1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐỒI THỊT BĂM TRẬN ĐÁNH TÀN KHỐC TRÊN NÚI A BIA TỪ NGÀY 11 ĐẾN NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 1969

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 08/01/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Lạ nhỉ.. sao lại "High density" lại dẫn đến "Reduce air density" được nhỉ.. ?... :D. Chẳng lẽ là cụm từ "High density altitude" đi kèm với "Altitude" lại có ý nghĩa khác... ?. Chắc phải hiểu là density ở High Atitude thì có thể dịch tắt là -> Mật độ không khí ở độ cao lớn.. hay điều kiện không khí loãng ở độ cao lớn.. :D

    Còn hiển nhiên là không khí loãng thì cần tốc độ qua cánh cao hơn -> khoảng cách cất cánh dài hơn với máy bay cánh bằng hoặc tốc độ vòng quay động cơ cao hơn đối với trực thăng. Hệ quả phụ là tốc độ lên cao và tải trọng giảm đáng kể. Ngoài ra khả năng điều kiển ở tốc độ thấp giảm đáng kể do không đủ khí qua các mặt điều hướng..
    Lần cập nhật cuối: 16/07/2018
    hk111333ngthi96 thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong lúc nổ ra tranh cãi ở Washington, 3 tiểu đoàn quân đồng minh vẫn còn ở bắc A Sầu để hoàn tất công tác bảo đảm an ninh khu vực quanh núi A Bia. Sau đó ko lâu, xe ủi đất được đưa đến mở 1 con đường theo sống núi lớn từ đáy thung lũng lên tới đỉnh núi. Sau đó 1 số xe tăng và xe bọc thép chở quân theo đường tiến lên lập chu vi phòng thủ quanh đỉnh. Dù đối phương vẫn định kỳ tổ chức quấy rối vị trí này bằng súng cối và hỏa tiễn, nhưng họ chẳng bao giờ tổ chức tấn công lên như phía đồng minh hằng kỳ vọng.

    Nhận thấy chẳng lợi lộc gì khi cứ trói 1 tiểu đoàn làm nhiệm vụ phòng ngự trên đỉnh A Bia. Ngày 5/6/1969, thiếu tướng John Wright, người mới đến thay tướng Zais chỉ huy sư đoàn dù 101 đã hạ lệnh rút quân khỏi quả núi mà chẳng hề biết quyết định trên sẽ lại thổi bùng sự tranh cãi xung quanh trận đánh.

    Do quân đồng minh đã rút đi, phía Bắc Việt 1 lần nữa lại điều quân lên đóng trên núi. Bộ phận đi đầu tuy chỉ là những toán trinh sát nhỏ nhưng rồi họ nhanh chóng được tăng cường bằng những đơn vị lớn theo sau. Rốt cục vào ngày 7/6, khi giới phóng viên bắt đầu nghi ngờ việc đối phương lại đưa quân lên núi thì phía tình báo đã phải thừa nhận quả núi đã bị hơn 1000 bộ đội chiếm lại.

    Khi được hỏi về sự hiện diện của địch quân trên núi, tướng Wright phát biểu rằng nếu cần thiết phải tấn công lần nữa thì ông sẽ "chuẩn bị mọi phương tiện cần thiết, huy động toàn bộ sư đoàn để thực hiện cho xong" dù thừa nhận hiện mình vẫn chưa có kế hoạch thực hiện cuộc tấn công mặt đất nào cả. Những phát biểu trên đã khiến Thượng nghị sĩ Young tức giận. Vào ngày 19/6, ông nghị này đã chĩa mũi dùi tấn công Wright tại Nghị viện.

    Thưa Tổng thống, thật ko thể nào tưởng tượng nổi, nếu như các vị tướng của chúng ta ở Việt Nam lại 1 lần nữa tỏ thái độ vô cảm trên sinh mạng binh sĩ, định ra lệnh cho họ chiến đấu và chết trên đỉnh A Bia thì hãy để chúng tôi hy vọng rằng tướng Wright sẽ đích thân dẫn đầu cuộc tấn công đó, xông pha lửa đạn cùng lính tráng, động viên họ bằng sự can đảm và tài chỉ huy của mình. Tôi cũng đề nghị tướng Melvin Zais, người tháng trước từng chỉ huy sư dù 101 đánh lên 'đồi thịt băm', cũng được phân công đi với ông ta.

