1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đối thoại.

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi phaohoa, 06/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phaohoa

    phaohoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    1.326
    Đã được thích:
    1
    Sau 5 lần vượt biên không thành, mất hết cả vàng bạc, việc làm cũng không kiếm ra, mình quyết định đạp xích lô ở Sài Gòn vào đầu năm 80. Cuộc đời đạp xích lô thì khỏi nói. Mình không quên được những bữa ăn ở vỉa hè với một đĩa cơm và một con cá khô. Nước mưa chảy từ cái mũ xuống ướt đẫm đĩa cơm như chan canh. Mình cũng không quên được những ngày đạp xích lô, quần áo tả tơi.
    Khách mình chở đôi khi là bạn bè cũ, đôi khi là học trò của mình hoặc những người bạn gái của mình.
    Trong khi đạp xích lô thì bà xã nạp đơn xin đi Pháp theo diện con lai hồi hương. Và may mắn thay đơn được chấp thuận.
    Mình rời Sài Gòn đi Pháp ngày 19-8-1983. Mình nhớ hôm đó, khi máy bay cất cánh, mọi người ngồi xung quanh oà lên khóc. bà xã thì gục đầu vào mấy đứa con khóc nức nở. Mình cũng vậy, không cầm được nước mắt, nhìn qua khung cửa sổ, thấy thành phố Sài Gòn ở phía dưới, nơi mình đã sống hơn 20 năm, có những kỷ niệm vui và cũng có những kỷ niệm đau buồn.
    Qua Pháp, mình làm việc trong một công ty hoá chất. Lương cũng đỡ, nhưng vật giá đắt đỏ, hơn nữa thất nghiệp nhiều, sinh viên ra trường khó kiếm việc làm, do đó mình xin di dân qua Canada vào tháng 7 năm 1992.
    Mình còn cô em gái buôn bán ở đường Bàn Cờ Sài Gòn. Ông anh ruột của mình thì chết trong trại cải tạo.
    Thôi, thư đã dài, hẹn thư sau mình viết tiếp. Chúc Thủy cùng toàn gia quyến hạnh phúc, vạn sự an lành.
    Người bạn năm xưa của Thủy.
    Nguyễn Hữu Đính.
    Đầu tháng 10 năm 2002 tới Boston, tôi liền gọi điện thoại cho Đính và bạn tôi từ Montréal đã nhào sang. Ôm lấy nhau, nhìn vào mặt nhau, già rồi, già thật. Nhưng bạn tôi vẫn hiền lành điềm đạm như ngày xưa. Cái đêm hội ngộ hiếm hoi trong đời sau gần nửa thế kỷ chờ đợi ấy, một thằng ********* và một thằng Ngụy nằm chung một phòng, chuyện trò râm ran đến tận khuya.
    Tôi không ngủ được. Chẳng hẳn vỉ những kỷ niệm xa xưa thời học trò với bạn tôi sống lại, dội về. Chẳng hẳn vì chuyện Đính tự tử hụt trong trại cải tạo. Cũng chẳng hẳn vì những lần tôi suýt chết trong các trận chiến ác liệt. Mà tôi cứ hình dung ra một sự hoán vị rất có thể xảy ra giữa hai chúng tôi. Tôi giả định rằng vào cái thời điểm 1954 ấy, thầy mẹ tôi không vì sự ràng buộc với quê cha đất tổ hoặc vì có sự rủ rê mà kéo bầy con cái di cư vào Nam thì tôi trở thành Ngụy là điều khó tránh khỏi. Còn gia đình bạn tôi, vì một lý do nào đó mà ở lại miền Bắc thì bạn tôi lại trở thành ********* là cái chắc.
    Chúng tôi hoàn toàn không có ý tránh né chuyện chính trị, không có mảy may một sự gượng gạo nào mà tự nhiên đến hồn nhiên nối lại tình bạn thuở học trò thơ ngây ngày nào. Tự sâu trong đáy lòng tôi và bạn tôi rất yên ả, rất thanh thản và tôi còn nhận ra một điều may mắn rằng cuộc đời con người ta chỉ là một chớp mắt mà ông trời đã cho mình vậy là quá nhiều.
    Tới khuya, Đính bỗng hỏi tôi:
    _Này, không biết thằng Viễn nó còn hay mất nhỉ?
    Tôi im lặng giả vờ đã ngủ.
  2. phaohoa

    phaohoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    1.326
    Đã được thích:
    1
    Bốn. Thầy mù xem voi.
    Tôi nhớ lại, từ cuối năm 1988 đến tháng 6-1990 tôi được bạn bè ở mấy nước Tây Âu tổ chức cho đi quay phim về cộng đồng người Việt sinh sống ở các nước Pháp, Đức, Anh, Ý, Bỉ. Đây là một công việc hứng thú nhưng cũng đầy khó khăn. Vào thời điểm đó, khi tình hình xã hội Việt Nam còn quá nhiều sự trì trệ thì sự tiếp cận để làm quen, trao đổi, phỏng vấn, quay phim người Việt sống ở nước ngoài là điều hết sức nhạy cảm.
    Lúc bấy giờ, nhiều người e ngại cho chuyến đi và việc làm của tôi. Bản thân tôi cũng cảm thấy tính phiêu lưu của công việc. Nhưng sau nhiều cố gắng, nhờ sự trung gian của bạn bè và có lẽ còn do ép-phê của Hà Nội Trong Mắt Ai, Chuyện Tử Tế đã được lưu hành khá rộng rãi ở hải ngoại-hai bộ phim đó bỗng dưng trở thành một giấy thông hành cho tôi dễ dàng tiếp cận với những người Việt có xu hướng khác nhau sống ở nước ngoài. Với dung lượng trên 100 giờ băng chúng tôi đã quay trong dịp đó, ở hầu hết các thành phố lớn, nhỏ mà người Việt sinh sống tại các quốc gia Tây Âu kể trên. Chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều trí thức, văn nghệ sỹ, nhà khoa học, nhà giáo, linh mục, các bác cao niên, viên chức, thương nhân, thuyền nhân và cả các quan chức và sĩ quan của chính quyền miền Nam cũ...
    Thông thường thì chúng tôi bắt đầu công việc bằng cách nói với nhau những chuyện "khơi khơi". Nói là "khơi khơi" nhưng cái đích mà chúng tôi muốn đạt tới là đánh thức trong nhau sự tin cậy, tinh thần khoan hoà và sự hướng thượng. Có thể nói sau hơn 1 năm trời với nhiều vất vả, chúng tôi đã thu lượm được khá nhiều thông tin bổ ích, ngoài sự mong đợi của chúng tôi.
    Bản thân tôi cũng thấy được nhiều điều mới mẻ. Tôi gắn bó thêm với cái nghiệp làm phim tài liệu. Phim tài liệu vốn không đòi hỏi hư cấu và sự tưởng tượng như phim truyện, như viết tiểu thuyết. Phim tài liệu tồn tại nhờ cuộc sống, mà cuộc sống, mà "cuộc sống vốn là mẹ của chân lý" như ai đó đã nói.
    Ở Tây Âu, ngay từ những cuộc đời, những tâm sự, những phỏng vấn đầu tiên đã gieo vào trong tôi một ấn tượng, một ám ảnh khó phai mờ. Đó là tâm trạng của mọi người Việt đã ra đị, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ khuynh hướng chính trị nào cũng đều có một mẫu số chung rất lớn. Đấy là xứ sở, đấy là quê hương, đấy là cội nguồn, đấy là dân tộc của mình. Thời điểm ấy, trong bà con có một tâm lý khá phổ biến là khắc khoải, nặng nề triền miên khi nghĩ và nói về đất nước.
    Tôi bỗng nhớ tôi một câu thơ xưa đến là hay:" Nhớ nước đau lòng con quốc quốc." Khi vừa lập ý để làm phim, tôi cũng đã định dùng ý thơ đó để làm tựa đề cho phim. Nhưng về sau, càng nghĩ, tôi càng thấy rằng tôi không đủ sức để làm bộ phim với tựa đề:" Nhớ nước đau lòng con quốc quốc." Bởi vì làm như vậy, có lẽ trước tiên phải có sự hiểu biết thấu đáo, một khả năng tư duy và đặc biệt điều kiện tiếp xúc rộng hơn nữa. Bất kỳ phía nào cũng có thể được gặp gỡ và có quan hệ cởi mở, người nào cũng có thể nói đến tận đáy lòng của mình.
    Sau này tôi nghĩ đến tựa đề "Thày mù xem voi". Tựa đề này đối với người lớn tuổi, ai cũng hiểu rằng điều muốn nói ở bộ phim này không có sự chuẩn xác gì cả, nó cũng như đùa bỡn, nó cũng như hư thực. Rồi thì tuỳ mỗi người, tuỳ sự hiểu biết, tuỳ sự đụng chạm với cuộc đời, tuỳ mối quan tâm mà có thể chia xẻ, tuỳ thôi. Tôi nghĩ là cái tên đó vừa phải với sức của tôi.
    "Thầy mù xem voi" có hai tập. Tập 1 có tên là "Chuyện vặt xứ người". Lúc đầu tôi chỉ đề là " Chuyện xứ người", nhưng về sau tôi thấy chỉ là những chuyện vặt. Thế nhưng nếu xem kỹ 5 chương và 1 lời bạt cuối cùng, coi như 6, tôi nghĩ đó không phải là những chuyện vặt. Tôi gọi là chuyện vặt vì tôi cho rằng ở đời này còn nhiều chuyện quan trọng hơn và có thể ở mỗi hoàn cảnh, người ta sẽ nghĩ rằng cái gì quan trọng hơn và họ lựa chọn.
    Còn tập 2 tên là "Chuyện đồng bào." "Chuyện đồng bào" gồm nhiều cảnh sinh hoạt, làm ăn sinh sống, tâm sự, trò chuyện của rất nhiều người. Hầu hết những trao đổi đều chân thành.
    Ví dụ như, phỏng vấn bác Nguyễn Văn Quý là một trong những phỏng vấn hay. tôi được đến gặp bác Quý là do bạn bè, do con cái của bác giới thiệu. Bác là người đã gây cho tôi ấn tượng mạnh mẽ, bởi bác là người rất cởi mở. Tôi chỉ hỏi bác bốn câu hỏi. Bốn câu hỏi này sắp xếp cạnh nhau, đầy kịch tính.
    Câu hỏi thứ nhất, tôi hỏi là lý do và hoàn cảnh nào đã dẫn đến việc bác và gia đình sang định cư tại Tây Đức. Thì bác đã nói rất rõ bác là viên chức cao cấp của chế độ cũ, cho nên bác phải đi cải tạo rất cực. Khi được về lại Sài Gòn, với tư cách là phó thường dân, hàng tuần bác phải đi trình diện, đấy là một điều rất đau khổ đối với bác, vì thế bác không ở lại được. Qua câu hỏi ấy, người ta nhận biết chân dung một con người.
    Đến câu hỏi thứ hai:" Nghe nói vào tháng 8, tháng 9 năm 1945 bác có mặt ở Hà Nội, bác có kỷ niệm nào đáng nhớ?" Có lẽ tôi khó tìm gặp được một người nào kể về Cách mạng thắng Tám, kể về ngày 2-9-1945 mà hào hứng, tình cảm, sinh động và da diết như bác: "Tôi đã có mặt trong ngày Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945. Quảng trường ba Đình như trong một biển người cuồn cuộn, cuồn cuộn. ***** đi một cái xe Peugoet hay Citroen gì đó, có hai đoàn xe đạp hộ tống, tiếng hoan hô vang dậy..."
    Vậy mà khi qua câu hỏi thứ ba, tôi hỏi: " Bác có thể kể về những giấc mơ gần đây của bác được không?" Tôi nghĩ rằng, nếu nói về phim tài liệu thì đây là đoạn đắc ý. Cái quái ác là ở chỗ tuy đã sống ở nước ngoài rồi, mà bây giờ, đêm đêm nằm mơ, bác chỉ mơ thấy hàng chục lần phải trở lại trại cải tạo. Sợ hãi, ú ớ, la hét: " Ơ...ơ...Tôi đã hết hạn cải tạo rồi cơ mà! Đây, giấy ra trại của tôi đây. tại sao cán bộ lại bắt tôi trở lại trại?..." Tỉnh lại, nhìn thấy chùm đèn trên trần nhà mới thở phào, định thần lại rằng mình đang sống ở Tây Đức. Còn bao nhiêu kỷ niệm trong đời ở quê hương, về Hồ Gươm, Hồ Tây, về những người đẹp có tà áo dài tha thuớt thì không bao giờ mơ thấy.
