1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đối thoại với " Cánh Đồng Bất Tận "

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi danie_eva, 11/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danie_eva

    danie_eva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    724
    Đã được thích:
    0
    Đối thoại với " Cánh Đồng Bất Tận "

    Đọc " Cánh Đồng bất tận " của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư........xúc động và không khỏi ngỡ ngàng.
    Dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 cho ta thấy một xã hội đầy rẫy những bất công, những tha hoá, đồi bại cua thời kỳ chưa tự do, chưa đổi mới..........Nhưng Cánh đồng bất tận là của ngày Hôm Nay ! sao nó cũng tối tăm, u ám và thê lương làm vậy !

    Em chưa kịp calm sau những xúc cảm đó thì hum qua đọc được bài báo này trên báo Tuổi trẻ, post lên cho mọi người cùng coi .............xin ý kiến của mọi người !
  2. danie_eva

    danie_eva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    724
    Đã được thích:
    0
    báo Tuổi Trẻ số ra ngày 9/4/2006
    Tuổi trẻ số ra ngày thứ bảy 8/4 đã có cuộc trao đổi với trưởng Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Cà Mau xoay quanh nội dung kiểm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Ngay sau khi báo phát hành, tính đến 18h chiều cùng ngày, có 94 ý kiến bạn đọc đã gửi tới Tuổi Trẻ. Chúng tôi sẽ lần lượt đăng tải những phản hồi này. Bên cạnh đó, để làm rõ hơn những dư luận " chê rất dữ " mà ông Dương Việt Thắng đã đề cập, Tuổi Trẻ xin được trích đăng bài viết của ông Vưu Nghị Lực, như một cách mở đầu cho cuộc đối thoại ..........