    Young kết thúc bài diễn văn bằng cách gợi ý rằng nếu tái phân công Wright phụ trách 1 tổng kho thì có lẽ sẽ hợp với "năng lực, tài phán đoán, óc sáng suốt" của ông ta hơn. Dù từ đó đến cuối năm 1969, Young ít nói về trận đánh nhưng trong những bài phát biểu tại Thượng viện năm 1970, ông lại đề cập nhiều đến nó và dùng nó làm bàn đạp để chỉ trích những thứ mà mình cho là thói vô đạo đức trong chiến tranh cũng như trình độ kém cỏi của các tướng lĩnh chóp bu quân đội. Trong bài phát biểu dài diễn ra tại Thượng viện vào cuối năm, ông lại 1 lần nữa chỉ trích Zais vào dịp ông này được thăng làm trung tướng. Sau đoạn mô tả lại cuộc tấn công trực diện tai hại của tướng Liên bang Ambrose Burnside vào trận địa phòng ngự của phe Liên minh tại Marye's Height, trận công kích mà Young cho là rất giống với trận Đồi Thịt băm, ông nghị kết luận chua chát rằng: "Trong khi Tổng thống Lincoln thải hồi Burnside thì Zais lại được thăng chức." (đây tức trận Fredricksburg diễn ra từ ngày 11-15/12/1862, phe Liên bang thua trận và bị thương vong nặng nề. ND)

    Dù ít có khả năng là đòn ‘đánh bồi’, vài hôm sau bài phát biểu của Young, tạp chí Life số ra ngày 27 tháng 6 lại 1 lần nữa khiến cuộc tranh cãi lại sống dậy. Chưa hồi phục hoàn toàn sau cú sốc, công chúng lại thêm bàng hoàng hơn nữa sau trước bài xã luận của Life. "Khuôn mặt những người vừa chết tại Việt Nam. Cái giá phải trả trong 1 tuần." Là 1 bước nhảy vọt so với những bản tin chiến tranh thông thường, các biên tập viên của tạp chí đã cho in ảnh chân dung 241 binh sĩ tử trận tại Việt Nam hồi tuần trước. Giới thiệu cho những bức hình là cả trang báo dài giật tít bằng dòng cuối cùng trên bức thư ngắn của 1 người lính viết về cho cha, mẹ lúc nghỉ ngơi trong trận Đồi Thịt băm. Anh ta viết "Ba, mẹ có thể chẳng đọc ra nổi những dòng chữ con đang viết vội này đâu. Con đã nhìn thấy cái chết đang đợi mình trên ấy."

    Dù trong số đó chỉ có 5 cái là ảnh của những người lính chết trong trận đánh, đoạn trích trên đã khiến rất nhiều người Mỹ hiểu lầm và tin rằng hầu hết những người trong ảnh đều chết trong trận công kích núi A Bia. Tôi ko nghĩ tạp chí Life đã cố tình đánh tráo khái niệm nhưng dù gì đi nữa thì kết quả cũng vậy thôi. Như đại tá Harry S. Summers, học giả, chuyên nghiên cứu về chiến thuật quân sự viết trong cuốn 'Niên giám chiến tranh VN' thì "Sự căm phẫn của công chúng Hoa Kỳ trước những sinh mạng bị "lãng phí 1 cách vô nghĩa" trên Đồi Thịt băm đã trở nên "trầm trọng hơn sau khi công bố những tấm ảnh trên". Trong thực tế nó đã trầm trọng đến độ, Shelby Stanton, sử gia chuyên về chiến tranh VN đã ví bài báo của Life là 1 bước ngoặt lớn của cuộc chiến, giống như Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968.

    Cho đến thời điểm đó, các tư lệnh quân Mỹ tại VN đang thi hành chiến lược duy trì "áp lực tối đa" trước đối phương trong khi cuộc đàm phán với Bắc Việt Nam tại Paris vẫn tiếp diễn. Do bị chi phối bởi chiến lược này, tướng Zais cảm thấy việc mình ra lệnh tấn công lên đỉnh A Bia là đúng đắn. Ngay sau bài báo của tạp chí Life, trong những gì mà đại tá Summers nói là "phản ứng kỳ lạ, tương tự với những hạn chế đã áp dụng trong thời gian cuối cuộc chiến tranh Triều Tiên, tướng Abrams, tư lệnh quân lực Hoa Kỳ tại VN, đã hạ lệnh tránh né những trận đánh qui mô lớn kiểu như thế." Chiến lược tác chiến mới của Mỹ trong cuộc chiến được dán cho cái nhãn "phản ứng tự vệ". Theo đó, để thương vong ko tăng thêm, quân Mỹ sẽ chỉ chiến đấu nếu bị kẻ thù đe dọa.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    ]Các bác giảng giúp em đoạn lý thuyết công kích mục tiêu của trực thăng này với...đọc mà mông lung quá...em rất dốt kỹ thuật hàng không...Xin cảm ơn

    The “school solution” (the procedure taught during flight training) for target attack was to reduce power to 25 psi of torque, while raising the nose of the aircraft to zero out the airspeed. This was best accomplished if the pilot could align the aircraft so that the target was either to his left or right and then dive toward the target. The purpose of losing the airspeed prior to the dive was to allow more time on the target prior to reaching the VNE (velocity never exceeded) of 190 knots. Once inbound to the target, the pilot would push in the armament panel circuit breakers, arm up his switches, and start his gun run.
    Bonmuaconvitbuoc thích bài này.
  4. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Dich thoáng nghĩa thì là như thế này.. sai gì các bô lão sửa nhé... :D