    Thế rồi tiếp theo câu hỏi thứ tư: " Về những người ham muốn chống Cộng một cách cực đoan, bác nghĩ thế nào?" Tôi thấy nhiều người ngồi trước máy quay của tôi cũng rất ngần ngại khi phải trả lời những câu hỏi trực tiếp. Nhưng ở đây, bác Quý lại là người có thái độ thẳng thắn đáng kính trọng:" Tôi không thích những chuyện bạo lực, những chuyện chính trị một cách hồ đồ, viển vông. Người ta chống Cộng kiểu sa lông, phòng trà. Có kẻ còn tệ hại hơn là vận động, thu tiền bỏ túi mình để...chống Cộng..."
    Anh chị em ở miền Bắc nước Đức, những người ra đi từ năm 70-72 vì là nạn nhân chiến tranh, có lẽ bởi vậy họ yêu thương đất nước một cách lạ lùng, da diết.
    Trong những thuyền nhân mà tôi phỏng vấn có chị Phùng Hồng Thúy ra đi từ Hà Nội. Tìm gặp chị Thúy không phải dễ, vì cái thành kiến vốn có đối với những người trong nước qua. Nhưng sau khi tiếp xúc với tôi, thì chị có phần quý mến. Mọi người đã thấy chị nói gì. Đó là những chuyện hết sức thật. Tôi nhớ chị Thúy là người nhạy cảm, rất thương bố mẹ, thương bạn bè, xứ sở. Chị đã nói rất xúc động. Hỏi mà không khéo là chị ấy khóc. Có một ý đã ám ảnh tôi, mặc dù ý kiến này có thể nhiều người không tán thành, nhưng vì tôn trọng chị tôi đã dựng thành phim. Khi tôi nói:" Chị hãy giúp chúng tôi bằng cách là chị nói thật những gì đã trải qua." Chị suy nghĩ rồi bảo:" Ngay cả việc ấy cũng hết sức là khó vì từ bé tôi đâu có được học nói thật bao giờ." Tất nhiên nó cũng không hoàn toàn 100% là thế, nhưng nó là nỗi đau, dù là nỗi đau của một con người.
    Chúng tôi đã đến thăm, phỏng vấn ông Lương Hàm Châu, hậu duệ của nhà yêu nước Lương Văn Can, Lương Ngọc Quyến, cùng bà vợ của ông là bà Phạm Thị Hoàn, con gái cụ Phạm Quỳnh, và ghi nhận được nhiều điều tâm huyết.
    Chúng tôi đã phỏng vấn ông Nguyễn Dương Đôn, Đại sứ ở Italia thời ông Diệm, ông là bạn học cùng thời với Đặng Thai Mai, với Hoàng thân Xuvana Phuma.
    Chúng tôi phỏng vấn ông Phạm Trọng Nhân, Đại sứ thời ông Diệm ở Cambốt. Khi ngồi nói chuyện phiếm, ông Nhân kể lại nhiều chuyện đau khổ, oái oăm trong các trại cải tạo mà ông đã trải qua. Là một người có học thức và gia phong (ông là cháu cụ Phạm Quỳnh), khi ngồi trước máy quay của tôi, ông không hề than phiền, mà còn tránh né, không kể về những năm trong trại cải tạo. Tôi hỏi thẳng:" Những gì trong trại cải tạo làm ông nhớ nhất, buồn nhất?" Ông im lặng một giây và điềm tĩnh trả lời:" Tôi chỉ buồn cho vận mệnh đoàn kết, thống nhất của dân tộc. Buồn cho sự phân hoá, cho sự mất mát không đáng của dân tộc chúng ta."
    Đó là khía cạnh con người. Còn do tôi đi khắp nơi như vậy, chứng kiến cuộc sống của người dân Đức, Pháp, Bỉ, Ý hoặc Anh, điều gì làm tôi xao động nhất? Phải nói rằng, lúc đó tôi là một người nản chí, tiêu cực. Tôi có cảm tưởng, cái cảm giác đè nặng bên trong tôi là vô vọng về dân tộc Việt. Tôi nói điều này ra thì cũng không đúng lắm, có thể thất lễ và làm mất lòng nhiều người, nhưng tôi nghĩ nó là sự thật. Tôi xin nói thật lòng như thế này: Khi còn ở trong nước, tôi cứ nghĩ các khuyết tật mà xã hội Việt Nam có, thí dụ quan liêu, cửa quyền, bắt người khác nghĩ giống mình, áp đặt ý kiến là do cơ chế của chế độ chính trị, của một thứ "chủ nghĩa xã hội". Bây giờ ra ngoài, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, đọc nhiều, nhất là những báo chí chống Cộng cực đoan, tôi thấy không ít chuyện kinh hoàng. Ai mà không theo mình thì dằn mặt, đánh đấm hoặc bắn bỏ. Thế tôi mới ngờ rằng cái bệnh hiếp đáp nhau, giẫm đạp lên nhau, bắt người khác phải phục tùng mình, phải chăng đó là bệnh của dân tộc Việt? Nếu như đó là bệnh của một thể chế chính trị thì còn có thể sửa được, khi nó thay đổi tích cực lên thì những điều xấu ấy mất đi. Nhưng nếu đó là những khuyết tật của một dân tộc thì thật là đau đớn vô cùng. Đè nặng lên trong tôi vẫn là cái cảm giác dân tộc mình khó mà khá lên được, khó lòng đuổi kịp các nước, dù là những nước trung bình trên thế giới. Đó là sự thật. Ai càng yêu nước nhiều càng buồn nhiều!
    Hồi đó, phóng viên tờ Đức-Việt tại Franfurt/M đã hỏi tôi:" Thử nghĩ xa hơn một chút. Hiện tình là vậy thì lỗi lầm bắt đầu từ đâu?" Thay vì trả lời, tôi kể lại một lần đối thoại ngắn ngủi với một nhà báo Cộng sản Pháp. Trong một buổi chiêu đãi báo chí tại Hà Nội cuối năm 1987, nhà báo nọ nâng ly chúc mừng hai bộ phim của tôi (Hà Nội Trong Mắt Ai, Chuyện Tử Tế) được công chiếu. Rồi ông nhún vai bảo rằng:" Nhưng công bằng mà nói, các ông đổ lỗi cho Chính phủ, cho nhà nước của các ông nhiều quá." Tôi hỏi:" Ông là người ngoại quốc, có thể ông có cái nhìn tinh tế hơn?" Ông ta lại nhún vai:" Cũng chẳng có gì đáng gọi là tinh tế cả. Phương ngôn Pháp của chúng tôi có câu:" Nhân dân nào, Chính phủ nấy". Các ông rất xứng đáng với Chính phủ của các ông!"Cũng cần phải nói thêm rằng lúc thực hiện phim, chúng tôi đã gặp biết bao nhân tài Việt Nam. Giả sử nhân tài Việt Nam được trọng dụng, bản thân họ cũng có một tinh thần tích cực đóng góp vào công cuộc kiến thiết, chắc chắn đất nước sẽ khá lên nhanh chóng.
    Chúng tôi đã giành nhiều thì giờ ghi hình và phỏng vấn bà Điềm Phùng Thị, nhà điêu khắc nổi tiếng, Viện sĩ Viện Hàn lâm Nghệ thuật Âu Châu. Bà đã nói những điều rất sâu sắc về văn hoá Huế, về nghệ thuật điêu khắc đương đại và những ước mơ của bà cho xứ sở.
    Ghi hình và phỏng vấn nhạc sỹ Trần Văn Khê, chúng tôi có sự hâm mộ, yêu mến đặc biệt với người nhạc sỹ, nhà dân tộc học, nhà văn hoá uyên thâm và có tài hùng biện này. Ông đã nói những điều vô cùng tâm huyết về âm nhạc truyền thống Việt Nam, về nghệ thuật ẩm thực, về văn hoá Phương Đông và đặc biệt là về những mắc mớ, hiểu lầm ông trong quá trình ông về nước sưu tầm nhạc cổ dân tộc và giới thiệu ra với thế giới. Lúc đó ông là người Việt Nam có một vai trò quan trọng ở UNESCO.
    Chúng tôi ghi hình những buổi tập dượt của các dàn nhạc giao hưởng Pháp dưới sự điều khiển của nhạc sỹ tài ba Nguyễn Thiện Đạo. Người ta cho chúng tôi biết rằng, các cơ quan hữu trách của Pháp đã đặt ông viết 4 bản giao hưởng trong dịp kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp.
    Chúng tôi đã ghi hình và phỏng vấn hoạ sỹ Lê Bá Đảng, người được báo chí phương Tây tặng danh hiệu Họa sư của hai thế giới Đông-Tây. Sự nghiệp hội họa của Lê Bá Đảng đã mang lại niềm hãnh diện cho người Việt Nam và trong câu chuyện trước máy quay của chúng tôi, ông quan tâm tha thiết đến việc kiến thiết làng quê của ông: Làng Bích La Đông, Triệu Phong, Quảng Trị. Ông cũng không nề hà bày tỏ sự bất bình trước những điều mà ông cho là ngang trái, suy đồi cản trở sự đi lên của xã hội Việt Nam.
    Được phaohoa sửa chữa / chuyển vào 14:18 ngày 10/05/2004
  3. phaohoa

    phaohoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    1.326
    Đã được thích:
    1
    Người tôi muốn nói kỹ hơn một chút đó là học giả Hoàng Xuân Hãn. Sau khi chúng tôi ghi hình, phỏng vấn ông được 6 năm thì ông qua đời. Tưởng nhớ đức độ, công lao và sự nghiệp của ông, một nhóm tác giả ở Hà Nội do nhà nghiên cứu Hữu Ngọc, nhà văn Nguyễn Văn Hiền chủ trương cho ra 3 tập đồ sộ với tên:" La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn."
    Nhà văn Nguyễn Văn Hiền đặt tôi viết một bài, tôi nhận lời với tình cảm kính trọng sâu sắc dành cho học giả Hoàng Xuân Hãn. Bài viết được gửi đi và lên khuôn. Tôi hỏi ông HIền:" Có bị cắt xén gì không?" Ông Hiền trả lời:" Bài của cậu sẽ đăng nguyên si. Yên chí!"
    Sách ra, ông Hiền mời tôi tới Nhà xuất bản Giáo dục dự buổi gặp mặt, ra mắt cuốn " La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn". Không khí buổi gặp mặt rất thân mật, hồ hởi. Một vị trong Ban Tổ Chức nhấn mạnh: " Đây là một cuốn sách đầu tiên của một tri thức không phải Đảng viên Đảng Cộng sản mà được in trang trọng, nhiều tập, công phu như thế này." Tôi được tặng tập 1, trong đó có bài của tôi. Yên chí bài của mình không bị cắt xén, mấy ngày sau giở ra đọc, tôi thấy có nhiều bài qua hay của những người được ít nhiều tiếp cận với ông Hoàng Xuân Hãn. Rồi tôi đọc lại bài của tôi từ trang 297, tôi ngờ ngợ và nhận ra rằng bài đã bị thiến đi một đoạn khá dài. và đấy là đoạn ông Hoàng Xuân hãn nói đôi điều (rất khiêm nhường) về cải cách ruộng đất.
    Nguyên văn bài viết của tôi như sau (những chỗ in đậm là bị cắt*):
    Vọng về một cố nhân.
    Tôi nhớ lại nếu đi metro, đổi tàu lòng vòng vài ba lần đến ga Mirabo, chui lên đi bộ một khúc qua phố nhỏ có những hàng cây lá to và những quán cà phê rất Paris, thì đụng avenue Théophile Gautier. Ngôi nhà số 60 có cung cách một ngôi nhà của những người khá giả. Bấm thang máy lên tầng 5, ấn chuông và bà Hoàng Xuân Hãn hiện ra trước khung cửa với một nụ cười cởi mở, thân quen.
