1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đóng băng không khí.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi AcommeAmour, 06/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Đóng băng không khí.

    Không biết em đã từng đọc trong sách nào có nói về công nghệ đóng băng không khí trở thành dạng lỏng hoặc rắn rồi lọc ra Oxy và Nitơ, các khí Trơ...
    Xin cho hỏi có công nghệ đó không và có thể thực hiện được ở thời điểm hiện nay >?

    Cần nhiệt độ bao nhiêu ? Áp suất thế nào ? Chất xúc tác gì .?
  2. dhchuyen_bk

    dhchuyen_bk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    1
    Xin trả lời bạn là có!, hiện nay trên thế giới vẫn sử dụng công nghệ này để sản xuất N2, công nghệ này thực chất không có gì là ghê gớm cả!, nó chỉ dựa vào tính chất vật lý và cụ thể là nhiệt độ hoá lỏng(điểm hoá lỏng) của các khí thành phần trong không khí(trong không khí có 79% là N2, 20% là O2 và 1% là các loại khí khác), trong đó nhiệt độ hoá lỏng của N2 và O2 ở điều kiện áp suất 1at nếu mình nhớ không nhầm thì lần lượt là -196oC và -180oC như vậy nếu ta hạ thấp nhiệt độ của không khí xuống dưới -196oC thì O2 sẽ bị hoá lỏng trước ta sẽ tách được O2 ra, tiếp tục hạ thấp nhiệt độ tới -196oC thì đến lượt N2, công nghệ này được gọi là chưng cất phân đoạn không khí lỏng!.
    Cái này không phải là một phản ứng hoá học gì hết nên không cần phải xúc tác gì cả, công nghệ này chỉ cần một hệ thống lạnh âm sâu(Cryogenic) là thực hiện được!. những chu trình lạnh này phải sử dụng công nghệ ghép tầng(Cascade), nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chu trình lạnh ghép tầng thì mình sẽ trả lời thêm, còn hiện giờ thì những thắc mắc của bạn mình nghĩ là cũng được giải đáp đủ rồi!...
  3. bdhuonggiang

    bdhuonggiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2009
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    cái này sách giáo khoa hóa học ở PTTH có nói đến rồi mà.
  4. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt vời quá, cảm ơn bạn.
    Xin bạn tiếp tục nói thêm về các quy trình trên. Và xin hỏi đó là công nghệ của thế giới hay là VN có thể làm được ?
  5. lingshan2009

    lingshan2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2009
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay, tại Việt Nam, công nghệ này khá phổ biến trong công nghiệp rồi. Bạn có thể sang Yên Viên hoặc trường ĐHBKHN... mua bình N2 lỏng (ứng dụng khá nhiều trong sinh học).
  6. xitrum_chamchap

    xitrum_chamchap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể nói qua bản chất của chu trình công nghệ ghép tầng và hệ thống làm lạnh âm sâu không?
    theo mình được biết , các nhà máy sản xuất khí công ngiệp trên thế giới đều tách O2, N2... bằng phương pháp trưng cất phân đoạn không khí dựa vào nguyên lý : các khí có nhiệt độ hoá lỏng khác nhau.
    Và để đưa không khí về nhiệt độ âm sâu người ta dựa vào phương trình trạng thái của khí lý tưởng : P1V1/T1=P2V2/T2
    Theo đó, chỉ cần nén không khí lên áp suất cao, sau đó đột ngột giãn nở nó về áp suất thấp,khí sẽ lạnh ở mức từ -196 đến -186 độ C, rồi đưa vào hệ thống tháp trưng cất, ở mỗi nhiệt độ âm sâu ta có từng loại khí lỏng có nhiệt độ hoá lỏng tương ứng.Nhưng mình không có đk tìm hiểu công nghệ chưng cất và công nghệ giãn nở đột ngột không khí.
    Còn công nghệ đóng băng không khí thì mình chưa nghe qua bao giờ
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Cái này là khí bay hơi lấy bớt nhiệt của khí lỏng. Không biết có đủ để làm lạnh đến nhiệt độ như bạn nói không, nhưng nhớ viết đúng chính tả là "Chưng cất" bạn nhé
  8. xitrum_chamchap

    xitrum_chamchap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Mình thực sự không hiểu ý của bạn , sao lại khí bay hơi lấy bớt nhiệt của khí lỏng nhỉ? Khí ở dạng hơi có nhiệt độ cao hơn khí ở dạng lỏng, vậy thì lấy làm sao đc nhiệt của khí ở dạng lỏng ?
    Tớ đang tìm hiểu công nghệ của 1 nhà máy sản xuất khí lỏng. Ở đó có các giai đoạn chính : lọc thô không khí , nén khí ( nén ở 4 đoạn ),lọc tinh không khí, nén tiếp , giãn nở đột ngột và 2 tháp chưng cất .Tài liệu toàn bằng tiếng anh và khó tiếp cận nên chỉ hiểu nôm na thế
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Khi bay hơi, chất khí cần cung cấp một nhiệt lượng gọi là nhiệt hóa hơi. Khí lỏng còn lại bị mất nhiệt này nên lạnh đi. Người ta dựa vào tính chất này để chế tạo các loại máy lạnh đấy chứ?
  10. xitrum_chamchap

    xitrum_chamchap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Dựa vào nguyên lý của bạn thì theo bạn, một dây chuyền phân li không khí trong công nghiệp sẽ là mô hình của cái điều hoà và hệ thống chưng cất khổng lồ à?
    Xem cách giải thích của bạn hình như không ổn (?) ở câu " Khí lỏng còn lại bị mất nhiệt này nên lạnh đi" ta đang cần hoá lỏng không khí từ đó phân li chúng, thế mà bạn đã có " khí lỏng còn lại " rồi, vậy thì hoá ra chả liên quan gì đến quá trình hoá lỏng chúng à?
    Bạn có thể trình bày rõ ràng, đúng bản chất và bám sát câu hỏi xem sao ? Đó là 1 nguyên lý hay nhưng theo mình đó không phải là nguyên lý phân li không khí trong công nghiệp ! Thân

Chia sẻ trang này