1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐỒI THỊT BĂM TRẬN ĐÁNH TÀN KHỐC TRÊN NÚI A BIA TỪ NGÀY 11 ĐẾN NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 1969

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 08/01/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trước khi trực thăng chở quân đưa được số quân còn lại của đại đội Charlie tiếp đất thì sương mù đã bao phủ hết Veghel. Sau đó 1 chút thì trời mưa. Trong cái âm ty này, khi tầm nhìn chỉ còn chừng 1m đổ lại thì trận đánh lại tiếp diễn. Bộ đội Bắc Việt đội mưa và sương mù bò tới ném bộc phá, lựu đạn vào chu vi phòng thủ Mỹ. Lính dù cũng đáp trả bằng súng phóng lựu M79 và lựu đạn. Đêm đã xuống nhưng trận đánh vẫn ko ngừng hẳn. Suốt tối hôm đó, thỉnh thoảng lại xảy ra những cuộc giao tranh nhỏ, đẫm máu với qui mô chỉ chừng 2-3 người giữa lính Mỹ và bộ đội Bắc Việt khắp chu vi. Những lúc khác, quả núi lại trở nên yên bình khi 2 phe lo trú ẩn trước cơn mưa bỗng chốc lại trút xuống ào ào như thác đổ.

    Sáng ra, giao tranh vẫn cứ tiếp tục. Thật may cho quân Mỹ khi đến chừng giữa buổi sáng thì sương mù tan. Đại tá Hoefling lập tức điều gunship và máy bay phản lực tới oanh kích các vị trí địch. Trong khi đám này đang thực thi nhiệm vụ thì ông cho đổ số quân còn lại của tiểu đoàn 1 xuống.

    Thấy đối thủ đã được tăng viện, bộ đội Bắc Việt bỏ công sự theo 1 đường mòn rộng, rút về phía tây tới A Sầu, bỏ lại phía sau 12 xác đồng đội nằm rải rác quanh chu vi phòng thủ của các trung đội 2 và 3. Ngoài ra đối phương còn mang theo 8 tử sĩ nữa rồi sau mới đem chôn chung trong 1 ngôi mộ ven đường.

    Quyết ko để đối thủ trốn thoát Hoefling liền lệnh trung tá Davis dẫn tiểu đoàn truy theo. Dù khá liều lĩnh nhưng kế hoạch này phù hợp với tiêu chí của chiến dịch Massachusetts Striker.

    Tiểu đoàn 1, trung đoàn 502 hùng hổ từ Veghel xông ra. 3 đại đội cơ hữu tiến theo 3 trục riêng biệt bám theo con đường mòn lòng cứ ngỡ đang đuổi theo 1 đại đội lẻ loi của địch. Thế nhưng sau đó 1 lát họ nhận ra rằng mình đang phải chiến đấu với toàn bộ tiểu đoàn 816. Tuy nhiên, khác hẳn những trận khác tại A Sầu từng xảy ra trong quá khứ, khi mà bộ đội Bắc Việt chẳng bao giờ có ý định đánh phòng ngự cố định; sang ngày 14/4, dừng chân tại 1 ngọn núi nhỏ có tên làĐộng A Tây sau khi rút khỏi Veghel hôm trước đó, tiểu đoàn 816 đã quyết định trụ lại. Và cũng như mọi khi, Mỹ luôn đang tìm kiếm 1 trận đánh lớn mang tính quyết định và giờ thì, bộ đội Bắc Việt đã sẵn sàng để ‘giúp’ họ toại nguyện - chỉ có điều là còn 'sẵn sàng' hơn cả những gì mà lính Mỹ hình dung nổi.

    Với độ cao chừng 800m so với mực nước biển, Động A Tây là 1 quả núi tròn ủm có 1 sống núi sắc như dao chạy lên phía bắc. Ngay bên dưới đỉnh và sống núi này, bộ đội Bắc Việt đã kiến tạo 1 hệ thống hầm hào sâu, rộng kết nối với nhau bằng các giao thông hào, địa đạo; xạ trường rất thông thoáng. Có từ 300 - 500 chiến sĩ của tiểu đoàn 816 đang thu mình trong hầm đợi quân tiểu đoàn 1/502 sư 101 đến.

    Trung tá Davis tuy cũng nghi địch đóng trên Động A Tây nhưng chưa biết số lượng là bao nhiêu cả. Ông giao nhiệm vụ tìm hiểu điều này cho đại đội Alpha. Rạng sáng ngày 17/4, đại đội Alpha bắt đầu leo lên đỉnh lòng chắc mẩm sẽ chỉ vấp phải vài tay súng bắn tỉa hay cùng lắm là chừng 1-2 tiểu đội địch. Thay vì chạm trán với vài tay cảnh giới, họ lại đâm đầu vào 1 cơn mưa đạn súng cá nhân và súng máy. Chỉ trong có vài phút, trung đội dẫn đầu của đại đội Alpha đã có 1 chục người chết, cùng chừng đó người bị thương và phải ôm đầu máu chạy xuống. Đơn vị gọi phi, pháo đánh phá các vị trí địch hơn 1 giờ đồng hồ rồi cho 1 trung đội khác dàn hàng ngang xông lên. Trung đội này cố gắng lên được đến lưng chừng cao điểm thì bị quân địch phản kích, đánh bật xuống.

    Lúc này đã biết đã chạm trán với 1 lực lượng lớn của địch, trung tá Davis lệnh cho đại đội Charlie lập chốt chặn bên mặt nam cao điểm còn đại đội Bravo thì tấn công vào vị trí bên phía đối diện. Rủi thay, viễn tượng của đại đội Bravo củng chẳng sáng sủa gì hơn. Chỉ mới tiến lên được vài mét, họ đã bị thương vong mất 10 người và đành phải vội vã tháo lui.