    Cũng không nhớ được là tôi đã tới ngôi nhà của ông bà bao nhiêu lần. Lúc thì thăm viếng. Lúc thì ăn cơm cùng ông bà. Lúc thì chỉ để nghe ông nói về La Sơn Phu Tử. Và nhiều nhất là đến để quay phim ông bà.
    Đấy là chuyến tôi đi Tây Âu dài dài, từ cuối năm 1988, 1989 đến tháng 6 năm 1990. Qua mấy chục điểm quay, ở hầu hết các thành phố lớn của Anh, Ý, Đức, Bỉ, Pháp, tôi dừng lại ở ngôi nhà của ông bà Hoàng Xuân Hãn lâu hơn cả. Có lẽ đấy cũng chẳng phải chuyện tình cờ. Bạn bè gợi ý và linh tính mách bảo tôi ghi lại những gì có thể ghi. Vậy là chúng tôi quyết định đặt camera (do nhà quay phim Dỗ Khánh Toàn quay) ở nhà ông bà trong nhiều buổi. Mỗi buổi chúng tôi đều mời được một người tương đồng, là những nhà nghiên cứu, những người hiểu biết, ngưỡng mộ ông, để hỏi chuyện ông. Câu chuyện thần tích cực đóng góp vào công cuộc kiến thiết, chắc chắn đất nước sẽ khá lên nhanh chóng.
    Chúng tôi đã giành nhiều thì giờ ghi hình và phỏng vấn bà Điềm Phùng Thị, nhà điêu khắc nổi tiếng, Viện sĩ Viện Hàn lâm Nghệ thuật Âu Châu. Bà đã nói những điều rất sâu sắc về văn hoá Huế, về nghệ thuật điêu khắc đương đại và những ước mơ của bà cho xứ sở.
    Ghi hình và phỏng vấn nhạc sỹ Trần Văn Khê, chúng tôi có sự hâm mộ, yêu mến đặc biệt với người nhạc sỹ, nhà dân tộc học, nhà văn hoá uyên thâm và có tài hùng biện này. Ông đã nói những điều vô cùng tâm huyết về âm nhạc truyền thống Việt Nam, về nghệ thuật ẩm thực, về văn hoá Phương Đông và đặc biệt là về những mắc mớ, hiểu lầm ông trong quá trình ông về nước sưu tầm nhạc cổ dân tộc và giới thiệu ra với thế giới. Lúc đó ông là người Việt Nam có một vai trò quan trọng ở UNESCO.
    Chúng tôi ghi hình những buổi tập dượt của các dàn nhạc giao hưởng Pháp dưới sự điều khiển của nhạc sỹ tài ba Nguyễn Thiện Đạo. Người ta cho chúng tôi biết rằng, các cơ quan hữu trách của Pháp đã đặt ông viết 4 bản giao hưởng trong dịp kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp.
    Chúng tôi đã ghi hình và phỏng vấn hoạ sỹ Lê Bá Đảng, người được báo chí phương Tây tặng danh hiệu Họa sư của hai thế giới Đông-Tây. Sự nghiệp hội họa của Lê Bá Đảng đã mang lại niềm hãnh diện cho người Việt Nam và trong câu chuyện trước máy quay của chúng tôi, ông quan tâm tha thiết đến việc kiến thiết làng quê của ông: Làng Bích La Đông, Triệu Phong, Quảng Trị. Ông cũng không nề hà bày tỏ sự bất bình trước những điều mà ông cho là ngang trái, suy đồi cản trở sự đi lên của xã hội Việt Nam.
    lai rai của ông trước máy quay giờ đây đã trở thành một tư liệu hiếm có. Tôi cũng chưa bao giờ có điều kiện và có ý dựng thành phim. Vừa rồi, sau khi ông Hoàng Xuân Hãn qua đời, các bạn tôi ở Paris thư về nói rằng: Bác Hãn mất đi, bọn mình tụ tập nhau xem lại cuộn băng quay bác dạo này thấy quý và cảm động quá.
    Trước máy quay phim của chúng tôi, ông nói nhiều nhất về lịch sử, về văn hóa Việt Nam. Ông nói về dân tộc, dân chủ. Ông nói về sự kìm hãm dưới thời thuộc Pháp, về ảnh hưởng của văn hoá Pháp. Ông có nói về *****, về Hội nghị Đà Lạt...Nói chung, những đề tài ông đề cập đến đều là những đề tài hữu ích cho hậu thế, còn ngôn từ ông dùng thì rất chi là cổ xưa.
    Buổi cuối cùng ông bà ngồi trước máy quay, tôi là người hỏi chuyện:
    _Thưa hai bác, hai bác yêu nhau từ bao giờ ạ?
    Ông bà bỗng buột cười như con trẻ. Bà kể rằng:
    _Thuở ấy chúng tôi cùng du học qua Pháp bằng tàu thuỷ. Tàu đi trên biển được ít ngày thì ông ấy đã để ý đến tôi rồi. Qua Pháp chúng tôi có lòng với nhau. Tôi biên thư về Hà Nội xin ý kiến của thầy mẹ. Thầy mẹ tôi biên thư bảo tôi hỏi xem anh ấy tuổi gì. Lúc ấy tôi hỏi:" Anh tuổi gì ạ?" thì ông ấy bảo:" Tôi tuổi con vịt." Thế là tôi cũng biên thư về Hà Nội thưa với thầy mẹ tôi: "Anh ấy tuổi con vịt."
    Kể đến đây thì cả hai ông bà đều cười ra nước mắt. Tôi bỗng nhận ra bà vẫn giữ được những nét đẹp của tuổi xâun thì bác dù bà đã ở tuổi ngoài 80.
    Tôi hỏi ông:
    _Thưa bác, sống ở nước ngoài đã ngần ấy năm sao bác chỉ viết sách bằng tiếng Việt?
    _Tôi không có ý viết sách bằng tiếng nước ngoài để mưu cầu danh lợi. Tôi viết sách bằng tiếng Việt cốt để đồng bào ta, con cháu ta đọc. Đọc để mà biết lịch sử, tin tưởng vào tổ tiên, cha ông mình. Còn người nước ngoài muốn đọc sách của tôi thì họ phải học tiếng Việt. Nếu họ không học được thì đến tôi, tôi giảng giải cho mà hiểu.
    *Trước ống kính máy quay, ông cũng đã trầm tư kể lại những mất mát to lớn của gia đình ông ở quê nhà trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Ông đặc biệt quan tâm đến sự thịnh suy của nông thôn Việt Nam. Ông nói:
    _Sau cải cách ruộng đất cũng đã có sửa sai. Ông Cụ đã nhìn thấy cái sai. Vậy là may. Cái hậu quả của sai lầm trong cải cách ruộng đất không chỉ trên bình diện kinh tế, chính trị, văn hoá. Theo chỗ tôi hiểu, cái mất mát lớn nhất bởi những sai lầm trong cải cách ruộng đất là nó đã phá vỡ mất nông thôn Việt Nam và phá vỡ mất lòng tin.
    Tôi mạnh dạn hỏi ông:
    _Thưa bác, cháu hỏi thế này, nếu không phải xin bác bỏ quá. Cháu chưa hiểu được tại sao những người như bác có những mất mát ít nhiều bởi những lầm lẫn của chế độ, vậy mà vẫn bền lòng hướng về đất nước, gắn bó với quê hương, thuận hoà với thể chế?
    Ông im lặng một khắc rồi ngước lên, tiếng nói vẫn pha giọng miền Trung:
    _Chẳng riêng tôi mà có lẽ đó là nét chung của dân tộc Việt mình. Cái lòng ái quốc của dân Việt mình nó lớn lắm. Cho dù có buồn phiền, thương tổn, riêng tư gì nhưng đứng trước cái vận mệnh, cái thịnh suy của đất nước thì đều bỏ qua cả. Tôi vẫn muốn nói rằng cái lòng ái quốc của dân Việt mình nó lớn lắm.

    Mùa hè năm 1989, theo thường lệ ông bà rời Paris lên miền Bắc nước Pháp nghỉ tại nhà nghỉ riêng ở D''eauville. Tôi đã có dịp được cùng các bạn tôi đến thăm ông bà. Đấy là một khu nghỉ tuyệt vời. Rừng thông già cao vút trên đồi. Nhìn xuống lũng sâu là biển. Biển Manche. Tôi tưởng tượng nếu nhắm mắt nhảy xuống, bơi một hồi là tới Anh quốc. Ông Hoàng Xuân Hãn tới đây cũng chẳng có thì giờ để nghỉ. Ông bảo bọn tôi cứ đi dạo đi, còn ông lại vùi đầu bên một mớ những sách chữ Hán, chữ Nôm và cuốn Kiều. Ông bảo:" Tôi không biết là tôi còn đủ thì giờ nữa không. Tôi muốn đối chiếu và tìm cho ra nguyên bản của Truyện Kiều. Tôi cho là các bản dịch đều có chỗ sai lệch."
    Biệt thự tĩnh lặng của ông bà có hai ngôi nhà lớn xây theo kiểu cổ. Một trong hai ngôi nhà đó hoàn toàn bằng gỗ, nhiều phòng, rất đẹp, ông bà đã hiến cho nhà nước Việt Nam.
    Có lẽ cũng nên nói thêm rằng ông bà Hoàng Xuân Hãn luôn giành sự ưu ái đặc biệt cho các trí thức, văn nghệ sĩ từ trong nước sang. Tuy tuổi già, việc bận, ông vẫn giành nhiều thì giờ chăm chú nghe chuyện quê nhà.
    Khi ở Paris, có ba lần tôi đi nói chuyện, chiếu phim thì cả ba lần tôi đều thấy ông bà ngồi ở những hàng ghế đầu. Lần cuối, phim của tôi được chiếu trong khuôn khổ Liên hoan phim Hiện thực (Festival du Cinema du Réel) tại Trung tâm văn hoá Pompidou ngày 9 tháng 3 năm 1989. Phòng chiếu lớn trên năm trăm chỗ chật cứng, tôi vẫn nhận ra ông bà ngồi ở hàng ghế thứ năm. Hồi đó mắt ông đã yếu lắm. Đọc sách, hay viết ông phải dùng một kính đeo và một kính lúp. Ông đến là để khuyến khích tôi, còn có thể là để bày tỏ với mọi người về sự quan tam của ông tới đất nước Việt Nam. Chứ còn để xem phim thì tôi chắc rằng không, vì mắt ông không nhìn thấy.
    Cho phép tôi nói lời cảm tạ từ đáy lòng gửi tới hương hồn ông, như lời tôi đã nói trước đông đảo khán giả Paris khi buổi chiếu phim của tôi kết thúc:
    _Thưa quí bà, quí ông. Theo phong tục của người Việt Nam chúng tôi, cho phép tôi tặng lại bó hoa này tới người cao tuổi nhất trong phòng chiếu phim ngày hôm nay. Một người sống với Paris đã lâu năm. Một người suốt cả cuộc đời vì nền văn hoá của dân tộc mình, đất nước mình. Một người mà tôi hết kính trọng. Đó là bác (tonton) Hoàng Xuân Hãn.
    Tôi thấy phòng chiếu phim vang lên tiếng vỗ tay hồi lâu. Người cháu cùng đi đỡ ông đứng dậy. Ông cầm lấy bó hoa màu tím, rơm rớm nước mắt.
    Giờ đây, tôi xin kính cẩn thắp một nén hương để vọng về ông, vọng về một cố nhân.
    Trần Văn Thủy.

  4. phaohoa

    phaohoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    1.326
    Đã được thích:
    1
    Trở lại vấn đề làm một bộ phim về người Việt nam ở nước ngoài như netwalker nói, tôi có một thắc mắc: Giả sử nếu có thể xây dựng một bộ phim đầy đủ và chi tiết như thế, thì đối tượng khán giả sẽ là ai? Người Việt Nam đang sinh sống nước ngoài, hay chỉ dành để trình chiếu cho đồng bào trong nước?
  5. phaohoa

    phaohoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    1.326
    Đã được thích:
    1
    Năm. Tản mạn với Cao Xuân Huy.
