1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đơn vị đề xi ben (dB)

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi nvl, 02/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tubes

    Tubes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Tại sao [SUP] thì được mà [SUBscript] lại lòi cả code ra thế nhi?
    Được Tubes sửa chữa / chuyển vào 22:02 ngày 27/08/2004
  2. kekaku

    kekaku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Tôi không phải dân điện tử, nhưng tôi thấy đồng ý với quan điểm của đồng chí bà già đau khổ, là đơn vị dB ra đời ban đầu là để thể hiện hàm âm thanh, tai người cảm nhận mức âm thanh theo đơn vị dB. Ví dụ như âm thanh tăng lên từ 2dB lên 4dB thì tai ta sẽ cảm nhận nó to lên gấp đôi.
    Các bác đi vào các công thức loằng ngoằng sau này là do nhu cầu tính toán, và ứng dụng tạo nên thôi.
  3. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề thú vị này được tranh cãi nhiều và mỗi lần như vậy tôi lại nhớ đến thầy dạy điện tử căn bản II. Ông ta thường thay đổi cách tính các con số bằng hình ảnh và câu nói của ông ta về dB như sau: "dB chỉ là một đơn vị trong phép so sánh tỉ lệ".
    DB ban đầu dùng để đo mức độ âm thanh nhưng được sử dụng rộng rãi trong ngành điện tử, tính hiệu và truyền thông. Vì là một giá trị so sánh nên nó luôn đòi hỏi phải có 2 đối tượng để so sánh và chỉ 2 đối tượng. Khi 2 đối tượng so sánh có cường độ như nhau sẽ được biểu tượng là 0DB. Zero dB ở đây không nói lên lớn hay nhỏ hoặc là KHÔNG CÓ ÂM THANH mà chỉ nói lên là đối tượng so sánh và đối tượng dùng để so sánh có cường độ (được so sánh) bằng nhau. Cũng vì vậy +,- dB cũng không nói lên lớn hay nhỏ mà nói lên là cường độ của đối tượng so sánh lớn hay nhỏ hơn cường độ (được so sánh) của đối tượng so sánh.
    20 log (p2/p1) dB =10 log (p2^2/p1^2) dB=10 log (P2/P1) dB

    Tại sao lại có khi 10 có khi 20 và p (nhỏ), P (lớn) ở đây?
    Theo Tubes thì sự biến đổi từ 10 ra 20 dựa vào P=U*U/R hoàn toàn đúng, nhưng đó cũng là biến thể. Ngược lại NVL cho rằng đó là do tỉ lệ biến đổi từ "thanh áp" với "công suất" cũng có phần đúng nhưng không chính xác lắm. Thực tế công thức trên biến đổi từ 20 sang 10 do tỉ lệ bình phường giữa "sound pressure" với "sound level". Có lẽ NVL dịch sound pressure là "thanh áp" còn sound level tuy không đồng nghĩa với công suất nhưng nó được tính trên năng lượng của sóng âm thanh.
    Âm thanh tăng từ 2dB lên 4dB không chắc gì sẽ cho cảm nhận rằng âm thanh đã tăng lên gấp đôi. 1dB được xem là Just Noticeable Difference (JND) gần như không thể phân biệt được bởi tay người thông thường. Đồng thời lý luận logarít hóa nhằm chuyển đổi phép nhân ra phép công cũng có thể đúng ở đây nhưng không chính xác. Thông thường thì kỷ thuật viên làm việc với dB không làm bài toán logarit mà sử dụng phép cộng từ một điểm cho trước (thay thế phép logarit bằng phép cộng, trừ). Để làm được điều này ktv phải có một chuẩn, ví dụ output A thì có 3dB. Nếu điều chỉnh bên trong máy để tăng gấp đôi out-put lên 2A thì sẽ có 6dB. Nếu tăng thêm gấp đôi nửa, 4A sẽ được 9dB (Bỏ qua sai số). Bài toán trừ thì tính ngược lại. Tất nhiên ở đây ktv chỉ có thể điều chỉnh output hoặc tính nhanh power level chứ input thì gần như luôn cố định từ một nguồn khác không thể điều khiển.
    Tuy nhiên Logarit có liên quan đến hai phương pháp biến đổi nhân chia ra cộng trừ đó là integral và diffirencial. Integrated là cộng lũy tiến diện tích của một tích trong đó có một giá trị cố định delta-x dủ nhỏ để giới hạn sự biến thiên của y. Ví dụ đơn giản nhất là quãng đường đi được bằng diện tích bên dưới đồ thị của vận tốc và thời gian.
