung sĩ trẻ tuổi.

    Tay trung sĩ trẻ hỏi: "Ta vào đó làm quái gì nhỉ?"

    Bennitt đáp: "Tôi ko biết." Viên trung úy ko hề xạo vì thực sự anh có biết gì đâu. Riêng anh thì nghĩ toàn bộ cái chiến dịch này có vẻ hơi điên điên. Trong 4 năm gần đây cứ đơn vị đồng minh nào mò vào thung lũng A Sầu cũng đều gặp ‘họa’ cả, và anh chắc điều tương tự cũng đang chờ đón sư đoàn dù 101.

    "Cứ để bọn Bắc Việt chiếm cái thung lũng chết tiệt ấy cho rồi" tay trung sĩ tiếp tục "ta chỉ cần tập trung vào việc phòng thủ khu vực đồng bằng quanh Huế là được."

    Bennitt nói: "Tôi đồng ý 2 chân 2 tay với cậu."

    “Yeah,” cậu lính mang điện đài nói: "cứ để cho chúng chiếm cái chỗ chết tiệt ấy và quên mẹ nó đi. Cứ coi như nó ko tồn tại thôi."

    Những ý kiến này đều rất hợp với ý nguyện của trung úy Bennitt.
    usadok, donkisot2711, Tonisang13 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Dạo này Ng.Thi 96 dịch ngọt thật ...Giọng văn rất lính tẩy...
    gaume1ngthi96 thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    06g50

    Đúng 9g49 phút thì việc không kích chuẩn bị cho 5 bãi đáp dừng lại; chiếc máy bay chỉ điểm mục tiêu cùng đám phản lực cơ kéo lên cao rồi bay về hướng bờ biển. Trong mấy phút dài dằng dặc đầy căng thẳng ấy, các bãi đáp tạm yên ắng trở lại dù công tác 'dọn bãi' thì còn lâu mới kết thúc. Trên các căn cứ hỏa lực đóng thành 1 chuỗi trên các đỉnh núi phía đông A Sầu là Bradley, Airborne, Currahee, Cannon và Berchtesgaden, pháo thủ thuộc 10 pháo đội (đại đội pháo. ND) đang đứng chờ bên những khẩu trọng pháo của mình. Hầu hết bọn họ đã chờ đợi gần 1 tiếng đồng hồ rồi, hàng chục hàng trăm quả đạn đã được chuẩn bị sẵn sàng, tọa độ cũng canh sẵn chỉ chực rót xuống mục tiêu.

    Lúc 6g50 phút, hiệu lệnh khai hỏa được phát ra; 60 khẩu lựu pháo trên 5 căn cứ hỏa lực đều khạc đạn cùng 1 lúc. Trong chớp mắt 60 quả đạn trái phá đã bay vút xuống thung lũng, 1 giây sau lại có tiếp thêm 60 quả nữa. Khẩu pháo nào cũng diễn ra những thao tác tương tự. Lính tiếp đạn hối hả tống đạn vào nòng, pháo thủ khẩn trương giật dây cò trút đạn xuống mấy bãi đáp. Họ bắn nhanh đến nỗi cùng lúc mà trên trời có tới cả trăm quả đạn. Chúng dập xuống các bãi đáp với tiếng nổ ầm ầm như sấm dậy, xé cây cối thành từng mảnh, phá thủng từng lỗ rộng hoác trên tấm thảm cỏ voi và những vạt tre dày đặc.


    7g00

    "Chuẩn bị lên đường!"

    Lệnh chuyền xuống khắp 5 tiểu đoàn nghe như 1 tiếng vọng., 1800 binh sĩ, người này nối người kia bắt đầu xốc ba lô lên vai, đứng vào hàng. Chừng 1 phút sau đó họ đã nghe thấy những âm thanh mà mình đã chờ bấy lâu. Tiếng phành phạch trầm trầm từ hướng đông vọng tới cứ mỗi giây trôi qua nghe lại càng rõ hơn. Lát sau những trực thăng chở quân xuất hiện, chúng bay ngay trên dãy đồi phía đông rồi hạ độ cao bay là là sát mặt đất thung lũng.