    Giải pháp trong các trường dạy bay (Qui trình được dạy trong suốt khóa huấn luyên bay) để tấn công mục tiêu là giảm công suất xuống đến khi mô men lực xoắn chỉ còn là 24 pascals trên inch (25psi). Trong khi đó nhấc mũi máy bay về không so với phương vận tốc. Các tốt nhất để hoàn thành (công viêc này) là nếu phi công có thể căn chỉnh máy bay mà mục tiêu nằm ở bên phải hoặc bên trái thì bổ nhào về phía mục tiêu. Muc đich của việc ưu tiên giảm tốc để (trước khi ) bổ nhào nhằm cho phép phi cơ có thêm thời gian trên mục tiêu trước khi máy bay đạt đến tốc độ cho phép - VNE -là 190 knots. (Máy bay khi bổ nhào thì vận tốc sẽ bị tăng liên tục - ND). Khi đã tiếp cận mục tiêu, phi công cần mở bảng mạch điều kiển, bật công tắc và bắt đầu khởi động súng..:D.

    Văn phong lủng củng.. bác ngthi96 tự chỉnh nhé... :D
    Lần cập nhật cuối: 17/07/2018
    Bonmua, tonkin2007, tunghpvn3 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Với chính sách mới này, ngày 8/7, Tổng thống Nixon đã ra lệnh rút 25.000 quân Mỹ và đến đầu tháng 12 thì rút thêm 35.000 quân nữa. Nhiệm vụ chiến đấu dần dần được chuyển sang cho phía VNCH và được chính thức gọi dưới cái tên là "Việt Nam hóa chiến tranh."

    Trớ trêu thay, tác động của trận Đồi thịt băm lại phủ nhận đúng thứ mà trận đánh đã làm được - đó là phá thế tự tung tự tác của đối phương tại thung lũng A Sầu. Đầu tháng 7 năm 1969, tướng Stilwell rời VN và tướng Zais lên nắm quyền chỉ huy Quân đoàn 24.

    Mặc dù Zais đã cố gắng hoàn thành con đường sử dụng được dưới mọi thời tiết để tiến vào thung lũng thì ước mơ của phe đồng minh là thiết lập tại đây 1 căn cứ lâu dài vẫn chỉ là ảo mộng. Theo tướng Stilwell thì việc cắt giảm quân của Nixon đã làm phe đồng minh bị mất đi đáng kể "khả năng tiến hành các chiến dịch diễn ra bên ngoài những khu dân cư trù phú." Trong khi sư dù 101 cố tổ chức thêm 1 chiến dịch thành công khác (Montgomery Rendezvous) đánh vào thung lũng thì chính sách Việt Nam hóa của Nixon cuối cùng cũng tước mất của họ những thứ cần thiết để lập tại đó 1 căn cứ lớn nhằm đồn trú lâu dài. Chẳng mấy chốc, cũng như từng phải chịu sau khi trại biệt kích A Sầu thất thủ năm 1965, lực lượng đồng minh 1 lần nữa đành nhường lại quyền kiểm soát thung lũng cho phía Bắc Việt.






    VĨ THANH




    Những người chỉ trích tuy thừa nhận tính đúng đắn trong việc phải tiến hành chiến dịch nhằm mục tiêu đánh đuổi quân địch khỏi thung lũng A Sầu và núi A Bia, để loại trừ nguy cơ đối phương dùng nó làm bàn đạp tiếp tục tiến đánh Huế và Đà Nẵng, tuy nhiên, họ cũng chỉ rõ cái giá về sinh mạng phải trả cùng cảm nhận tiêu cực của công chúng Mỹ đã khiến nó trở thành ví dụ nổi bật của 1 chiến lược bị đặt nhầm chỗ. Họ khá ảo tưởng khi cho rằng các chiến dịch kiểu như vậy có thể thành công bằng cách chỉ sử dụng mỗi hỏa lực mà thôi .

    Trích cuốn Những nhà chỉ đạo chiến tranh của tướng Douglas Kinnard, Tham mưu trưởng Lực Lượng Dã chiến số II tại VN giai đoạn (1967-1968) và Trưởng ban Lịch sử quân sự Lục quân Hoa Kỳ.


    Đây là trường hợp ta phải chiến đấu với 1 đơn vị xuất sắc của Bắc Việt. Hẳn địch đã chuẩn bị rất kỹ cho trận này. Họ đã kiến tạo các trận địa trên nùi từ vài tháng hay cũng có thể là vài năm về trước. Rõ ràng là địch quân muốn quyết chiến tại đó chứ ko thì tại sao họ lại phải tăng cường, tiếp tế cho cái vị trí chỉ nằm cách đường biên có 1000m thôi? Họ có thể dễ dàng xây dựng 1 pháo đài như núi A Bia ở bên kia biên giới Lào mà chẳng sợ bị ai quấy nhiễu. Tại sao khi chúng ta vừa tấn công thì họ cũng lập tức đánh căn cứ Airborne? Lý do duy nhất là vì họ muốn tăng số lượng thương vong của quân Mỹ. (tay này nhận định đúng phết nhỉ..tiếc cái cấp bé quá...:-p:-D)

    Trung úy Charles Denholm, chỉ huy trung đội 4, đại đội Bravo,tiểu đoàn 3/187


    (Lưu ý: Cấp bậc của những quân nhân trên đây là vào thời điểm diễn ra trận đánh. Ngoài những trường hợp cá biệt sẽ nói rõ còn thì tất cả các cuộc phỏng vấn này đều đã được tác giả ghi âm lại...)