    Có việc phải đi ngay, gặp sau.
    ==============
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Đúng rồi, đúng là em nhầm cái đoạn exp với cả hàm 10 mũ. Xin lỗi các bác.
    Những phần khác thì em phải nghiên cứu đã, bác gõ công thức toán học lên trên này hơi rối loạn nên em chưa đọc rõ được. Để mấy hôm nữa em sửa lại cho bác rồi thảo luận tiếp.
    Chủ đề này lúc đầu định mở ra để giải thích cho người chưa biết gì về khái niệm dB. Những bây giờ lại phát triển theo hướng chuyên sâu. Cái dB này nói trong rất nhiều sách, ứng dụng tùy từng chỗ mà thay đổi cho phù hợp, nhưng cũng có nguyên tắc chung cả thôi mà !
  5. sweetshusi

    sweetshusi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    731
    Đã được thích:
    2
    [/quote]
    đoạn ở trên em thấy hình như tính sai thì phải...2000000N/ m2 thì lớn lắm...có thể bể tất cả mọi thứ trong nhà....
  6. txnghia

    txnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Bài này có vẻ hơi dài dòng, nhưng khi đọc qua sẽ thấu hiểu về đề-xi-ben.
    DECIBEL
    Nguồn: Ron Bertrand VK2DQ
    http://www.radioelectronicschool.com
    txnghia dịch.
    Vì một lý do nào đó mà đơn vị Decibel không được ưa thích và hiểu lầm bởi rất nhiều người, gồm cả các kỹ sư, thợ máy và các tay điều khiển vô tuyến nghiệp dư. Thế mà đơn vị này lại được dùng rất rộng rãi trong nhiều tài liệu và các trang đặc tính.
    Bài đọc này bắt đầu với cảm giác về sự quan sát, sự tiếp xúc, và thính giác.
    Người cổ ngày xưa rón rén trong rừng rậm lắng nghe những âm thanh tạo ra các dấu hiệu giúp họ tìm ra thực phẩm và biết tránh né được thú dữ. Họ nghe được những âm thanh yếu ớt và cũng có thể nghe được những tiếng động lớn của muôn thú, tiếng cây đổ, tiếng đất lở. Hệ thống tai nghe hòa hợp những âm thanh này thành một khoản nén để tránh bị quá tải thông tin đưa vào tâm não. Âm thanh có năng lượng gấp đôi sẽ không được nghe lớn gấp đôi. Năng lượng của tiếng lá xào xạc thì yếu hơn rất nhiều lần cây đổ.
    Nếu tai của chúng ta (và những giác quan khác) tiếp thu độ lớn tiếng động theo tỉ lệ thuận thì loài người đau đớn đến chết. Tai ta cần có độ nhạy cao để có thể nghe được được những âm thanh rất yếu. Nếu tai vẫn giữ nguyên độ nhạy với âm thanh thì ta sẽ điên đầu không chịu đựng nỗi với những tiếng động lớn. Vì vậy độ nhạy của tai giảm đi nhiều lần với độ lớn âm thanh.
    Những chiếc máy khuếch đại âm thanh đầu tiên dùng đơn vị ra phù hợp với tai người chứ không phải theo công suất máy.
    Ðể nghe được âm thanh có độ lớn gấp đôi, công suất nguồn âm cần phải lớn hơn 10 lần.
    Ví dụ:
    Ðể nghe được âm thanh lớn gấp đôi, công suất phát tăng 10 lần.
    Ðể nghe lớn gấp đôi âm thanh trước tăng công suất thêm 10 lần nữa.
    -> Tổng cộng là 100 lần
    Ðể nghe lớn thêm gấp đôi, công suất tăng thêm 10 lần nữa.
    -> Tổng cộng công suất âm phát tăng 1000 lần.
    Bạn có thể thấy được cách diễn tả công suất âm thanh này rất cồng kềnh. Do đó có thể được viết với cách khác, thuận tiện hơn:
    Ðể nghe âm lớn gấp đôi - tăng công suất phát 101
    Ðể nghe âm lớn gấp đôi lần nữa - tăng công suất phát 102
    Ðể nghe âm lớn gấp đôi thêm lần nữa- tăng công suất phát 103
    (101 = 10, 102 = 100, 103 = 1000)
    Ta có thể thấy đơn vị thuận tiện để dùng là chỉ số của 10. Ðơn vị này được gọi là Bel, từ tên Alexander Graham Bell.