    Lần này thì bom cùng với đạn pháo được trút xuống cao điểm suốt 2 giờ liền; thế nhưng những đợt tiến công sau đó của các đại đội Alpha và Bravo vẫn bị đánh lui 1 cách chóng vánh. Cả 3 đại đội dù đành đào công sự phòng thủ và từ lúc đó cho đến hết đêm, đạn pháo 105mm và 155mm từ 4 căn cứ hỏa lực gần đó cứ dập ầm ầm vào các vị trí địch bên trên cao điểm. Tuy đạn pháo ko diệt được các hầm chiến đấu của đối phương nhưng cũng làm cho cây rừng quang hẳn đi buộc chúng phải lộ ra.

    Sáng hôm sau, được trang bị súng không giật 90 ly đã được máy bay đưa đến hồi đêm, các đại đội Alpha và Charlie cùng đánh lên sống núi từ 2 hướng đối diện nhau. Sau một hồi giao tranh ác liệt, 2 đại đội đã lên được chỗ cao nhất ở đầu nam sống núi, tạo điều kiện cho các khẩu đội súng không giật tiêu diệt được 4-5 boong ke địch. Thế nhưng các đại đội dù đang củng cố vị trí chuẩn bị đánh lên mỏm chính thì bộ đội Bắc Việt đã tổ chức 1 đợt phản kích dữ dội đánh họ bật xuống chân núi trở lại.

    Cả 2 đại đội tổ chức tản thương bằng trực thăng rồi đào công sự dưới chân cao điểm. Bộ đội Bắc Việt tiếp tục tập kích, tấn công thăm dò suốt đêm vào các vị trí quân Mỹ và chỉ chịu rút đi khi trời sáng.

    Sáng ra, lính đại đội Alpha và Bravo tìm thấy 20 xác bộ đội Bắc Việt nằm quanh chu vi phòng thủ nhưng con số trên chẳng thấm tháp gì so với số tổn thất mà quân Mỹ phải chịu. Kể từ khi giao tranh nổ ra 3 ngày trước đó, 2 đại đội này đã bị thương vong gần 50% quân số, trong khi trên ngọn Động A Tây - hay như đám lính giờ đổi tên thành Đồi máu - đối phương vẫn vững như bàn thạch.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong buổi sáng, do nhận thấy số bom mình ném xuống hầu như chẳng hiệu quả gì với những căn hầm của địch 2 bên sống núi, Không quân đã quyết định thử cách mới bằng cách ném xuống những quả bom nặng 500kg gắn ngòi nổ chậm. Họ ngờ rằng giữa sống núi có 1 đường hầm liên kết với toàn bộ hệ thống boong ke địch. Họ đoán nếu phá hủy được đường hầm này thì những cái hầm kia cũng phải sụp theo. Rất khó đánh trúng sống núi hẹp nhưng rồi cuối cùng thì Không quân cũng quẳng được chừng 20 quả bom xuống ngay chóc. Giả định của họ đã đúng. Những trái bom 500kg đã làm phần lớn đỉnh sống núi bị sụp. Ở 2,3 chỗ còn xảy ra những tiếng nổ phụ lớn xé rộng thêm lỗ hổng trên đỉnh sống núi.

    Ngay khi quả bom cuối cùng trúng đích, lính các đại đội Alpha và Bravo lập tức dàn đội hình tiến lên. Quân Mỹ cứ ngỡ bộ đội Bắc Việt sẽ bỏ vị trí bỏ chạy về A Sầu vì hầm hố đã sập hết cả. Nhưng chỉ một số địch quân làm như vậy còn hơn 100 bộ đội Bắc Việt vẫn quyết ở lại đánh đến cùng.

    Raymond Harshberger, người hôm đó lên đồi Máu trong đội hình đại đội Alpha, đã tả lại những chuyện xảy đến sau đó như: "1 trải nghiệm thực sự kinh hoàng. Ngay cả lúc này, sau 17 năm rồi mà khi nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy sởn cả gai ốc."

    Tiếp đó là 1 trong những ngày chiến đấu đẫm máu và gian lao nhất trong lịch sử của sư đoàn dù 101. Khắp mọi nơi trên sống núi - dưới thân cây đổ, sau những mô đá, trong những cái hốc hay trong đống đổ nát của hầm hào sập - đều có địch. Đối phương chiến đấu rất quyết tử, 1 tấc ko đi 1 ly ko dời. Trong buổi sáng ấy, các đại đội Alpha và Bravo tấn công lên đó 3 lần, rồi cũng bị đánh bật đủ 3 lần. Cuối cùng, đến đầu giờ chiều, sau gần 1 tiếng đồng hồ nã đạn cấp tập của 4 pháo đội, phải cố gắng lắm 2 đại đội trên mới bám được lên đầu bắc sống núi và từ đó dàn hàng ngang từ từ ‘quét’ về phía mỏm chính. Dù bị đánh thọc sườn chẳng còn khả năng giữ vững vị trí nữa, số bộ đội Bắc Việt còn sống sót vẫn ko chịu rút lui. Giống như lính Nhật cố thủ tại đảo Iwo Jima trong chiến tranh TG thứ II, họ bám trụ vị trí của mình cho đến hơi thở cuối cùng.

    Phải đến cuối buổi chiều thì mới tảo thanh hoàn toàn cao điểm. Trong đống đất hoang tàn, toang hoác ấy lính Mỹ đếm được 86 xác đối phương. Sang ngày hôm sau họ khám phá ra 1 trạm xá địch nằm trên sườn nam của ngọn núi cũng danh sách những người đã từng tới đó để điều trị. Theo danh sách này thì đến hơn phân nửa của 1 tiểu đoàn có gần 700 quân đã bị thương vong trong suốt 33 ngày vận động chiến với tiểu đoàn 1/502 (hơi khó tin. quân số 1 tiểu đoàn Mỹ mới đông đến thế. Ta thường chỉ từ 300-500 (biên chế đủ) chưa tính đến bối cảnh quân ta phải chiến đấu liên miên, bổ sung khó khăn. ND). Lính Mỹ cũng tìm thấy 1 tài liệu khác trên nền đất trạm xá, mà khi đọc qua nhiều người đã cảm thấy bị sốc và thất vọng trong khi những kẻ khác thì nổi cơn thịnh nộ. Đó là bảng kê các loại thuốc được gửi đến cho trạm xá với dòng chữ kèm theo: "Những người bạn tại đại học California ở Berkeley thân tặng."

