1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đồng hành cùng V-League 2015

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi BlueSea96, 18/09/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VietnamPremierLeague

    VietnamPremierLeague Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2014
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    493
    Hãy mang thật nhiều Miura đến đây!
    18-12-2014 09:56
    Bóng đá Việt Nam đang hướng theo mô hình phát triển của Nhật Bản, và làn gió trong lành từ xứ mặt trời mọc chỉ thực sự để lại dấu ấn từ khi HLV Toshiya Miura đặt chân tới mảnh đất hình chữ S. Vì thế cách nhanh nhất giúp BĐVN đi lên là đưa thật nhiều những HLV như Miura tới Việt Nam để dẫn dắt các đội bóng trong nước.
    Cuộc cánh mạng hướng BĐVN theo mô hình của Nhật Bản đã chính thức được triển khai từ năm 2013 với sự góp mặt của chuyên gia Tanabe. Tuy nhiên khi ông Tanabe làm trưởng giải V-League 2013 chưa được bao lâu thì gặp vấn đề về sức khỏe và phải trở về quê hương. Sau đó, tới lượt ông Koji Tanaka được LĐBĐ Nhật Bản cử sang làm trưởng giải V-League 2014. Sau 1 năm ở Việt Nam, vai trò của chuyên gia Tanaka chưa thực sự nổi bật bởi tiếng nói của ông không được các CLB tại V-League tiếp thu một cách tích cực.

    Dù có một chuyên gia định hướng có giỏi đến mấy nhưng những người thực hiện là cầu thủ, HLV, BHL nội thì sự chuyển biến sẽ chẳng đáng là bao. Vì vậy nếu muốn thay đổi V-League, thay đổi BĐVN thì chúng ta cần nhiều hơn những người Nhật bản ở các CLB, các địa phương. Mà cụ thể ở đây là những HLV về chuyên môn như HLV Miura.

    [​IMG]
    BĐVN đang rất thiếu những người thầy như HLV Miura
    Xin nói ngay là những HLV như ông Miura không phải sang để đào tạo cách đá bóng, bởi đó là công việc của những lò đạo tạo trẻ mà chúng ta phải tự thân vận động. Cái cần của BĐVN lúc này là cần các chuyên gia để giúp các CLB, các địa phương thay đổi suy nghĩ làm bóng đá giống với người Nhật. Giống như những gì HLV Miura đã làm với các cầu thủ Olympic tại Asiad 17 và ĐTVN ở AFF Cup 2014 vừa rồi. Một cách làm bóng đá căn bản, yêu cầu thể lực tốt, mang tính tập thể cao, phù hợp với tố chất cầu thủ Việt.

    Trong màn trình diễn của các đội bóng Việt Nam dưới thời HLV Miura, dù là Olympic hay ĐTVN thì đó đều là những đội bóng trình diễn lối chơi tốc độ nhờ thể lực tốt, chịu khó di chuyển, đá đơn giản ít chạm. Nhờ đó mà các đội bóng áo đỏ đều trình diễn một lối đá giàu sức sống, giàu cảm xúc và ít nhiều đem lại sự hiệu quả. Chưa kể các học trò của ông Miura đều thi đấu rất “nhiệt” nhưng lại không hề sa đà vào lối chơi bạo lực – một tiêu chí vô cùng quan trọng đối với NHM BĐVN.

    Hãy thử tưởng tượng mỗi CLB tại V-League và Hạng Nhất là 1 ĐTQG như kỳ AFF vừa rồi, và mỗi địa phương đều có một “Miura” định hướng về lối chơi thì rõ ràng BĐVN sẽ có một bộ mặt tương sáng hơn hiện tại rất nhiều.

    Về chuyên môn, chúng ta sẽ có những giải đấu có tốc độ cao nhờ lối chơi theo phong cách Nhật Bản. Khi đó các cầu thủ sẽ rất chịu khó di chuyển nên các trận đấu tại V-League hay Hạng Nhất sẽ sinh động, hấp dẫn hơn. Tất nhiên khi đó khán giả cũng sẽ dần dần kéo đến sân đông hơn.

    Về nhận thức, khi các cầu thủ di chuyển liên tục và giữ cự ly đội hình hợp lý thì sẽ dễ ngăn cản tiền đạo đối phương hơn rất nhiều. Khi đó các hậu vệ sẽ không cần phải “chặt chém” mà vẫn có thể đoạt lại được bóng. Chưa kể việc hoạt động liên tục sẽ khiến cho các cầu thủ Việt không còn thời gian để toan tính về những pha vào bóng kiểu triệt hạ nữa. Như vậy BĐVN sẽ giảm thiểu tối đa lối chơi bạo lực vốn là vấn đề nhức nhối nhất trong suốt bao năm qua.