    Bel là đơn vị so sánh. Ta dùng nó, giống như mức độ âm thanh, để có thể so sánh các mức dòng điện, điện thế và công suất.
    Trong toán Bel là: BEL = Log(P1/P2)
    P1 và P2 là 2 mức công suất được so sánh.
    Log của một số là số mũ (hoặc là chỉ số) mà 10 được lũy thừa lên để có được số đó.
    Logarithm
    Cách viết gọn trong toán để diễn tả Log của một số được tìm là Log(N). Cơ số cho logarithm dùng trong Bel là 10. Các cơ số khác có thể được dùng nhưng không đề cập trong bài này. Nếu có sự nhầm lẫn trong các viết về cơ số thì các viết ngắn Log(N) và Ln(N) tượng trưng cho Log cơ số 10 và Log cơ số e= 2.7 (log tự nhiên)
    Log(N) diễn tả một số mũ của cơ số 10 điều ta cần chú ý đến. Ln diễn tả số mũ của cơ số ''e'' (e = 2.71828). Trong suốt phần còn lại của bài này ta chỉ cần để ý đến Log cơ số 10.
    101 = 10 vì vậy Log(10) là 1
    102 = 100 vì vậy Log(100) là 2
    103 = 1000 vì vậy Log(1000) là 3
    10-1 = 1/10 vì vậy Log(0.1) là -1
    10-2 = 1/100 vì vậy Log(0.01) là -2
    10-3 = 1/1000 vì vậy Log(0.001) là -3
    Log của 1000 là bao nhiêu? Hay nói cách khác, 10 lũy thừa lên bao nhiêu để được 10000? Trả lời là 4 vì 104 là 10 x 10 x 10 x10 = 10000.
    Log của số từ 1 đến 10 có giá trị trong khoảng từ 0 và 1. Log của số từ 10 đến 100 có giá trị từ 1 đến 2, và Log của số từ 100 đến 1000 là từ 2 đến 3.
    Ðể tìm ra các giá trị ở giữa, ta một thời phải dùng đến bảng log để tra. May mắn, ngày nay ta đã có máy tính. Thử tính các số sau bằng máy tính
    Log(10) = 1, Log(50) = 1.698, Log(250) = 2.3979
    Máy tính của bạn chắc có nút ''Log''. Nhấn vào 10 và sau đó nhấn ''Log'' và bạn sẽ được 1. Nhấn vào 50 và nhấn ''Log" bạn sẽ được 1.698.
    Tìm Antilog của một số là đổi số đó thành thành số ban đầu.
    Antilog của 2 là 100
    Antilog của 3 là 1000
    Antilog của 1.5 = 31.622 (101.5)
    Logarith rất có lợi dùng trong vô tuyến. Nhiều thiết bị kiểm tra đo lường có mức cân chỉnh theo logarithm để tăng phạm vi giá trị hiển thị trên thang đo.
    Phạm vi hiễn thị thang đo là từ giá trị nhỏ nhất đến giá trị lớn nhất.
    Trở Lại Với Bel
    Nếu công suất P1 là 30W và P2 là 2W (đây là sự thay đổi công suất từ 2 đến 30 watt, tức tăng 15 lần) thì sự thay đổi theo hàm log là
    Log(30/2) = Log(15) = 1.1761 Bels (thử đi).
    Bel là đơn vị quá lớn. Thuận tiện hơn là dùng đon vị một phần 10 của Bel, ta gọi Decibel hoặc dB.
    10dB = 1 Bel
    Công thức bạn sẽ luôn dùng để tính sự khác nhau của các mức công suất trong decibel là:
    dB = 10Log(P1/P2) Bạn nên nhớ công thức này.
    Khi công suất tăng 15 lần thì sự thay đổi là 11.76 dB (như ta đã tính ở trên, nhân thêm 10)
    Vì vậy, một sự thay đổi 11.76 dB tức là công suất tăng 15 lần. Ví dụ:
    Từ 2W to 30W là 11.76 dB.
    Từ 2mW đến 30 mW là 11.76dB
    Từ 10W đến 150W là 11.76dB.
    Khi giảm đi dấu trừ được thêm vào. Khi giảm từ 15W xuống 1W (giảm đi 15 lần) là sự thay đổi -11.76dB. Viết môt cách khác, 1W là 11.76dB dưới 15W.