    Phi đoàn đầu tiên có 16 chiếc tàu bay. Được lính tiền sát dù chỉ dẫn (Pathfinder) chúng ầm ầm đáp xuống bãi bốc quân khiến bụi đất bốc lên mù mịt. Số lính đứng gần phải lấy tay giữ chặt mũ sắt để chúng khỏi bay mất trước lực hút mãnh liệt của cánh quạt động cơ và lấy khăn che mặt tránh bụi bay trong không khí làm tắc thở.

    Phi đoàn 16 chiếc vừa đến thì lại có 1 phi đoàn khác bay vào, rồi sau đó phi đoàn thứ 3 và thứ 4 đều đều đáp xuống cho đến khi cả khu bốc quân đầy nghẹt những chiếc trực thăng kêu ầm ầm như sấm.

    Cả thảy có tới 65 chiếc máy bay trực thăng chở quân. Với trung úy Frank Boccia, chỉ huy 1 trung đội thuộc đại đội B, tiểu đoàn 3/187 đang đứng cùng đại đội ở đầu nam khu bốc quân thì dường như tòan bộ trực thăng UH-1D Huey tại VN đều đến tham gia chiến dịch. Boccia có đọc sách nói về ngày D trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, trong đó miêu tả lính tráng đã thất kinh thế nào khi chứng kiến toàn bộ hạm đội sẽ hỗ trợ cho cuộc đổ bộ, và đó chính là cảm giác hiện giờ của anh - kinh hoàng! Lạy Chúa! anh thấy mình sởn cả gai ốc khi nghĩ chắc họ đã ‘lùa’ toàn thể Lục quân tới đây.

    Đứng cách Boccia 1 quãng là binh nhất Michael Smith thuộc đại đội D, tiểu đoàn 3/187, anh này cũng đứng nhìn 65 chiếc máy bay đáp xuống bãi bốc quân nhưng chẳng thấy sợ gì mấy. Thay vì im lặng sững sờ anh chỉ đứng nhìn hờ hững vì còn mải bận tâm tới cái tin đồn đang lan truyền khắp đại đội chứ ko phải những gì đang diễn ra xung quanh. Theo tin đồn thì bãi đáp mà đại đội D sẽ đổ quân sẽ 'Nóng' (thuật ngữ lính Mỹ chỉ 1 bãi đạp có địch chờ sẵn bên dưới. ND).

    Michael vừa mới sang VN được mấy tuần và chưa đi hành quân lần nào cả chứ nói gì đến việc nhảy xuống 1 bãi đáp 'nóng'. Trong lúc huấn luyện các cựu binh đã cho anh biết ở VN chẳng có gì hãi hơn là phải đổ bộ xuống 1 khu vực có quân Bắc Việt vây quanh và đã canh sẵn hỏa lực vào đó. Michael đã từng nghĩ 50 phút không kích cùng 20 phút pháo bắn chuẩn bị là đủ diệt sạch số địch quân bám quanh bãi đáp của tiểu đoàn 3/187; nhưng có vẻ lần này anh sai mất rồi.

    "Ngoài đó tệ lắm đó" 1 binh sĩ đứng sau Michael bảo. "Rất tệ!"

    1 gã khác nói thêm "Có lẽ ta sẽ được lên tin thời sự trước khi trời tối đấy. Đó là điều duy nhất mà ta lường được khi vào A Sầu."

    Được lên thời sự! Dù Michael chưa hiểu nhiều về VN nhưng anh biết chỉ những trận đánh lớn và đẫm máu nhất mới được báo chí đưa tin. Và ắt hẳn anh chẳng hề mong muốn 'được' lên ti vi kiểu ấy.