    Trong chuyến bay Boston-Las Vegas-Orange County, tôi được biết Hoàng Khởi Phong sẽ ra đón tôi ở phi trường. Tại chỗ lấy hành lý, Hoàng Khởi Phong vui mừng vỗ tai tôi bảo:" Cao Xuân Huy cũng ra đón ông đấy, anh chàng phải chạy xe lòng vòng ngoài kia vì không có chỗ đậu." Chúng tôi trở ra, một chiếc xe Jeep Grand Cherokee đen tấp vào lề và anh chàng tài xế thò đầu ra. Tôi bỗng nhận ra một nét quen thân mà không sao nhớ nổi. Khi về tới nhà, đặt va ly, Cao Xuân Huy nói với tôi:" Tôi giống một người mà ông quen thân ở Hà Nội đấy! Tôi là con trai ông Cao Nhị, bạn của các ông." Trời! Tại sao lại có chuyện lạ như vậy. Cao Nhị vốn là bậc đàn anh của chúng tôi. Trong làng điện ảnh, giới văn chương và báo chí Hà Nội ai mà chả biết ông. Ông viết văn, làm thơ, làm báo, sống tưng tửng giữa đời, bọn trẻ chúng tôi rất quý trọng và cảm mến ông. Tôi biết tất cả những người con của ông hiện ở Hà Nội. Còn Cao Xuân Huy, cũng là con ông Cao Nhị, như từ trên trời rơi xuống, tôi chưa một lần nghe nói.
    Trần Văn Thủy (TVT): Cao Xuân Huy này, anh nói cho tôi nghe đôi lời về đường đời của anh.
    Cao Xuân Huy (CXH): Trước kia, tôi là trung uý Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, bị bắt làm tù binh cùng đơn vị trong lúc rút quân khỏi Quảng Trị vào cuối tháng Ba năm 75, tại bờ biển Thuận An, Huế. Việc này tôi đã viết khá chi tiết trong quyển hồi ký "Tháng Ba Gãy Súng". Cuối năm 79, tôi được thả ra khỏi tù vì hết khả năng lao động. Tôi vượt biên đến Mỹ cuối năm 83. Dọn nhà nhiều lần và làm nhiều nghề.
    TVT: Anh đi vào con đường viết văn bằng cách nào?
    CXH: Viết văn, nào có lựa chọn gì đâu mà bằng cách nào anh ơi, nó "rơi" vào mình thì mình phải chịu thôi, vậy mà cũng đã hơn mười năm rồi, chắc là nó dính với tôi luôn quá, anh ạ. Lúc mới đến ở Mỹ, ở nhờ nhà Hoàng Khởi Phong, người mà tôi coi như anh từ bé. Một hôm uống rượu với mấy người bạn cùng đơn vị cũ, kiểm điểm xem đồng đội ai còn ai mất, nhắc lại những kỷ niệm trong cuộc lui binh ở Thuận An. Anh Nguyễn Mộng Giác, tác giả "Ngựa Nản Chân Bon" lúc đó cùng ở chung nhà, ngồi nghe. Sáng hôm sau anh Giác hỏi tôi sao không viết lại chi tiết, tôi đưa cho anh tập hồi ký viết tay, anh tự động mang đăng trên báo mà anh làm chủ bút. Từ đó tôi khơi khơi được gọi là "nhà dzăng".
    TVT: Viết văn và làm báo, động lực gì đã thúc đẩy anh cầm bút? Phải chăng là "gene" của ông già?
    CXH: HÌnh như có cái "gene" thật anh ạ. Khi còn đi học, điểm văn của tôi luôn luôn dưới trung bình, vậy mà bây giờ lại "viết văn". "Tháng Ba Gãy Súng" tôi viết như giải toả một nỗi ám ảnh. Tôi tham dự cuộc chiến trong vai trò một người cầm súng, và sau thời cầm súng, lại thêm một thời bị cầm tù. Vượt thoát đến được nước Mỹ, tôi như ra khỏi cơn lốc xoáy kinh hoàng của một cuộc tương tàn. Những ngày cuối của cuộc chiến là một nỗi ám ảnh không thôi. Nên khi đã định thần lại, tôi phải trút bỏ những ám ảnh đó thì may ra, tôi mới có thể trở về đời sống tinh thần bình thường được.
    Quyển "Tháng Ba Gãy Súng" lần đầu xuất bản, việc trình bày không được ưng ý và có nhiều lỗi đánh máy, nên khi tái bản, tôi mua computer về mầy mò tự đánh máy và trình bày lấy. Từ trình bày sách sang báo là một bước ngắn. Dần dần tôi trở thành một tay trình bày sách, báo chuyên nghiệp. Và sau đó, một thời gian khá dài, tôi làm tổng thư ký tờ Văn Học, một tờ báo văn chương ở đây, ngoài ra, lúc rảnh thì viết truyện. Thế là, bỗng dưng tôi trở thành "đồng nghiệp" với bố tôi. Vì tôi được biết bố là một người làm thơ và làm báo.
    TVT: Đúng như vậy, ông già của anh là một tên tuổi quên thuộc, được quý trọng trong giới cầm bút ở miền Bắc. Hình ảnh nào về bố đã để lại trong anh?
    CXH: Hình ảnh duy nhất tôi có được về bố, là tấm ảnh bố mẹ chụp chung với ông ngoại tôi và một người cậu. Trong ảnh, bố là một thanh niên đẹp trai, tóc cắt ngắn, nét mặt sáng sủa và hiền. Khi di cư vào Nam tôi mới bảy tuổi, chưa gặp mặt bố lần nào, nghe mẹ nói, từ lúc đẻ tôi ra, hình như, tôi có được bố bế trên tay một lần. Năm 54, ông ngoại tôi bị đấu tố vì là thầy giáo và giỏi tiếng Pháp, nên cậu tôi di cư vào Nam, mang tôi theo. Mẹ ở lại Hà Nội nấn ná đợi bố từ kháng chiến về. Hai cụ gặp nhau. Bố nói mẹ thuộc diện phải đi "tự lực cánh sinh" ( đi "kinh tế mới" như dân Sài Gòn sau năm 75), chứ dù có đi kháng chiến, nhưng vì bố có gốc là con nhà tư sản, địa chủ, nên không thể can thiệp cho mẹ ở lại Hà Nội được. Thế là năm 55, mẹ vào Nam. Cha con tôi có liên lạc dược với nhau qua những tấm bưu thiếp, đâu được vài lần thì bị cấm. Từ đó tôi không còn liên lạc gì được với bố nữa, và khi mất liên lạc với bố, tôi đâu khoảng hơn mười tuổi. Bố ở lại Hà Nội, lấy vợ khác và có thêm con. Mẹ vào Sài Gòn, cũng lấy chồng khác và có thêm con.
    TVT: Rồi sao nữa? Cha con có tìm nhau không? Quan hệ cha con có gì ngăn trở sau ngày thống nhất đất nước?
    CXH: Lúc ở tù, tôi không muốn liên lạc với bố, vì không biết ông cụ có nhận thằng sĩ quan "ngụy" này là con không, đồng thời cũng lại sợ ông cụ sẽ bị liên lụy vì có thằng con "có nợ máu với nhân dân". Không hiểu tên tôi, thằng con đi Nam, có trong danh sách những người con của bố không. Trong khi chính tôi, trong bản khai lý lịch đi lính, tôi đã phải khai "bố chết" để tránh những rườm rà với cơ quan an ninh quân đội. Tôi không biết tin tức gì về bố, và tuy rất thèm nhưng tôi không bao giờ chờ đợi có được một sự liên lạc gì giữa hai cha con. Bất ngờ, thật bất ngờ anh ạ, khoảng năm 78, khi ở tù tại Thanh Hoá, đang đốn lim ở một nơi gọi là công trường lòng hồ sông Mực, tôi được cán bộ quản giáo thông báo nguyên văn: " Anh có ông bố vào thăm, ông cụ về rồi, có gửi lại cho anh một ba lô đồ thăm nuôi." Trời! Có ngoài mơ ước của tôi không? Tôi đã được bố vào thăm! Bố tôi đã đi tìm tôi! Mặc dù tôi không được gặp bố và cũng không nhận được cái ba lô "thăm nuôi". Tôi đờ đẫn vì những hình ảnh mơ hồ về bố.
    TVT: Sau đó anh có nhận được cái ba lô không?
    CXH: Cái ba lô thăm nuôi lúc đó là cả một gia tài lớn, tôi tưởng chỉ lớn với một thằng tù là tôi, hoá ra cũng lớn với cả cán bộ trại, thành ra, trên nguyên tắc, và với bố tôi, tôi được nhận, nhưng trên thực tế, và với riêng tôi, tôi không nhận được. Bài học tập chính trị nằm lòng:"Cách mạng đã tha tội chết cho các anh..." Tôi thầm nghĩ, tha chết là mừng rồi, còn cái ba lô không "tha" thì có sao đâu, phải không anh, chỉ nghĩ thương bố thân già lặn lội đường rừng, hăm hở đi tìm con, đến nơi, không được cho gặp, lủi thủi quay về, tôi buồn. Nhưng mặt khác, thấy bố không được "ưu tiên", tôi lại mừng, vì điều này chứng tỏ bố không thuộc thành phần..."nhân dân", và như thế, tôi không có "nợ máu" gì với ông cả, hên quá.
    TVT: Vậy sau đó hai bố con gặp nhau lần đầu là vào dịp nào?
    CXH: Lần đầu hai bố con gặp nhau là cuối năm 79, khi tôi ở trại tù Bình Điền, Huế. Lúc đó tôi đã được "ra lệnh tha" vì hết khả năng lao động, nhưng vì sát với ngày lễ nên bị giữ lại trong tù, nhập vào toán lao động nhẹ để không bị cắt phần ăn. Đang lao động thì cán bộ trại sai tôi vác ghế vào nhà thăm nuôi, khi gần đến nhà thăm nuôi, tôi bỗng nghe có tiếng hỏi phía sau lưng:"Beng đấy hả?" Tôi giật mình, chỉ có những người trong gia đình mới biết cái tên cúng cơm này. Tôi quay lại, một ông già tay khoác túi vải, tay cầm cái điếu cày, từ một nhánh đường mòn nhỏ ven đồi bước ra, lững thững đi sau lưng tôi. Nhìn ông, biết ngay là bố mình anh ạ. Nước mắt tôi tự nhiên ứa ra, cổ họng khô đi và như bị nghẹn, không nói được gì. Tiếng "dạ" của tôi hình như không thoát ra khỏi miệng. Bố tôi bảo:" Vào nhà thăm nuôi đã". Tôi đi mà lòng lâng lâng cứ như say rượu ấy. Cho đến bây giờ, tôi vẫn tự hỏi, làm sao chỉ nhìn từ sau lưng mà ông cụ nhận ra "thằng Beng", thằng con ông mới chỉ bế trên tay có một lần trong đời, lúc nó mới được vài tháng.
    TVT: Anh kể tiếp đi.
    CXH: Trong nhà thăm nuôi, một cán bộ trại đã ngồi sẳn. Như anh biết, bố tôi là người ít nói, và thú thật với anh, tôi cũng ít nói y như ông cụ vậy. "Mày có khoẻ không?" "Dạ, con khỏe." "Mày có nhận ngay ra bố không?" "Dạ, con có nhận ra." "Mày ăn thị gà đi, thịt gà này chú Phùng Quán làm cho mày đấy." "Mình có họ với chú Phùng Quán hả bố?" "Không, nhưng chú ấy xem tao như anh." Tôi xúc động ứa nước mắt anh ạ, và cảm thấy hãnh diện về ông bố của mình, vì ông thân với Phùng Quán, một nhà thơ trong nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, có những câu thơ tôi thuộc lòng từ ngày còn bé:" Yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét; Dù ai cầm dao doạ giết, cũng không nói ghét thành yêu..." Trong gần hai tiếng đồng hồ thăm nuôi, cha con tôi chỉ nói vỏn vẹn có thế thôi. Thời gian còn lại là của cán bộ trại, người cán bộ cứ huyên thuyên với bố tôi về Hà Nội.