    Có một Vũng Lầy bất tận
    Chẳng lẽ khi đặt tên cho tác phẩm của mình là " Cánh đồng bất tận '', Nguyễn Ngọc Tư lại không biết rằng đối với người Việt, cánh đồng là một biểu tượng văn hoá nhạy cảm? Chẳng phải dân tộc này, số đông đã lớn lên từ trên những cánh đồng ư ? Ngay ở đất Phương Nam này, đến mãi tận cùng là đất Cà mau, mọi người chẳng phải được sinh ra và lớn lên từ trên cánh đồng? Chẳng phải nhờ cánh đồng mà cô, Nguyễn Ngọc Tư, đã xuất hiện trên văn đàn mấy năm qua bằng một giọng văn đặc sệt chất cánh đồng, nhờ vậy mà cô được yêu thích, được đón nhận và nổi tiếng?
    Vậy hà cớ gì lần này cô phỉ nhổ vào cái cánh đồng ấy tàn tệ đến thế?
    Tôi nhớ trong văn học dân gian-kho tàng trí khôn của ông bà tổ tiên bao đời, chưa thấy chuyện phỉ báng cánh đồng, mà chỉ có làm đẹp thêm thôi. văn học nghệ thuật cận-hiện đại cũng vậy, bởi lẽ cánh đồng quê bao giờ cũng mỹ cảm lắm, tha thiết lắm, lam lũ mà anh hùng, nghèo khó mà son sắt........cây bút nữ xứ Cà mau ơi, cô phải biết những cánh đồng này chứ : Cánh đồng hoang, Máu thắm đồng Nọc Nạn, Đồng Chó ngáp....Những chuyện mà cô kể không còn là chuyện của cánh đồng nữa, tôi nghĩ đó là " Vũng lầy bất tận" thì đúng hơn. Mọi thứ do nhân xưng "tôi" có ý xuyên tạc bằng trí tưởng tượng nhồi nhét, bằng thao tác lượm lặt và một mặc cảm về tính giao bệnh hoạn. Cánh đồng của Nguyễn Ngọc Tư tất cả đều dâm ô hết. Hình ảnh nông dân Chí Phèo-Thị Nở trở nên lưu manh hoá bởi chế độ xã hội thối nát. Còn những hình ảnh nông dân của Nguyễn Ngọc Tư trở nên dâm ô hoá, ngay hôm nay bởi cái gì, vì ai mà con người chỉ còn quan hệ tính loài? Cô chửi vào họ một cách không thương tiếc: thất học, hung hãn, nghèo đói, dốt nát, tăm tối ; những đứa tên Hận, tên Thù nhàu úa, cộc cằn, chử thề là tươi rói........Cánh đồng Việt Nam sao 30 năm giải phóng phận người là như thế?
    Ở "Cánh đồng bất tận" không có vấn đề tính giao của người! Tác giả chỉ bêu riếu trên năm sự vụ ăn nằm, năm sự vụ mà thật tình nếu có thì ở cái xứ quê cô người dân chỉ dám rỉ tai nhau, chứ nào dám đăng ( văn ) đàn ong ỏng đánh ùm vậy. Rõ là nhà văn này không có ý viết về ******** mà chỉ cố chiêu dụ người nghe đi đến kết luận rằng: tất cả chỉ như chó và tệ hơn vịt; cuối cùng là một tôi bị cưỡng hiếp mà không hề kháng cự với cái lý lẽ trái tự nhiên là giẵy giụa chỉ kích thích thêm mấy thằng đàn ông, có ích gì ! Than ôi, nếu có ai viết về tính giao của nhân loại, sinh hoạt đàn bà- đàn ông đã thoát kiếp thú mấy triệu năm, thì chắc phải suy xét đến lẽ thường hằng của tạo hoá, đã ban cho con người một nền nã văn hoá tính dục. Không thể làm trái với quy luật để được xem là sự táo bạo của một nhà văn nữ!
    Cánh đồng của NNT là ở đâu vậy; một cánh đồng bệnh hoạn về nhân cách, tồn tại không kỷ, không cương, không pháp luật. Có một thứ cánh đồng của ngày hôm nay như thế sao? càng khó chấp nhận hơn khi đọc mấy lời Ngọc Tư trả lời phỏng vấn trên một tờ báo, rằng viết "CĐBT" là "thấy cần đổi mới mình đi"; " chỉ là đánh ùm một tiếng thôi mà". Ngọc Tư nghĩ " con người trở nên mở lòng ra, sống nhân ái với nhau"; nhưng Ngọc Tư viết thì rất độc ác, cố ý từ chối đạo lý làm người. Đọc văn thì thấy lòng người viết văn. Xua đuổi, bôi tro trát trấu lên phận nghèo, chửi mắng bọn ngu dốt dân mình, bắt nhân vật mình ai cũng đê hèn.....không có một bóng người trong tác phẩm của mình thì sao gọi là nhân ái?
    Ngày xưa chị Dậu bồng con với ổ chó đi bán, đã là hiện thực phê phán tận cùng rồi nên cách mạng phải đánh đổ nó đi, xem ra nhà văn làm được như vậy mới là nhân ái. Thông điệp của Ngọc Tư trong "CĐBT" là gì, hiện thực hôm nay mà như thế thì cô biểu mọi người phải làm sao đây hả Ngọc Tư? Có nhà giáo dạy văn học gửi thư cho các cơ quan lãnh đạo tỉnh Cà mau cực lực lên án "CĐBT" của NNT, nói rằng cô quá ********* là rất có lý! Tôi hiểu ********* theo nghĩa: nhà văn dù trong bất cứ trạng huống nào cũng không thể hạ thấp nhân phẩm con người, nhất là không thể đứng ở cheo leo bờ vựa nào đó để chống lại con người.
    Không thể coi bét-seller là một cái chuẩn văn học để làm tới! Nói theo kiểu dân nam bộ là Ngọc Tư ơi chớ làm lừng. "CĐBT" đã bộc lộ sai trái quá lớn rồi, cái sai ấy thập phần nguy hại khi đang được tiung hô, cổ suý. Thuốc lắc, ma tuý đều là thứ hàng bét-seller đấy thôi! Nhưng đó thuộc loại bét-selller mà Pháp luật phải ngăn cấm.
    Ngọc Tư và những người ủng hộ "CĐBT" hãy lưu ý đất nước mình còn 80% dân số còn tiếp tục gắn cuộc đời trên những cánh đồng. Đậm đà bản sắc ván hoá dân tộc, thẩm thấu trong đó là văn hoá cánh đồng. Nếu các bạn vẫn bảo lưu đứa con bệnh hoạn này, còn định làm thành phim nữa chứ, thì tôi xin thay mặt 80% nông dân lam lũ mà trong đó có cah mẹ ông bà tôi, cha mẹ ông bà các bạn hãy vị tình mà bỏ 2 chữ "Cánh đồng "đi. Nên thay vào đó là "Vũng lầy bất tận", vì với các bạn thì "Cánh đồng đã tận" rồi.
    Đã từng có cánh đồng nào đó ở xứ cà mau cho Nguyễn Ngọc Tư một văn nghiệp, đó là cánh đồng đã làm cho gọng văn Ngọc Tư không nhầm với Ngọc Năm, Ngọc Sáu của nơi khác. Chưa chi cô đã giẫm lầy cánh đồng, chẳng những giẫm mà còn phóng uế lên đó. Tôi biết NT hiện đang ở Hội Văn học - Nghệ Thuật tỉnh Cà Mau, nhưng qua "CĐBT" cô đã bắt đầu lưu vong, lưu vong với chính văn nghiệp của mình!
    Cà Mau, ngày 14/12/2005
    Thạc sĩ Vưu Nghị Lực

    (hội viên Hội NSSKVN, hội viên hội VNDGVN, phó giám đọc Sở VHTT Cà mau
  3. booatoa

    booatoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2005
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Ai thích đọc chuyện của Nguyễn Ngọc Tư thì vào đây nè.......
    http://www.viet-studies.org/NNTu/
  4. Sleeping_Sun