    Để chiếm lấy Đồi Máu, phía Mỹ có 35 lính tử trận và hơn 100 bị thương, đây là con số gây kinh ngạc so với 1 mẩu đất bé tí như thế. Cũng như con số thương vong, chiến thuật mới mà quân Bắc Việt đã triển khai tại Động A Tây khiến cho các cấp chỉ huy lữ đoàn 2 rúng động. Các sĩ quan tình báo ngâm cứu cụ thể từng diễn biến chiến đấu của sư đoàn trong bản báo cáo sau trận đánh rồi tìm cách phân tích, mổ xẻ xem tại sao địch lại quyết tử cố giữ ngọn núi đến vậy. Tuy ko nói rõ ra, nhưng họ đều đang cố tìm ra lời giải cho câu hỏi: Liệu Động A Tây là 1 vụ việc ngẫu nhiên, đơn lẻ hay là điềm báo trước của những điều tồi tệ sẽ đến sau đó? Câu trả lời sẽ đến sau đó trong vòng chưa đầy 1 tháng.

    Ko phải tất cả những đơn vị tham gia chiến dịch Massachusetts Striker đều gặp khó khăn như tiểu đoàn 1/502 sư 101. Với 1 số đơn vị, như tiểu đoàn 2, trung đoàn 327 thuộc lữ đoàn 1 thì chiến dịch này chỉ là chuyến dạo mát. Sau khi tiểu đoàn 1/502 đụng nặng ở Veghel, thì tiểu đoàn 2/327 về nằm dưới quyền điều động của lữ 2 và được giao nhiệm vụ tiến chiếm phần phía nam thung lũng. Do hầu như ko gặp kháng cự, họ đã xâm nhập thung lũng hôm 22 tháng 3 và nhanh chóng chiếm lấy sân bay nằm gần trại biệt kích bỏ hoang. Các toán tuần thám đã phát hiện ở hướng tây có 1 số lớn quân đối phương. Tiểu đoàn liền bắt đầu tiến lên theo 3 trục khác nhau. Tuy nhiên các đơn vị địch lại đều né tránh giao chiến và rút sang Lào.

    Do ko thể truy sang Lào được, trung tá Charles Dyke, tiểu đoàn trưởng lệnh cho quân dưới quyền trở lại theo đường cũ quay về thung lũng tổ chức lùng sục. Đó là 1 quyết định khôn ngoan. Khi quân của Dyke càn quét về phía đông họ đã phát hiện được nhiều kho tàng chứa vật tư, đạn dược của địch. Tuy nhiên khám phá lớn nhất của họ là 1 con đường lớn do công binh địch xây dựng nối phía nam thung lũng đến tỉnh Quảng Nam. Đối phương còn giấu bên cạnh đường cả 1 đội xe tải Nga 20 chiếc, 2 xe ủi đất cùng 1 trạm sửa chữa bảo trì xe, máy được trang bị đầy đủ.

    Sau khi càn quét quanh Động A Tây, được bổ sung quân và nghỉ ngơi chút ít, tiểu đoàn 1/502 bắt tay vào chuyến 'truy tìm kho báu' ở phía nam thung lũng. Ngày 17/4, họ đã cắt được đường 614, 1 tuyến đường vận tải do địch xây dựng, nối từ nam A Sầu xuống bắc Quảng Nam. Do xe cộ địch luôn đi lại tấp nập trên đường 614 nên lính tráng đã đặt cho nó biệt danh là đường Yellow Brick ăn theo tên con đường huyền thoại trong bộ phimThầy pháp củaOz (Wizard of Oz).

    Tuy chẳng hề có vùng đất Oz nào nằm cuối con đường nhưng tiểu đoàn 1/502 cũng phát hiện ra 1 bệnh xá lớn, 10 xe tải Nga, 600 khẩu súng trường CKC cùng hàng nghìn viên đạn DKZ, cối và đạn pháo nữa. Họ cũng thiết lập căn cứ hỏa lực Lash nằm chắn ngang đường 614 và cắt đứt đường tiếp tế của địch ở phía nam thung lũng.
    filber70, hk111333, DepTraiDeu6 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thế nhưng cuộc đụng độ với 1 đơn vị lớn của địch ở phía nam thung lũng mà lữ đoàn 2 hằng mong mỏi đã ko xảy ra. Các đơn vị thuộc trung đoàn 9 QĐNDVN được biết đang hiện diện trong vùng này vẫn ko tiếp chiến mà rút lên phía bắc bỏ lán trại, kho tàng, xe tải và đường giao thông lại.

    Không ngờ khi rút lui quân địch lại tiến thẳng đến 1 khu vực mà tướng Richard Stilwell, tư lệnh quân đoàn 24, đang chuẩn bị tung 10 tiểu đoàn vào đánh chiếm. Mũi nhọn của cuộc tiến công được giao cho các tiểu đoàn 1/506; tiểu đoàn 3/187; tiểu đoàn 2/501 của sư đoàn dù 101 cùng với 2 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 1 VNCH.

    Tuy ko tham gia vào giai đoạn đầu đòn đánh vào bắc A Sầu, các tiểu đoàn 3, trung đoàn 5 Kỵ binh; trung đoàn 9 TQLC, cùng 2 tiểu đoàn khác của VNCH vẫn sẵn sàng đảm nhiệm vai trò chi viện cho chiến dịch. Stilwell đã giao cho tiểu đoàn 3/5 Kỵ binh nhiệm vụ khai thông đường 547 để nó có thể vượt qua vùng núi phía đông và chọc vào trung tâm thung lũng; trung đoàn 9 TQLC cũng sẽ vào lại thung lũng sông Đakrông để đánh bại mọi cố gắng của kẻ địch nhằm tăng viện cho phần bắc thung lũng.