    Hai hôm sau, khi được ra khỏi trại tù, tôi đến tìm bố ở một khách sạn ngoài Huế. Nhìn vẻ hoảng hốt của ông cụ khi thấy tôi trong bộ quần áo tù, ông hẹn tôi vội vàng là đến chiều ra cái quán cóc ở bờ sông Hương, tôi thấy thương bố quá. Buổi chiều tối, hai cha con ngồi nói chuyện với nhau. Tôi đã hơn 30 tuổi, đây là lần đầu tiên, hai bố con mới thật sự được nói chuyện với nhau. Đủ thứ chuyện lan man, nhưng tôi nhớ nhất câu hỏi của bố. Ông vừa cười vừa hỏi:" Mày ghét Cộng Sản lắm hay sao mà đi cái thứ lính ác ôn này?" Tôi nói:" Ghét thì con không ghét, có thù oán gì đâu, nhưng gặp đâu thì bắn đó.". "Thế mày bắn cả ****** à?"...
    TVT: Trong thời gian chiến tranh, ở vị trí của người cầm súng, anh đinh ninh điều gì?
    CXH: Có một điều, khoan hãy nói tôi đinh ninh điều gì. ngoài ba mươi tuổi, tôi, ở lính hơn bảy năm và ở tù gần năm năm. Những kỷ niệm về chiến trận, những kỷ niệm về tù đầy thì nhiều, nhiều lắm. Vui buồn đều có cả. Nhưng điều đáng nhớ nhất lại không ở chuyện đánh trận hay chuyện tù đày, mà lại là chuyện không bảo vệ được lãnh thổ, anh ạ.Tôi kể anh nghe. Tết năm 74, tiểu đoàn tôi đang nằm ứng chiến ở Phú Bài, Huế, thì Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa. Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Quân Đoàn I, tiểu đoàn tôi là lực lượng trừ bị của Quân Đoàn, được lệnh chuẩn bị ra đánh lấy lại Hoàng Sa. Đơn vị thuỷ xa của Sư Đoàn đã đi từ Sài Gòn ra đến Đà Nẵng, tiểu đoàn tôi đã ở trong tư thế sẵn sàng, đợi lệnh xuống tàu. Thủy Quân Lục Chiến đi lấy lại Hoàng Sa là đúng "chỉ số" rồi. Gì chứ đánh nhau để bảo toàn lãnh thổ, lính tráng tụi tôi thằng nào cũng háo hức, tuy biết rõ rằng đi là chết, nhưng đánh nhau để giành lại đất nước, từ quan đến lính chúng tôi, thằng nào cũng hăm hở. Nhưng ngay lúc đó, mặt trận trong nội địa miền Trung cùng lúc nở rộ, những cuộc tiến công lớn của các đơn vị Bắc Việt đã cầm chân chúng tôi. Để đối phó với các đơn vị Bắc Việt, chúng tôi đã không có lệnh xuất quân đến Hoàng Sa. Tin tức và hình ảnh về những chiếc tàu của Hải Quân trên đường ra cứu Hoàng Sa bị bắn chìm, những người lính đồn trú ở Hoàng Sa bị Trung Cộng bắt, rồi được trao trả từ tận....bên Tàu, làm chúng tôi thấy nhục. Nhục chứ anh, địa danh nào trong tay Miền Bắc hay Miền Nam thì cũng vẫn là của người Việt Nam, Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm mà không lấy lại, tôi nghĩ, miền Bắc và cả Miền Nam, đều có tội với tổ tiên, với cha ông, dung túng cho đô hộ hay nô lệ Tàu hay Tây thì tôi cũng ngang nhau."Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu", Hoàng Sa còn. "Một trăm năm đô hộ giặc Tây", Hoàng Sa còn. Ông cha ta chèo thuyền, giong buồm mà vẫn bảo vệ được những hòn đảo nhỏ xíu ở tít tận mù khơi. Vậy mà bây giờ, quân đội hai miền tự nhận là thiện chiến nhất nhì thế giới, lại bỏ mặc một phần lãnh thổ lọt vào tay ngoại bang. Tôi hỏi anh chứ, chính anh, anh có thấy nhục không? Một trăm năm, một nghìn năm nữa, hay đến tận bao giờ chúng ta mới lấy lại được Hoàng Sa? Đã mất, hay sẽ còn mất thêm?
    Mà thôi, anh cũng định hỏi tôi tại sao lại có ông bố ở ngoài Bắc mà lại đi cái thứ lính dữ dằn ấy phải không? Giản dị lắm anh ạ. Vốn dĩ tôi là người ghét chiến tranh. Tôi rất buồn chuyện anh em, vì ở hai miền của đất nước mà phải bắn giết lẫn nhau. Tuy nhiên, vì yêu tự do và chống mọi hình thức độc tài, tôi đi lính. Và đương nhiên phải là lính "thứ thiệt". Tôi gia nhập vào một binh chủng chỉ nhận những người tình nguyện, chuyên đánh những trận đánh lớn, dữ dội mang tính quyết định ở từng mặt trận. Thú thật với anh, tôi đánh trận thuộc loại cừ, và ở một đơn vị thiện chiến nhất nhì Miền Nam. À, anh vừa hỏi tôi đinh ninh điều gì trong vai trò người kính? Thưa anh, trong suốt thời gian ở nhà binh, tôi vẫn chỉ đinh ninh một điều, là sẽ có cuộc Bắc tiến, tiếp thu Hà Nội, và, như trong một câu hát:" giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu". Ấy thế mà...
    TVT: Thế sau đó hai cha con có gặp lại nhau không?
    CXH: Bố có vào Sài Gòn thăm tôi mấy lần, nhưng tôi chỉ được gặp và loanh qoanh với bố vài ngày. Lần cuối bố vào, tôi đang trốn vì bị công an lùng về tội tổ chức vượt biên. Chẳng cần phải nói lý do vượt biên, tôi chỉ vắn tắt với anh là tôi không có tiền "mua" một chỗ trong các chuyến vượt biên, và cũng không thể giao mạng mình cho ai được, nên phải tổ chức lấy cho chắc ăn. Khi bố và cả gia đình ngoài Bắc vào, tôi không dám đến gặp, vì công an vây luôn cả khách sạn chỗ bố ở. Khi đi, tôi tưởng sẽ không bao giờ còn được gặp bố nữa.
    TVT: Bây giờ mọi chuyện đã dễ dáng, anh có thường xuyên thư từ cho ông già không?
    CXH: Thế à? Mọi chuyện đã dễ dàng thật à? Tôi vốn lười viết thư, hơn nữa, thời buổi này, điện thoại là tiện nhất, phải không anh? Thỉnh thoảng tôi có gọi về Hà Nội thăm bố, nhưng ông cụ bảo tốn tiền, chỉ nói vài câu là cúp máy. Mẹ hiện đang ở Úc, cứ thường xuên giục tôi gọi thăm bố. Mẹ vẫn bảo:" Chuyện tôi với bố anh là chuyện riêng của tôi với bố anh. Còn bổn phận của anh là anh phải thăm nom bố anh."
    TVT: Ông già đã cao tuổi rồi, anh có tính làm một cái gì đó cho vui lòng bố không?
    CXH: Tôi rất muốn, và bố cũng muốn, khi nào có điều kiện, đón ông cụ sang Mỹ chơi một chuyến, gọi là dối già ấy mà anh. Năm ngoái tôi có về Hà Nội thăm bố. Bố tôi đã lớn tuổi, không còn khoẻ, và không còn viết nữa. Tôi được biết là ngày trước, trong thời gian vụ Nhân Văn-Giai Phẩm, bố bị cấm sáng tác. Anh tưởng tượng, một người làm thơ, sức sáng tác dồi dào mà không được viết thì buồn biết là chừng nào. Dường như bố vẫn cứ làm thơ, làm thơ cho riêng mình. Bà bác tôi là người duy nhất thuộc tất cả những bài thơ bố tôi làm, tôi muốn in một quyển thơ cho bố, nhưng khi tôi về đến Hà Nội, bác tôi đã mất mấy năm trước rồi!
    TVT: Cám ơn Cao Xuân Huy rất nhiều! Trước đây nghe mãi cái câu quả đất tròn...Khi về Hà Nội, kỳ này tôi lại có cớ để đến thăm ông anh của tôi. Ông ấy cũng hồn nhiên lắm, tếu lắm. Lúc phụ nữ Hà Nội đua nhau du nhập mốt mặc váy, ông viết bài "Em ơi, Hà Nội váy!" chúng tôi mới bổ ngửa ra rằng ông ấy còn trẻ hơn tụi mình.
    Câu cuối cùng, anh có mơ ước gì về tương lai?
    CXH: Mơ ước? Mơ quá đi chứ anh. Nhưng đất nước đã thống nhất, đã hoà bình, vậy mà sự thù hận vẫn còn trong lòng nhưng thế hệ dính dự vào cuộc chiến, nên chuyện tôi mơ ước được sống thoải mái bên cạnh bố trong những ngày cuối đời của ông, vẫn chỉ là mơ ước.
    Lake Forest, một buổi tối đông bạn bè.
  6. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Có 2 vấn đề:
    1. Bộ phim có dám phản ảnh trung thực và đầy đũ những hoàn cảnh, suy nghĩ, khuynh hướng, v.v. của người Việt sống tại các nước hay không? só những người Việt đã đi và sống ở nước ngoài từ trước 54, trước 75, trong những ngày tan nát năm 75, vượt biển bằng thuyền, và đi định cư hay du học. Mỗi hoàn cảnh mỗi trường hợp của từng người từng gia đình trải qua luôn luôn ảnh hưởng cái nhìn cái nhận thức của họ.
    2. Chình phủ VN hiện nay có cái dũng khí cần thiết để bộ phim đó trình chiếu không bị cắt xén vì những lý do gì ai cũng biết. Chỉ có một số lời nói phản ảnh suy nghĩ chân thật của học giả Hoàng Xuân Hãn về những việc xảy ra 50 năm về trước một cách nhẹ nhàng mà còn bị thẳng tay cho vào sọt rác thì đến bao giờ những xây dựng chân thành sẽ được tiếp nhận. Còn xa lắm thay.
    Tuy nhiên một bộ phim như thế rất nên làm và sẽ được làm thôi.
  7. phaohoa

    phaohoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    1.326
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn mèo aleykat đã post cho tôi tấm hình bìa quyển sách lên trang 1 để minh họa thêm sinh động.
    Bìa cuốn sách có chữ nhà xuất bản Thời Văn to tướng làm tôi nhớ lại một câu chuyện riêng thế này.
    Tôi có quen một bác, tuổi tầm 60, rất chịu khó đọc, phần lớn thời gian bỏ vào việc nghiên cứu, tìm tòi.
    Một hôm hai bác cháu ngồi nói chuyện về sách vở, bác có hỏi tôi thích đọc truyện của ai? Tôi nói :" Cháu thích Chu Lai, Ma Văn Kháng, cùng mấy nhà văn thuộc biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam......" rồi tôi đưa cho bác cuốn Mùa Lá Rụng Trong Vườn của Ma Văn Kháng, để bác đọc và cho ý kiến, cộng thêm với bộ phim Sóng Ở Đáy Sông bác mới được xem.
    Hai ngày sau. Bác trả lại tôi cả sách lẫn phim rồi nói:" Cháu ơi, bác thành thật xin lỗi cháu nhá. Vì trước đây bác có một cái dở là không bao giờ đọc truyện trong nước. Mỗi lần mà bác nhìn thấy cái quyển nào của các tác giả trong nước là bác lại bảo, ôi giời, mấy cái ông viết lăng nhăng bậy bạ......." Thưa bác rằng, khi bác nói đến đây thì tôi cũng suýt tí nữa mà phun ra:" Bác ơi, cháu cũng giống hệt bác, mỗi tội ngược lại, cháu từ chối đọc những gì các bác cho là văn, nhất là của các nhà xuất bản Thời Báo, Thời Văn, Tự Do...."
    Tôi kể câu chuyện trên là có ý gì.
    Đơn giản tôi cũng chỉ có một nhận xét cá nhân rằng.
    Tại sao chúng ta cứ trung thành thủ cựu giữ mãi những định kiến từ trong quá khứ?
    Tại sao chúng ta cứ mù mờ mà tuân theo những gì có vẻ đúng?
    Tại sao chúng ta cứ né tránh? sợ đụng vào những điều nhạy cảm? bằng không thì lại quá cực đoan và nhất nhất bảo lưu thành kiến cá nhân của mình.