    Sleeping_Sun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    3.147
    Đã được thích:
    1
    Bài này nữa nè bạn hiền ơi
    Thứ Bảy, 08/04/2006, 03:11 (GMT+7)
    Cánh đồng bất tận không ********* nhưng...
    TT - Tác phẩm Cánh đồng bất tận (NXB Trẻ) của Nguyễn Ngọc Tư ở Cà Mau đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc. Nhưng mới đây, cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã yêu cầu kiểm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc Tư về những nội dung trong tác phẩm này.
    Sáng 7-4, ông Dương Việt Thắng (ảnh) và ông Trần Văn Hiện - trưởng và phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau - đã có buổi trao đổi với Tuổi Trẻ.
    * Dư luận cho rằng nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (NNT) - tác giả truyện ngắn Cánh đồng bất tận (CĐBT) - vừa bị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau đề nghị Hội Văn học nghệ thuật tỉnh kiểm điểm ?ophê phán tác giả một cách nghiêm khắc?. Điều này có không, thưa ông?
    - Ông Dương Việt Thắng: Đúng là chúng tôi có buổi làm việc với lãnh đạo Hội VHNT, sau khi xem xét những vấn đề dư luận phản ánh, chúng tôi đã đề nghị có ý kiến về các mặt tích cực, hạn chế và đề nghị Hội VHNT kiểm điểm tác giả.
    * Nhưng từ tháng 9-2005 đã có nhiều báo, tạp chí trung ương địa phương đăng tải, bình phẩm truyện CĐBT. Vậy tại sao mãi đến 27-3-2006 Ban Tuyên giáo tỉnh mới có thông báo kiểm điểm NNT, thưa ông?
    - Thì ngay lúc đầu tôi có đọc cũng chưa thấy ai nói gì. Sau đó có nhiều ý kiến khen chê trái ngược nhau gọi, gửi về Ban Tuyên giáo tỉnh ủy. Ngay lúc đó chúng tôi định làm việc nhưng các đồng chí trong Hội VHNT bận việc, đồng chí chủ tịch hội bị bệnh phải phẫu thuật, phải chờ. Nhà văn NNT nằm trong biên chế của hội nên phải gặp thủ trưởng của nhà văn mới làm việc được.
    Ngày 24-3- 2006 chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo Hội VHNT gồm các đồng chí Mười Thanh (chủ tịch hội) và hai phó chủ tịch hội Lê Đình Trường, Hoàng Thêm. Đã nhận xét những ý kiến khen chê.
    * Ý kiến đó thế nào, nhiều không, thưa ông?
    - Sau khi CĐBT ra mắt độc giả, có rất nhiều ý kiến. Khen thì nhiều - ông Thắng cười xòa nói - nhất là khi báo Tuổi Trẻ và cả Đài truyền hình VTV giới thiệu, đăng tải. Nhưng cũng không ít ý kiến chê rất dữ.
    Có độc giả Việt kiều và cả các nhà nghiên cứu phê bình văn học cho rằng đây là thứ văn chương *********, thậm chí là chống cộng; tục tĩu dâm ô; chống lại chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chủ yếu là chị em phụ nữ, tại vì họ giận!
    * Cụ thể giận ra sao, thưa ông?
    - Vùng đất tác phẩm thể hiện chủ yếu ở Cà Mau, huyện Đầm Dơi là nơi có nhiều địa danh lịch sử như Bàu Sen, đầm Bìm Bịp... Đó là ý kiến của nhiều người, trong đó có số cán bộ đã gửi về cho ngành văn hóa và cá nhân lãnh đạo tỉnh ủy, có cả dịch giả nghiên cứu văn hóa Nguyễn Kim Dân ở P.3, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Thể hiện ý kiến bằng các văn bản thư từ, có ý kiến còn đề nghị tổ chức hội thảo nữa.
    * Ông đánh giá ra sao về nội dung ý kiến của độc giả?
    - Qua buổi làm việc (với Hội VHNT tỉnh) đã có ý kiến thống nhất: nói truyện ngắn CĐBT là ********* và chống cộng là không phải. Chúng tôi không cho là như vậy, không thể qua một truyện ngắn, một tác giả mà đánh giá như vậy được.
    Còn nói là dâm ô tục tĩu cũng không phải đâu bởi trong truyện chỉ có vài ý nhỏ thôi, không thể đánh giá được.
    * Thế còn ý kiến cho rằng NNT ám chỉ về địa danh ?obôi nhọ? địa phương?
    - Về vấn đề địa danh, tôi nghĩ không chỉ có Cà Mau mà NNT đã nói chung cho cả vùng Tây Nam bộ.
    Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đang ký tặng sách cho bạn đọc - Ảnh: T.T.D.
    * Cụ thể hơn, ông thấy thế nào?
    - Về chủ đề tư tưởng, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần. Tôi thấy nói cái xấu nhiều quá! Và cũng cô đọng quá! Những nhân vật ông già, con cháu, gái làm đĩ..., kể cả cán bộ xã đều là nhân vật xấu. Quan điểm chúng tôi không phải không cho nói cái xấu, nói không biện chứng.
    Tốt xấu bao giờ cũng có cả hai, tỉ lệ phải như thế nào đó. Nói xấu trong tác phẩm này có nhiều tình tiết đã nói quá hiện thực. Không đúng!
    * Ông có thể nêu ra vài điển hình?