    Đòn đánh sắp nhằm vào phía bắc A Sầu có tên là Apache Snow. Cuộc hành quân này được coi như 1 cuộc trinh sát chiến đấu. Trong thực tế nó được tung ra nhằm khiêu chiến với các đơn vị Bắc Việt đang đóng quân ở đó. Hàm ý rất đơn giản: Hoặc bộ đội Bắc Việt phải bỏ lại kho tàng, đường xá, lán trại - như đã từng làm ở phía nam thung lũng - chạy sang Lào hoặc cố giữ lấy chúng và đối mặt với nguy cơ bị tiêu diệt. Quyết định bám trụ bảo vệ phần bắc thung lũng của đối phương đã mở ra ‘đấu trường’ của 1 trận đánh mà giới quân nhân cho là tàn khốc nhất trong chiến tranh VN.









    Chương 8


    TUYẾT TRÊN ĐỈNH APACHE - tiếp theo




    Đúng 7g10 phút thì trận pháo chuẩn bị ngừng lại. Ít phút sau đó, trên mỗi bãi đáp xuất hiện 1 tốp 2 trực thăng vũ trang Cobra tới để tiến hành dọn bãi lần cuối cùng. Trong khi 1 chiếc Cobra đang quần đảo bên cạnh thì chiếc còn lại lao xuống phóng hết loạt rocket nổ mạnh (HE rocket) này đến loạt rocket khác rồi nã xối xả đạn minigun xuống khu vực bãi đáp. Khi nó đã bắn hết đạn thì chiếc còn lại cũng nhào xuống và lặp lại qui trình đó.

    Các hợp đoàn trực thăng chở quân cũng tới nơi chỉ sau đó vài giây đồng hồ. Khi chúng vào gần bãi đáp giành cho mình thì chiếc Cobra chỉ huy bay lên phía trước đội hình máy bay chở quân 1 chút, phụt xuống bãi đáp những quả đạn 40mm từ súng phóng lựu tự động cùng 1 loạt 2 quả rocket đinh nữa (flechette rocket - loại rocket bắn ra những mũi đinh nhọn chuyên dùng chống bộ binh. ND)

    Công tác dọn bãi diễn ra liên tục cả thảy hết 74 phút và đến 7g10 thì chấm dứt. Các trực thăng vũ trang lại bay lên bao vùng sẵn sàng chế áp hỏa lực mặt đất nếu cần thiết.

    Các phi đoàn chở quân vốn đang bay theo đội hình chữ V và lượn vòng gần đó chờ đợt dọn bãi cuối cùng của trực thăng vũ trang giờ mới bắt đầu bay vào. Do cả 5 bãi đáp đều quá nhỏ nên các phi đoàn ko thể đáp 16 chiếc trực thăng của mình xuống cùng lúc, mà phải đáp xuống mỗi lần 1-2 chiếc. Do bom đạn đã khiến địa hình nơi đây tan hoang hết cả nên phi công ko dám đáp hẳn mà chỉ hạ xuống lơ lửng cách đất từ 1,5-3m để đám xạ thủ súng máy đứng ở cửa máy bay vãi đạn dữ dội ra xung quanh. Vào lúc trực thăng hạ độ cao cheo lơ lửng, những chú lính mang ba lô nặng đến 30kg nhảy xuống rồi tản ra quanh bãi đáp tổ chức phòng thủ vòng tròn. Cứ mỗi toán lính được đổ xuống thêm, chu vi phòng thủ ngày càng mở rộng ra và rồi lại có thêm nhiều lính nữa được đưa xuống.

    Quái lạ thay, như thể báo trước điềm gở, các chuyến hạ cánh hầu như đều êm xuôi chót lọt. Ngoài tiểu đoàn 4, trung đoàn 1 VNCH bị vài phát đạn bắn tỉa khi đổ xuống bãi đáp trên đỉnh núi Tran Lay (Tranh Lày?) và 1 đại đội thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 VNCH bị mất 1 trực thăng Chinook vì hỏa lực mặt đất khi đang bắt tay xây dựng căn cứ hỏa lực Tiger trên núi Ka Lou (Ka Kou?) ra thì cả 3 tiểu đoàn quân Mỹ đều đổ quân mà ko chạm địch; cho đến giữa buổi sáng họ đã thiết lập xong an ninh cho các bãi đáp được giao và đã sẵn sàng để nống ra. Về cơ bản thì nhiệm vụ của 5 tiểu đoàn đều giống nhau đó là đồng thời tổ chức trinh sát chiến đấu về phía tây đến biên giới Lào và sang phía đông tiến xuống đáy thung lũng.

    Trong thực tế, cuộc đổ quân quá dễ dàng đã khiến trung tá Weldon Honeycutt, chỉ huy tiểu đoàn 3/187 bị thất vọng. Cũng như nhiều người khác, ông ta những tưởng sẽ phải bay vào thung lũng dưới lưới đạn địch. Trong trận đánh lên Động Ngài do ông chỉ huy mới 2 tuần trước, chỉ những phút đầu tiên thôi mà quân Mỹ đã bị mất tới 3 trực thăng chở quân và hư hỏng 1 số khác vì hỏa lực mặt đất. Do hôm nay đã dự kiến sẽ bị bắn mạnh nên giờ ông rất đỗi ngạc nhiên khi mọi thứ lại trở nên dễ dàng đến thế.

    Thực tế là nó quá dễ. đại đội Delta của đại úy Luther Sanders đổ quân đầu tiên vào lúc 8g01 phút, tiếp sau đó là các đại đội Alpha và Charlie. Trong khi Charlie lo bảo vệ an ninh quanh bãi đáp thì Delta và Alpha bắt đầu tỏa ra trinh sát 2 bên sườn sống núi. đại đội Alpha đi hướng tây bắc hướng về biên giới Lào còn đại đội Delta thì phía sườn phía đông nam hướng lên đỉnh núi A Bia.

