1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ với Đảng bộ và nhân dân thành phố Sài Gòn ??" Chợ Lớn

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi roma, 08/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ với Đảng bộ và nhân dân thành phố Sài Gòn ?" Chợ Lớn

    LTS: Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9-7-1912 ?" 9-7-2002), báo Sài Gòn Giải Phóng xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí *****************, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Bài viết này đã được in trong cuốn hồi ký nhan đề ?oNguyễn Văn Cừ ?" nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam?, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vừa mới ấn hành.

    Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc và trẻ tuổi nhất của Đảng ta. Cuộc đời đồng chí tuy ngắn ngủi nhưng đẹp như thiên sử thi của thời đại mới. Ngay trong lứa tuổi thiếu thời, Nguyễn Văn Cừ đã rời ghế nhà trường xếp bút nghiên để đi theo con ?ođường cách mệnh? thiêng liêng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Năm lên 17 tuổi, đồng chí vinh dự đứng trên chiến tuyến đấu tranh hàng đầu và trở thành một chiến sĩ mácxít nhiệt tâm. Năm 18 tuổi, làm Bí thư Đặc khu ủy đầu tiên của Đảng Cộng sản ở Hòn Gai ?" Uông Bí. Năm 24 tuổi, được bầu vào Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 25 tuổi, là Ủy viên Trung ương Đảng được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương. Năm 26 tuổi, được giữ cương vị lãnh đạo cao nhất ?" Tổng Bí thư của Đảng.
    Một trong những biểu hiện đẹp đẽ và sâu sắc trong đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Văn Cừ là sự vận dụng cao độ cả nhiệt tình và tri thức cách mạng, là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn. Bước chân lên vũ đài chính trị, xuất thân từ một học sinh trung học Trường Bưởi (Hà Nội) đi làm phu cuốc than tại các mỏ than Vàng Danh, Mạo Khê, Cẩm Phả, Cửa Ông? đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã nung ý chí sắt thép của mình trong ngọn lửa đỏ rực của phong trào ?ovô sản hóa? do Đảng ta khởi xướng thuở đương thời.
    Sự tích lũy kiến thức, thực tiễn và kinh nghiệm đấu tranh tại trung tâm của phong trào công nhân công nghiệp nổi tiếng trên đất nước ta ở khu mỏ Hòn Gai ?" Uông Bí, cũng như sự tích lũy kiến thức, thực tiễn và kinh nghiệm đấu tranh trong cao trào của các cuộc vận động dân chủ sôi động tại hai thành phố lớn nhất trên đất nước ta là Hà Nội và Sài Gòn vào những năm 30 của thế kỷ trước đã giúp cho đồng chí Nguyễn Văn Cừ trưởng thành mau lẹ và trở thành một lãnh tụ ưu tú của nhân dân.
    Cho đến giây phút hiến dâng giọt máu cuối cùng ở lứa tuổi thanh xuân cho Tổ quốc và nhân dân, đồng chí Nguyễn Văn Cừ vẫn là nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp sống độc thân. Với 29 tuổi đời, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã dành hơn 13 năm cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Đồng chí đã bị kẻ thù nhiều lần bắt bớ giam cầm và bị lưu đày tại bốn nhà lao trên cả hai miền Nam-Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Côn Đảo, Sài Gòn), bị kết án tù khổ sai chung thân, rồi bị sát hại man rợ tại trường bắn dã chiến của bọn thực dân Pháp ở Ngã ba Giồng nay thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn vào ngày 28-8-1941.