    - Ví dụ như miêu tả gái điếm mà NNT dùng từ ?odập dìu trên bờ đê? thì làm gì có. Hay như đoạn viết có nội dung: sau đợt dập dịch cúm gia cầm xong thì một phụ nữ đã buồn tiếc của mà uống thuốc tự vận.
    Thực tế trong cả nước đến nay vẫn chưa có người tự vận như vậy mà chỉ có thể buồn chán thôi. Người nuôi có gia cầm bị tiêu hủy đều được bồi thường tiền. Hoặc như chi tiết: ông già chơi đĩ xong đã trả tiền cho đĩ ngay trước mặt con là không có.
    Từ những chi tiết như thế, chúng tôi cho rằng tác phẩm này không có tác dụng giáo dục xã hội, giáo dục con người. Tôi không viết văn nhưng tôi biết chức năng của văn học là chức năng giáo dục và định hướng.
    Mặc dù mặt trái của kinh tế thị trường có cái xấu, cái xuống cấp nhưng đa số vẫn tốt. Nói vậy để con người còn niềm tin, lạc quan hơn với cuộc sống.
    * Ông đánh giá mức độ phản ứng giữa CĐBT lần này so với Cù lao Tràm của những năm đầu đổi mới thế nào, thưa ông?
    - Cù lao Tràm cũng có nói tốt dù thời kỳ mới đổi mới nói về mặt trái hơi nhiều! Sau này lại có Cái đêm hôm ấy đêm gì của một tác giả ở Thanh Hóa cũng bị phản ứng! Ý tôi muốn nói trong một tác phẩm có tốt có xấu cho tròn trịa vậy thôi, không thì thiếu tính giáo dục.
    Người đọc sẽ thấy bi quan. Tiến sĩ Thái Văn Long - giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau - có nói không nên cho học sinh coi CĐBT vì đọc xong học sinh sẽ hiểu ?oxã hội dập dìu đĩ?. Có cựu chiến binh tên Nguyễn Hiền Thân ở Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi đọc xong CĐBT đã tát cô con gái của mình chỉ vì con của ông khen CĐBT hay!
    * Ông nhận định sao về hai luồng ý kiến khen chê?
    - Phải chờ ý kiến của các nhà phê bình văn học. Vụ trưởng Vụ VH Đỗ Kim Cuông có gặp tôi nói riêng: nhận thức tư tưởng của NNT còn non kém chứ không có chống cộng gì đâu! Chúng tôi đề nghị hội tạo điều kiện cho nhà văn nâng cao nhận thức nghiệp vụ chuyên môn. Chứ như hiện nay NNT mới học xong lớp 11 mà thôi!
    * Thực tế NNT đã bị kiểm điểm chưa và kiểm điểm đến mức nào, thưa ông?
    - Mục đích chính của lần mổ xẻ này là để nhà văn có dịp nhìn lại và sáng tác tốt hơn. Cũng nhẹ nhàng thôi, không có gì cay cú hay gay gắt cho dù có ý kiến còn đòi bài trừ, trục xuất nhà văn ra khỏi địa bàn.
    * Trở lại với CĐBT, thưa ông Thắng, ông có nghĩ CĐBT nói cái xấu là có hại không? Văn học nghệ thuật được quyền hư cấu không, thưa ông?
    - Nói cái xấu để thức tỉnh là điều tốt. Nhưng nói gì thì nói cũng phải có tính định hướng. Anh hình dung xem, trẻ mới lớn lên mà đọc CĐBT sẽ thấy cái này sao mà quá trời vậy! Trẻ sẽ hoài nghi quá đi chứ.
    Đúng là sáng tác văn học nghệ thuật được quyền hư cấu nhưng phải trên cơ sở sự thật. Nói quá thành bác Ba Phi rồi! Nói quá mà nói về cái tốt, nhân cách hóa sẽ có tính xây dựng. Theo tôi, hư cấu như thế tốt.
    * Vậy ông có thể cho biết có bao nhiêu phần trăm sự thật trong CĐBT? Ông đánh giá sao về nhà văn này!
    - Tôi đánh giá cao phong cách ngôn ngữ thể hiện - đặc điểm đặc sản miền Nam - của NNT. Tôi không thể cân đo giá trị một tác phẩm văn học như làm kinh tế được.
    * Xin cảm ơn ông!
    TRẦN ĐỨC thực hiện
    Đề nghị:
    - Hội Văn học nghệ thuật kiểm điểm phê phán tác giả một cách nghiêm khắc, rút kinh nghiệm khi viết, cần phải có thực tiễn cuộc sống, cái đẹp, cái tốt mà xã hội đang xây dựng và phát triển. Tất nhiên, cần phê phán cái chưa tốt, nhưng phải đúng hiện thực và có định hướng cho con người đến cái chân - thiện - mỹ.
    - Hội Văn học nghệ thuật nên thường xuyên có định hướng cho người viết, sáng tác nên những tác phẩm hay, có phê phán nhưng phải thận trọng tránh gây nên một phản ứng xã hội gay gắt đối với tác phẩm.
    - Thường xuyên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả hội viên ở các lĩnh vực (có Nguyễn Ngọc Tư) được tham gia học tập lý luận chính trị, trau dồi đạo đức phẩm chất, nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm bút, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
    Riêng nội dung trả lời phỏng vấn với một số báo thiếu trách nhiệm, đề nghị Đảng, Đoàn nơi Nguyễn Ngọc Tư sinh hoạt giáo dục và kiểm điểm.
    (Trích báo cáo ngày 27-3-2006 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau)