    Honeycutt cùng ban tham mưu đáp xuống lúc 9g30, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ bãi đáp thay cho đại đội Charlie rồi lệnh cho đại úy Dean Johnson tổ chức thêm 1 mũi trinh sát chiến đấu có qui mô đại đội nữa sục về tây nam hướng tới biên giới Lào giống đại đội Alpha. Sau đó viên trung tá cùng ban tham mưu rồi tới trung đội cối 81mm bắt đầu theo sống núi tiến về phía đông nam, theo gót đại đội Delta.
    filber70, Bonmua, hk11133310 người khác thích bài này.
  4. chimtroitap_hot

    chimtroitap_hot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    156
    Tết ko có gì đọc nha
    Bonmua thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hẹn các bác ra giêng ạ....chúc tất cả năm mới phát tài phát lộc!!
    Bonmua, DepTraiDeu, huytop1 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vốn lỗ mãng, bộc trực, ưa bon chen..Honeycutt đúng là 1 mẫu chỉ huy cực kỳ cứng rắn. Sinh năm 1931 tại thị trấn công nghiệp Greensboro, Bắc Carolina; khi mới 16 tuổi, học xong mỗi lớp 6, Honeycutt đã khai man để nhập ngũ. Dù cao 1,77m, ông thiếu hẳn cái mà các sĩ quan khác gọi là 'phong thái chỉ huy'. Honeycutt ‘buộc mình’ với binh nghiệp với 1 lòng sùng kính và thăng tiến khá là nhanh chóng.

    Chỉ trong 5 năm ngắn ngủi ông đã từ binh nhì lên đến đại úy và tham gia chiến tranh Triều Tiên với cương vị đại đội trưởng thuộc trung đoàn 187 rồi sau về nằm dưới quyền chỉ huy của tướng William Westmoreland. Khi 2 đại đội khác của trung đoàn 187 thất bại trong việc đánh lấy ngọn đồi quan trọng bị quân Trung Quốc chiếm trong những trận giao tranh dọc khu phi quân sự, thì Honeycutt, chỉ huy đợt tấn công thứ 3, lại làm được. Ông chiếm được ngọn đồi và đuổi quân Trung Quốc chạy de kèn.Ấn tượng trước vẻ hung hãn của viên đại đội trưởng trẻ tuổi, Westmoreland đã đặt cho ông cái biệt danh 'con cọp' và thế là 'chết tên' luôn. Từ đó trở về sau các thượng cấp của Honeycutt đều chỉ gọi ông 1 cách đơn giản là Honeycutt 'cọp'.

    Chiến tranh Triều Tiên đã khởi đầu cho cả mối quan hệ binh nghiệp gắn bó lẫn tình bạn cá nhân giữa Honeycutt với Westmoreland. Phải nói rằng Westmoreland kỳ vọng rất nhiều vào Honeycutt. Tuy nhiên trong Lục quân thì ông lại ko được như vậy. Nhận định về ông khá là tranh cãi, viên trung tá được nhiều sĩ quan ‘hữu hảo’ coi là 1 chỉ huy trẻ thuộc dạng tài ba trong Lục quân trong khi những người khác thì chỉ xem ông chỉ là 1 gã cực kỳ ích kỷ và nóng tính. Dưới giác độ nào đó thì dường như Honeycutt lại khoái sự bất đồng ấy, thậm chí cảm thấy thích thú khi những người khác nghĩ như thế và cứ mặc kệ ko thèm làm gì để cải thiện ấn tượng của mọi người.

    Honeycutt cũng có nhiều ‘thứ riêng’ rất gắn bó và 1 trong số đó là tiểu đoàn 3/187, đơn vị có gốc từ trung đoàn 187 mà mình đã phục vụ ở Triều Tiên. Được giao chỉ huy tiểu đoàn này từ tháng 1 nhưng phải mất hơn 1 tháng ông mới gò nó thành đơn vị chiến đấu hợp ý.

    Đây là 1 công việc khá khó khăn. Khi nhận nhiệm vụ viên trung tá mới phát hiện ra nhiều sĩ quan dưới quyền ko ra chiến trường với binh lính mà chỉ quanh quẩn trong căn cứ Camp Evans, viện đủ mọi lý do dù nhỏ nhất để có thể ở lại hậu cứ. Ông lập tức bắt các sĩ quan ai cũng phải đi hành quân, trừ những người có nhiệm vụ quan trọng, với tuyên bố: "Từ nay trở đi tiểu đoàn sẽ phải đi đánh nhau. Tiểu đoàn này sẽ ra ngoài tìm địch mà diệt. Thời kỳ quanh quẩn, trốn tránh tệ hại kia giờ đã chấm dứt."

    Ít lâu sau, 1 sĩ quan trù trừ ko chịu dẫn quân đi vào vùng địch kiểm soát thám thính, đã bị Honeycutt mắng: "đồ ẻo lả, hèn nhát" rồi dọa đưa ra tòa án binh. 1 sĩ quan khác mới được giao về tiểu đoàn, tỏ thái độ phản chiến ko chịu đi hành quân cũng bị Honeycutt lôi ra khỏi chỉ huy sở quật ngã cắm đầu xuống đường. Đại đội trưởng đại đội chỉ huy là đại úy James Ogle thấy động ra xem còn bị Honeycutt quát vào mặt: "Đem thằng phản thùng khốn nạn này đi khuất mắt tôi. Đại úy. Lột lon rồi gửi nó sang Lào."

    Tuy những hành vi như thế là quá đáng nhưng chúng cũng đạt hiểu quả như viên trung tá muốn. Trong vòng 1 tháng sau khi về nắm tiểu đoàn 3/187, Honeycutt đã trui rèn đơn vị này thành 1 tiểu đoàn nề nếp, rắn rỏi và can đảm; những đức tính mà ông đang rất cần để đối phó với những trận đánh gay go ở phía trước.