    Nếu trận Đồi thịt băm diễn ra trước đó 1 năm thì sẽ chẳng có ai nói gì về nó. Cứ xem trận Ia Drăng hay trận Đắk Tô thì rõ. Thương vong mấy trận đó cũng tương tự trận này mà có thấy mấy ai ca cẩm đâu?

    Đại úy Charles Littnan, đại đội trưởng đại đội Bravo, tiểu đoàn 3/187


    Nếu khôn ra thì sang trận ngày 15, ta cần điều tới thêm mấy tiểu đoàn nữa, thậm chí là toàn thể lữ đoàn cũng được. Hôm 14, ta huy động cả tiểu đoàn đánh lên núi mà vẫn bị đánh bật ra do vấp phải hỏa lực mạnh mẽ đến khó tin của địch. Thời điểm đó tướng Zais cần tung toàn lữ đoàn vào trận mới đúng. Rõ ràng là chúng tôi đã phải đối mặt với cả 1 trung đoàn địch. Trong quân sử đầy nhóc những trường hợp các vị tư lệnh đã phung phí sức mạnh bằng cách đánh nhỏ giọt và tướng Zais cũng làm y như thế. Tôi rất cảm thông cho tướng Zais trong cuộc tranh cãi với Kennedy nhưng chẳng thể chối bỏ ông đã làm ko tốt chức trách chính của mình là 1 vị chỉ huy bộ binh; theo đó phải hoàn thành nhiệm vụ bằng mọi phương tiện có sẵn với mức thương vong tối thiểu.

    Trung úy Frank Boccia, chỉ huy trung đội 1, đại đội Bravo, tiểu đoàn 3/187


    Trung úy Boccia là 1 trung đội trưởng giỏi và chỉ huy đơn vị mình rất tốt. Bản thân tôi hồi chiến tranh TG II cũng là trung đội trưởng nên tôi hiểu cảm giác của trung úy Boccia khi phải mặt đối mặt với kẻ thù là thế nào. Anh nói đơn vị mình phải đơn thương độc mã xung phong mà chẳng được hỗ trợ thêm gì nữa hết. Thế nhưng điều này sai hoàn toàn. Đầu tiên là trong toàn trận đánh, tướng Zais cùng tướng Stilwell luôn bay trên khu chiến và thường xuyên liên lạc với các chỉ huy dưới mặt đất và chẳng bao giờ do dự trong việc điều quân tăng viện cả. Từ ngày 10-13/5, tiểu đoàn 3/187 đã xông trận dưới sự yểm trợ ko ngừng nghỉ của phi pháo. Trong suốt trận đánh, 4 pháo đội lựu pháo 105 ly, pháo 155mm, pháo 175mm và pháo 203mm mỗi loại 1 pháo đội đã bắn yểm hộ cho tiểu đoàn 3/187. Số lượng máy bay tham gia không kích là 271 lần/ chiếc nên ko thể nói là thiếu yểm trợ được.

    Cho đến ngày 13 thì Honeycutt vẫn còn cảm thấy có thể đánh 1 mình. Trong khi ấy, các tiểu đoàn khác của lữ đoàn 3 trên khắp thung lũng A Sầu cũng đâu có rảnh rang. Khi thấy rõ tiểu đoàn 3/187 không thể độc chiến được nữa tôi đã quyết định, dưới sự chuẩn y của tướng Zais, triển khai tiểu đoàn 1/506 dưới quyền trung tá John Bowers tới từ phía nam đánh lên núi A Bia. Honeycutt cảm thấy nóng ruột trước tốc độ tiến quân của Bowers nhưng đấy là vì tiểu đoàn 1/506 đã phải vượt qua địa hình quá phức tạp dù cũng quyết tâm chẳng kém gì so với tiểu đoàn 3/187.

    Trích trong thư đại tá Joseph Conmy gửi cho tác giả.
    Bonmua, hk111333, caonam_vOz4 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tôi chắc Honeycutt rất cú tiểu đoàn 1/506. Ông cho rằng họ tiến quân lừng khừng. Tôi ko phê phán ai cả vì có nhiều thông tin rất khác nhau. Nghe nói tiểu đoàn 1/506 cũng sa vào vũng lầy ác liệt chẳng kém gì chúng tôi. Ấy thế mà còn phải nghe những lời xì xầm kiểu "Này, đám đó toàn ngồi im trong khi bọn ta nếm đòn thôi" nữa.

    Lời trung úy Frank Boccia, chỉ huy trung đội 1, đại đội Bravo, tiểu đoàn 3/187 trong cuộc phỏng vấn của Ray Ytzaina.