    Trên bước đường bôn ba hoạt động cách mạng ở các địa phương, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã từng sử dụng nhiều tên gọi và bút danh như: Phùng, Phùng Ngọc Tường, Trí Cường? Tuy nhiên, đối với đồng chí và đồng bào ta, cái tên thiêng liêng Nguyễn Văn Cừ sống mãi trong ký ức mọi người như một biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
    Rất tiếc, Đảng ta không có điều kiện lưu giữ nhiều di ảnh của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ để cho người đời mến mộ chiêm ngưỡng và tri ân. Song, qua những dòng hồi ký quý giá của đồng chí Hoàng Quốc Việt, chúng ta có thể hình dung rõ nét hình ảnh không thể phai mờ của đồng chí Nguyễn Văn Cừ trong những tháng năm bí mật hoạt động tại vùng ?oVành đai đỏ? của Trung ương, của Xứ ủy Nam Kỳ và của Thành ủy thành phố Sài Gòn ?" Chợ Lớn ở Hóc Môn ?" Bà Điểm. Đồng chí Hoàng Quốc Việt xúc động kể: ?oAnh Nguyễn Văn Cừ thì vẫn trầm tư mặc tưởng như khi còn ngoài Côn Đảo. Đôi mắt lúc nào cũng như tập trung suy nghĩ. Khi tranh luận, đầu anh nhô ra, đôi mắt rất tự tin. Ý kiến của anh tỏ ra anh rất sát tình hình phong trào ở Nam?. Đọc những trang sách báo ấn hành công khai trong cao trào của cuộc vận động dân chủ ở Đông Dương vào những năm 1936-1939 cũng như một số tư liệu quý còn lưu giữ được, chúng ta cảm phục tư duy lý luận sắc sảo và vốn sống thực tiễn phong phú của đồng chí Nguyễn Văn Cừ.
    Đồng chí Nguyễn Văn Cừ đặt chân đến Sài Gòn vào mùa thu năm 1937 để tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa I), họp từ ngày 25-8 đến ngày 4-9, do Tổng Bí thư Hà Huy Tập chủ trì. Từ đó cho đến lúc cuối đời, đồng chí đã gắn bó máu thịt với thành phố mến yêu này.
    Mặc dù bị bọn thực dân ********* Pháp hai lần trục xuất ra khỏi địa phận Nam Kỳ, song đồng chí Nguyễn Văn Cừ vẫn kiên trì bám trụ hoạt động trong vòng tay che chở, đùm bọc của nhân dân tại mười tám thôn Vườn Trầu nổi tiếng. Ở vùng đất này, từ cuối tháng 8-1937 đến thượng tuần tháng 11-1939, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã tham dự tới ba cuộc hội nghị quan trọng của Trung ương Đảng ta. Cũng chính tại nơi đây, đồng chí vinh dự được bầu vào cơ quan lãnh đạo đầu não của Đảng: Ủy viên Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương và được bầu là Tổng Bí thư (1938).
    Qua những tháng năm hoạt động tại Hóc Môn ?" Bà Điểm để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam lên thác xuống ghềnh, đối mặt với phong ba bão táp, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã luân phiên sống trong gia đình của một số đảng viên trung kiên chí cốt: Nguyễn Thị Sóc, Nguyễn Văn Đối, Nguyễn Văn Quít, Phan Văn Tá, Nguyễn Thị Giả, Hà Văn Đoạn, Trần Văn Hy? Nhiều đồng chí lãnh đạo ưu tú của Đảng như Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Lê Duẩn, Nguyễn Thị Minh Khai? cũng đã từng đi lại và tá túc những nơi này. Địa bàn chủ yếu của vùng đất nổi tiếng cách đây hơn 60 năm, ngày nay tọa lạc tại các ấp Đông Lân, Trung Lân và Tây Lân thuộc xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
    Một trong những điều đặc biệt quan tâm của đồng chí Nguyễn Văn Cừ lúc sinh thời là hướng mọi nỗ lực vào việc chăm lo ?okhuếch trương và củng cố cơ sở Đảng? của Đảng bộ thành phố Sài Gòn ?" Chợ Lớn ?" một Đảng bộ hoạt động tại địa bàn xung yếu, có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng về các mặt chính trị, kinh tế và văn hóa đối với toàn vùng đất Nam Bộ và cả nước.
    Đồng chí Tổng Bí thư luôn luôn nhắc nhở Xứ ủy Nam Kỳ và Thành ủy thành phố Sài Gòn ?" Chợ Lớn ?ophải có người có năng lực, có kinh nghiệm vận động công nhân và có chí nhẫn nại cương quyết để phụ trách và phải thiết thực giúp đỡ cho họ về mọi phương diện. Nếu không gây được cơ sở rộng rãi, vững vàng ở những nơi công nhân tập trung thì không thể nói đến vai trò lãnh đạo thực tế của giai cấp vô sản trong cuộc cách mệnh?.