    Ông nhận thấy phương pháp mình làm là đúng đắn vì sau đó 1 tháng trong trận đánh ở đảo Leach (Leach Island Battle ?) các binh sĩ dưới quyền đã chiến đấu rất cừ. Sau trận Động Ngài cuối tháng 4, tiểu đoàn 3/187 đã được trao tặng bằng khen đơn vị Anh dũng (Valorous Unit Award đây là bằng khen đúng thứ nhì chỉ sau bằng khen của Tổng thống - Presidential Unit Citations. ND) và điều này đã khiến Honeycutt tin rằng Rakkasans ko những là đơn vị giỏi nhất lữ đoàn 3 mà còn đứng đầu toàn sư 101 nữa. (Rakkasans là biệt danh của trung đoàn 187, vốn có gốc từ tiếng Nhật nghĩa đen là 'Người nhảy xuống bằng ô'. ND)

    Đến trưa thì Honeycutt hội quân với đại úy Sanders và đại đội Delta ở 1 nơi cách đỉnh núi A Bia khoảng 1000m. Tại đây ông huy động tất cả mọi người thiết lập bãi đáp và chỉ huy sở. Vị trung tá dự định thiết lập 1 sở chi huy vững chắc hơn trên đỉnh A Bia vào hôm sau nhưng trong thời điểm hiện tại ông muốn ở gần để chỉ huy các mũi trinh sát chiến đấu do các đại độiAlpha và Charlie kết hợp hướng đến biên giới Lào.

    Trên sống núi hẹp, các binh sĩ của Honeycutt khẩn trương làm việc tạo ra 1 điểm tựa có hình dáng thuôn dài. Ở đầu tây bắc điểm tựa, công binh đã dùng cưa máy đốn khoảng chục cái cây cao hơn 30 thước cùng nhiều cây nhỏ hơn tạo thành bãi đáp nhỏ vừa đủ cho 1 trực thăng đáp xuống. Những công binh khác lo ‘khoét 1 lỗ’ trên tán rừng để súng cối 81 ly có thể tác xạ và dùng rựa phát 1 đám tre để lấy chỗ lập chỉ huy sở. Trong khi công binh vật lộn làm việc dưới cái nóng 38 độ thì 94 binh sĩ của đại đội Delta tỏa ra xung quanh đào hố cá nhân, gài mìn claymore và trái sáng rồi tổ chức thám sát các khe núi quanh đó xem thử có còn địch hay ko?

    Những động thái kiểu như trên mau chóng lan ra khắp bắc A Sầu. Tuy 2 đại đội Alpha và Charlie chỉ mới rời xa bãi đáp của mình chừng vài trăm mét nhưng mũi nào cũng đã phát hiện ra lán trại, hầm hố của đối phương suốt dọc đường tiến quân. Có những cái lán to đến độ có thể chứa cả 1 trung đội cùng với những thửa vườn rộng được chăm sóc kỹ càng ở phía sau và những căn hầm lớn. đại đội Charlie còn phát hiện trong 1 căn lán có đống lửa vẫn còn cháy âm ỉ; điều này cho thấy địch chỉ vừa mới rời chỗ này ít phút trước khi họ tới.
    hk111333, DepTraiDeu, huymaya5 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Những phi công lái trực thăng quan sát loại nhỏ đang bay là là trên đầu ngọn cây nhìn xuyên qua tán lá cũng phát hiện ra nhiều lán, trại, hầm hố trên khắp khu vực quanh núi A Bia.

    Đến khoảng 2g chiều thì 1 trực thăng quan sát chỉ điểm mục tiêu cùng tốp 'Sát thủ' 2 chiếc Cobra đã đụng độ lần đầu tiên với địch ngày hôm ấy. Khi đang bay lơ lửng trên 1 đám rừng nằm phía tây núi A Bia 2000m và dùng cánh quạt cố thổi lá rừng bạt ra, viên phi công trực thăng quan sát phát hiện 5-6 lính Bắc Việt túa ra khỏi căn lều và ba chân bốn cẳng chạy xuống con đường mòn gần đấy. Tay phi công liền gọi trực thăng vũ trang Cobra đang bao vùng xồ đến nã đạn minigun xuống đường mòn. Tuy 1 trực thăng vũ trang cố bắn hạ được 2 địch quân nhưng những kẻ còn lại thì đều đã chạy thoát vào rừng sâu.

    Vài phút sau đó, 1 máy bay chỉ điểm mục tiêu FAC đang bay vòng vòng ở khu vực phía đông A Bia đã bị 1 khẩu thượng liên phòng không 12 ly 7 xạ kích. Tí nữa thì bị bắn hạ, viên phi công liền gọi điện xin chi viện. 2 máy bay tiêm kích-bom đã bay đến ném 4 quả bom 500 cân Anh xuống nơi chiếc máy bay FAC đã đánh dấu. 1 quả đánh trúng đích và viên phi công FAC đã chứng kiến những mảnh vụn của khẩu phòng không bắn lên cao đến 10m.

    Qua 2 vụ việc trên; xâu chuỗi với những dấu hiệu ngày càng nhiều của địch mà các đại đội Alpha và Charlie vừa khám phá, chẳng còn cách nào khác, trung tá Honeycutt buộc phải kết luận rằng tiểu đoàn mình đã đổ xuống ngay giữa 1 vùng căn cứ của đối phương. Dù ko nắm chính xác tầm cỡ, hay số lượng địch đóng tại căn cứ này nhưng ông hiểu bất cứ khi nào cũng bộ đội Bắc Việt có thể quyết định chuyển sang đánh phòng ngự.

    Đó cũng chính là điều mà ông lo ngại. Honeycutt biết rằng, nếu như bộ đội Bắc Việt quyết định chiến đấu bảo vệ khu vực, thì giống như ở Động Ngài 2 tuần trước, ông sẽ buộc phải xin thêm viện binh và thả họ xuống 1 bãi đáp 'nóng'. Vậy thì thà xin cho họ xuống ngay bây giờ khi bãi đáp còn chưa có địch còn hơn là phải đổ quân giữa lúc kịch chiến.

    Do đại đội Bravo hiện đang bị lữ đoàn 3 giữ lại làm dự bị ở căn cứ hỏa lực Blaze, nên Honeycutt phải liên lạc với đại tá Joseph Conmy, lữ trưởng, giải thích lý do và xin 'nhả' nó ra cho mình. Conmy ko do dự đồng ý để đại đội Bravo đi ngay và đến 14g thì toàn đại đội được cho lên trực thăng chở quân chở đến A Sầu.