    AFF Cup 2014 đã kết thúc trong thất bại nhưng bù lại NHM có một niềm tin lớn nơi HLV Miura, một niềm tin cho BĐVN. Chiếc lược gia 51 tuổi đã gợi mở cho chúng ta một tiềm năng phát triển bóng đá rất lớn trong tương lai. Vì vậy, chúng ta còn chờ đợi gì nữa, tại sao không mang thật nhiều những HLV người Nhật Bản như ông Miura sang mảnh đất hình chữ S? bởi đó là cách nhanh nhất, ngắn nhất để đưa BĐVN đi lên sau nhiều năm chìm trong vũng lầy tăm tối.

    Doãn Công
    haglvnMalogs thích bài này.
  2. VietnamPremierLeague

    VietnamPremierLeague Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2014
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    493
    ĐỐI THOẠI: HLV Miura nói gì về bóng đá Việt, cầu thủ Việt và người Việt?
    Chủ Nhật, 21/12/2014 06:06
    Quan tâm0
    (Thethaovanhoa.vn) - Đây là bài trả lời phỏng vấn của HLV Toshiya Miura với kênh truyền hình trả tiền Jsports vào tháng 10 vừa qua, hé lộ rất nhiều quan điểm, triết lý bóng đá và cách nhìn của cá nhân ông với môi trường bóng đá ở Việt Nam, cũng như cảm nhận về quãng thời gian làm việc với tư cách là HLV trưởng các ĐTQG Việt Nam.

    Bài phỏng vấn được thực hiện tại trung tâm huấn luyện J-Green Sakai, nơi đội tuyển Việt Nam đóng quân trong chuyến tập huấn tại Nhật Bản vào tháng 10. Chúng tôi xin lược dịch và trân trọng gửi đến bạn đọc.

    “V-League là giải đấu kinh khủng”

    Đầu tiên, xin ông cho biết quá trình nhậm chức HLV trưởng đội tuyển Việt Nam?

    - Tôi được biết thông tin là LĐBĐ Việt Nam đang tìm HLV cho đội tuyển bóng đá thông qua Honda, doanh nghiệp tài trợ của đội, và qua đó biết rằng Liên đoàn rất hoan nghênh những HLV người Nhật. Tuy nhiên, quá trình ký hợp đồng diễn ra rất khó khăn, xuất phát từ vấn đề tiền lương hoặc điều gì đó mà tôi không rõ.

    Từ trước đến nay, LĐBĐ Việt Nam cũng chỉ thường liên hệ với các HLV có kinh nghiệm ở các giải Bundesliga, hạng nhất Bồ Đào Nha, với chế độ đãi ngộ phù hợp với lai lịch của họ. Những HLV đó cứ nửa năm 1 lần lại bị thay đổi bởi đòi hỏi của LĐBĐ Việt Nam. Vì thế, giải đấu AFF Cup 2 năm 1 lần này quan trọng, không giống như Nhật Bản hướng đến giải đấu 4 năm 1 lần.

    [​IMG]

    HLV Toshiya Miura cho rằng V-League vẫn còn nhiều điểm cần hoàn thiện.Ảnh: Quang Nhựt

    Khi đến Việt Nam, ấn tượng mạnh nhất của ông về nền bóng đá đất nước này là gì?

    - Nếu nói thẳng thắn, thì V-League là giải đấu kinh khủng. Cầu thủ trên sân không chịu chạy, điều hành giải đấu cũng qua loa. Trận đấu bắt đầu lúc 17h00 trên mặt sân oi bức. Điều này cũng có lý do của nó. Một là do lên sóng truyền hình 2, 3 trận đấu cùng một lúc. Hai là do lúc 19h00 có chương trình thời sự nên không thể tổ chức trận đấu. Nói chung là không đảm bảo được khung thời gian phát sóng.

    Xem trận đấu hôm nay (tức trận giao hữu giữa đội tuyển Việt Nam và tuyển sinh viên Nhật Bản – Thể thao & Văn hóa) thì thấy cầu thủ dù thường xuyên bị việt vị, nhưng vẫn có ý thức chuyền bóng. Sau khi nhậm chức HLV đội tuyển Việt Nam thì ông đã rèn luyện thêm cho cầu thủ kỹ năng này đúng không?

