1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dòng điện trong khí kém

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ngoctrung_hacker, 17/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngoctrung_hacker

    ngoctrung_hacker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Dòng điện trong khí kém

    Mình đang học lớp 11(chương trình cũ) hôm vừa rồi học bài dòng điện trong khí kém mà chẳng hiểu thế nào cả.
    Chuyện là thế nay: Trong sách giáo khoa viết là nhờ có độ giảm điện thế lớn ở miền tối catốt mà các iôn dương thu được 1 động năng lớn khi chuyển động đến catốt và chúng va chạm vào catốt làm bắn các electron bên trong catot. Nên sinh ra các e tụ do, từ đó tiếp tục gây ra e tư do nhờ va chạm vói ion dương. Nhưng vấn đề là tại sao lại xuất hiện độ giảm điện thế lớn ở vùng tối catôt. ( Thây giáo tớ lại giải thích độ giảm điện thế lớn ở vùng tối catốt khi đã có dòng diện chạy qua, vậy khi chưa có dòng điện chạy qua thì tại sao lại có độ giảm điện thế vây)

    Ai nói rõ cho mình được không? Nhanh lên nhé
  2. ngoctrung_hacker

    ngoctrung_hacker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Sao không có ai trả lời vậy, mình chờ dài cổ rồi nè
  3. leduyone

    leduyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Việc giải thích sự phóng điện thành miền này hơi lý sự dài dòng không đơn giản như SGK đâu nên Bộ GD có quy định bỏ phần giải thích này từ năm 2002 rồi. Cũng như bỏ phần khảo sát cường độ dđ trong chân không.
    Thầy giáo của bạn còn dạy phần này chúng tỏ không nắm được yêu cầu của Bộ.
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Giả sử Catot tích điện là -Q thì điện thế cách catot một khoảng R là là U = k (-Q)/R
    Trong ống nghiệm (dài khoảng 1m) ta tính khoảng cách bằng cm , ta thấy ở gần catot cách catot 1cm và 2 cm điện thế là
    U1 = -kQ/1
    U2 = - kQ/2 vậy cách nhau 1cm độ giảm điện thế là một nửa.
    còn ở xa hơn
    U9 = -kQ/9
    U10 = -kQ/10
    thì cách nhau 1cm độ giảm thế không đáng kể.
  5. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Chào bác binh000, lâu không thấy. Cái công thức trên của bác tôi sợ chưa ổn. U=k(-Q)/R, như vậy nếu R tiến tới zero thì hóa ra U tiến tới vô cùng? Có lẽ trong một ống gồm catot và anot thì điện thế thay đổi tuyến tính, còn ở gần bề mặt... có thể do hiện tượng khác.
  6. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Đúng là nếu ở sát mặt catot thì ta khảo sát như đối với mặt phẳng rộng vô cùng. Nhưng trong chuơng trình cấp 3 thì không cần khảo sát như vậy. Hơn nữa chỉ cần biết điện thế ở khoảng cách tuơng đối so với catot thôi mà.

Chia sẻ trang này