    Tin đồn về bãi đáp sẽ 'nóng' cũng đang truyền khắp đại đội C, tiểu đoàn 3/187 kế bên và ngày càng lan rộng hơn. Khi nghe tin đồn này, các Hạ sĩ John Comerford, Leonel Mata, và Ron Swanson đều lờ đi. Tất cả những lính cựu của đại đội cùng những bạn bè thân thiết của họ, những kẻ đã từng trải qua nhiều trận đánh trước đó đều đã từ lâu ko còn tin vào tin đồn nữa. Sau khi đến VN họ đã sớm học được rằng sợ hãi là căn bệnh hay lây và ai mắc phải nó sẽ trở nên mất kiểm soát. 1 người lính mụ mị, hoảng loạn vì khiếp hãi sẽ gây nguy hiểm cho những người quanh đó và đặc biệt là cho chính anh ta. Muốn sống sót ở VN, bạn cần phải bình tĩnh, khôn ngoan, suy nghĩ thấu đáo. Nhưng trên hết, họ cho rằng lúc nào cũng phải giữ niềm tin rằng mình sẽ sống sót qua chiến tranh và sẽ về nhà. Đây là điều mà cả 3 đều tuyệt đối tin tưởng.
    filber70, Forex1, lopbopp12 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Hình như 9.49 là sai...phải là 6.49 chứ bác Thi nhỉ
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sorry cac bac...e gõ nhầm....
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    7g08

    Gần 400 binh sĩ được lên kế hoạch xuất phát trong đợt bốc quân đầu tiên. Khi có lệnh, họ liền băng qua bãi trống chạy về hướng những máy bay giành cho mình. Lính tráng chạy lom khom, 1 tay giữ mũ sắt, tay kia cầm súng, mắt nhắm tịt nhằm chống lại bụi bặm đang bốc lên mù mịt bởi các cánh quạt quay tít. Cứ 6 binh sĩ lên 1 chiếc trực thăng, 2 người ngồi đâu lưng với nhau giữa sàn tàu, mỗi bên cửa thêm 2 mạng nữa ngồi thò chân ra ngoài. Ngay khi tất cả yên vị, hiệu lệnh bắt đầu chiến dịch liền phát ra. Cất cánh!

    Theo hiệu lệnh, 16 chiếc trực thăng thuộc phi đoàn thứ 1 bốc lên cao rồi từng chiếc bắt đầu chúi mũi về phía trước, tăng tốc, động cơ gầm lên rồi nặng nề lao đi ở độ cao cách đất chỉ vài mét. Càng bay chúng càng tích lũy thêm tốc độ, độ cao rồi đến khi gặp con sông thì ngoặt qua trái và bắt đầu rời khỏi thung lũng rồi cứ thế bay cao lên mãi.

    Các phi đoàn thứ 2, thứ 3 và thứ 4 khẩn trương tiếp nối một cách nhịp nhàng đều đặn. Cho đến 7g30 thì tất cả 65 chiếc trực thăng cùng các đại đội đi đầu của các tiểu đoàn 1/506 và tiểu đoàn 3/187 - đều đã ở trên không trung và phành phạch bay với tốc độ 60 knot tiến về trung tâm thung lũng A Sầu. Cuộc tiến công được chờ đợi bấy lâu nay của lực lượng đồng minh vào A Sầu chỉ còn vài phút nữa là bắt đầu.





    Chương 2


    THIÊN ĐƯỜNG ĐÃ MẤT


    Dù đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh VN, thung lũng A Sầu chẳng hề được nhắc đến trong chính sử. Là lát cắt trên vùng núi non ở rìa tây của tỉnh Thừa Thiên, thung lũng nằm chính giữa dãy Trường Sơn - nhánh phía nam dài hơn 1.100 cây số của 1 dãy núi bắt nguồn từ Trung Quốc - uốn mình như rắn lượn đi qua Lào và 3/4 nước Việt Nam trước khi xâm nhập nội địa rồi chấm dứt khi chỉ còn cách Sài Gòn có 60km.