    - Tôi đã rèn luyện cho cầu thủ sự gắn kết giữa các vị trí trên sân khi phòng thủ. Nhưng thực sự rất là kinh khủng. Các cầu thủ đá giống như là bóng đá Brazil. Do bóng đá có nguyên tắc là 5 cầu thủ phòng ngự 5 cầu thủ tấn công, nên tôi phải nói “no” (không) với thói quen của họ. Cầu thủ chơi bóng ở Đông Nam Á khi bị việt vị thật là thú vị.

    Ở Nhật, cầu thủ sẽ không bị rơi vào tình huống như thế. Ở đây, khi tấn công, cầu thủ tự ý cầm bóng di chuyển chầm chậm dựa trên kỹ thuật cá nhân, nên tôi đã lưu ý nhắc nhở để họ chuyền nhanh sau chỉ 1 hoặc 2 chạm.

    Ông có cảm thấy sự ảnh hưởng lớn của tính quần chúng đến bóng đá Việt Nam không?

    - Điều này quả nhiên là thế nhỉ. Tôi nghĩ là xem bóng đá Việt Nam, sẽ hiểu được tính quần chúng là như thế nào.

    “Không thể sánh với người Việt Nam về đam mê bóng đá”

    Giải bóng đá nam tại ASIAD 2014 tổ chức ở Hàn Quốc vừa qua thì thế nào, thưa ông?

    - Tôi đã nghĩ là đội tuyển Olympic Việt Nam sẽ không thắng được Iran, nhưng nhờ có những cầu thủ dẫn dắt tốt, chúng tôi đã có kết quả khả quan. Đây cũng là câu trả lời cho những phán đoán của tôi. Nếu đội tuyển Việt Nam vượt qua vòng 1/8 sẽ gặp CHDCND Triều Tiên ở tứ kết.

    Và lúc đó tôi cũng muốn biết đội tuyển có thể làm được những gì khi đối đầu với các đội bóng ở Đông Á. Chúng tôi đã có thể thắng trong trận đấu với UAE, dù thực tế là đã thua. Vốn là, tôi nghĩ có thể thi đấu sòng phẳng với đội bóng Trung Đông ở sân trung lập, nhưng có vài điểm xuất phát từ các cầu thủ khiến tôi phải xem lại.

    [​IMG]

    Sự cuồng nhiệt của các CĐV Việt Nam là điều khiến ông Miura ngỡ ngàng

    Có một giải đấu quan trọng với đội tuyển Việt Nam trong tháng 11 là AFF Cup?

    - Đây là giải đấu rất sôi động, giống như là World Cup của khu vực Đông Nam Á. Nghe nói, năm 2008, khi Việt Nam vô địch, bình thường khi đi từ sân vận động về khách sạn mất 20 phút thì hôm đó mất 4 tiếng đồng hồ. Niềm đam mê bóng đá của người Việt Nam, tôi nghĩ Nhật Bản hoàn toàn không thể sánh bằng. Nếu đội tuyển thắng, không khí sẽ cực kỳ cuồng nhiệt.

    Cuộc sống của ông ở Việt Nam hiện như thế nào?

    - Có khoảng 10 ngàn người Nhật Bản ở Hà Nội. Vì thế, ở đó cũng có sẵn nhà hàng Nhật sẵn sàng phục vụ đồ ăn Nhật. Vì tôi là HLV đội tuyển quốc gia nên chế độ đãi ngộ hoàn toàn khác (chế độ VIP). LĐBĐ Việt Nam thông báo rằng tôi không cần phải tự lái xe, và cấp cho tài xế, xe riêng.

    Lái xe của tôi bị bắt 5 lần do vi phạm giao thông, nhưng lái xe nói: “Ông này là HLV đội tuyển quốc gia”, nên cảnh sát giao thông cũng cho qua. Ngoài ra, khi tôi đi cùng đội tuyển đến sân thi đấu cũng có cảnh sát dẫn đường. Ở Việt Nam, xe máy lộn xộn, nên tôi cũng được khuyên là không nên đi lung tung. Tôi nghĩ làm HLV ĐTQG Việt Nam đúng là đặc biệt thật!

    Có phải ông cũng nhiều lần được lên truyền thông Việt Nam đúng không?