    Dùng Decibels Với Ðiện Thế và Dòng
    Ta biết rằng công suất là E2/R hoặc I2R, vì vậy
    P1/P2 = E12/E22 = (E1/E2)2 = I12/I22 = (I1/I2)2
    Ý nghĩa này diễn tả sự thay đổi 2 mức điện thế và 2 mức dòng điện. Công thức phải được chỉnh lại là 20 thay vì 10.
    dB = 20Log(E1/E2)
    E1 và E2 là 2 mức điện thế ta muốn diễn tả sự thay đổi theo decibel.
    dB = 20Log(I1/I2)
    I1 và I2 làm 2 mức dòng ta muốn diễn ta sự thay đổi theo decibel.
    Ví dụ, giả sử một tín hiệu ngõ vào một máy khuếch đại có mức điện thế là 2 Vôn. Ở ngõ ra của máy khuếch đại, tín hiệu ở mức 50 Vôn. Thế thì hệ số khuếch đại của máy theo decibel làm bao nhiêu?
    dB = 20 Log(E1/E2) = 20 Log(50/2) = 20 Log(25) = 20 x 1.3979 = 27.95
    Máy khuếch đại có độ khuếch đại điện thế là chừng 28 dB.
    Nên nhớ là dùng ''20'' trong công thức của điện thế và dòng và ''10'' trong công suất. Giả sử một trạm phát nghiệp dư có công suất phát là 25 watt. Người điều khiển nối thêm một máy khuếch đại làm tăng công suất phát ra an-ten từ 25W lên 200W. Vậy độ khuếch đại của máy khuếch đại là bao nhiêu?
    dB = 10 Log(P1/P2)
    dB = 10 Log(200/25)
    dB = 10Log(8)
    dB = 10 x 0.903089
    dB = 9.03
    Bộ khuếch đại có độ khuếch đại chừng 9dB.
    Decibel không phải đơn vị đo lường một giá trị thuần nào đó. Decibel là một đơn vị đo lường tỉ số của 2 đại lượng. Thật vô nghĩa khi nói rằng công suất hoặc điện thế (hoặc cái gì đó) là nhiều decibel.
    Máy khuếch đại tăng mức công suất, vì vậy ta có thể nói một máy khuếch đại có độ khuếch đại (độ lợi - gain) là xx decibel. Bộ giảm (attenuator) giảm công suất, vì vậy ta nói nó có độ giảm (loss) là xx decibel. Các an-ten có thể tăng công suất truyền bằng cách tập trung sự phát xạ thành một tia nhỏ - giống như ta có thể tăng lực nước trong ống dẫn bằng các đặt một vòi chỉnh tia nước. Vậy an-ten có độ lợi diễn tả bằng decibel.
    Các mức đo lường các số như điện thế, dòng, công suất là số thuần.
    Ðo Lường Giá Trị Thuần Bằng Decibel
    Từ đầu ta nói đến dB như một phương pháp so sánh 2 giá trị. Tuy nhiên, có một số liên hệ đơn vị mà ta có thể dùng dB để diễn tả giá trị thuần. Ðể làm thế, ta cần cho một điểm giá trị chuẩn, như là 1W. Nếu mức chuẩn là 1 watt thì đơn vị được gọi là dBW. So 3dBW là 3dB ở trên mức 1 watt. và -3dBW là 3dB dưới 1 watt.
    Ta không cần biết mục đích của ví dụ này, tuy nhiên bạn sẽ thấy nó, bạn sẽ hiểu sâu hơn về decibel nếu bạn biết được nó.
    Ðơn vị thuần và hữu ích được dùng trong ngành vô tuyến viễn thông là dBm, là giá trị của decibel ở mức trên hoặc dưới 1 miliwatt.
    dBm = 10Log(P/1mW)
    Ví dụ, Tỉ số truyền của 50W tính bằng dBm là gì?
    Ðể tính 50W bằng dBm ta dùng công thức trên:
    dBm = 10Log(50/1mW)
    dBm = 10Log(50000)
    dBm = 46.98 dBm (thường được làm tròn thành 47 dBm)
    Ðây làm một bài thí dụ nên nhớ vì có nhiều máy phát với công suất 50W. Bây giờ, gấp đôi công suất là tăng 3dB. Từ ví dụ trên khi nghe nói máy có công suất là 50dBm ta biết ngay máy có công suất là 100W, hoặc 44dBm thì máy có công suất là 25W. Nhớ rằng, nếu bạn tăng công suất 3dB, bạn gấp đôi công suất.