  5. Sleeping_Sun

    Sleeping_Sun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    3.147
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
  6. Sleeping_Sun

    Sleeping_Sun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    3.147
    Đã được thích:
    1

    Thư của một em học sinh Lê Hồng Phong ý kiến về vụ này:
    Sao ông Vưu Nghị Lực không chỉ trích Bùi Tiến Dũng?
    Tôi là một trong những đọc gia của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, sáng nay trong giờ hoc, tôi vô tình đọc được bài báo chỉ trích truyện Cánh đồng bất tận, thật sự tôi cảm thấy rất bất ngờ và bức xúc trước bài chỉ trìch của ông Vưu Nghị Lực. Tôi xin khẳng định lại một lần nữa Cánh đồng bất tận là một tác phẩm hay và rất đáng để đọc, đã lâu lắm rồi nền văn học Việt Nam mới có được một tác phẩm hay và mới lạ đến vậy. Chị Ngọc Tư đã dám viết lên những hiện trạng của xã hội hiện nay,những điều mà ông Vưu cho rằng có chăng thì người dân chỉ dám rỉ tai nhau. Một đất nước theo ông là rất tốt đẹp, một đất nước của dân, do dân và vì dân mà khi người dân bắt gặp những chuyện xấu xa thì chỉ nên rỉ tai nhau thôi, nghe thật là nực cười! Vẫn biết cánh đồng là một biều tượng gắn với tâm hồn người Việt, cánh đồng Việt tuy rất đẹp nhưng không phải bất cứ thứ gì đẹp thì bên trong nó hoàn toàn không có những cái xấu, những chuyện mà theo ông Vưu suy đồi, xấu xa. Vậy theo ông tất cả mọi ngưòi ai ai cũng đều tốt đẹp cả à. Thưa ông, ông lại sai nữa rồi, vậy một Bùi Tiến Dũng đục khoét tiền bạc của nhân dân thì sao, ông ta có phải là người Việt không? Sao ông không có bài viết nào chỉ trích những kẻ băng hoại đạo đức như thế, mà ông lại chỉ trích một nhà văn dám nói những cái xấu xa đang tồn tại trong xã hội ta? Nói lên những cái xấu không phải là phỉ nhổ hay bôi nhọ đất nước mình mà để cho người ta nhìn vào cái xấu để làm cho nó tốt đẹp hơn. Best-seller quả đúng không phải là cái chuẩn văn học hướng tới, nó chỉ như một công cụ để nhà văn và mọi người biết cuốn sách này có được độc giả yêu thích hay không thôi, xin ông đừng đem thuốc lắc,ma túy ra để bôi nhọ từ best-seller.
    Thạc sĩ Vưu có dám khẳng định với tôi,với một học sinh cấp 3 là trong xã hội Việt Nam hiện nay chỉ tồn tại toàn những điều tốt đẹp không, trong bài viết của ông thấp thoáng đâu đó tôi vẫn thấy còn đó những cái xấu, những cái dâm ô như ông nói đấy, vậy tại sao ông và lãnh đạo tỉnh Cà Mau không có biện pháp để loại bỏ những cái xấu đó mà lại đi kiểm điểm một người dám nói lên những cái xấu, xin các các ngài tiến sĩ, thạc sĩ, lãnh đạo tỉnh.. đừng luôn miệng nói rằng tỉnh tôi hoàn toàn tốt, không còn những người thất học, hung hãn, dốt nát? Các ngài nói ra như thế chẳng có ai tin đâu. Một nhà văn đang được công chúng đón nhận, một người góp phần thay đổi cái không khí tẻ nhạt của nền văn học Việt Nam trong những năm gần đây bây giờ lại bị kiễm điểm, tôi thật không thể tin nổi. Việc kiểm điễm chị Tư chỉ làm cho những nhà văn trẻ thêm e dè, không dám viết thật những thực trạng trong xã hội, đó cũng như một lời kêu gọi hãy cứ làm ngơ trước những cái xấu trong xã hội, hãy cứ rỉ tai nhau về những điều xấu, đừng đem chuyện xấu ra để bàn luận, xem xét để có hướng giải quyết, viết sách thì cứ việc ca ngợi là được rồi. Không phải bất cứ xã hội nào cũng hoàn toàn tốt đẹp, Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ vì thế chúng ta nên lấy làm vui khi có những nhà văn có tâm như chị Tư dám nói lên những cái xấu, những cái chưa hoàn mỹ trong đất nước ta để ít ra chúng ta còn có thể hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hướng của đất nước. Các cấp lãnh đạo hãy xem xét lại quyết định của lãnh đạo tỉnh Cà Mau. Qua bài viết này tôi và những độc giả yêu thích chị Tư muốn nói với chị rằng: Ngoài những vi thạc sĩ, tiến sĩ ?.kia vẫn còn rất nhiều rất nhiều độc giả yêu mến và ủng hộ chị, chị hãy tiếp tục viết truyện hay như Cánh đồng bất tận. Đừng vì những lời chỉ trích kia mà nhụt chí, chị hãy cứ viết, viết lên sự thật, viết bằng tâm huyết của chị, chị Tư nhé!
    (Một học sinh trường Lê Hồng Phong,Tp HCM)