    -Phóng viên phỏng vấn viết bài cũng không nhiều đến thế, nhưng tôi cũng có nghe là mình được đưa lên truyền thông. Nhưng dù có xem những chương trình đó thì tôi cũng hoàn toàn không hiểu vì không biết tiếng. Về nhà, do không xem được truyền hình Nhật Bản, nên tôi toàn xem kênh Bóng đá TV, cũng là để cập nhật thông tin, và xem lại những cuộc phỏng vấn của mình. Những trận đấu hay những thông tin liên quan đến ĐTQG, đội tuyển Olympic, đội U19, giải đấu V-League đều được đưa lên TV.

    Ông có thể nói về những lúc thảnh thơi nhất trong cuộc sống hiện nay?

    - Lúc thảnh thơi là những lúc xem bóng đá mà tự nhiên hiểu được thêm điều gì đó. Người Việt Nam nói chung không thích đả kích cho lắm, nên giống người Nhật ở điểm là không thích va chạm. Tôi cảm thấy vui vì điểm chung đó. Bữa trưa ở Việt Nam cũng có cảm giác thư thả hơn so với cách người Nhật ăn cơm hộp, mua từ cửa hàng đồ ăn nhanh, rồi ăn trong khoảng từ 15-20 phút.

    Trong bữa trưa, tất cả mọi người đều uống bia. Uống bia thực sự đấy. Sau bữa trưa là thời gian ngủ trưa. Mọi người sẽ ngủ trưa khoảng 1 tiếng. Đây là thói quen từ bé. Về thói quen này, thì ở công ty cũng như thế. LĐBĐVN 8h30 bắt đầu làm việc, nhưng từ 8h30 đến 9h00 mọi người mới đến chỗ làm; từ 12h00 đến 14h00 là thời gian nghỉ trưa. Và 16h30 kết thúc công việc.

    Có trợ lý nói với tôi là anh ta muốn cái ghế tốt hơn, tôi nghĩ trong bụng là: “Nếu anh muốn cái ghế tốt hơn thì hãy làm việc đi”. Cảm giác về cuộc sống ở Đông Nam Á là như thế. Người bình thường thì khoảng 17h00 là kết thúc công việc.

    “Phải phấn đấu dự World Cup và Olympic

    Tự nhiên phong cách Đông Nam Á ngấm dần vào thói quen của ông có phải không?

    - Trong cuộc sống, tôi vẫn không thể thay đổi được nếp sống vốn có của mình nên không còn cách nào khác là phải từ từ thay đổi thời gian biểu. Đây cũng là điều bắt buộc phải làm. Vì lịch thi đấu cũng thay đổi thường xuyên. Khi tôi hỏi ông Tashima Kohzo – Phó chủ tịch LĐBĐ Nhật là “như thế này được không” thì ông có trả lời là: “Được, không vấn đề gì”.

    Một câu hỏi ngẫu nhiên, hiện tại ông có cảm thấy vui không?

    - Đây là đội tuyển quốc gia lần đầu tiên tôi dẫn dắt, nên tôi cũng có quan tâm sâu sắc, vì cấp ĐTQG khác với cấp CLB. Tôi cũng hoàn toàn không biết đến giải bóng đá nam ở ASIAD, nên cũng có cái hay là có thể xem đội bóng của nhiều quốc gia thi đấu. Tôi đã xem bóng đá châu Âu và Nhật Bản, nên cảm thấy là quả nhiên là châu Á rộng lớn, có nhiều ĐTQG, nhưng đẳng cấp vẫn chưa thể so sánh với Nhật Bản, châu Âu.

    [​IMG]

    Thay vì chức vô địch AFF Cup hay HCV SEA Games, HLV Toshiya Miura cho rằng bóng đá Việt Nam cần hướng đến những mục tiêu lớn hơn.Ảnh: Thanh Hà

    Dường như là ông muốn dồn hết tâm sức dẫn dắt đội tuyển Việt Nam?

    - Nói đi nói lại thì nơi làm việc hiện tại cũng hỗ trợ tôi nhiều. Trong tương lai, tôi nhận thấy rằng LĐBĐ không hướng đến mục đích tham gia World Cup cũng như Olympic, nên tôi càng dẫn dắt thì càng cảm thấy căng thẳng. Trình độ bóng đá Nhật Bản thì tôi có cảm giác là vượt trội so với châu Á. Trường hợp đội tuyển Việt Nam muốn vượt qua đẳng cấp Đông Nam Á, thì sẽ đi đến đâu?