    Đại bộ phận cái thung lũng dài hơn 45 cây số này là 1 vùng đất bằng phẳng phù đầy cỏ voi và các loại cây nhỏ với bề rộng giao động từ 300m gần đầu đông của núi Động So tới hơn 3km ở Tà Bạt.

    Sông A Sáp, 1 con sông rộng, nước đục ngầu, dưới đáy toàn đá lởm chởm khởi nguồn từ những cánh rừng sâu bên Lào chạy qua trung tâm thung lũng, 2 bên là những ngọn núi cao có đỉnh luôn bị mây mù bao phủ.

    Do địa hình quá hiểm trở nên chỉ có người Pa Kô - 1 trong 33 tộc người Thượng sinh sống ở miền núi nam VN - là sống tại thung lũng này. Giống người anh em họ của mình ở phía bắc là người Brâu, thì người Pa Kô có nước da sậm, chân ngắn cuồn cuộn cơ bắp. Đàn ông đóng khố còn phụ nữ thì mặc váy màu sắc sặc sỡ đeo đủ thứ vòng, dây chuyền, bùa hộ mệnh.

    Chẳng có tài liệu nào ghi chép xem người Pa Kô đã ở thung lũng A Sầu bao lâu nhưng họ sống tách biệt và tránh khỏi những ảnh hường của văn hóa, di cư, xâm chiếm và đấu tranh giữa các triều đại diễn ra trước khi người châu Âu đầu tiên đặt chân đến cả ngàn năm.

    Cũng như người Brâu, người Pa Kô là dân tộc nhút nhát thụ động, căm ghét bạo lực sống trong 1 thế giới huyền bí, duy linh đầy chất thần thoại. Chính cái thung lũng tách biệt này đã giữ cho họ bình yên vô sự trước giống người sân si cư trú trên các vùng đồng bằng ven biển chỉ cách đó hơn 20 cây số.

    Đối với người ngoài thì vùng núi rừng phía bắc A Sầu là 1 môi trường đầy thù địch, 1 khu vực chỉ toàn thú dữ có địa hình hiểm trở ko thể vượt qua nổi. Nhưng đối với người Pa Kô thì đây chính là thiên đường tươi đẹp, dư sức cung cấp cho họ một cuộc sống no đủ và hạnh phúc.

    Về nông nghiệp, họ tiến hành phát rừng, đốt nương rồi mới trồng trọt và thu được rất nhiều sắn, bầu bí, khoai lang, ngô, lúa, cùng nhiều loại rau củ khác. Quanh bản làng mình, họ còn trồng thêm những vườn cây trái như cam, chuối cùng những vạt thuốc lá.

    Đàn ông mang theo nỏ, giáo mác đi săn trong rừng rậm. Số lượng lợn rừng, hươu nai ở đây có cực kỳ nhiều cùng với vô số con suối núi đầy nhóc cá. Cũng từ rừng rậm, phụ nữ thu lượm được bạc hà, nghệ tây, quả dại, các loại hạt, măng tre...Ngoài việc tìm kiếm thức ăn ra họ cứ tổ chức, tiệc tùng, lễ hội quanh năm suốt tháng.

    Tộc người này đã sống như thế cả mấy ngàn năm nay. Dù ko hề có chữ viết hay sách sử, nhưng những câu chuyện kể truyền miệng của họ lại rất sống động. Nhất là 1 chuyện tương tự câu chuyện về Noah trong Kinh thánh, kể về trận đại hồng thủy xảy ra trên khắp quả đất khiến chỉ còn 1 người phụ nữ và 1 con chó là còn sống sót. Người Pa Kô tin rằng bà này chính là tổ tiên của mình.