  7. Sleeping_Sun

    Sleeping_Sun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    3.147
    Đã được thích:
    1
    Một ý kiến nữa :
    Này, ông Nghị Lực kia!
    Tôi đọc bài viết của ông, có cảm giác ông giống hai nhân vật:
    Một là cái tên Nghị Lực của ông giống tên Nghị Quế trong Tắt Đèn của Ngô tất Tố (có lẽ ông cũng tự thấy điều này là gần gũi nên trong bài viết của mình, ông có nhắc đến Tắt Đèn - mặc dù nhắc rất ngắn nhưng vẫn sai). Ông Nghị Quế là một thứ quan lại "đại diện cho dân" nhưng luôn tìm cách bòn rút của dân và bảo vệ cái ghế của mình. Đến người mạt hạng cùng đinh như chị Dậu mà ông ta còn ăn gian, ăn quỵt từng xu lẻ tiền bán con, bán chó. Hy vọng ông không đến nỗi ăn bẩn như vậy, nhưng làm quan như ông, chắc cũng giống ông Nghị Quế ở chỗ lo giữ ghế thôi
    Hai là, cái thái độ trong bài viết của ông giống hệt nhân vật lão chăn vịt trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Ông thù hằn Ngọc Tư à? Ông lo ngại cho cái cánh đồng truyền thống của xứ sở ông à? Ông tự dựng ra một khái niệm văn hoá cánh đồng, tự chụp mũ cho Nguyễn Ngọc Tư rằng đã bôi xấu cái cánh đồng rất văn hoá của ông. Từ đó ông mạt sát Ngọc Tư, ông mạt sát đến nỗi lời lẽ của một thạc sĩ cũng hạ cấp như một người thiếu văn hoá ngoài chợ cá (xin lỗi bà con tiểu thương bán cá). Tại sao ông thù hằn? tại sao ông bức xúc? nếu không hiểu văn chương là gì, thì tốt nhất là đi học thêm, để hiểu. Còn nếu ông xem truyện là một loại tài liệu *********, thì quả là thần kinh của ông không được bình thường. Chỉ có những người thần kinh không bình thường mới nhầm lẫn giữa đọc truyện ngắn và đọc tài liệu *********.
    Xin nói với ông một điếu thế này: lịch sử vốn có quy luật công bằng rất đỗi khách quan. Ông có thể dùng chức vị quyền hạn hiện thời để mạt sát, mạ lỵ, làm nhục người dân vô tội, nhưng giá trị của mỗi người, của mỗi sự vật không phải vì thế mà bị thay đổi đâu. Ông cậy hôm nay ông còn có chức có quyền thì ông được chửi người ta mà không cần suy xét người ta đúng hay sai à? Ông tưởng những hành vi ông gây hại cho người khác thì vô tư sao? Tôi không ở ở cà Mau, nhưng nghĩ ông chắc cũng chưa già, cũng có vợ con, có gia đình. Ông hãy nhớ lấy những hành động ông làm hôm nay. ông nghĩ rằng cả thiên hạ ngu hết có một mình ông và các cán bộ tuyên giáo khôn sao? Xin nhắc để ông nhớ, Nhà Nguyễn có cấm đọc truyện Kiều, thì truyện Kiều vẫn vẹn nguyên giá trị; Tần Thuỷ Hoàng có đốt sách chôn Nho, thì đạo Nho vẫn còn nguyên giá trị. Ông đang làm quan, ông có quyền, ông cứ mạt sát người. Nhưng rồi ông sẽ thấy tất cả những điều ấy, chỉ để lại tiếng nhơ cho ông, cho dòng họ ông mà thôi. Ông đừng tưởng tự xưng là ông đại diện 80% dân nông thôn Việt Nam là được. Nông dân Việt Nam không phải hạng ngu dốt cậy quyền. Nông dân Việt Nam không có bọn làm quan cậy quyền mạt sát người. Nông dân Việt Nam nói cái gì cũng thuyết phục có tình có lý. Nông dân Việt Nam trung thực, chẳng ai nói theo chỉ đạo của người khác mà không suy nghĩ cả.
    Rồi ông hãy chờ xem, con cái trong nhà ông sẽ nhìn nhận những hành động của cha chúng nó như thế nào?

  8. Sleeping_Sun

    Sleeping_Sun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    3.147
    Đã được thích:
    1

    Đây nữa nè:
    Tôi thiệt ti?nh lo cho Nguyễn Ngọc Tư sef bị một cú sốc không đáng. Tôi sợ ră?ng chị sef bực dọc quă?ng cây bút đi. Hơn một lâ?n, chị đaf tư?ng nói lên cái quan điê?m, văn học đối với chị không pha?i la? cái đáng quý nhất, chị cho ră?ng chô?ng con mới la? cái đáng nhất đê? hy sinh. Tôi hoa?n toa?n tán tha?nh quan niệm na?y cu?a chị. Va? tôi lo, lo mi?nh sef không bao giơ? được đọc thêm nhưfng gi? chị viết.
    Nhưng du? sao, tôi cufng ca?m thấy yên lo?ng vi? số ngươ?i đô?ng ti?nh với tác phâ?m cu?a chị khá nhiê?u. Điê?u đó, chắc chắn la?m chị vưfng tin ơ? mi?nh hơn. Bất kê? ai, kê? ca? nhưfng thiên ta?i cô độc, cufng không thê? vui ve? hoa?n toa?n khi thấy không có ai u?ng hộ mi?nh. Ba?n lafnh có thê? la?m ngươ?i ta không đánh giá cao lắm nhưfng tiếng nói cu?a ngươ?i khác. Nhưng, hă?n ră?ng, chị không thê? bác bo? được ră?ng nhưfng hô?i vọng chân ti?nh tư? đám đông ít nhiê?u la?m mi?nh ấm lo?ng trên con đươ?ng (tất nhiên nhiê?u cam go) đi tới chân lý (ít ra la? đối với riêng mi?nh).
    Tôi mư?ng, nhưng lại đâm lo... Tại sao tôi lại đâm lo khi thấy môfi lúc, tiếng nói cu?a nhưfng ngươ?i ca?m thông với chị lại đông hơn. Chuyện đáng lef nên mư?ng lại không la?m tôi an tâm chút na?o. Nhưng có thê? chính nhưfng dấu hiệu đáng mư?ng kia lại la?m chị cương quyết hơn, dấn thân hơn, mafnh liệt hơn, trên con đươ?ng tiệm cận chân lý.
    Ơ? nước ta, chắc chă?ng ai lạ gi? số phận cu?a nhưfng ngươ?i khái tính, dị ứng với quyê?n lực, nhất la? quyê?n lực ngay bên cạnh căn nha? cu?a ta, ngươ?i thân cu?a ta. Ma? nói cho cu?ng, ơ? đâu chă?ng thế. Tác phâ?m Số Đo? cu?a Vũ Trọng Phụng một thơ?i có một số phận đen đu?i da?i tươ?ng chư?ng vô tận. Một Văn Cao lư?ng lâfy một thơ?i cufng im bặt lơ?i ca...Rô?i Hưfu Loan, Hoa?ng Câ?m, Bu?i Ngọc Tấn...va? nhiê?u nưfa, đo?n roi trong văn học la?m đau không chi? la?n da, nó riết róng lên ca? xương, tu?y, linh hô?n...
    Trong cuộc sống, hafy lắng nghe tiếng vọng tư? mọi phía, va? chọn cho mi?nh một thái độ ứng xư? ma? mi?nh cho la? hợp lý hợp ti?nh nhất. Đó la? quyê?n va? cufng la? trách nhiệm cu?a chị, cu?a chính chị thôi. Chúc chị kho?e va? bi?nh an trong tư tươ?ng!
    PHẠM THĂNG