    Một đơn vị khác thường dùng là decibel liên hệ đến vôn hoặc micro-vôn. Ðể diễn tả cái gì đó bằng decibel so sánh với 1vôn (dBV), bạn đặt 1 vôn ở mẫu số. Ðể diễn tả bằng đơn vị dBuV, bạn đặc 1uV ở mẫu số của công thức tính dB.
    Dưới đây là công thức tính một số bằng decibel so với 1 vôn.
    dbV = 20Log(E/1vôn)
    Nhớ rằng khi dùng điện thế hay dòng thì nhân với 20 thay vì 10 trong công thức của công suất.
    Decibel là tỉ số. Những tay mê viễn thông thường dùng decibel mà không nhắc đến tỉ số, điều đó cũng được. Nhưng nhớ rằng bạn không thể nói, ví dụ, cái máy phát này là 30dB - Ðây là một câu vô nghĩa. Bạn nên nói nó 30dB cao hơn hay thấp hơn lúc đầu. Bạn cũng có thể nói, tôi định giảm công suất truyền đi 3dB (-3dB). Nói gọn lại, tôi sẽ cho bạn một ví dụ của một hệ thống vô tuyến dùng decibel, và tôi chắc bạn sẽ thấy điểm lợi. Dù cách này không thông dụng trong giới nghiệp dư nhưng nó hữu ích cho mọi người khác.
    Cho ví dụ rằng bạn cần biết một phương trình căn bản để tính tỉ số điện thế hoặc công suất bằng decibel. Bạn có thể thắc mắc tăng và giảm giá trị dB nghĩa là gì.
    Ví dụ, ta đã nói ở trên khi công suất tăng gấp đôi là tăng 3dB, vậy làm sao đổi ngược 3dB trở lại tỉ lệ gấp đôi
    dB = 10log(tỉ số), tỉ số = antilog(dB/10)
    Hãy thử nó nó với 3dB
    (tỉ số) = Antilog(3/10)
    (tỉ số) = Antilog(0.3)
    (tỉ số) = 2 (dùng máy tính)
    Ta đã làm toán tính ngược để biết rằng 3dB là một sự gia tăng gấp 2, trong khi đó -3dB là sự giảm một nửa.
    Nên nhớ với điện thế và dòng dùng 20 chứ không phải 10. Tôi biết tôi chứ nói đi nói lại hoài NHƯNG đó là lỗi rất thường gặp của nhiều sinh viên. Bài xét nghiệm không cần bạn tính toán. Dù đây là cách tính dễ nhất theo ý tôi nhưng bạn cần biết một vài số mũ thông thường các tính tỉ lệ điện thế/dòng bằng dB.
    Bảng 1 dưới đây có một số tỉ lệ quan trọng đáng nhớ bằng decibel
    Tỉ lệ công suất Decibel Tỉ lệ công suất Decibel
    Một phần ngàn -30 Một phần tám -9
    Một phần trăm -20 Một phần tư -6
    Một phần 10 -10 Một phần hai -3
    Một 0 Một 0
    Mười lần +10 Gấp đôi +3
    Một trăm lần +20 Gấp bốn +6
    Một ngàn lần +30 Gấp tám +9
    Bảng trên là bảng tỉ số của công suất (không phải của điện thế hay dòng)
    Vậy độ tăng của công suất lên 5 lần tính làm sao?
    Bạn có thể nhìn bản trên biết được 10 lần là +10dB, và một nửa của nó là trừ đi 3dB, vậy 5 lần là 10dB - 3db = 7dB.
    Bạn sẽ thích thú hơn nếu bạn có thể nhớ được 2 công thức cơ bản của công suất và điện thế/dòng. Tôi nghĩ tính theo cách trên dễ hơn làm bấm máy
    10log(5) = 6.989 dB
    Khi một điện thế tăng từ 1 đến 100 vôn, sự thay đổi bằng dB là gì?
