1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

dòng điện xoay chiều, hiện tựơng cảm ứng điện từ và sóng điện từ

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi chuong01, 25/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chuong01

    chuong01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    dòng điện xoay chiều, hiện tựơng cảm ứng điện từ và sóng điện từ

    em ko hiểu câu: "khi có sự biến thiên từ thông qua diện tích giới hạn bởi 1 mạch kín thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng" giải thích sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng này theo thuyết điện tử như thế nào?
    em ko hiểu tính đổi chiều liên tục của dòng điện xoay chiều trong 1 nửa chu kì:
    "khi từ thông qua 1 khung dây dao động điều hoà, nó làm phát sinh trong khung dây 1 suất điện động dao động điều hoà, suất điện động đó tạo ra ở mạch ngoài 1 dòng điện xoay chiều dao động điều hoà"
    "dòng điện cảm ứng trong 1 mạch kín phải có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra chống lại sự biến thiên từ thông qua mạch"
    như vậy trong 1 nửa chu kì đầu: dòng điện có chiều từ A --> B, thì khung dây phải ở vị trí nào? và từ thông biến thiên qua khung dây như thế nào? ai có thể vẽ hình minh hoạ đc ko?

    em ko hiểu tính chất của dòng điện xoay chiều ba pha và cách mắc trung hoà :
    "mạch điện sinh hoạt trong gia đình sử dụng 1 pha điện của mạng điện 3 pha. Vì vậy nó có 1 dây nóng vá dây nguội" (trích sgk vật lí 12)
    như vậy thì tính đổi chiều liên tục của dòng điện xoay chiều 3 pha trong 1 nửa chu kì đc thể hiện như thế nào?
    theo cách mắc trung hoà thì có 3 dây pha, nhưng mạch điện sinh hoạt trong gia đình chỉ có 1 dây nóng, như vậy thì 3 dây pha ở đây đã chập lại thành 1 dây nóng phải ko?

    phương trình này cách giải thế nào? (skg vật lí 12 chỉ nêu nghiệm chứ ko nêu cách giải trong trường hợp tổng quát)
    q" + q/LC = 0 và x" + w^2*x = 0
    tương tự có thể đặt ra pt sau ko?
    a*q(n) + b*q(m) + c*q(p) = d
    pt này có thể giải đc ko?
    kí hiệu q(n) là đạo hàm cấp n của biến q
    có thể giải trong trường hợp q là 1 hàm số đc ko?
    Điện từ trường: Bằng phương pháp toán học, Macxoen đã tìm ra rằng: khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy tức là điện trường mà các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ. Điện trường cảm ứng tự nó tồn tại trong ko gian mà ko cần có dây dẫn. Khung dây dẫn khép kín đặt trong ko gian chỉ là 1 phương tiện giúp ta phát hiện dòng điện cảm ứng.
    Dựa trên các tính toán lý thuyết, ông cho rằng có quá trình ngược lại: khi 1 điện trường biến thiên theo thời gian nó sinh ra 1 từ trường xoáy mà các đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức của điện trường.
    Giả sử tại 1 điểm O trong ko gian có 1 điện trường biến thiên E1 ko tắt dần. Nó sinh ra ở các điểm lân cận nó 1 từ trường xoáy B1. Nếu E1 biến thiên ko đều (nghĩa là tốc độ biến thien của nó thay đổi) (vd khi E1 dao động điều hoà), thì B1 cũng biến thiên. Từ trường biến thiên B1 lại gây ra ở các điểm lân cận nó 1 điện trường biến thiên E2. Quá trình cứ tiếp tục lặp đi lặp lại, điện trường sinh ra từ trường rồi từ trường lại sinh ra điện trường. Điện từ trường lan truyền trong ko gian ngày càng xa điểm O.
    hic hic đọc ko hiểu gì hết, ai có thể giải thích điện từ trường theo thuyết điện tử giùm em đc ko? hay là chỉ cho em sách tham khảo thêm về vấn đề điện từ trường. Macxoen đã rính toán như thế nào vậy?
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bạn đang học ở trình độ nào vậy? câu thì nói như đang ở đại học, câu thì rõ là chưa học kĩ VL cấp 3?
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ơ phổ thông bây giờ đã học phương trình vi phàn rồi à?, lại còn bậc n nữa chứ.
  4. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ là không trả lời hết được, có từng này thôi nhé:
    1/- Đầu tiên là khái niệm từ thông qua một mặt cong - SGK VL 11.
    - Tiếp theo là khái niệm từ thông qua một khung dây. Một khung dây sẽ giới hạn nhiều mặt cong nhưng tính chất của từ trường là từ thông qua tất cả các mặt cong giới hạn cùng một đường cong đều như nhau.
    2/- Hiện tượng cảm ứng điện từ: Mắc điện kế vào một khung dây kín thì có thể bằng nhiều cách làm cho xuất hiện trong đó một dòng điện. Người ta thấy cái chung trong các trường hợp đó là từ thông qua khung dây biến thiên.
    3/- Định luật Lentz: Là cách xác định chiều dòng điện cảm ứng.
    Giả sử có một khung dây nằm trong MP nằm ngang và từ trường bên ngoài hướng từ dưới lên. Lại giả sử từ trường ngoài tăng lên. Thế thì từ trường do dòng điện cảm ứng sẽ ngược chiều với từ trường ngoài (chống lại), tức là dòng điện sẽ chạy theo chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ trên xuống (quy tắc đinh ốc).
    4/- Về dòng điện 3 pha, bạn xem lại định nghĩa và nguyên tắc tạo ra nó một chút nhé.
    Dòng điện trong gia đình là ta lấy một dây mắc vào một trong 3 dây (gọi là dây pha) còn một dây nữa thì coi như là nối đất (dây mát). Điện thế của dây pha ta lấy được lúc thì cao hơn, lúc thì thấp hơn dây mát nên hiệu điện thế giữa hai dây lúc dương, lúc âm.
    5/ Phương trình bạn nói gọi là phương trình vi phân cấp 2, cách giải nó hoàn toàn xác định nhưng bạn không cần quan tâm. Cũng như phương trình đa thức bậc cao, phương trình vi phân cấp cao nói chung là không có phương pháp giải ->Đau đầu thì bỏ qua!
    6/- Lí thuyết điện từ trường của Măc xoen thì đúng là ban đầu khó hình dung, bạn cứ lặp đi lặp lại và đừng tẩy chay nó. Đến một lúc bạn sẽ có quan niệm về nó. Có ai muốn giảng giải cũng chỉ nhắc lại như sách giáo khoa thôi.
    Thân!
  5. chuong01