    Tại sao chúng ta không thử đào tung nó lên, bới lộn nó ra xem nó đúng ở chỗ nào, nó sai vì đâu?
    Tại sao chúng ta không chịu đối thoại?
    Câu chuyện người Việt nam đã xảy ra từ quá lâu, ít nhất đã 30 năm trôi qua (đối với đa số người Việt Nam ở Mỹ), tại sao chúng ta vẫn cứ cho rằng nó còn rất mới, rằng câu chuyện dường như chỉ mới xảy ra hôm qua, rằng nó còn chưa bắt đầu? tại sao vậy?
    Tôi đã đến nơi đây, chọn cuốn Nếu Đi Trước Biển để giới thiệu với các bạn. Vì tôi nhận thấy, trước tiên, Trần Văn Thủy là một người trong nước. Nhận xét đưa ra sẽ ít nhiều khách quan, trung thực hơn. Cuốn sách này lại trích dẫn cuộc nói chuyện của ông với đa số các nhà văn hải ngoại. Chi tiết càng thẳng thắn, càng chính xác và đáng để tham khảo hơn nữa. Câu chuyện vẫn còn tiếp tục, nhưng tôi nghĩ, tôi tạm ngưng tại đây là được rồi. Chúc các bạn mỗi ngày là một ngày vui.
    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 11:35 ngày 08/06/2004
  8. Sunrise_Sunset

    Sunrise_Sunset Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Pháo Hoa hay là có bạn nào có bài viết của nhà văn Phan Nhật Nam góp ý cho quyển sách Nếu Đi Hết Biển của nhà văn Trần Văn Thuỷ không ? Nếu có xin mọi người post lên. Tôi lùng sục trên google nhưng không một nơi nào có cả. Bài nhận xét và góp ý của Phan Nhật Nam đã được đăng trên báo giấy của nhật báo Người Việt ở Nam Cali. và tôi vô tình chỉ được xem có một phần trong 3-4 phần được đăng trên NV.
  9. cman

    cman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Chào chị Phaohoa và các bạn
    Ttrước hết xin thành thật cảm ơn chị Phaohoa và cũng xin nghiêng mình kính phục chị đã viết lên những câu hỏi mà bao lâu nay seaman cũng vẫn chưa tìm thấy câu trả lời ....seaman rất thích chủ đề này " Đối thọai" ...và seaman đã tìm ra thêm vài đọan đối thọai xin đuợc đăng lên các bạn đọc chung cho vui
    chúc một ngày vui
    seaman
    ____________________________________
    Gặp gỡ tại khu Green Lantern Village
    Trần Văn Thủy (TVT): Tôi đã từng đi nhiều nước, song đây là lần đầu tiên tôi đến Mỹ, tới quận Cam, nơi được coi là thủ đô của người Việt hải ngoại. Tôi đã thấy cảnh buôn bán sầm uất ở đây, người mình ở đây buôn bán có lẽ thịnh vượng nhất phải không ông?
    Hoàng Khởi Phong (HKP): Tôi cũng có đôi lần cưỡi ngựa xem hoa tại vài nước Đông Âu, cũng thấy sinh hoạt buôn bán của người Việt tại Tiệp và Ba Lan. Chỉ nhìn bề ngoài không mà thôi thì quả là việc buôn bán của người Việt tại California là nhất. Chung quanh chỗ tôi ở có khoảng hơn 3000 cơ sở buôn bán của người Việt làm chủ. Nhưng tôi nghĩ nếu đi sâu hơn, chi tiết hơn thì cũng có nhiều điều đáng cho chúng ta suy gẫm, và bên trong sự sầm uất này cũng có không thiếu gì chuyện cười ra nước mắt.
    TVT: Ông có thể cho tôi biết những gì khiến cho ông phải suy gẫm, và ông có thể cho tôi biết hơn một chút về việc bà con buôn bán ở đây?
    HKP: Tôi chưa bao giờ là một nhà kinh tế, một nhà xã hội, lại cũng không phải là người buôn bán, thế nhưng tôi là một nhà văn, tôi có cách quan sát và nhận xét của tôi. Khi tôi đến đây, dân số của vùng này có khoảng chưa tới một triệu, người Việt ngay tại quận Cam (quận Cam gồm khoảng ba chục thành phố liền nhau). Hiện nay dân số quận Cam gần 3 triệu người, người Việt không khoảng 3 trăm ngàn, kể cả dân Tàu, Đại Hàn, Cao Miên, Ai Lao, Aán Độ, Hồi... Dân gốc Á khoảng nửa triệu. Đợt di dân đầu tiên của người Việt đến đây, trong cơn bão của lịch sử, 90% ra đi với 2 bàn tay trắng, 10% còn lại có một chút của, nhưng không thể nào giàu bằng một số quan chức trong nước bây giờ. Mà cũng không cần tới quan chức, nội mấy tên mafia được mấy quan chức ấy đỡ đầu như Khánh Trắng, Năm Cam đã giàu ngoài sức tưởng tượng, giàu như Thạch Sùng, Vương Khải thời xưa huống hồ các chức đứng đằng sau.
    TVT: Ở đây tôi thấy các khu thương mại, nhà cửa, đất đai của người Việt mình rất khang trang.
    HKP: Trong đợt người Việt đến đây đầu tiên người lớn thì lo đi làm, trẻ con thì cắm cổ học. Cũng trong thời gian này người Hoa từ Hồng Kông, Đài Loan, Hoa Lục đổ tiền vào cho bà con xa, gần của họ là người Hoa gốc Việt Nam nhanh tay mua đất, mua nhà... Ông nhìn thấy hàng chục khu thương mại Việt Nam, hàng ngàn cửa tiệm Việt Nam nhưng chung quy người Việt è cổ ra buôn bán, tất nhiên phải có lời nhưng tiền nhà, tiền đất gặm một phần lớn số lợi nhuận này. Thành thử sự sầm uất nơi đây có tính chất biểu kiến nhiều hơn là thực chất. Đặc biệt tại Quận Cam, San Jose, người Việt è cổ ra nuôi béo chủ đất Ba Tàu, còn trên Washington DC thì nuôi béo chủ đất Do Thái. Thêm vào đó, trong việc buôn bán, tất nhiên là phải có cạnh tranh, song người Việt trong cùng một ngành, nghề không bao giờ thỏa thuận, quy định được với nhau những quy ước căn bản của sự làm ăn, cứ liên tục phá giá lẫn nhau, do đó có hiện tượng các cửa tiệm cứ "tưng bừng khai trương, âm thầm đóng cửa".
    TVT: Vâng, đó là những mặt hạn chế rất đáng tiếc. Tôi có nghe nói về những thành công của người Việt. Vậy theo ông, đâu là thời cơ và mặt mạnh của cộng đồng Việt Nam ở đây?
    HKP: Có vài nguyên nhân khiến cho người Việt ở Mỹ được thăng tiến nhiều hơn các chủng tộc khác trong cùng một giai đoạn. Trước tiên là sự sụp đổ của miền Nam, khiến cho chính phủ của ông Carter thời đó có phần nào mặc cảm, dẫn đến những trợ giúp tỵ nạn rộng rãi. Chưa có một đợt di dân nào được giúp đỡ một cách hào phóng như người Việt trong khoảng thời gian 1980-1985, đó là giai đoạn hoàng kim của người tỵ nạn. Có nhiều người giờ này vẫn còn ăn trợ cấp xã hội, nhưng có nhà cho thuê. Tuy nhiên không một ai có thể phủ nhận sự hội nhập mau lẹ của từng cá nhân người Việt trong vùng đất mới, đặc biệt là con em của người Việt tỵ nạn. Khi các em tới đây, phần lớn một chữ Anh bẻ làm đôi không biết, nhưng chỉ sau hai, ba năm cắp sách đi học, phần đông các em đều trở thành học sinh giỏi trong lớp. Cái mạnh nhất của người Việt là gia đình, kế đó tới tinh thần gia tộc. Ở bất cứ một thành phố nào, người Việt tỵ nạn cũng hăm hở đi làm, để cho con cháu đi học không đến nỗi thua sút con cái người Mỹ. Ở bất cứ sở nào có một người Việt vào làm, không sớm thì muộn, anh em chú bác, cô dì đều theo chân vào làm cùng một hãng, cùng một ngành... Ba năm sau tới Mỹ, rất nhiều gia đình người Việt đã làm chủ ngôi nhà mình đang ở, tất nhiên là mua trả góp, song chúng ta nên nhớ là có rất nhiều người Mỹ cả trắng lẫn đen suốt một cuộc đời chưa bao giờ làm chủ một ngôi nhà, trong khi đó một gia đình người Việt ban đầu bố mẹ, con cái, dâu rể xúm xít dưới một mái nhà, một hai năm sau có đủ khả năng, các con có gia đình bắt đầu ra riêng... Cứ như thế mà mỗi gia đình tự phát triển, bành trướng.
    TVT: Theo ông tại sao người Việt lại ngưng sự phát triển của mình nơi ngưỡng cửa gia đình, gia tộc?
    HKP: Theo tôi nghĩ chúng ta chưa hề có kinh nghiệm lưu vong.
    TVT: Ông căn cứ vào điều gì để có nhận xét này?
    HKP: Hãy cứ so sánh người Hoa và người Do Thái, là 2 chủng tộc vì những biến thiên suốt chiều dài lịch sử của họ, khiến cho người Hoa và người Do thái phải lưu lạc khắp địa cầu, đó là hai dân tộc có kinh nghiệm lưu vong nhất của loài người. Người Hoa và nhất là người Do Thái ở bất cứ xứ sở nào cũng kiến tạo những cộng đồng bình lặng bên ngoài, nhưng có sức mạnh ngầm bên trong. Người Do Thái hầu như lúc nào cũng chi phối kỹ nghệ ngân hàng, xâm nhập vào ngành truyền thông, và giữ khá nhiều chức vụ quan trọng trong các chính phủ, đặc biệt là người Mỹ gốc Do Thái. Người Hoa thì lúc nào cũng độc quyền một số hàng hoá, thí dụ thực phẩm Á Châu, thực phẩm khô và chi phối hầu hết các ngôi chợ. Hai cộng đồng này mạnh vô cùng, nhưng trông bề ngoài không bao giờ họ ồn ào như cộng đồng Việt Nam. Họ không có xuống đường hoan hô, đả đảo như cộng đồng Việt, nhưng lặng lẽ đòi hỏi trong nghị trường hay tinh ma hơn nữa là có những đòn phép trong bóng tối, để chi phối gián tiếp nền chính trị Mỹ. Các nhân vật chính trị Mỹ gốc Do Thái là một sức mạnh lớn, hậu thuẫn cho nước Do Thái tứ bề thọ địch tại Trung Đông, và hầu như trong mọi tranh chấp tại vùng đất này, lúc nào chính phủ Mỹ cũng phải nghiêng về phía vài triệu dân Do Thái, mà quay lưng lại gần hai trăm triệu người Hồi giáo. Người Hoa thì tương đối ồn ào hơn người Do Thái, song không thể nào so với sự ồn ào của cộng đồng Việt Nam.
    TVT: Điều gì cụ thể hơn trong cách ứng xử với nhau của cộng đồng người Hoa khiến ông phải quan tâm?
    HKP: Tôi ghi nhận được một đôi điều lý thú là tại chợ Tàu San Francisco và chợ Tàu Los Angeles, có những cửa tiệm bán sách báo, tranh ảnh, kế cận nhau, một bên trưng hình Mao Trạch Đông, một bên trưng hình Tưởng Giới Thạch, song họ buôn bán hoà thuận với nhau, không có vụ đánh nhau vỡ đầu hay cạnh tranh bất chính. Tại các khu chợ Tàu, ngày 1-10 hàng năm là ngày kỷ niêïm của Hoa Lục, các cửa tiệm nghiêng về Hoa Lục tưng bừng treo đèn kết hoa, múa lân đốt pháo, trong khi các tiệm khác mặn Đài Loan thản nhiên như không có gì. Chỉ 10 ngày sau, vào ngày Song Thập 10-10, tới phiên Đài Loan tưng bừng làm lễ Quốc Khánh, thì các cửa tiệm gốc Đài Loan lại treo đèn kết hoa, múa lân đốt pháo trong khi những cửa tiệm khác lại bình thản đứng ngó. Họ cũng có 2 tờ báo phản ảnh đường lối 2 chính phủ, họ có thể tranh cãi, bút chiến nhưng ít khi nào họ xô xát. Chúng ta chưa có kinh nghiệm sống lưu vong trên xứ sở khác. [...]