    20log(100) = 40 dB
    Bây giờ bạn có thể rất muốn biết tại sao lại làm phiền với các số dB. Hmm, nó giống như các đơn vị đo lường thông thường khác - một khi bạn dùng nó sẽ thấy nó thật dễ dàng. Các thiết bị kiểm tra được cân chỉnh thường xuyên bằng decibel. Làm sao đo được độ lợi (hay mất) của an-ten bằng decibel? Một bộ lọc nối với bộ phát có độ mất (loss) tính bằng decibel. Với tôi, khi nói công suất bộ phát là +50dBm, tôi biết ngay là 100W, và decibel thì thực tế hơn. Tăng công suất phát từ 100W đến 120W thì không đáng kể. Nó chỉ có vẻ quan trọng vì 120 có vẻ lớn hơn 100 rất nhiều, và sau hết nó hơn có 20W! Nó không có ý nghĩa gì cả, nhưng với một số người nó cho một cảm giác ấm cúng.
    Ðây là ví dụ về cách dùng decibel. Xem sơ đồ khối trong hình dưới của hệ thống phát và nhận.

    Sơ đồ là toàn hệ thống phát và nhận. Các khối pathloss tượng trương cho sự mất mát trên đường lan truyền. Khối line loss tượng trưng cho sự mất mát trên dây cáp dẫn (coax,..) Các bộ lọc (filter) cũng làm giảm đi tín hiệu và hệ số mất cũng được cho biết. Công suất phát ở dạng dBm (100W). Bây giờ, nếu bỏ qua decibel và tôi hỏi bạn cho biết công suất được nhận. Thật là khó giải.
    Công suất ra sau khi được khuếch đại lên 6dB của máy nhận là bao nhiêu?
    Ðơn giản thôi, chỉ cộng trừ.
    50-2-5+10-100+10-3-2-6=-36dBm
    Dễ thế thôi sao. -36dBm là một tín hiệu mạnh, còn nếu là -120dBm thì là tín hiệu yếu với tín hiệu nhiễu.
    Nó tóm lại, tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu về giá trị của decibel.
    Ôn lại:
    Công suất: dB = 10log(P1/P2)
    Ðiện thế hoặc dòng: dB = 20log(V1/V2) hoặc 20log(I1/I2)
    Nghĩa
  7. gorkipea

    gorkipea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin có ý kiến, thực ra các bác đều đúng cả nhưng tôi có ý kiến như sau:
    thực ra như dB đươc định nghĩa ra là để thuận tiện cho quá trình tính toán và nó dược tính theo công thức sau:
    10lg(P2/P1) [dB]
    Còn như bác Tubes cũng đúng khi so sánh 1mW người ta có 0dBm....................
    Thức ra vấn để của bác Tubes là qua quá trình quy chuẩn đơn vị trong kỹ thuật mà thôi. Các bác cứ thử xem:
    Nếu ta có p2 = 1mW và p1= p0(chuẩn) = 1mW thì theo công thức có phải 1mW tương ứng là 0dBm.
    Còn vấn để chữ gì đằn sau dB như m, W ... thì không quan trọng lắm. Đó chỉ là cách viết để cho ta dễ phân biệt mà thôi vì bản chất của đơn vị dexiben là lấy logarit của tỷ số thì làm sao có đơn vị m, hay W được có đúng không các bác?.
    Chính vì thế đơn vị dB rất thuận lợi trong tính toán nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn. Nhơng vì lợi ích của nó đêm lại nên người ta vẫn dùng nó phổ biến trong kỹ thuật. Vì nếu bạn là người kỹ thuật thực thụ tì chỉ cần ghi dB thôi bạn có thể biết ngay được nó là dB gì (m hay W....). nhiều khi bạn còn có thể nhầm lẫn cả ở dấu của nó nữa. không biết nó là âm hay dương nữa cơ. Cố găng tìm hiểu bạn sẽ thấy sự lý thú của loại dơn vị này.
  8. Tubes

    Tubes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Ô hô
    Lại có đồng chí nữa bị sai!!.
    dB (tỷ lệ) và dBm (mức công suất), dBW (mức công suất), dBV(mức điện áp), dBuV(mức điện áp),.... là hoàn toàn khác nhau.
    Một đằng là đơn vị không thứ nguyên (dB, dBref - chỉ đo tỷ lệ), một đằng là đơn vị có thứ nguyên (đo đại lượng vật lý). dB không có thứ nguyên nhưng lại có thể cộng trừ được với đơn vị dBm, dBW là đơn vị có thứ nguyên đoàng hoàng, đây chính là điểm dễ gây nhầm lẫn và hiểu lầm. Ai cũng bít không thể hỏi 1 kilomét cộng với 5 quả cam bằng bao nhiêu?