    chuong01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    hic, thật ra thì em đang học lớp 11...
    em đọc sgk ko hiểu nên nhờ mọi người giải thích lại giùm.
    sgk vật lí 12 có đề cập đến 1 phương trình vi phân mà ko nói cách giải nên em tò mò: x" + w2*x = 0 ở ngay bài đầu tiên: dao động điều hoà. Giờ mới bít nó là pt vi phân và ko có cách giải.
  6. chuong01

    chuong01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Về dòng điện 3 pha, bạn xem lại định nghĩa và nguyên tắc tạo ra nó một chút nhé.
    Dòng điện trong gia đình là ta lấy một dây mắc vào một trong 3 dây (gọi là dây pha) còn một dây nữa thì coi như là nối đất (dây mát). Điện thế của dây pha ta lấy được lúc thì cao hơn, lúc thì thấp hơn dây mát nên hiệu điện thế giữa hai dây lúc dương, lúc âm.
    [/QUOTE]
    định nghĩa và nguyên tắc tạo ra dòng điện 3 pha thì em đọc kĩ trong sách rồi. Nhưng em vẫn chưa hiểu dòng điện 3 pha xoay chiều như thế nào? tính chất đổi chiều liên tục trong 1 nửa chu kì của dòng điện 1 pha em còn chưa hình dung đc: 1 khung dây có 2 đầu A, B quay tròn quanh trục chính trong từ trường. Lực lorenx làm các e bị cảm ứng và chuyển động tạo thành dòng điện trong khung dây, trong 1 nửa chu kì đầu khi khung dây có 1 vị trí xác định M nào đó thì dòng điện có chiều từ A-->B, trong nửa chu kì sau, khi khung dây quay 1 góc 180o và có vị trí N thì chiều của lực lorenx bị đổi ngược lại và dòng điện có chiều từ B-->A. Như vậy ko bít có chính xác chưa, dòng điện đổi chiều liên tục trong 1 khoảng thời gian rất ngắn khi khung dây quay từ M-->N. chiều dòng điện khi khung dây ở các vị trí trung gian giữa M và N là em ko thể hình dung đc và trong kĩ thuật người ta ko xét đến. Ko có hình vẽ khó nói quá.
    Còn dòng điện xoay chiều 3 pha đc tạo ra = cách đặt 3 nhóm cuộn dây của phần ứng lệch nhau 1/3 vòng tròn trên stato. Như vậy dòng điện 3 pha là tổng hợp của 3 dòng điện 1 pha lệch nhau 120o. Vậy tính đổi chiều, cách chỉnh lưu dòng xoay chiều 3 pha thành dòng 1 chiều đc thực hiện riêng cho từng dòng 1 pha à? Thật kó hình dung?
    Mà sao trong mạng điện sinh hoạt chỉ có 1 dây pha và 1 dây trung hoà, lẽ ra phải là 3 dây pha chứ?
    Được chuong01 sửa chữa / chuyển vào 22:04 ngày 28/02/2007
  7. chuong01