    TVT: Có ý kiến cho rằng văn chương và chính trị phải là một, ông nghĩ gì?
    HKP: Nếu quả như vậy thì bất hạnh thay cho người Việt, khi mà với dân tộc khác người ta tách bạch hẳn văn chương ra khỏi chính trị, thì với chúng ta văn chương bị trói chặt vào chính trị, chính vì vậy mà ông Nguyễn Văn Linh đã có lần tuyên bố phải cởi trói cho văn nghệ. Về lời tuyên bố này, đã góp phần khởi sắc cho bộ mặt văn nghệ Việt Nam vào những năm 87-88, tuy nhiên tôi muốn kể rằng khi Mai Thảo và Nguyên Sa còn sống, trong một lần trò chuyện, Nguyên Sa đã tâm sự: Bọn chúng ta có phải chó lợn đâu, mà lúc thích trói thì trói gô cổ lại, lúc cần cởi thì bảo cởi ra. Và chính các nhà văn trong nước đã có ngưới nói bị trói lâu quá, sợi dây đã ăn sâu vào da thịt, trở thành một phần của da thịt nên khi được bứt ra, thì đau đớn tới tận xương tủy.
    TVT: Ở hải ngoại người cầm bút có lưu tâm tới quan hệ giữa văn chương và chính trị?
    HKP: Ở đâu thì tôi khơng biết, chứ với người Việt thì dù trong nước hay tại hải ngoại thì hình như văn chương và chính trị là 2 mặt của đời sống. Thời Nhăn Văn Giai Phẩm, cụ Phan Khôi đã có lần phát biểu, các người làm văn nghệ thời của cụ, đứng lên không dám đòi hỏi tự do sáng tác, họ đã sẵn sàng lép vế làm công cụ cho chính trị, chịu làm em chính trị, chịu cho chính trị chỉ huy, nhưng chỉ xin những người làm chính trị đừng xen vào kỹ thuật viết của nhà văn, đừng dùng kính hiển vi soi mói, đào bới từng dòng, từng chữ. Không biết gì về màu sắc hình thể thì đừng bắt họa sĩ phải vẽ thế này, thế nọ. Không biết sự khác biệt giữa nốt tròn, nốt trắng, nốt đen thì đừng xía vào các bản nhạc... Còn ở hải ngoại này cũng không thiếu gì người viết văn, làm thơ thỉnh thoảng trong tác phẩm của mình đứng phắt lên hô khẩu hiệu. Cái đó nó buồn cười lắm...
    TVT: Ở hải ngoại này ông có tự do sáng tác hay không?
    HKP: Cách đây không lâu, trên một tờ báo ở hải ngoại tôi cũng đã từng bị hỏi câu này. Tôi xin lập lại câu trả lời: Tôi cho là ở bất kỳ đâu, dưới bất kỳ chế độ nào sự tự do sáng tác do chính người viết, nghĩa là anh có dám viết hết những suy nghĩ của mình hay không mà thôi. Vấn đề nhức nhối của nó là, nếu hoàn cảnh chính trị chưa cho phép tác phẩm đó xuất hiện, được in thành sách, thì tới một lúc nào đó khi hoàn cảnh chính trị thay đổi tất nhiên những cuốn sách chạm đến lòng người đọc đó sẽ được thực hiện, được bầy bán trong các hiệu sách. Nhất là với kỹ thuật hiện đại, người ta có thể dấu một tác phẩm ngàn trang vào một cái đĩa vi tính, người ta có thể dùng internet đưa tác phẩm của mình ra khỏi phạm vi đất nước. Không như cách đây ba bốn thập niên ở Liên Xô, có người đã phải chết vì nhất quyết giữ bí mật cho tập bản thảo của Alexandre Soljénitsyne, để chuồn các tập bản thảo này ra nước ngoài. Chính vì thế mà hiện nay có rất nhiều tác phẩm mà người ta chưa biết rõ xuất xứ của tác giả, được phổ biến từ trong nước ra hải ngoại. Những chi tiết về đám tang ông Trần Độ, những kháng thư của Lê Chí Quang, Trần Khuê... chỉ vài phút sau đã phổ biến rộng rãi khắp thế giới. Tất cả những gì trong nước muốn giấu đi, thì chỉ một giờ, một ngày sau cả thế giới đã biết. Và sau cùng với các nhà văn, nhà thơ đã dám viết hết những suy nghĩ thật của mình, thì thế nào họ cũng tìm mọi cách để cho tác phẩm của họ xuất hiện dưới ánh mặt trời. Tôi nhắc lại, với tôi vấn đề tự do sáng tác phần lớn ở chính nơi người viết, còn bối cảnh chung quanh chỉ là chuyện phụ mà thôi.
    TVT: Ông cho tôi trở lại câu hỏi: Ở hải ngoại này có tự do sáng tác hay không?
    HKP: Tôi nghĩ là tôi đã trả lời cho câu hỏi này rồi: Tự do hay không do ở chính người viết, hãy cứ nhìn thật sâu vào cõi lòng mình, rồi cắm cúi viết hết mình, không e dè, không húy kỵ, và phải viết cho thật hay, thật tới. Đừng bao giờ viết mà cứ nơm nớp sợ có ông chính ủy ngồi chễm trệ trước mặt, hay ông cộng đồng lắp ló phía sau. Nếu ở trong nước thì chẳng thà im lặng không sáng tác như Văn Cao, còn hơn là viết một ngàn bài ca "cúng cụ". Còn ở hải ngoại này thì không một ai dí súng vào màng tang bắt viết, thì hà cớ gì phải vừa viết vừa cảnh giác đề phòng cộng đồng biểu tình chống đối. Tôi nghĩ là ở hải ngoại này chúng tôi có tự do sáng tác, nhưng với tôi điều quan trọng hơn chính là phải viết như thế nào. Thỉnh thoảng trong lúc viết có phải đứng phắt dậy hô khẩu hiệu hay không.
  10. cman

    cman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Chuyện trò cùng Trương Vũ
    Trần Văn Thủy (TVT): Anh thường nói anh buồn là cuộc chiến Việt Nam đã không thực sự chấm dứt từ 1975, anh có thể cho biết rõ hơn không?
    Trương Vũ (TV): Về chuyện đánh nhau bằng súng đạn thì cuộc chiến đã thực sự chấm dứt vào 30/04/75. Vị tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa lên cầm quyền do sự chấp thuận của quốc hội Việt Nam Cộng Hòa, đã chính thức tuyên bố đầu hàng. Theo nghĩa đó, cuộc chiến đã chấm dứt. Tôi cũng rất mừng là nó đã chấm dứt, mặc dầu đến nay tôi vẫn tin rằng tương lai có thể tốt đẹp hơn cho đất nước Việt Nam nếu miền Nam thắng trận. Tôi biết có những bà mẹ ở miền Nam không còn đứa con trai nào sống sót, và tôi cũng biết có rất nhiều bà mẹ như vậy ở miền Bắc. Mọi người đều phải mừng là không còn cảnh huynh đệ tương tàn như trước 1975 nữa. Thế nhưng, những mâu thuẫn giữa người Việt với nhau, liên hệ đến cuộc chiến hay phát sinh từ cuộc chiến, vẫn còn nặng nề lắm. Cuộc chiến đã chấm dứt 28 năm rồi, mà những mâu thuẫn đó vẫn còn rõ nét, ở trên đất nước Việt Nam, ở trong các cộng đồng Việt Nam hải ngoại, trong từng gia đình, và có thể trong mỗi con người của chúng ta.
    TVT: Trước khi sang đây tôi cứ nghĩ rằng, khi sống trên một nước có tự do dân chủ, với một đời sống vật chất cao, con người có thể trở nên khoan dung vói nhau hơn. Chạm với thực tế, tôi thấy không hoàn toàn đúng như vậy. Tại sao lại có những hiện tượng một số người ở hải ngoại chống đối rất dữ dằn bất cứ ca sĩ nào ở trong nước ra trình diễn, dù là những ca sĩ rất trẻ sinh sau 75? Tôi cũng rất buồn khi đọc một số báo chí ở hải ngoại viết thiếu chân thực cũng như rất thiếu tình người vì những gì không may xảy ra ở Việt Nam. Như vụ hoả hoạn xảy ra ở khu thương xá Tam Đa, người ta hân hoan đưa những tin tang tóc, buộc tội chính quyền trong nước. Nhưng vừa xảy ra một vụ hỏa hoạn khủng khiếp không kém ở The Station Night Club tại tiểu bang Rhode Island, hàng trăm người chết, cháy rụi cả một khu vực, liên quan đến trách nhiệm của nhiều quan chức, có thể phải bồi thường hàng tỷ Mỹ kim, không thấy báo Việt ngữ nào săn đón tin này để lên án chính phủ Mỹ cả. Tôi thiết nghĩ người ta có thể ghét một chế độ, không ưa một tập thể cầm quyền, nhưng làm sao lại có thể tàn nhẫn với đồng bào mình như vậy?
    TV: Tôi có phản ứng giống như anh về những hiện tượng đó. Tôi còn nhớ, gần 20 năm trước đây, vào thời gian cuộc chiến tranh ở Kampuchia đang sôi động, một số báo chí hải ngoại vẫn thường loan những tin như "20 bộ đội Cộng Sản Việt Nam bị Khmer Đỏ phục kích giết chết" như loan một tin vui vì chứng tỏ ********************** đang sa lầy ở Kampuchia, không một chút xúc động nào về cái chết của những thanh niên vô tội này cùng những đau đớn mà cha mẹ, anh em, bà con của họ gánh chịu. Tôi có nói đến phản ứng của tôi trong một bài viết đăng trên Hợp Lưu. Về cái thảm kịch trong vụ hỏa hoạn tại Sài Gòn trong năm rồi, anh Lê Xuân Khoa có chuyển đến tôi một e-mail nêu bất mãn của một trí thức trẻ gốc Việt về những phản ứng thiếu nhạy cảm của một số người Việt và báo chí ở hải ngoại, chỉ nhằm đổ tội chế độ mà quên đi nỗi đau của người trong cuộc. E-mail này đã được phổ biến rộng rãi. Điều đáng mừng là số đông đồng bào ở hải ngoại không có những phản ứng như vậy. Anh cũng không thấy những loại phản ứng đó trên các tạp chí văn học như Văn Học, Văn, Hợp Lưu. Bảy tám năm trước đây, ở vùng Washington DC, thỉnh thoảng có những cuộc biểu tình chống đối đồng bào gởi tiền hay về thăm nhà, cho đó là "thiếu quyết tâm chống Cộng, tiếp tay nuôi dưỡng và tuyên truyền cho chế độ". Số người biểu tình khoảng 100. Số tiền gởi về là 2 tỷ USD. Số đồng bào về thăm quê hương năm đó là 200 ngàn, và cứ mỗi năm mỗi tăng. Trong những năm lũ lụt vừa qua, chắc anh có nghe nói đến những tiếp trợ ào ạt của người Việt ở hải ngoại gởi về cho đồng bào mình? Tôi không chắc có bao nhiêu người Việt ở hải ngoại thương yêu chế độ chính trị hiện thời tại Việt Nam, nhưng tôi tin đa số, thường là thầm lặng, thương yêu đồng bào và đất nước họ. Mặt khác, mỗi lần có các ca sĩ trong nước sang trình diễn ở Mỹ, bao giờ cũng có một số đoàn thể chính trị tổ chức biểu tình phản đối ở bên ngoài hội trường, nhưng số tham dự bên trong hội trường thường đông hơn cả chục lần, coi như không có chuyện gì xảy ra và thường đứng dậy vỗ tay khi phần trình diễn chấm dứt. Một mặt nào đó, tôi thích có sự khác biệt trong những phản ứng, nó đem lại sự đa dạng cho đời sống, miễn là đừng dùng vũ lực hay bất cứ hình thức đe dọa nào để buộc người khác suy nghĩ giống như mình. Dầu sao thì cũng có một thực tế còn in hằn những dấu ấn của hận thù, những uất ức từ cuộc chiến huynh đệ vừa qua. Theo tôi, những hận thù, mâu thuẫn giữa anh em lẽ ra đã phải được chấm dứt ngay sau khi chiến tranh kết thúc vào 30/04/75. Thế nhưng, thay vào đó lại là những trại tù, mang tên là trại cải tạo. Rồi đổi tiền, rồi "kinh tế mới", rồi ăn cơm độn trên một đất nước vốn xuất cảng lúa gạo, rồi những đối xử phân biệt, rồi cả triệu người đành phải nhào xuống biển bất kể có phải làm mồi cho cá hay hải tặc. Tôi không thấy có bao nhiêu giọt nước mắt dành cho họ. Tôi chỉ được đọc rất nhiều những trang báo kết án "bọn phản quốc", "bọn từ bỏ tố quốc". Sau bất cứ một cuộc chiến nào, người thắng trận dễ chìa bàn tay để hoà giải hơn người bại trận. Người thắng trận, tôi muốn nói người có quyền và thắng trận, đã không làm chuyện đó mà làm điều ngược lại.