    Chiến thuật trận này hầu như cũng là chiến thuật ta thường dùng trong suốt cả cuộc chiến. Quân ta chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm quân Bắc Việt và đó là chỗ ta tìm thấy chúng. Ko may là thời điểm đó sư đoàn 101 đang phải căng kéo lực lượng từ khu phi quân sự xuống tới tận chỗ của sư đoàn Americal (sư 23 bộ binh Mỹ. ND). Chính vì thế ta phải tốn rất nhiều thời gian để huy động lực lượng. Trong 3 ngày đâu tiên chúng tôi chẳng biết mình đánh nhau với lực lượng địch ra sao cả. Tất cả những gì biết được là chúng tôi đã bị vài tên địch nhắm bắn. Sang ngày 15 mới thấy số địch bắn vào mình khá nhiều và đến ngày 18 thì chúng rất chi là đông đảo. Nếu có cơ hội làm lại thì chúng tôi cũng sẽ làm đúng như vậy thôi. Chúng tôi sang đó để đánh nhau. Sang đó để giết địch. Chúng tôi đã tìm thấy chúng và quyết định tốt nhất là nên đánh nhau tại đó chứ chẳng dại gì để chúng xuống địa bàn đông dân như Huế mới đánh. Honeycutt đã được yểm hộ tối đa với không quân chiến thuật và pháo binh. Nhiều người cứ quan trọng hóa việc chúng tôi ko dùng máy bay B-52 oanh tạc nhưng để làm vậy ta sẽ phải cho quân lùi lại và địch sẽ phát hiện ngay điều này. Bộ đội Bắc Việt luôn cố gắng áp sát ta 1 cách tối đa để hạn chế hiệu quả của hỏa lực oanh tạc.

    Nếu được làm lại lần nữa, ta cũng đâu thể dồn sức tấn công vào chính giữa rồi khiến đường tiến quân bị quá tải bởi 2 hoặc 3 đại đội. Khi mũi tiến quân của Lee Sander thất bại, nó thật sự đã ảnh hưởng xấu cho sự tiến bộ của trận đánh. Tốn kém nhân lực, vật lực suốt 3 ngày trời. Rồi sau khi cả sở chỉ huy lẫn đại đội Bravo đều bị trực thăng vũ trang đánh nhầm thì tình hình tồi tệ hẳn. Theo quan điểm của tôi thì trận Đồi thịt băm là 1 trận tấn công kiên theo kiểu cổ điển.

    Đại úy Gerald Harkins, đại đội trưởng, đại đội Alpha, tiểu đoàn 3/187.




    Tiểu đoàn 3/187 đã đụng đầu với trung đoàn 29 Bắc Việt và địch cũng đã chấp nhận giao chiến. Nếu thu quân để B-52 thả bom thì sẽ địch sẽ cảnh giác, rút ra và rồi đợi bữa khác đánh sau lưng quân ta. Chúng tôi phát hiện địch trên núi A Bia nên đó là nơi chúng tôi đánh nhau với họ. Chúng tôi đã đánh tan trung đoàn 29 và loại nó ra khỏi vòng chiến. Khi chiếm được ngọn núi ngày 20/5 chúng tôi đã đếm được 261 xác địch cùng với vô số vũ khí. Tướng Zais tuy là tư lệnh nhưng cũng giúp chúng tôi trong việc thống kê. 1 chỉ huy của đơn vị biệt kích vừa mới nghỉ hưu còn cho tôi biết khi sang thám thính bên kia bên giới họ thống kê được trong quá trình diễn ra trận đánh địch đã chuyển cả ngàn thương binh, tử sĩ từ quả núi qua.

    Trích thư của đại tá Joseph Conmy gửi cho tác giả.


    Tôi thì chả hiểu chiến thuật chúng tôi sử dụng là gì sất. Tất cả những gì tôi biết là cứ theo sát cái thằng đằng trước mình.

    Hạ sĩ Ron Swanson, trung đội 2, đại đội Charlie, tiểu đoàn 3/187.


    Phải thừa nhận chiến tranh VN là cuộc chiến tranh tiêu hao. Nếu nói trận Đồi thịt băm là 1 sự lãng phí thì cả cuộc chiến cũng vậy. Và nếu như đã coi toàn bộ cuộc chiến là sự phí phạm thì việc xoáy vào nói riêng trận này cũng bằng thừa.

    Người ta bảo chúng tôi phí công do đã rút khỏi quả núi sau khi vừa chiếm được nó sao ko nói đến việc ta đã rút khỏi VN sau bao nỗ lực chiến đấu đi?

    Tôi thì bảo trận đánh đã thành công dựa vào những lý do sau. 1 trong số đó là thương vong của chúng ta ít hơn địch nhưng quan trọng hơn hết là ta đã khiến công tác hậu cần, tiếp vận của Bắc Việt trong khu vực phải mất 1 thời gian dài nữa mới hồi phục. Họ ko thể xây dựng lại vị trí ở núi A Bia trong 1 sớm 1 chiều được. Đây là 1 cứ điểm được phòng thủ chắc chắn, có vị trí chiến lược ngõ hầu kiểm soát toàn bộ thung lũng.