    Trong toàn bộ lịch sử, người Pa Kô chỉ biết đến chiến tranh có 1 lần và đó là để trả thù cho 1 phụ nữ bị mấy thương nhân giết hại. Cuộc chiến chỉ kéo dài mấy giờ và cũng chỉ có 2 người bị chết sau khi nó kết thúc. Tuy vậy, dù rất khó nhận thấy sự biệt lập của họ cũng đã dần dần kết thúc. Kể từ khi kiểm soát được VN từ những năm 1880, người Pháp tỏ ra ko quan tâm nhiều đến người Pa Kô. Ngoài việc thi thoảng các quan chức thực dân ‘bắt’ mấy bé trai người Pa Kô ra học trong trường Pháp ở Huế hoặc Sài Gòn chứ còn việc tiếp xúc, liên lạc với bộ tộc này thì rất hạn chế.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tuy nhiên khi cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 1 nổ ra giữa người Pháp và lực lượng của ông Hồ Chí Minh thì sự biệt lập này cũng chấm dứt. Nó chấm vì câu nói: "ai làm chủ vùng cao nguyên sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề của VN." Chính câu nói giản đơn này đã đẩy người Pa Kô cùng thung lũng của mình vào cuộc chiến đấu đã kéo dài 5000 năm nay nhằm giành quyền kiểm soát vùng Đông Dương.

    Ngay khi chiến tranh nổ ra, do đều nhận thấy ra giá trị của người Thượng trong việc làm hướng đạo, cung cấp lương thực, vận chuyển hàng hóa và du kích chiến nên cả Pháp lẫn ********* đều cố gắng lôi kéo bọn họ chở thành đồng minh của mình. Chính cuộc chiến giành giật này đã tạo nên thảm kịch. Vì nhiều lý do có những tộc người đứng về phía Pháp còn những tộc khác lại chọn theo phe cộng sản. Rất nhiều bộ tộc láng giềng từng chung sống hào bình với nhau hàng trăm năm nay bỗng trở nên xung đột và quay sang đánh lẫn nhau.

    Tuy nhiên do hết các trận đánh trong chiến tranh Đông dương lần 1 diễn ra ở Bắc bộ nên người nên người Pa Kô chưa dính líu nhiều vào cuộc chiến dù có lần khi quân Pháp bị thua trận gần thung lũng, họ cũng giúp đưa thương binh Pháp di tản sang Lào.

    Tuy nhiên việc được chiến tranh 'bỏ qua' chỉ diễn ra ko lâu. Với việc đình chiến và hiệp định Geneva năm 1954 chia cắt VN tại vĩ tuyến 17 được ký kết, cuộc tranh giành lôi kéo người Thượng về phe mình diễn ra ngày càng gay gắt.

    Ở miền Bắc cộng sản, bằng cách cho họ được tự trị ở những khu vực nhất định, có đại diện tại Quốc Hội, chủ tịch Hồ Chí Minh đã vỗ yên được các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên ở phía nam thì mọi việc khác hẳn. Nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền chống cộng quyết liệt của tổng thống Ngô Đình Diệm, 1 cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng mới đang chuẩn bị bùng phát.

    Phe VC, những du kích cộng sản ở nam VN, vốn nằm yên sau 4 năm ký kết hiệp định Geneva nhưng đến năm 1959, theo chỉ thị của bộ chính trị miền Bắc, đã bắt đầu cử cán bộ lên vùng cao nhằm tuyên truyền lý tưởng cộng sản cho các tộc người thiểu số.

    Cùng năm đó, do lo sợ bị mất những tộc người này về tay VC, tổng thống Diệm ra tuyên bố lệnh cho các sắc dân Thượng sống trong các tỉnh thuộc vùng I chiến thuật phải bỏ bản làng chuyển xuống đồng bằng. Diệm nói, xuống đó là để chính phủ nam VN có thể ‘bảo vệ’ họ 1 cách tốt hơn.

    Cũng như các sắc tộc khác sinh sống ở vùng I chiến thuật, người Pa Kô đã 'chết lặng' trước sắc lệnh trên của chính quyền.