    Dù LĐBĐ nói là từng bước từng bước một, nhưng LĐBĐ đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam từ năm ngoái, thì hoàn toàn không phải “từng bước từng bước một”. Ngược lại, chính nội bộ những “người lớn” trong LĐBĐ phải đi từng bước từng bước một hơn là cầu thủ. Ví dụ, LĐBĐ, giải đấu V-League cũng cần phải nâng cấp độ huấn luyện lên. Vì là, khi xem V-League, tôi cũng tự hỏi là các đội bóng trong giải đấu này đã luyện tập như thế nào nhỉ?!

    Đội tuyển U19 đã đi tập huấn châu Âu, và cũng gây được tiếng vang nhất định. Với lứa tài năng trẻ này, ông có đánh giá như thế nào?

    - Thời của Lê Công Vinh năm 2008, có những cầu thủ giỏi, và họ đã vô địch AFF Cup năm đó. Từ đó, có vẻ như hoàn toàn không có sự tìm kiếm tài năng, nên thế hệ được kỳ vọng tiếp theo là lứa U19. Nghe nói lứa cầu thủ này duy trì sẽ được khoảng 10 năm.

    Ông có thể chịu được áp lực không?

    - Nếu nói về tính nhẫn nại, hay khả năng chịu đựng áp lực thì sẽ có những trận đấu sắp tới để thử thách mà. Hơn nữa, ông Tashima cũng nói với tôi là “không được cãi nhau”. Tôi luôn tự nhủ như vậy và cố gắng hơn nữa.

    Khi ông dẫn dắt đội bóng nước ngoài, thì cách nhìn nhận về bóng đá Nhật Bản có thay đổi không?

    - Tất nhiên, tôi cũng từng so sánh đội tuyển Việt Nam với Nhật Bản, nhưng người Việt Nam có những điều mà Nhật Bản đã đánh mất đi ít nhiều. Họ mải chơi, trẻ con hơn người Nhật. Họ ghét việc nặng nhọc, thường làm những việc thực sự vui vẻ.

    Với tư cách là HLV đội tuyển Việt Nam, ông mong đợi điều gì?

    - Để một ĐTQG đi lên thì phải phấn đấu để có thể tham dự Olympic và World Cup. Đặc biệt, nếu ĐTQG tham dự World Cup, Olympic không phải Nhật cũng không vấn đề gì đối với tôi. Tôi nghĩ là HLV làm công tác huấn luyện ở ĐTQG khác là điều bình thường. Đó là nhu cầu thị trường khắp trên thế giới, ngay cả cầu thủ cũng ra nước ngoài thi đấu mà…

    Xin cảm ơn ông!

    Thanh Tú (theo Jsports)
    ricky_tran, eversong, Malogs1 người khác thích bài này.
  3. VietnamPremierLeague

    VietnamPremierLeague Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2014
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    493
    5 đội bóng đầu tư mạnh nhất

    + Than Quảng Ninh: 60 tỷ
    + Bình Dương: 55 tỷ
    + Thanh Hoá: 50 tỷ
    + Hà Nội T&T: 45 tỷ
    + XSKT Cần Thơ: 40 tỷ
    XiaoTonghaglvn thích bài này.
  4. zhaokuangzin

    zhaokuangzin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    760
  5. VietnamPremierLeague

    VietnamPremierLeague Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2014
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    493
    Các báo khác cũng thế, cả thanhnien nữa.
  6. VietnamPremierLeague

    VietnamPremierLeague Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2014
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    493
    Thế này bảo sao không kiện Đồng Tháp để ra đi. Tiền bán cầu thủ ở VN thì cầu thủ được hưởng gần trọn nhỉ.

    Đây cũng là bán thôi, nhưng theo một cách thức khác.


    Bửu Ngọc đầu quân XSKT.Cần Thơ với giá 6,6 tỉ đồng
    22/12/2014 18:01

    (TNO) Sau khi được Đồng Tháp giải phóng hợp đồng, thủ môn Trần Bửu Ngọc đã chính thức đầu quân cho đội bóng láng giềng Xổ số kiến thiết Cần Thơ (XSKT.Cần Thơ) theo hợp đồng có thời hạn 3 năm trị giá 6,6 tỉ đồng.
    >> Bửu Ngọc xin lỗi người hâm mộ và CLB Đồng Tháp
    >> Bửu Ngọc chính thức được Đồng Tháp trả tự do
    >> VFF làm 'trọng tài' vụ thủ môn Bửu Ngọc kiện CLB Đồng Tháp



    [​IMG]

    Bửu Ngọc thời điểm chính thức trở thành cầu thủ tự do - Ảnh: Khả Hòa

    “Đây là bản hợp đồng lớn đầu tiên trong đời tôi. Tôi rất hạnh phúc vì lần đầu tiên sau 9 năm đi đá bóng tôi mới có thể để dành được tiền lo cho người thân. Với số tiền này, đầu tiên tôi sẽ tính đến chuyện lo cho ba mẹ tôi đi chữa bệnh, kế đến là xây một căn nhà khang trang hơn cho ba mẹ”, thủ môn Trần Bửu Ngọc bày tỏ.