    Tuy nhiên những việc xảy đến cho đại đội Bravo lại chẳng được xuôn sẻ bằng các đơn vị khác cùng tiểu đoàn . 15 trong số 16 trực thăng chở quân đã dễ dàng đến được bãi đáp; tuy nhiên chiếc cuối cùng, chở trung úy Charles Denholm cùng ban chỉ huy của anh này lại bị dính đạn buộc viên phi công phải thực hiện động tác auto-rotate (chế độ tự quay của trục cánh quạt khi động cơ bị sự cố. ND) và cho máy bay đáp khẩn cấp xuống đáy thung lũng. 1 chiếc trực thăng khác tới sau đó ít phút nhằm bốc mọi người lên cũng gặp trục trặc tương tự. Chiếc máy bay này vừa bắt đầu bốc lên khỏi thung lũng hướng đến phía tây A Bia liền bị pháo cao xạ giấu trong những miệng hang nơi mặt tây A Sầu nhắm bắn. Có 2-3 quả đạn đã nổ sát cạnh đuôi máy bay khiến nó chao đảo dữ dội. Tuy mọi việc trước khi viên phi công có thể điều khiển nó trở lại chỉ diễn ra mấy giây đồng hồ nhưng ai cũng cảm thấy dài như thế kỷ

    Khi trung úy Denholm cùng ban tham mưu rốt cuộc cũng xuống được dưới đất, họ liền gia nhập với những người còn lại của đại đội Bravo và bắt đầu di chuyển khoảng 800m theo sống núi tiến đến tiểu đoàn bộ. Sau 1 giờ thì họ tới nơi; Honeycutt kéo đại úy Littnan qua bên, lôi bản đồ bọc plastic và cây bút chì mỡ ra vẽ tuyến đường mà ông muốn anh ta đi từ tiểu đoàn bộ theo sống núi lên đỉnh núi A Bia.

    Honeycutt nói rõ: "Chắc tối nay thì cậu ko lên tới đó được đâu nhưng tôi muốn vào chậm nhất là trưa mai ta phải dời được sở chỉ huy lên đó."

    "Chắc chẳng có vấn đề gì đâu!"

    "Cẩn thận đó"

    "Trung tá đừng lo."

    Đại úy Littnan ko e ngại nhiều đến những hiểm nguy có thể gặp phải trên ngọn núi. Viên sĩ quan 29 tuổi này đã trải qua 1 năm gian khổ tại VN với trung đội súng cối 81mm và đã lên chỉ huy đại đội Bravo được 3 tháng rồi. Trong thời gian ấy anh đã thực hiện hàng chục nhiệm vụ kiểu như vậy mà chẳng gặp mấy trở ngại. Dù biết ở A Sầu mọi người sẽ cần phải cảnh giác hơn anh vẫn chưa linh cảm ra mối nguy hiểm bất thường nào cả. Với Littnan thì anh cùng quân dưới quyền đang chuẩn bị làm cái mà đám lính vẫn gọi là "1 chuyến dạo mát nữa."

    Hầu hết lính trong đại đội Bravo cũng nghĩ như Littnan. Khi tin trên được truyền xuống hàng quân thì đám lính bắt đầu bông đùa, chúc tụng lẫn nhau về cái sự may mắn đến ko ngờ của họ. Đa số những tưởng sẽ phải vất vả, vác ba lô nặng 30kg, trèo đèo lội suối ở vùng núi phía bắc A Sầu này hàng tuần, mỗi khúc cua trên đường mòn đều nơm nớp lo gặp phải mai phục hoặc bị chết bất đắc kỳ tử; vậy mà nay công việc chỉ là bảo vệ sở chỉ huy! 1 nhiệm vụ mà họ vẫn gọi diễu là "canh gác cung điện".

    Trung úy Frank Boccia, trung đội trưởng trung đội 1, sau này nói rằng: "Sau trận đánh cam go ở Động Ngài, thì việc tiến lên quả núi để đặt tiểu đoàn bộ nghe cứ như là được đi nghỉ dưỡng vậy. Cũng như những người khác, tôi thật sự đang mong có được 1 tuần dễ thở trên ấy.
    filber70, hk111333, DepTraiDeu7 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Dù lạc quan thế nào đi nữa, những binh sĩ này vẫn còn phải vượt qua đoạn đường 1000m thì mới lên được tới đỉnh núi và đó là 1000m trên 1 lối mòn vừa hẹp, vừa dốc, cây đổ ngổn ngang luôn bị tre gai, dây leo chặn lối.

    Đến 16g40 thì họ bắt đầu lên đường. Trung đội 2 của trung úy Marshall Edward đi đầu tiên, tiếp sau đó là trung đội 1, ban chỉ huy đại đội rồi đến trung đội 4. Phần mình, Edward, cho tiểu đội 2 đi trước; Hạ sĩ Ron Storm đảm nhận vị trí xích hầu, Hạ sĩ James Rocker đi số 2. Storm bắt đầu từ từ lần theo lối mòn, mỗi bước đều cực kỳ thận trọng, mắt đảo như rang lạc, sẵn sàng phản ứng khi thấy động tĩnh nhỏ nhất. Anh gạt chốt chuyển khẩu M16 sang chế độ bắn liên thanh, nhắm thẳng đằng trước mặt, sẵn sàng xả hết băng đạn 20 viên trong nháy mắt. Rocker ở sau đó 10 thước, đi êm như mèo, cẩn thận bước qua từng mô đá, từng khúc cây đổ, nhẹ nhàng luồn lách dưới đám dây leo và cành thấp.

    Lối mòn chạy xuyên qua rừng rậm như 1 đường hầm vậy. Lá cọ mọc 2 bên như những bàn tay khổng lồ xòe ra. Dây leo mọc chằng chịt trên rừng cây phía trên đầu. Tán rừng quá dày khiến ánh sáng chỉ còn là 1 thứ nhờn nhợt, yếu ớt. Không khí âm u, bốc mùi hôi hám.