    Dù hầu hết dân ở đây đều chưa bao giờ rời khỏi A Sầu họ cũng đã nghe quá đủ chuyện của những sắc dân thiểu số buộc phải sống dưới xuôi nên rất hãi 1 sự di chuyển như vậy. Họ lý luận: Tại sao lại phải rời những ngọn núi tươi đẹp, những vườn tược phì nhiêu để về sống trong những khu nhà tồi tàn đầy rẫy chuột bọ ở vùng ngoại ô của Huế hoặc Phú Bài? Tại sao lại từ bỏ những chuyến đi săn bằng nỏ trong những cánh rừng rậm giàu có để chấp nhận sống với đồng lương chết đói khi làm việc trên các bến tàu ở Đà Nẵng? Chẳng một ai chịu tuân theo sắc lệnh trên của chính quyền dù lúc đó tại A Sầu đang có khoảng 1200 người Pa Kô sinh sống rải rác trong khoảng 40 bản làng lớn nhỏ.

    Trước sự chống đối, dù đã ra thêm nhiều sắc lệnh tương tự nữa nhưng chẳng có kết quả, chính quyền Sài Gòn bèn quay sang lập mưu đánh lừa. Họ cử nhiều phái đoàn vào thung lũng dùng các thủ đoạn gian trá thuyết phục phần lớn già làng xuống Huế tham gia 1 thứ mà họ miêu tả là '1 khóa học ngắn hạn'. Họ bảo những người này ko cần mang nhiều đồ dùng cá nhân vì sẽ mau chóng được cho về. Đến khi các già làng đến Huế thì chính quyền liền nhốt họ lại rồi bắn tin cho dân Pa Kô biết nếu họ ko chịu di dân xuống đồng bằng thì già làng của họ sẽ bị cầm tù mãi mãi.

    Người Pa Kô làm sao hiểu nổi ‘gian kế’ này của chính quyền nam VN? Nó hoàn toàn xa lạ với chuẩn mực đạo đức giản đơn của họ. Tuy rất buồn vì chuyện các già làng của mình bị giam giữ, nhưng người Pa Kô vẫn ko chịu rời thung lũng.

    Sau lần cự tuyệt thứ nhì này thì chính quyền Sài Gòn bắt đầu giận giữ. Lần này thay vì mang sắc lệnh họ đưa quân đội quay lên núi với ý đồ quây người lại rồi lùa họ như gia súc xuống đồng bằng. Thế nhưng khi nhìn thấy lính thì người Pa Kô đều trốn vào rừng hết. Tại đây họ túm tụm lại lặng người nhìn bọn lính đang điên tiết thiêu rụi nhà cửa, hoa màu của mình.

    Cuối cùng khi quân lính rời đi 2-3 ngày sau đó, người Pa Kô lại rời khỏi nơi trú ẩn ra dựng lại nhà, trồng lại vườn mà chẳng hề hay biết nền hòa bình bền vững hàng trăm nay của mình vừa bị phá vỡ.

    Ngay khi quân chính phủ vừa rời làng thì VC lại đến. Ở 1 số làng, họ gom những người đàn ông khỏe mạnh lại đưa đi làm dân công thồ hàng trên đường Trường Sơn. Ko ai đựoc phép chống làm nghĩa vụ quân sự cả. (thật ra người Pa Kô có tiếng là theo cách mạng. Rất nhiều người Pa Kô lấy họ Hồ làm họ của mình. Đây là dân tộc có nhiều anh hùng LLVT như anh hùng Hồ Vai, Hồ Nun, Kan Lịch…ND)