    chuong01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Dòng điện xoay chiều 1 pha có đồ thị là đường biểu diễn hình sin, trục tung là I, trục hoành là t, gốc toạ độ là O, cường độ dòng điện có lúc âm lúc dương à?
    Còn đồ thị biểu diễn sự biến thiên của hiệu điện thế dòng điện theo thời gian thì trong sgk ko có.
    Cái định nghĩa hiệu điện thế trong sgk lớp 11 này mà đem áp dụng vô dòng điện xoay chiều là ko hiểu gì hết. Càng đọc càng ngu luôn :
    Điện thế: giả sử do tác dụng của lực điện trường, 1 điện tích q di chuyển từ 1 điểm B cho trước đến xa vô cực ( ở xa vô cực cường độ điện trường = 0). Khi đó công A(B --> vô cực) của lực điện trường ko những phụ thuộc vào độ lớn điện tích q mà còn phụ thuộc vào vị trí điểm B. Thương số công A(B --> vô cực)/q ko phụ thuộc vào độ lớn của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm B, và có thể đc dùng để đặc trưg cho điện trường tại B về mặt dự trữ năng lượng. Ta gọi thương số công A(B --> vô cực)/q là điện thế của điện trường tại B, kí hiệu là V[sub]B[/sub]
    V[sub]B[/sub] = công A(B --> vô cực)/q
    Điện thế tại 1 điểm ở vô cực thì = 0.
    Hiệu điện thế: giữa 2 điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường giữa 2 điểm đó và đc đo = thương số giữa công của lực điện trường làm di chuyển 1 điện tích dương từ điểm này đến điểm kia và độ lớn điện tích di chuyển.
    --------------------------------------
    Cho đến giờ vẫn chỉ chấp nhận các lý thuyết trên chứ hiểu đc chắc chết quá.
    Mặc dù bít là việc hiểu rõ ko quan trọng lắm nhưng vẫn muốn hiểu thật rõ.
    --------------------------------------------
    ai hiểu đc cái này: http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=18&Cat_Sub_ID=0&news_id=12980
    hic hic
    Được chuong01 sửa chữa / chuyển vào 22:21 ngày 28/02/2007
    Được chuong01 sửa chữa / chuyển vào 22:27 ngày 28/02/2007
  8. chuong01

    chuong01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0

    Được chuong01 sửa chữa / chuyển vào 22:08 ngày 28/02/2007
  9. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Bạn hãy hình dung như thế này được không nhé:
    - Đầu tiên chúng ta có một đối tượng là điện trường. Để mô tả nó chúng ta làm sao?
    - Điện trường không có hình dạng, kích thước, màu sắc.... Nó chỉ có một điều (đặc trưng) duy nhất: Tác dụng lên điện tích.
    - Để mô tả tính chất này chúng ta dùng khái niệm véc tơ cường độ điện trường.
    - Bên cạnh đó, điện trường có một tính chất rất đặc biệt: Tính chất thế, nghĩa là công thực hiện khi điện tích dịch chuyển giữa hai điểm không phụ thuộc dạng đường cong. Do đó chúng ta muốn nói đến khả năng thực hiện công của điện trường giữa cặp điểm. Ta dùng khái niệm hiệu điện thế. Định nghĩa của nó như thế nào thì bạn biết rồi.
    Dòng điện một chiều: chiều dòng điện khi khung dây ở các vị trí trung gian giữa M và N như bạn nói bằng 0, thế thôi.
    Còn dòng điện 3 pha: 3 dòng một pha lệch nhau 120 độ, hết! Lí do chúng ta quan tâm đến nó là thế này: Nếu bố trí hợp lí thì nó tạo ra từ trường quay để tạo ra các động cơ. Nhưng anh em mình hiểu thế thôi nhé, sờ vào nó giật chết toi!!!
    Hoan nghênh tinh thần học hỏi!
  10. chuong01

    chuong01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    ồ, cảm ơn anh nhiều. tuy cũng chưa hiểu lắm nhưng ráng mà hiểu thôi

Chia sẻ trang này