    Đồng chí đã đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ ?ophải làm việc nhiều hơn nữa, làm việc không ngớt để lan rộng ảnh hưởng Đảng trong những tầng lớp dân chúng rất đông đúc chưa giác ngộ, để lôi kéo những đám quần chúng lớn lao xưa nay vẫn nằm yên hay lãnh đạm, rụt rè tham gia vào sinh hoạt chính trị, để lôi kéo họ ra trường tranh đấu, để cho lực lượng tổ chức của ta theo kịp ảnh hưởng lan rộng ấy, để gây dựng cơ sở vững chãi trong quảng đại quần chúng, làm cho Đảng thành một Đảng chân chính của quần chúng?.
    Đồng chí Nguyễn Văn Cừ còn căn dặn Xứ ủy Nam Kỳ và Thành ủy thành phố Sài Gòn ?" Chợ Lớn ?ođừng khinh thường nạn tờrốtkít?, cần phải sử dụng những biện pháp đấu tranh hữu hiệu để ?otẩy trừ con sâu độc tờrốtkít?. Đồng chí viết: ?oỞ Nam Kỳ, đặc biệt ở Sài Gòn ?" Chợ Lớn, bọn tờrốtkít lại núp dưới bóng cờ cộng sản mấy năm trước mà kiếm được ít nhiều ảnh hưởng. Hiện giờ chúng đang hết sức luồn lỏi trong quần chúng, nhiều khi mạo nhận là cộng sản để chia rẽ. Đối với một kẻ thù hết sức nguy hiểm như thế, một vài bài báo vạch mặt nạ nó không đủ làm cho quần chúng nhận rõ. Cần phải thâm nhập vào các tầng lớp dân chúng chú ý từng lời nói, từng hành động của bọn tờrốtkít để vạch những mưu mô khiêu khích của bọn chúng ra, đặc biệt chú ý giao thiệp với anh em trí thức và thợ thuyền nghe lầm bọn chúng?.
    Được sự quan tâm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và Trung ương, cả về các mặt công tác Đảng và công tác quần chúng của Xứ ủy Nam Kỳ và Thành ủy thành phố Sài Gòn ?" Chợ Lớn đã có bước phát triển khá mạnh. Nếu như trong năm 1934 cả Nam Kỳ có 93 đảng viên, thì trong những năm 1937-1938 số lượng đảng viên ở Nam Kỳ đã lên tới 665; 5.070 đoàn viên Công đoàn và 9.000 hội viên Hội Nông dân. Đội ngũ đảng viên ở Nam Kỳ chiếm tới 63,8% trong tổng số đảng viên cả nước.
    Một trong những phẩm chất và đức tính quý báu của đồng chí Nguyễn Văn Cừ có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ và nêu gương cho toàn Đảng học tập ?" đó là thái độ thực sự cầu thị và dũng khí đấu tranh phê bình, tự phê bình của người mácxít chân chính. Bằng lối văn chiến đấu sắc bén, trong tác phẩm Tự chỉ trích do Tập sách Dân chúng của Đảng phát hành ngày 20-7-1939, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã giải thích cặn kẽ ý nghĩa của việc ?otự chỉ trích? như sau: ?ochỉ trích cũng có nhiều thứ: có thứ chỉ trích theo kiểu tờrốtkít, nghĩa là chửi rủa, vu cáo để phá hoại phong trào; nhưng cũng có thứ chỉ trích của người cách mạng tìm tòi những lầm lỗi của mình, nghiên cứu phương pháp để sửa đổi, để tiến lên; có thứ chỉ trích của người cách mạng vạch mặt nạ bọn *********; có thứ chỉ trích thân mật những chỗ nhu nhược của bạn đồng minh; có thứ chỉ trích nghiêm khắc kẻ long lay, dụ dự để mong kéo họ về mình. Chúng ta không vu cáo như bọn tờrốtkít. Chúng ta không cãi vã những chuyện nhỏ nhen. Chúng ta là người cách mạng, chúng ta đứng về lợi ích về công cuộc của dân chúng mà chỉ trích những khuyết điểm, những chỗ lừng chừng hoặc hèn nhát để đẩy phong trào phát triển mạnh mẽ rộng rãi hơn?.