    Sợ người Pa Kô bắt đầu ngả theo phe VC, chính quyền nam VN lại 1 lần nữa trở lại A Sầu và bắt bớ những người tình nghi có cảm tình với cộng sản. Ở Huế họ bị tra tấn và buộc phải nhận mình là VC. Những người Pa Kô khác bị quân chính phủ ruồng bắt, trói xâu với nhau bắt đi bêu trên đường phố ở Huế và Phú Bài y như bắt được VC.
    filber70, kuyomukotoho, lopbopp8 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bị kẹt giữa cuộc tranh giành đầy bạo lực này, tộc người Pa Kô bắt đầu rạn nứt rồi sau đó tan rã hoàn toàn. Vì vẫn muốn đứng trung lập nên 1 phần dân cư buộc phải tiến hành 1 chuyến đi đầy tủi nhục xuống đồng bằng. Tại đây, đúng như những gì đã lo ngại, họ bị nhồi nhét trong những trại tái định cư bùn lầy, hôi hám, rào kẽm gai lô cốt bao bọc xung quanh. Những người Pa Kô khác ko muốn rời núi non thì gom góp số đồ đạc ít ỏi chuyển vào sống trong vùng núi bên Lào cách đó mấy dặm đường, ẩn nấp trong các hang động và sống bằng rễ củ, thịt thú nhỏ. Cuộc di cư cứ thế tiếp tục diễn ra trong 2 năm sau đó và cho đến năm 1963 thì tại thung lũng A Sầu chỉ còn vài chục người Pa Kô còn sinh sống.

    Tuy Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam đã giành được nhiều thắng lợi đáng kể trên vùng cao nguyên nhưng rõ ràng đối với Hà Nội thì họ vẫn chưa đủ sức kiểm soát toàn bộ khu vực này hay cao hơn nữa là chiến thắng cuộc chiến. Vào cuối năm 1963, ủy ban TW Đảng Lao động VN đã họp tại Hà Nội và thông qua nghị quyết tăng cường đấu tranh tại miền Nam "nhằm tạo ra 1 sự thay đổi cơ bản trong cán cân lực lượng ở miền nam giữa ta và địch." Về cơ bản thì tuyên bố có vẻ hơi khó hiểu này cho biết, miền Bắc nhất định phải giành chiến thắng và sẽ dùng quân đội để thực hiện mục tiêu này. Không lâu sau những đợt xâm nhập đầu tiên của các cán bộ chính trị là đến những đại đội , tiểu đoàn và thậm chí cả các trung đoàn chính quy quân đội nhân dân VN cũng lên đường vào nam theo đường Hồ Chí Minh. Với số binh lực này, quân Giải phóng bắt đầu tăng cường chiến đấu làm chủ vùng núi non, thực hiện bước đầu tiên trong công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam.

    Tuy chẳng biết gì về ý đồ của Bắc Việt, nhưng cũng như tướng Giáp, Mỹ cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của vùng cao nguyên này. Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ, thường vẫn hay gọi là lính mũ nồi xanh, đã thiết lập 1 loạt tiền đồn trên suốt dọc chiều dài vùng cao nguyên nam VN. Lúc này, để đối phó với bộ đội Bắc Việt, Mỹ cũng gia tăng đáng kể sức mạnh và lực lượng. Được 1 lực lượng hỗn hợp gồm cả biệt kích Mỹ lẫn VNCH cùng dân quân người Thượng đồn trú, các trại này có nhiệm vụ đẩy lùi bất kỳ nổ lực nào của quân Giải phóng định giành quyền kiểm soát cao nguyên đồng thời ngăn chặn ko cho địch đưa người và hậu cần xuống xâm nhập vùng đồng bằng ven biển.

    Kịch bản sắp xảy ra sau khi thiết lập các trại này ở A Sầu cũng giống như hơn chục nơi khác trên vùng cao nguyên, chỉ khác là mức 'rủi ro' có cao hơn đang kể. Do địa thế trải dài của thung lũng nên nó như 1 lối đi tự nhiên giúp đối phương vận chuyển binh lực vật lực tổ chức các cuộc tiến công vào Huế và những vùng duyên hải thuộc 2 tỉnh Thừa Thiên và Quảng Nam.