  9. Sleeping_Sun

    Sleeping_Sun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    3.147
    Đã được thích:
    1

    TÔI KHÔNG CHO PHÉP ÔNG VƯU NGHỊ LỰC THAY MẶT TÔI
    Tôi, một người sinh ra và lớn lên ở cái vùng ĐBSCL- một nơi mà người ta phải gán cho cụm từ ?oanh lực điền bị bệnh thiểu năng?. Nghe như thế tôi đau trong tim mình lắm chứ. Vậy thì các ông có đau cùng nỗi đau, nhục cùng với cái nỗi nhục như thế không? Đau, nhục để mà cố gắng vươn lên, để không còn ai dám coi chúng ta là anh lực điền bị bệnh thiểu năng nữa. Tôi cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đang dám nói, dám viết, dám đau cùng cái hiện thực nơi những ?ocánh đồng bất tận?. Tôi đã có những năm làm báo, đi khắp các tỉnh thành khu vực ĐBSCL, đi vào tận các ngõ ngách cuộc sống của của bà con nông dân. Nhìn cảnh lầm lũi một nắng hai sương của bà con nông dân thì thương lắm. Nhưng có những chuyện cũng làm tôi giận ghê gớm lắm. Tôi đã gặp những ?ocô làm gái thợ gặt?. Các cô ấy cũng liềm cũng nón dập dìu đi nhưng lại không để gặt lúa mướn. Các cô ấy đã đi gạ gẫm những anh thợ cắt lúa mướn và họ đã mua dâm với nhau trên đồng, sau lũy tre làng, trong những túp lều tồi tàn?. Tiền trả cho những lần truy hoan đó là một hai giạ lúa. Chắc các ông như ông Lực, ông Thắng không biết được những điều này? Chắc các ông cũng không biết được rằng nơi các ông đang sống có một cái thị trấn mà được bà con dân tình đặt cho cái tên ?othị trấn cao cẳng?. Nơi ấy, một thời trước đây khi tôi đến, những cô làm gái cứ đầy ra đấy ấy chứ. Chắc các ông cũng không biết có những anh chủ vuông tôm nơi quê các ông đã lấy từng ký tôm thay tiền để trả cho những cô gái làng chơi đấy chứ? Chắc các ông cũng không biết được rằng hàng đêm có bao nhiêu người phụ nữ nông dân đang bị chồng cưỡng bức ******** ngay trên giường đó chứ? Chắc các ông không biết được rằng hầu như cô gái điếm nào khi được hỏi về quê quán cũng bảo rằng: ?oem quê ở miền Tây??.... Còn bao nhiêu góc khuất của cuộc sống nơi nông thôn nghèo đang cần chúng ta lên tiếng đấu tranh. Đấu tranh với cái xấu để mong cuộc sống tốt hơn. Thế thì vì cớ gì mà các ông lại lên án và kết tội Nguyễn Ngọc Tư?
    Tôi nghĩ trong những ngày này Nguyễn Ngọc Tư đang sống rất ?okhổ? nơi quê hương mình. Chẳng phải thế sao khi ông Nghị Lực đã cho Nguyễn Ngọc Tư ?osống lưu vong? rồi. Phải chăng đang có thêm trường hợp Phùng Gia Lộc thứ hai?
    Ông Nghị Lực viết: ?oTôi nhớ văn học dân gian? chưa thấy chuyện phỉ báng cánh đồng, mà chỉ có làm đẹp lên thôi??. Vậy thì xin thưa ông Thạc sĩ Nghị Lực, bản chất của văn học dân gian khác nhiều lắm so với văn học hiện thực phê phán. Ông có được học, được biết điều này không hở ông Thạc sĩ? Tôi chắc một điều trước khi Nam Cao viết ?oChí Phèo? thì văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng cũng chưa ?onói xấu? làng Vũ Đại. Và nếu Vũ Trọng Phụng không viết thì cũng ít người biết đến chuyện đang xảy ra ở thời ông như ?oKỹ nghệ lấy tây, Cơm thầy cơm cô??.
    Để kết thúc ý kiến của tôi, xin gởi đến ông Nghị Lực rằng: ?oTôi, bố mẹ, anh chị em tôi không cho phép ông thay mặt chúng tôi để mà bỏ đi hai chữ ?ocánh đồng? mà thay vào đó là ?oVũng lầy bất tận??.
    Nguyễn Đức Tuyên
    19B Chung cư Sơn Kỳ, phường Sơn Kỳ quận Tân Phú, TP.HCM
  10. Sleeping_Sun