    Trung úy Robert Schmitz, chỉ huy trung đội 1, đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/506


    Cả trung đội tôi đều đồng ý là có cách đánh bật bọn địch ra khỏi ngọn núi hay hơn cách chúng tôi đã làm vốn theo kiểu toàn đánh vỗ mặt của đám TQLC.

    Binh nhất Michael Smith, lính phóng lựu, trung đội 2, đại đội Delta, tiểu đoàn 3/187.


    Tôi thì chẳng muốn đánh lên quả núi đó. Tôi nghĩ chuyện này thật là ngu ngốc. Nhưng ai cũng bị kẹt trong tình huống khó xử đó thôi. Nếu tôi ko chịu đánh lên núi họ sẽ cách chức tôi rồi đưa 1 đại úy khác tới thay ngay. Thật ra Honeycutt cũng ở vào tình huống đó. Truyền thống quân sự của chúng ta - đặc biệt là bộ binh – là khinh thường việc rút lui. Chẳng bao giờ họ dạy cách tháo lui trong các trường quân sự cả.

    Những lời chỉ trích nói quả núi chẳng có tầm quan trọng gì rất đúng. Điều quan trọng ở đây là số lượng địch ta diệt được là bao nhiêu cơ. Rõ ràng là chúng tôi đã tiêu diệt rất nhiều quân địch nhưng con số đó cũng chẳng thể nào bù đắp lại tổn thất của mình. Tốt nhất là đừng bao giờ mò lên quả núi ấy.

    Tuy nhiên ta cũng chẳng thể phê phán được ai. Liệu người ta sẽ nói ra sao nếu tướng Zais trả lời "Ờ, chúng tôi đã tìm thấy quân địch nhưng lại quyết định thôi ko tấn công nữa."? Kể từ Zais trở xuống đúng là ai cũng đều hiếu thắng hết, nhưng nếu ở đó, liệu ta có chịu 1 cấp chỉ huy chẳng có tinh thần chiến đấu hay ko?

    Cá nhân tôi thì nghĩ chẳng có gì quan trọng hơn việc ‘giữ ghế’ hết. Lỗi ở đây là lỗi của hệ thống chứ ko phải lỗi của Zais hay là Honeycutt. Tôi nói lỗi từ hệ thống vì nó chẳng bao giờ hình dung nổi mục tiêu tiếp theo của mình.

    Hẳn quân Bắc Việt rất mừng khi thấy ta mò lên quả núi ấy. Điều khôn ngoan nhất mà chúng tôi nên làm trên đó là ngồi yên xem bom tấn thổi tung chúng nó lên.

    Đại úy Luther Sanders, đại đội trưởng đại đội Delta, tiểu đoàn 3/187
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Số liệu đếm xác sao ko giống nhau nhỉ...của đại tá commy, chỉ huy ngoài thực địa là 261 nhưng con số công bố chính thức lại vọt lên tới 633....:-D
    Lần cập nhật cuối: 19/07/2018
    gaume1, convitbuoc, caonam_vOz1 người khác thích bài này.
  8. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Một xác được đếm 3 lần do 3 đơn vị khác nhau.. :D. Xong rồi chúng nó SUM lại.. :D
    Bonmuangthi96 thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chiến thuật mà Honeycutt đã dùng trên đồi Thịt Băm rất quyết liệt, và đây cũng chính là đặc điểm quân Mỹ sử dụng trong suốt cuộc chiến. Chiến thuật quyết liệt như thế có thể ban đầu gây ra nhiều tổn thất nhưng về lâu dài thì nó lại tiết kiệm được xương máu vì nếu để trận đánh kéo dài thì thương vong sẽ càng nhiều thêm. Cuộc chiến trường kỳ tại VN là minh chứng cho luận điểm này.

    Đại tướng William Westmoreland, Tường trình của 1 quân nhân.


    Tôi nghĩ Honeycutt đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Trong trận đánh tôi ghét ông ấy lắm nhưng rồi sau khi đọc báo cáo sau trận đánh thì mới biết ông gặp nhiều khó khăn hơn là tôi tưởng.

    Binh nhất Anthony Bresina, lính súng trường, trung đội 1, đại đội Bravo, tiểu đoàn 3/187.


    Tôi chẳng dằn vặt dữ dội vì trận này nhiều như trung úy Boccia đâu. Quân ta tới đó là để tìm và diệt quân thù. Đó là nhiệm vụ của chúng tôi và của cả Honeycutt nữa.

    Trung úy Charles Denholm, chỉ huy trung đội 4, đại đội Bravo, tiểu đoàn 3/187


    Honeycutt là 1 chỉ huy tác chiến nổi bật. Ông ta thường hay bảo chỉ huy ko được phép để cảm xúc cá nhân chi phối hoặc để sự đau buồn ảnh hưởng đến nhiệm vụ. Lý do duy nhất để ta nắm giữ cương vị chỉ huy bộ binh là phải hoàn thành sứ mệnh, chăm lo cho binh sĩ dưới quyền. Nếu có mâu thuẫn xảy ra giữa 2 việc đó thì phải ưu tiên cho nhiệm vụ. Còn nếu đã coi trọng tâm là lo cho tính mạng binh sĩ thì đừng tham gia chiến tranh làm gì nữa.