    TVT: Anh về Việt Nam vào dịp nào và có những cảm nhận gì sau nhiều năm xa cách?
    TV: Cách đây gần 2 năm, tôi về thăm quê hương, sau 25 năm xa cách. Một anh Từ Thức về làng. Đầy xúc động. Tôi về Sàigòn ra Nha Trang, ra Hà Nội. Đời sống thoải mái hơn lúc tôi đi rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn những cái không thay đổi chút nào. Bạn bè tôi ở Hà Nội rất tự tin. Bạn bè tôi ở trong Nam thì chấp nhận. Cả một loạt bạn bè giáo chức của tôi là những người đã được đào tạo rất kỹ ở trong Nam, nhiều người giỏi hơn tôi, nhưng không một ai được lên chức hiệu trưởng một trường trung học, dù là một trường trung học nhỏ, trừ một vài người, tuy không giỏi nhưng có thân nhân tập kết. Lúc tôi trở về, chiến tranh chấm dứt đã 26 năm rồi. Lúc đó, vào dịp kỷ niệm 30/04, đài truyền hình chiếu nhiều phim về "lính ngụy", bọn "lính ngụy" trông thật là ác ôn! Tôi, tên "lính ngụy" 25 năm trở về, nhìn hình ảnh "mình" trên truyền hình cười ra nước mắt. Nhưng nói chung, tôi rất mừng là tôi đã trở về. [...] Trong một buổi họp mặt với hơn 100 sinh viên cũ, tôi không ngăn được nước mắt. Học trò tôi đã dành cho tôi những tình cảm tôi không ngờ. Cái thời gian dài 25 năm dường như không có nghĩa lý gì. Gặp gỡ lại các thầy giáo và bạn bè cũ cũng thế. Chúng tôi không nói với nhau nhiều nhưng hiểu nhau và thấy thấm thía những tình nghĩa có được từ những ngày cũ. Những gặp gỡ này làm tôi tin một điều, con người Việt Nam tự thân của nó có những sức sống và cách sống khó tìm được ở đâu khác. Trở về, trong đời sống thật, giữa những con người thật, tôi bắt gặp lại mình.
    TVT: Anh có lưu ý tới một điều, đó là việc hoà hợp và hoà giải, mà những năm qua cả trong và ngoài nước đã quan tâm không?
    TV: Người Việt không phải là loại người thù dai, không có một nền văn hoá hay những tôn giáo khích động sự thù dai. Tuy nhiên, người Việt chưa có truyền thống dân chủ lâu đời nên dễ chịu ảnh hưởng của những chính sách hay chủ trương của người cầm quyền hay các tổ chức chính trị về cách ứng xử với những tập thể con người khác. chẳng hạn, ngày nay lãnh đạo VN không còn xem người Đại Hàn là "bọn lính đánh thuê Phác Chíùnh Hy" nữa mà là bạn tốt thì cách ứng xử với nhau cũng thay đổi theo, và sự thay đổi đó được chính thức công nhận và khuyến khích. Đối với người Mỹ cũng vậy. Ngược lại, chưa có chủ trương hòa hợp hòa giải giữa người Việt với nhau do lãnh đạo VN hay các tổ chức chính trị hải ngoại có ảnh hưởng với quần chúng cổ võ. Thực tế là ở hải ngoại không có một tổ chức chính trị nào thực sự có ảnh hưởng tới đông đảo quần chúng, và ngoại trừ một vài nhóm như Thông Luận chẳng hạn, tất cả đều giống nhau là không cổ võ chuyện hòa hợp hòa giải. Còn chống đối mãnh liệt là đằng khác. Lãnh đạo trong nước thì rõ ràng là chưa thực lòng hòa hợp, hòa giải. Nó chỉ nằm trên khẩu hiệu và nghị quyết. Một điều khôi hài là báo chí VN có thể đăng hình một cựu chiến binh Miền Bắc trong bộ quân phục của Quân Đội Nhân Dân ôm một anh cựu chiến binh Mỹ trong bộ quân phục của quân đội Mỹ, nhưng không biết bao giờ chúng ta mới thấy một hình ảnh như vậy giữa một anh cựu chiến binh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam với một anh cựu chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa? Phần còn lại bây giờ chỉ là nỗ lực hàn gắn giữa những người Việt bình thường với nhau. Thiếu hậu thuẫn chính trị, nỗ lực này khó hơn và phức tạp hơn. Tuy nhiên, nó có thể dễ hơn nhờ tình đồng bào giữa người Việt và tánh không thù dai của mình. Nó sẽ dễ hơn nữa nếu được hỗ trợ của văn học nghệ thuật. Nhà văn và nghệ sĩ có trách nhiệm lớn trong vấn đề này. Thất bại, chúng ta lãnh đủ với câu nói "nhân dân nào chính phủ đó". Đúng ra, chuyện hòa hợp hòa giải không nên còn là một vấn đề lớn của người Việt. Cứ đến với một con người chỉ vì cá nhân của người đó, anh có thể thương, anh có thể ghét nhưng chỉ vì cá nhân đó thôi, không vì những nhãn hiệu gán lên cho anh ta. Tốt hơn nữa, anh kính trọng sự khác biệt, khác biệt do hoàn cảnh, do giáo dục, do tôn giáo, và đặc biệt, do sự chọn lựa chính trị của cá nhân.
    TVT: Anh nghĩ gì về thế hệ trẻ ở hải ngoại? Những vấn đề của họ có giống như của thế hệ cha anh của họ hay không?
    TV: Thế hệ trẻ ở hải ngoại không ràng buộc với quá khứ như thế hệ cha anh. Đa số được hưởng một nền giáo dục lành mạnh, tiến bộ, với sự khuyến khích và cả sự hy sinh của cha mẹ, và sự giúp đỡ của quốc gia đã thâu nhận họ hay thâu nhận cha mẹ họ. Họ thành công và hội nhập vào xã hội mới một cách dễ dàng. Những ý niệm về dân chủ đã đi vào máu của họ một cách tự nhiên. Hầu hết những người trẻ này lễ phép nhưng giữ khoảng cách với các đảng phái chính trị ở hải ngoại. Họ cũng không chia sẻ được với cách sinh hoạt nhiều khi rất phản dân chủ và rất tiêu cực của một số tổ chức chính trị hay báo chí trong cộng đồng. Đôi khi vì bực mình với những đối xử phân biệt hay những vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo ở trong nước, họ hăng hái tham dự vào các sinh hoạt đấu tranh ở hải ngoại nhưng rồi sau đó họ lại tan vào trong xã hội Mỹ.
    Nhiều báo chí và tổ chức đấu tranh chỉ trích sự lơ là của lớp trẻ và e ngại sự "thiếu hiểu biết chính trị" của họ dễ khiến họ bị "Cộng Sản dụ dỗ" nên luôn tìm mọi cách để "bảo vệ" họ. Cách "bảo vệ" này khiến họ càng ngày càng tránh xa cộng đồng. Có một điều quan trọng tôi muốn nói đến ở đây. Đội ngũ chuyên viên ở hải ngoại mà thành phần chính là giới trẻ, rất lớn. Không biết bao giờ cả nước Việt Nam có thể sản xuất được một đội ngũ như vậy, mà đội ngũ này lại càng ngày càng lớn hơn. Nhưng, cái cách chơi chính trị rất thiển cận ở cả trong lẫn ngoài nước đang đẩy lực lượng này xa dần với mình.
    TVT: Anh biết, khi tôi gặp Hoàng Khởi Phong, ông ấy có sự so sánh lý thú cộng đồng người Việt với các cộng đồng khác sinh sống trên đất Mỹ. Anh có thể có một góc nhìn khác về sự so sánh này không? Và nhất là quan hệ đến tương lai của lớp trẻ.
    TV: Người Do Thái, người Nhật, người Hoa, người Đại Hàn trên đất Mỹ hiện nay là người Mỹ hoặc sẽ là người Mỹ, nhưng luôn luôn có những ràng buộc tinh thần và vật chất với quốc gia gốc, dù bao nhiêu triều đại hay chế độ khác nhau đã cầm quyền trên quốc gia đó. Cái động lực chính tạo nên sự ràng buộc là cái phần văn hóa gốc của người di dân. Nó được nuôi dưỡng bởi cộng đồng hải ngoại và đặc biệt, bởi chính quốc gia gốc, ngoại trừ người Do Thái trước khi lập quốc, do tôn giáo của họ. Trong nỗ lực này vai trò các cộng đồng hải ngoại quan trọng nhưng không đủ, văn hóa của một quốc gia chỉ phát triển mạnh trên chính quốc gia đó. Người Trung Hoa khôn hơn người Việt Nam. Trung Hoa Lục Địa và Đài Loan tranh nhau tạo ảnh hưởng văn hóa trên các cộng đồng người Hoa, và những nỗ lực tích cực này rất mạnh so với những nỗ lực tiêu cực. Việt Nam, trong nước, tịch thu sách vở và chối bỏ những đóng góp văn hóa của miền Nam cũ, cố lờ đi những nỗ lực gìn giữ và phát huy văn hóa VN nơi hải ngoại, ngăn chận văn hóa phẩm từ hải ngoại đi vào trong nước vì sợ "diễn biến hòa bình". Cách ứng xử như vậy rất khó hấp dẫn giới trẻ hải ngoại vốn có tinh thần cởi mở và tôn trọng sự công bình. Để chống trả lại chính sách văn hóa ở trong nước đối với miền Nam cũ và hải ngoại, các tổ chức chính trị hải ngoại dồn nhiều nỗ lực để ngăn chận những ảnh hưởng văn hóa từ trong nước, và sự ngăn chận này thường đi quá đà.
    .../...
    TRẦN VĂN THỦY thực hiện
    Washington DC, cuối đông 2003

    1 Trung tâm William Joiner nghiên cứu về chiến tranh và hậu quả chiến tranh, đại học Massachusetts Boston. Chương trình Rockefeller 2002-2003 nghiên cứu về tiến trình "Tái xây dựng diện mạo và quê hương của người Việt ở nước ngoài".
    2 Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhật Tiến, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Trương Vũ, Khánh Tuyết và Wayne Karlin
    3 Cao Xuân Huy nguyên tổng thư ký tạp chí Văn Học, đã xuất bản hồi ký "Tháng Ba Gãy Súng", nxb Văn Khoa, Việt Nam, Đại Nam tái bản
    4 Hoàng Khởi Phong nguyên chủ bút tạp chí Văn Học, xem Nguyễn Vy Khanh số này.
    5 Trương Vũ, thạc sĩ vật lý hạt nhân, thạc sĩ toán, tiến sĩ khoa học không gian, chuyên gia về kỹ thuật xác định quỹ đạo phi thuyền của trung tâm NASA, nguyên chủ bút tạp chí Đối Thoại, nguyên đồng chủ biên tập san Việt học The Vietnam Review và đồng chủ biên tuyển tập The Other Side of Heaven, nxb Curbstone Press 1995...
    6 Nhà thơ, nhà báo Cao Nhị

Chia sẻ trang này