    Nếu đồng chí gorkipea đã học qua một trong các môn: thông tin vệ tinh, vi ba số, thông tin quang, trường sóng... chắc chắn đồng chí sẽ không phát biểu lung tung như vậy. Nếu chưa thì tôi nghĩ nhầm là chuyện bình thường, hè hè hè.
    Để rõ hơn có thể thấy như sau: (Hơi tính toán một chút )
    Tín hiệu ánh sáng có mức 0dBm (=1mW) từ laser diode phát ra, qua connector bị mất đi 1dB/ 1 cái, qua sợi quang 0.35dB/Km thì sau 100Km sợi quang và với mô hình như sau:
    Laser-> Connector -> Cáp quang -> Connector -> Đầu thu
    đầu thu sẽ chỉ còn
    0dBmW - 1(dB) - 100 * 0.35 - 1(dB) = - 37dBmW
    -37dBmW là bao nhiêu watt thì các pác tự tính nốt.
    ở trên đã bỏ qua suy hao các mối hàn sợi quang cho đơn giản.
    Hoặc để dễ hình dung, ta có một bé audio amply có hệ số khuyếch đại 50dB, thì tín hiệu 0dBmW (=1mW) ở đầu vào sẽ cho ở đầu ra:
    0dBm + 50dB = +50dBm
    đổi ra watt hoặc dBW các bác tự đổi tiếp.
    Nhưng phải tuyệt đối chú ý ta không bao giờ có công thức cộng như sau:
    0dBm + 50dBm = 50dBm
    mặc dù dBm (không đoc là decibel mét mà là decibel mili watt) là một giá trị có thứ nguyên.
    Đúng là decibel không đơn giản chút nào !!!
    Như vậy chữ m và W đằng sau chữ dB cũng quan trọng chẳng kém chữ m, g trong đơn vị đo chiều dài và trọng lượng vậy .
    Bổ xung thêm:
    dB trong đo lường điện thì không có thứ nguyên, nhưng dB trong đo âm thanh thì lại là đơn vị có thứ nguyên. Hè hè... hụ hụ hụ
    Với dBm chúng ta không bao giờ có phép tính:
    0dBm + 50dBm = ??
    nhưng lại có phép tính
    0dBm - 50dBm = -50dB
    Với dB thì vô tư hơn: dB + dB = dB, dB-dB = dB
    Như vậy có thể thấy không thể nhầm được các khái niệm dB và dBm, cũng như không được nhầm dấu âm và dương !!!
    Được Tubes sửa chữa / chuyển vào 12:13 ngày 17/11/2004
  9. gorkipea

    gorkipea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ tôi lại phải nói về dB. Bác Tubes ạ. Như tôi đã nói dB là đơn vị rất hay nhầm. Bác đưa ra sơ đồ truyền dẫn rất cơ bản và rất đúng nhưng tôi ví dụ cho bác thấy nhé.
    Khi nói một laser diode có công suất đầu ra là 20dB bác hiểu thế nào đây?
    Nếu theo dúng công thức bác =>p = 100W (?)
    hay bác lấy p = 0.01W = 10mW.
    Theo bác dáp án nào dúng vậy.
    ==============
    p = 10mW là đáp án đúng đấy.
    Thực ra khi đó người ta nói P = 20dB hay 20dBm chăng có gì khác nhau cả bác a.
  10. Tubes

    Tubes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Đồgn chí chưa rõ về phạm trù decibel thì phải. hè hè
    Công suất ra của laser diode hoặc độ nhạy của photodiode phải được đo bằng watt hoặc dBmW và dBW. nếu là dBmW (hay viết tắt là dBm) thì 0dBm tương đương 1mW, nếu là dBW thì 0dBW tương đương 1W.
    Nói công suất quang là 20 dB không thì không thể hiểu được!!!
    Cho đồng chí 2 điểm.
    Nếu đồng chí không học ngành điện tử thì tôi bỏ qua cho.
    Đại lượng vật lý trong kỹ thuật không cho phép mập mờ.
    Tôi sẽ không reply lại bất cứ bài viết nào về dB nữa!! vì dB là thứ quá cơ bản trong kỹ thuật điện tử - viễn thông.
    20dBmW = 20dBm = 100mW
    0dBm = 1mW
    -20dBm = 0.01mW
    20dBW = 100W
    0dBW = 30dBm = 1W
    -20dBW = 0.01W

Chia sẻ trang này