    Trung úy Frank Boccia, chỉ huy trung đội 1, đại đội Bravo, tiểu đoàn 3/187


    Đáng ra ta ko cần thúc quân đánh chiếm núi A Bia như để 'nướng' như thế. Để bảo vệ thế giới tự do, có lẽ Honeycutt đánh trong chiến tranh TG II sẽ hợp hơn. Nhưng ở VN thì lại khác hẳn. Tôi ko muốn nhìn lại kiểu 'thầy bói nói dựa' vì sau đó tôi vẫn còn tỏ ra khá lạc quan. Nhưng dù lạc quan đến đâu tôi vẫn chẳng hiểu được tại sao ta phải phí phạm sinh mạng binh lính cho quả núi như cái cách đã làm? Chính vì việc này đã khiến Honeycutt bị nâng quan điểm. Ông ta chỉ là 1 sản phẩm của hệ thống mà thôi.

    Trung úy Joel Trautman, chỉ huy trung đội 1, đại đội Charlie, tiểu đoàn 3/187


    Chỉ huy đơn vị tác chiến được giao nhiệm vụ phải thực hiện và Honeycutt đã làm hết sức để hoàn thành nhiệm vụ này. Cần biết rằng suốt 6 tháng tôi ở trong sư 101 quân Bắc Việt chưa hề trụ lại tiếp chiến lần nào cả. Vì thế mà Zais, Smith lẫn Honeycutt lúc nào cũng e quân thù sẽ lại ‘bốc hơi’ như hàng chục trận trước đó. Hãy nhìn vào mục đích của chiến dịch A Sầu. Đó là phát hiện hàng tiếp tế, cắt đứt đường vận tải, tiêu diệt các sở chỉ huy quân địch. Do sức kháng cự trên núi A Bia mạnh hơn bình thường rất nhiều nên chúng tôi cứ nghĩ mình đã vấp phải 1 bộ chỉ huy hay 1 kho tàng lớn của địch. Thật ko hiểu nổi tại sao địch lại trụ lại chiến đấu dữ đến thế?

    Trung tá Gene Sherron, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/506


    Ban đầu tôi cứ nghĩ Honeycutt rất ưng tình huống mình đang dấn thân vào, chỉ muốn tiểu đoàn 3/187 độc chiếm lấy quả núi và còn mừng khi thấy tiểu đoàn 1/506 ko có ở đó. Nhưng đến khi đọc báo cáo tổng kết trận đánh tôi mới biết ông ấy đã bực tức, thất vọng nhường nào khi họ ko thể tiến quân nhanh hơn.

    Binh nhất Michael Rocklen, lính điện đài, trung đội 1,đại đội Delta, tiểu đoàn 3/187


    Chiến thuật tôi dùng trên Đồi thịt băm rất quyết liệt. Đó mới là cách ta chiến đấu trong 1 cuộc chiến tranh. Nếu cứ lần khân thì liệu ta có thể chiếm được bao nhiêu đất? Liệu kẻ thù có ngồi im đợi ta tới diệt hay ko? Chưa từng có ai tránh né chiến đấu mà lại thắng cuộc cả.

    Trung tá Weldon Honeycutt, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3/187


    Sau tuyên bố của Kennedy tại Thượng viện, tôi trở nên ghét cay ghét đắng ông ta. Những gì ông ta nói về tướng Zais thật đáng phỉ nhổ.

    Đại úy Charles Littnan, chỉ huy đại đội Bravo, tiểu đoàn 3/187


    Những lời Kennedy nói ra khiến tôi điên máu. Ko thể cho rằng tất cả những gì chúng tôi đã phải trải qua trên quả núi ấy là vô tích sự được. Những lời ông ta nói ra có thể đúng, nhưng ông ta vẫn là người ngoài cuộc và ko được phép chõ mũi vào chuyện này. Chiến thuật sai lầm sử dụng trong trận đánh đã khiến nhiều sinh mạng bị phí phạm nhưng lợi dụng nó vào mục đích chính trị thì hơi khó coi.