    Bằng hành động ?otự chỉ trích? đúng đắn ấy, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã phân tích chính xác về nguyên nhân sự thất cử của Đảng ta trong cuộc bầu cử vòng hai Hội đồng quản hạt Nam Kỳ và Hội đồng thành phố Sài Gòn vào ngày 30-4-1939. Đồng chí còn trang bị cho đội ngũ đảng viên vũ khí tư tưởng sắc bén nhằm khắc phục và ngăn chặn thiên hướng ?otả? khuynh cô độc, làm cho Đảng rơi vào tình trạng biệt phái, hẹp hòi, thoát ly quần chúng. Đồng thời, giúp cho họ nhận rõ tác hại của khuynh hướng thỏa hiệp, hữu khuynh, không vững vàng kiên định trước những sự biến động của tình hình thời cuộc, có thể xao lãng việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong quần chúng, hoặc có nguy cơ xa rời lập trường, quan điểm chính thống của chủ nghĩa Mác - Lênin.
    Nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, chúng ta không thể không nói đến tư duy năng động và sự dày dạn trong bản lĩnh sáng tạo của đồng chí. Do nắm vững những nguyên lý cơ bản của học thuyết Mác - Lênin và phép biện chứng của sự phát triển, đồng chí Nguyễn Văn Cừ luôn luôn xuất phát từ thực tiễn cách mạng sinh động của nước ta để tìm cách bổ sung, đổi mới, hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách và không ngừng làm giàu thêm kho tàng kinh nghiệm đấu tranh phong phú của Đảng ta.
    Đồng chí và Trung ương đã từng phân tích thấu đáo để cho toàn Đảng thấy rõ rằng: ?oChúng ta không cần những bọn lý luận suông, ngồi trích ra hàng tràng câu nói của Mác, Ăngghen, Lênin như tín đồ đọc kinh thánh mà không hiểu rõ tinh túy, không biết cách ứng dụng cho hợp thời, hợp cảnh. Nhưng chúng ta là đội quân cách mệnh cần phải có vũ trang lý luận cách mệnh. Cần phải hiểu rõ những luật vận động và phát triển của xã hội, hiểu rõ đường lối mình đi, biết tiến, biết thoái?. Chúng ta - những ?ongười cộng sản là chiến sĩ thực tế, nhưng không phải bọn chính trị cận thị... căn cứ vào sự thực, đồng thời nắm lấy sự đi tới (le devenir) của sự vật, hiểu thấu luật tiến hóa của xã hội?. ?oCứ nắm lấy nguyên tắc cách mệnh và sẵn sàng thay đổi khẩu hiệu chiến thuật của mình cho thích hợp với quần chúng để có thể thâu phục được quảng đại quần chúng?.
    Chính vì xuất phát trên cơ sở khoa học của tư duy lý luận đúng đắn được khảo nghiệm trong thực tiễn, nên đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã cùng với các đồng chí Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn, Võ Văn Tần... và tập thể Ban Chấp hành Trung ương chủ trương một cách kịp thời, chính xác sự ?othay đổi chính sách? tại cuộc Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (mở rộng) họp ở ấp Tây Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn từ ngày 6 đến ngày 8-11-1939. Trên cơ sở thống nhất nhận định tính chất và khả năng phát triển của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, phân tích thấu đáo tình hình ở Đông Dương và xác định phương hướng của cách mạng trong bối cảnh lịch sử mới, hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tạm gác khẩu hiệu lập chính quyền Xôviết công nông binh và quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương, thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập trung lực lượng chĩa mũi nhọn đấu tranh chống lại kẻ thù chủ yếu là chủ nghĩa đế quốc Pháp và bè lũ tay sai. Hội nghị vạch rõ chiến tranh đế quốc sẽ tạo ra thời cơ cho cuộc cách mạng Đông Dương bùng nổ, nhiệm vụ của Đảng là phải chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc bạo động giành chính quyền khi thời cơ đến.
    Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 được phổ biến tới các cấp ủy của Đảng; nhờ vậy, mặc dù bị khủng bố gắt gao, số đảng viên vẫn được gia tăng 60%, tại nhiều địa phương phong trào vẫn được duy trì và phát triển. Ở Nam Kỳ, Mặt trận Dân tộc Thống nhất phản đế đã hình thành và được thống nhất tổ chức từ làng đến tỉnh, tập hợp tới hàng vạn hội viên - chưa kể những người có cảm tình với cách mạng có chân trong các hội tương tế, ái hữu và những phường hội công khai.