    Huế chẳng có giá trị quân sự gì nhiều ngoài các giá trị mang tính biểu tượng. Khu trung tâm Huế, còn gọi là Thành Nội, được xây dựng tương tự như Tử Cấm Thành của người Trung Hoa tại Bắc Kinh và được coi là 1 trong những thắng cảnh hàng đầu ở VN. Với diện tích khoảng chừng 2 dặm vuông, Thành Nội được xây ngay bên bờ con sông Hương êm đềm với bức tường thành vây bọc dày từ 18 đến 60m. Trong số nhiều công trình ấn tượng bên trong có Đại Nội, là nơi ở của các hoàng đế An Nam. Mỗi năm có đến hàng ngàn du khách cùng khách hành hương VN đến viếng thăm Thành Nội. Việc nó bị mất vào tay quân Giải phóng sẽ là 1 đòn giáng mạnh vào tâm lý của nhân dân và khiến chính quyền rối loạn. Quân Giải phóng cũng hiểu được điều đó nên từ năm 1964 họ đã chuyển quân tới và xây dựng các kho hậu cần tại thung lũng A Sầu nhằm phục vụ cho đòn đánh quyết định vào Huế.

    Để đối phó với động thái điều binh của quân Giải phóng, Mỹ cùng đồng minh VNCH lập ngay trong thung lũng 1 chuỗi các trại biệt kích. Trong vòng có 1 năm, họ đã xây xong 1 trại ở Tà Bạt, nằm chính giữa thung lũng gần phi đạo bỏ hoang của Pháp; 1 trại khác tại A Lưới nằm phía bắc thung lũng và cái cuối cùng ở phía nam gần A Sầu, 1 ngôi làng bỏ hoang của người Pa Kô, cùng tên với toàn bộ thung lũng.

    Dùng những trại này làm căn cứ, lực lượng đặc biệt Mỹ và VNCH với sự hỗ trợ của nhiều đơn vị dân sự chiến đấu, biệt kích Nùng, bắt đầu tổ chức theo dõi, tập kích bộ đội cùng các đoàn xe hậu cần trong thung lũng. Thời gian đầu cả 3 trại trên cũng có 1 số thành công nhất định và có lúc tưởng chừng phe đồng minh đã có thể phá vỡ được cái thòng lọng mà quân Giải phóng đang thắt chặt dần quanh thung lũng.

    Số người Pa Kô còn lại trong thung lũng - giờ giảm xuống còn 22 người - đã tìm đến trại A Sầu để nương náu. Do lo ngại bộ đội Bắc Việt vẫn tiếp tục đổ quân vào thung lũng nhưng lại ko muốn rời bỏ vùng đất của tổ tiên, 22 người này mới nghĩ việc vào trú gần trại sẽ trở nên an toàn hơn.

    Rủi thay, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, họ lại gặp phải 1 cơn ác mộng khác. Bộ đội Bắc Việt nhanh chóng có phản ứng trước mối đe dọa đến từ các căn cứ này với hệ thống tiếp liệu trong thung lũng của mình. Vì hiện ko đủ quân để tấn công cùng lúc các trại biệt kích, họ chọn cách đánh quấy rối với cường độ ngày càng tăng thêm.

    Do đang trú trong những túp lều tôn tạm bợ gần chu vi phòng thủ của trại, số người Pa Kô trên thường xuyên phải xuống hầm tránh đạn cối pháo kích cùng những đợt tấn công thăm dò của bộ binh. Tuy cũng cố gắng tăng gia sản xuất trên vài mảnh vườn nhỏ gần đó nhưng chất diệt cỏ mà quân Mỹ dùng để khai quang đã phá sạch mùa màng của họ trước khi nó được thu hoạch. 1 số người thậm chí còn thử vào rừng săn bắn nhưng bom đạn ko ngừng cũng xua hết thú rừng đi nơi khác mất rồi. Rốt cục, bọn họ đành phải sống dựa vào những đống rác mà lính phòng thủ trại thải ra.
    filber70, donkisot2711, gdviet7 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này