    Storm dấn bước 100 rồi 200m rời xa hẳn khu đất bằng nơi đặt sở chỉ huy tiểu đoàn , tiến qua 1 cái yên ngựa nhỏ, nông rồi lại ra 1 chỗ phẳng phiu nữa. Sau đó chừng 300 thước thì Storm lại gặp rìa 1 yên ngựa khác. Tuy nhiên cái này sâu hơn chỗ lúc trước nhiều. Có Rocker yểm trợ, Storm lần xuống chừng 20m rồi ra dấu bảo anh này cho đại đội tiến lên.

    Storm di chuyển xuống đáy yên ngựa rồi leo lên phía bên kia. Khi hầu hết tiểu đội 2 đã ra khỏi yên ngựa và bắt đầu leo lên núi thì từ chếch phía trước mặt, 1 quả RPG lao ù đến nổ xé tai ngay chỗ cái cây bên trái Storm. Sức nổ hất anh văng khỏi lối mòn rồi ngã sang mặt dốc bên phải sống núi. Sau mấy giây bất tỉnh thì bắt nghe thấy đầu nghe thấy những tiếng tằng tằng tằng quen thuộc khi bắn của tiểu liên AK-47. Nhìn lên Storm thấy trên cảnh trên lối mòn đang rất hỗn loạn. 3 người đã gục xuống, 1 trong số đó cứ gào lên câu "Tôi trúng đạn rồi!" ko ngớt. Mấy binh sĩ khác đang cố bò lên cứu tay đang bị thương kia dưới lằn đạn súng trường bay viu víu trên đầu.

    Đúng lúc đó, anh bị 1 địch quân nhìn thấy và nhắm bắn. Storm phải nằm dán xuống mặt đất để tránh đạn. Mấy giây sau đó 1 quả RPG nổ tung ngay cái cây trên đầu anh khiến lá và vỏ cây rơi xuống như mưa. Trong tíc tắc lén nhìn qua bên kia cố định vị nguồn bắn ra quả RPG thì anh lại thấy có 3-4 bộ đội đang trong 1 vị trí bên trái sống núi cách đó chừng 20 thước. Anh ngoái lại hô tổ hỏa lực của Hạ sĩ James Rocker cùng các binh nhất Anthony Tolle, Alan Bork, và James Prefundo lên. Storm dẫn toán lính men thêm 30 thước nữa cho đến khi tới chỗ đối diện và hơi chếch phía sau vị trí kia của địch.

    Storm nhìn qua 1 lượt nữa thấy hình như bên kia có khoảng 4-5 lính địch đang nấp sau những cây to, thấp thoáng trong đám dây leo, lá cọ. Thoạt đầu anh định nổ súng nhưng sau nghĩ địch nấp kín quá khó mà bắn trúng được, anh bàn với mấy binh sĩ trong tổ lấy lựu đạn ra đánh. Họ đều đồng ý. Storm ra hiệu, cả 5 người lính đều rút chốt lựu đạn, ném cùng lúc rồi nằm rạp xuống nấp. 1 tiếng nổ lớn làm rung chuyển bên mé trái con đường.

    Địch đã bị diệt! Storm nghĩ khi nhìn thấy thấy vị trí đối phương nấp lúc nãy giờ đã quang hẳn đi. Tuy nhiên, để chắc ăn bọn họ đều quăng lựu đạn vào đấy thêm lần nữa. Mé trái đường lại rung chuyển dưới tiếng nổ.

    Dù thế họ cũng chẳng có thì giờ để ăn mừng vì bắt đầu bị hỏa lực dữ dội từ 1 hỏa điểm khác bên dưới lối mòn bắn tới. Sau 1 trái RPG nổ tung trên đầu, Storm lệnh cho số lính lùi xuống sườn núi. Khi về tới chỗ tiểu đội, họ thấy lính cứu thương đang cứu chữa cho 3 thương binh bên vệ đường trong khi những người còn lại thì điên cuồng bắn vào những vị trí địch đằng trước mặt.

    Storm nghe tiếng ai đó hét: "Gọi xin không kích đi. Ta phải thoát khỏi nơi này."

    Storm cùng những người còn lại trong tiểu đội cùng đại đội theo yên ngựa lùi lại sang bên kia dốc. Tại đây, trung đội 2 tổ chức phòng thủ vòng tròn ở cả 2 bên vệ đường.

    Yêu cầu xin không yểm đã được truyền đi và được Honeycutt chuẩn y. Khoảng 5 phút sau đó, 1 máy bay chỉ điểm mục tiêu FAC dưới sự hộ tống của 2 khu trục cơ cánh quạt A-1 Skyraider bay tới. Thay vì dùng lựu đạn khói đánh dấu tiền duyên, đại úy Littnan hướng dẫn phi công FAC đưa mấy chiếc Skyraider công kích bám theo trục sống núi rồi cắt bom, nã đạn xuống phía nam yên ngựa rồi cứ thế tiến dần về hướng đỉnh núi.

    1 chiếc Skyraider tiến hành bay mẫu 1 lượt để Littnan chấp thuận hướng tiếp cận, rồi chiếc còn lại bắt đầu vào công kích từ độ cao chỉ hơn ngọn cây 1 chút, họng đại bác 20 ly khạc lửa. Chiếc Skyraider số 1 tới ngay sau đó và cũng quất đại bác xuống luôn. Tới lượt công kích tiếp theo, chiếc số 2 ném xuống 2 trái bom mảnh nặng 500 cân Anh.

    Phải mất tới 15 phút thì 2 chiếc phi cơ mới trút hết số bom đạn mang theo. Đến 19g thì chúng bỏ đi để lại trên lối mòn, phía nam yên ngựa 1 đoạn dài cả trăm mét tan hoang, bốc khói nghi ngút. Bom đã quật đổ nhiều thân cây cao tới 30m, phát quang tán rừng và thổi rạp đám tre mọc dọc 2 bên đường mòn 1 khoảng đến cả 20m.
    filber70, convitbuoc, hk1113338 người khác thích bài này.
  9. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Xích-hầu là chi vại, bro?
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nguyên văn là point man...người lính đi đầu đội hình, có tránh nhiệm dò đường báo nguy khi có địch nhưng ko tách rời đơn vị quá như trinh sát..việt nam ta trước dùng từ xích hầu
    Bonmua, DepTraiDeu, huytop1 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này