    Điều quan tâm hàng đầu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Cừ là phải xây dựng Đảng ta trên những ?onguyên tắc bônsơvích? và Đảng phải thực sự trở thành một đảng chiến đấu cách mạng, tổ chức theo một kiểu mẫu mới, rèn luyện trong lò đúc của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6, đồng chí Tổng Bí thư và Trung ương Đảng ta đã đề ra hàng loạt nhiệm vụ công tác bức xúc để xây dựng và củng cố sự vững mạnh của Đảng. Trong đó, phải thống nhất ý chí và hành động. Phải mật thiết liên hệ với quần chúng. Phải vũ trang lý luận cách mệnh. Phải biết lựa chọn cán bộ mới. Phải coi trọng công tác chi bộ. Phải tiến hành tự chỉ trích...
    Bên cạnh nhiệm vụ xây, đồng chí Nguyễn Văn Cừ và Trung ương còn đề ra những nhiệm vụ trước mắt cần phải chống. Đó là: chống những cách làm việc cô độc biệt phái; chống đầu óc địa phương hẹp hòi; chống nạn tự túc tự mãn; chống bệnh khoe khoang cộng sản chỉ lặp lại những câu lý thuyết suông như con vẹt học nói mà không để ý tìm tòi những phương pháp thực hành sát với hoàn cảnh cụ thể; chống bao biện; chống nạn quan liêu hủ bại; chống những hành động vô nguyên tắc, vô kỷ luật...
    Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng ta do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đứng đầu, Đảng ngày càng được tôi luyện và trưởng thành. Một đội ngũ cán bộ cách mạng mới, được đào tạo từ trong cao trào cách mạng sôi động của cuộc vận động Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Trải qua ba năm được khảo nghiệm và thử thách trong thực tiễn đấu tranh phong phú, Đảng đã tự trang bị cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt và mục tiêu trực tiếp của cách mạng Việt Nam, về tổ chức Mặt trận Thống nhất rộng rãi dựa trên cơ sở liên minh công nông, về phối hợp hoạt động hợp pháp với hoạt động không hợp pháp, về kết hợp yêu cầu dân chủ và dân tộc trong thời kỳ cải cách dân chủ.
    Những thành quả ấy là cơ sở để chuẩn bị lực lượng và trận địa cho cao trào cứu nước rộng lớn, dẫn đến sự toàn thắng của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    ***
    Hai tháng trước khi bị sa vào tay giặc vào đầu mùa xuân năm 1940 tại thành phố Sài Gòn, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã viết những lời hiệu triệu gây xúc động và làm phấn chấn lòng người, để kết thúc văn bản Nghị quyết lịch sử của cuộc Hội nghị Trung ương lần thứ 6 của Đảng ta: ?oMặc dầu những trận sấm sét khủng bố của quân thù, mặc dầu những cơn phong ba bão táp dữ dội, con tàu cộng sản vẫn vững vàng lướt sóng ngoài khơi nhờ ngọn đèn ?opha? của ?ochủ nghĩa xã hội khoa học?... rọi đường và nhờ đã rèn luyện trong trường cách mệnh, được những gân cốt sắt đá, có một ý chí quả quyết không hề lay chuyển được, con tàu của chúng ta sẽ vượt qua muôn nghìn trùng sóng bạc, chiến thắng tất cả một cách oanh liệt mà vào bến.
    Tương lai sẽ về chúng ta!
    Thắng lợi sẽ về tay chúng ta!? (1).
    Đây là bài Di chúc thiêng liêng mà đồng chí Tổng Bí thư kính mến gửi lại cho đời, hay là lời hịch của núi sông thúc giục chúng ta xông pha nơi trận mạc?
    Kỷ niệm 90 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Cừ, chúng ta hướng về Hóc Môn - Bà Điểm, hướng về vùng mười tám thôn Vườn Trầu lịch sử với sự thành kính ngưỡng mộ sâu xa và lòng biết ơn vô hạn.
    Cuộc đời, thân thế và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ sẽ muôn đời sống mãi với non sông đất nước.

    ***************** (Ủy viên Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng,Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh) (SGGP)

    ------------
    (1) **********************: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.6, tr. 566 - 567.










    Roma@

Chia sẻ trang này