    Trung úy Frank McGreevy, chỉ huy trung đội 1, đại đội Alpha, tiểu đoàn 3/187
    Bonmua, gaume1, viagraless5 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tôi vẫn nhớ như in việc Kennedy đã gọi trận đánh là vô giá trị khi đọc phản ứng của dư luận Hoa Kỳ trên tờ Sao và Vạch. Tôi ước Kennedy có mặt ở đó. Tôi nghĩ 1 chính khách thì ko nên phát biểu kiểu như thế, nhất là trong bối cảnh đang diễn ra chiến tranh, những người tham gia trận đó như chúng tôi tuy mất đi rất nhiều bạn bè nhưng chẳng ai coi đó là sự phí phạm vô ích cả. Nếu ko có sự đồng thuận thì chúng tôi đã ko tấn công quả núi đó. Tuy nhiên vào lúc đó, chúng tôi cũng đã nhận ra những gì đang 'ủng hộ' mình ở quê nhà. Ý tôi là việc bị dân Híp pi gọi là tội phạm chiến tranh hoàn tòan khác với việc 1 Thượng nghị sĩ - người có quyền lực rất mạnh - thay vì là chỗ dựa tinh thần giúp ta vượt qua khó khăn lại đi bảo mình phung phí tính mạng binh sĩ dưới quyền. Ít ra ông ta cũng phải khen ngợi tinh thần dũng cảm và thành tích của binh sĩ dự trận. Họ đã chiến đấu trong tình cảnh rất cam go chỉ dựa vào danh dự, nghĩa vụ người quân nhân nhưng ông ta toàn xoáy vào khía cạnh chính trị của trận đánh...Tôi nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ có thể tha thứ cho ông ta vì điều đó.

    Trung úy Robert Schmitz, chỉ huy trung đội 1, đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/506


    Tôi nhận là mình cực lực phản đối việc tấn công lên núi. Tuy nhiên khi nghe Kennedy phát biểu tôi lại nghĩ lẽ ra ông ta nên là người của Hà Nội thì đúng hơn.

    Trung úy Joel Trautman, trung đội trưởng trung đội 1, đại đội Charlie, tiểu đoàn 3/187


    Tôi luôn cảm thấy mình có lỗi với toàn thể đại đội. Nếu anh làm gì sai thì chỉ mất mạng mình anh mà thôi. Tuy nhiên trong chiến đấu thì dù có làm gì đi nữa, vẫn luôn có tổn thất. Nhưng mỗi khi có lính thuộc quyền mất mạng, thì ta lại dằn vặt mình làm đã thật tốt hay chưa? Khi nghĩ đến những chàng trai và những thứ họ phải trải qua trên quả núi ấy rồi đến 10 năm sau lại biết tin cái bọn đã trốn sang Canada được cho ân xá...tôi thật ko thể chịu nổi. Nếu như chuyện họ trốn tránh là đúng thì những gì chúng tôi đã làm trên quả núi ấy là sai sao?

    Đại úy Charles Littnan, chỉ huy đại đội Bravo, tiểu đoàn 3/187


    1 đội quân giỏi khi ra chiến trường họ sẽ chiến đấu. Nếu phải chống lại 1 kẻ thù đang cố thủ trong công sự ở trên núi thì họ cũng sẽ làm. Chiến tranh ko diễn ra trong lớp học hay các trang báo; và nó cũng chẳng thể nào chiến đấu bằng những nhà khoa học, chính trị gia hay phóng viên hoặc độc giả đọc báo được.

    Trích trong bài viết của phóng viên - nhà văn Ward Just trên báo Bưu điện Washington số ra ngày 21/5/1969


    Sau khi trận Đồi thịt băm kết thúc tôi chẳng nghĩ ngợi gì mấy mà chỉ thấy mừng vì nó đã chấm dứt mà thôi. Nghe nói đó là 1 trong những trận căng nhất ở VN. Tôi biết đại đội Charlie cũng tin thế vì họ thực sự 'ăn đòn' rất nặng.

    Hạ sĩ Johnny Jackson, lính súng trường, trung đội 3, đại đội Alpha, tiểu đoàn 3/187


    Khi nhớ về Đồi Thịt băm, tôi luôn nghĩ đến Luther Morgan. Cậu ấy hát rất hay và chơi được cả kèn harmonica nữa. 2 đứa chơi thân với nhau từ hồi còn huấn luyện tân binh và rồi khi sang bổ sung cho đại đội Charlie. Tôi cũng là người góp công khiêng xác cậu ấy. Thật là 1 chàng trai xuất sắc. Sau chiến tranh tôi mơ thấy cậu ấy rất nhiều. Tôi thường mơ mình ra khỏi máy bay tới VN thực hiện đợt phục vụ lần 2 hay 3 gì đó và những thằng khốn đã ra đi vĩnh viễn ấy cứ đứng đó nhăn răng ra cười. Rồi khi đã rời khỏi máy bay thì lại bị bảo rằng mình sẽ phải lên Đồi Thịt Băm thêm lần nữa.

    Binh nhất Anthony Bresina, lính súng trường, trung đội 1, đại đội Bravo, tiểu đoàn 3/187.





    Hết
    --- Gộp bài viết: 21/07/2018, Bài cũ từ: 21/07/2018 ---
    tèn tén ten...cuốn trận Đồi thịt băm đã hết sạch...cảm ơn các bác đã theo dõi...đặc biệt cảm ơn các bác đã like e nhiệt tình giúp e có động lực hoàn thành cuốn sách này ạ...Đặc biệt đề nghị không phát tán bản dịch này cũng như sử dụng cho mục đích thương mại..
    filber70, Bonmua, huytop13 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này