    Sleeping_Sun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    3.147
    Đã được thích:
    1
    Thêm một ý kiến của một lưu học sinh :
    "Cánh đồng bất tận" gần đây đã thổi một luồng gió mới vào nền văn học Việt Nam. Đã lâu lắm rồi văn học Việt Nam chẳng thể cho ra đời một tác phẩm gây tiếng vang đến như vậy. Đó là một tín hiệu mừng. Mừng là nền văn học nước nhà đang trở mình để trẻ trở lại, dạt dào sức sống để có thể đi mở ra một lối đi khác. Lối đi này có thể trắc trở, cam go nhưng chắc chắn là không nhàm chán.
    Người ta hay ta thán nhiều về việc giới trẻ ngày này không chịu đọc sách. Giới trẻ dường như đã lãnh đạm với các tác phẩm văn học. Người ta sợ rằng cái văn hóa đọc sẽ chết dần chết mòn trong nay mai. Thế như "Cánh đồng bất tận" đã chứng minh điều ngược lại, rằng văn hóa đọc vẫn còn đang hiện diện trong mỗi một con người trẻ, rằng những người trẻ tuổi vẫn còn tâm huyết lắm với nền văn học của nước nhà. Người ta chỉ lãnh đạm khi phải đọc những tác phẩm vô hồn. Người ta đã quá chán ngán khi phải đọc những tác phẩm cùng một giọng điệu, cùng một khuôn sáo.
    Mừng đấy và cũng lo đấy. Lằm sao không lo cho được khi những nỗ lực của một nhà văn trẻ lại bị qui chụp là "bịnh hoạn", là "*********", là "tục tĩu", là "dâm ô". Rồi người ta lại đem trình độ văn hoá ra để so đo và kết luận người viết "tư tưởng còn non kém". Vậy hóa ra rằng hàng triệu độc giả đã và đang yêu mến đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư đều là non kém về trình độ hết sao? Nếu vậy thì Tỉnh ủy Cà Mau nên mở rộng ra phạm vi nâng cao nhận thức cho người dân luôn thể.
    Ngày nay nước ta đang từng bước chuyển mình để hoà vào dòng chảy phát triển của thế giới. Cái mà nhà nước ta cần hiện nay đó chính là những con người trẻ tuổi dám nghĩa và dám làm, dám dấn thân và dám thoát khỏi những lề thói hủ lậu. Nguyễn Ngọc Tư chính là một trong những con người đó. Nhà thơ Nguyễn Duy đã từng đau khổ với "Đánh thức tiềm lực" thì nay ta có thể bắt gặp tấm lòng ấy qua "Cánh đồng bất tận". Nếu không yêu tha thiết cánh đồng quê mình, không trăn trở và mong ước cánh đồng quê nhà ngày một đẹp hơn, tốt hơn, Nguyễn Ngọc Tư đã không thể viết một tác phẩm như "Cánh đồng bất tận". Nếu "Cánh đồng bất tận" là xấu xa thì tại sao nó lại dành được sự đồng cảm của người đọc đến vậy! Nếu nói Nguyễn Ngọc Tư đã "phỉ nhổ" vào cánh đồng quê chị thì tại sao người đọc khi đọc truyện của chị chỉ thấy yêu thêm cái miệt sông nước tận cùng miền Tây Nam Bộ! Vậy thì chị có tội hay có công với quê mình?
    Tôi chỉ là một du học sinh đang phiêu bạc xứ người. Tôi sinh ra tại Sài Gòn như quê nội tôi lại là miệt vườn Đồng Pháp- Cao Lãnh. Tuổi thơ tôi là những mùa hè chạy rong trên những cánh đồng, những buổi trưa đu đọt dừa đọt nhãn. Chính vì thế tôi yêu lắm cái miền quê sông nước ấy. Và khi xa xứ thì chính nhờ Nguyễn Ngọc Tư mà tôi có thể trở về với kí ức tuổi thơ, để thêm yêu quê mình, để mà tâm niệm rằng một khi mình học xong rồi thì sẽ về lại quê hương. Nước Mỹ có giàu thật đấy, có trán lệ thật đấy, nhưng nó mãi mãi không thể có được cái vẻ đẹp mộc mạc và bình dị như cái miền quê Nam bộ mà Nguyễn Ngọc Tư miên tả trong truyện của chị.
    Một người bạn của tôi ở bên này khi đọc Tuổi Trẻ online mới than thở với tôi rằng: "Sao tao thấy chán nước mình quá mày!" Câu nói làm tôi buồn vô hạn. Bạn tôi là một người luôn có tâm huyết sẽ trở về Việt Nam để làm việc mà còn như vậy, những du học sinh khác đang được sống và làm việc tại đất nước mà mọi thứ đều cởi mở, liệu sẽ nghĩ thế nào? Liệu sự kiện này có làm chùng bước họ không? Người ta lo là đọc "Cánh đồng bất tận" xong thì người trẻ sẽ hoài nghi về cuộc đời, về đất nước. Giới trẻ sẽ không hoài nghi đâu, ít ra là với "Cánh đồng bất tận". Bởi vì giới trẻ đủ trình độ để hiểu rằng đâu đó trong cuộc sống vẫn còn tồn tại những cái xấu xa và bẩn thỉu còn gấp trăm lần trong "Cánh đồng bất tận". (Vụ PMU 18 vẫn đang nóng hôi hổi kia kìa và có thể trong tương lai người ta sẽ còn khái khá ra những cái hơn thế nữa) Giới trẻ chỉ hoài nghi về một tương lai mà người có công có thể trở thành có tội, cố gắng để phát triển có thể được coi là phá hoại là *********. Khi mà nước ta đang hằng ngày kêu gọi những đứa con xa xứ trở về, xin đừng để hành động của một nhóm người làm nhụt đi nhiệt huyết của một thế hệ trẻ.

Chia sẻ trang này