    Nổi lên từ khi còn rất trẻ và sớm được khán giả cả nước biết đến trong màu áo các tuyển quốc gia từ U.16, U.19 đến Olympic, nhưng trong thời gian dài Bửu Ngọc chỉ hưởng lương theo mức cầu thủ trẻ.

    Phải đến năm 2013, khi ký vào bản hợp đồng chuyên nghiệp với Đồng Tháp thủ môn sinh năm 1991 này mới bắt đầu có thu nhập từ mức lương 18 triệu đồng/tháng. Khi đó, Ngọc ký với Đồng Tháp mà không có tiền lót tay.



    [​IMG]

    Thủ môn Bửu Ngọc trong màu áo tuyển Việt Nam trước thềm AFF Cup 2014 - Ảnh: Độc Lập

    Suốt thời gian dài, thủ môn quê Đồng Tháp đã phải luôn lo lắng cho chuyện gia đình khi ba mẹ anh bị bệnh mãn tính, thường xuyên phải nhờ đến chữa trị bằng thuốc men. Đây cũng là lý do Bửu Ngọc quyết chí ra đi, rời quê nhà Đồng Tháp để có nguồn thu nhập ổn định hơn.

    Mong ước đó của Bửu Ngọc nay đã trở thành hiện thực khi XSKT.Cần Thơ ký với anh bản hợp đồng 3 năm với phí lót tay 2,2 tỉ đồng mỗi năm.

    Bên cạnh mức lương gấp đôi so với khi còn ở Đồng Tháp (vào khoảng 35 triệu đồng/tháng), Bửu Ngọc càng thuận lợi hơn khi được tập luyện, thi đấu tại Cần Thơ, rất gần nhà.

    Tiểu Bảo
    Blood_Buddha thích bài này.
  7. thansau_72

    thansau_72 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2014
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    4.811
    https://www.facebook.com/gokurakushujo.vietsub/posts/397608403735751:0

    Bản full bài phỏng vấn Miu được dịch"

    ----------------------------------------------------------

    Bài phỏng vấn HLV Miura Toshiya được đăng trên trang

    http://www.jsports.co.jp/…/jleague/blog/staff-blog/post-179/

    Báo chí VN cũng có một bản dịch Việt ngữ, nhưng chắc chắn đã bị kiểm duyệt, biên tập nên tôi dịch lại toàn bộ nội dung như dưới đây

    Q: đầu tiên xin ông cho biết quá trình trở thành HLVT
    A: thông tin LĐBĐVN đang tìm kiếm HLVT có đến chỗ tôi, mà doanh nghiệp tài trợ cho đội tuyển là Honda. Họ chọn người Nhật với tính chất của LĐBĐ thế này cũng là một sự welcome đấy nhỉ. Nhưng tôi gặp rất nhiều khó khăn cản trở trong hợp đồng. Từ tiền lương cho đến tất tần tật mọi thứ. Mà xem lại lịch sử thì thấy từ trước đến giờ họ chỉ gọi một phần HLV có kinh nghiệm đàng hoàng ở Bundes, Portugal và cũng đối đãi tương xứng với trình độ. Mà các HLV đó cũng chỉ ở đây nửa năm là thay đổi. Bắt đầu từ việc "chuyện đó lý do vì sao?", "thứ ta cần là gì?"
    (các HLV bị đổi vì kết quả không như mong muốn của LĐ)

    Rốt cuộc, đại hội AFF Suzuki Cup lần này là quan trọng. Không như Nhật xem 4 năm, mà đại hội 2 năm 1 lần đối với họ có vẻ quan trọng nhỉ.

    Q: đến VN thực tế, ấn tượng đầu tiên của ông về bản thân nền BĐVN là thế nào?

    A: thành thật mà nói thì League rất tệ. Cầu thủ không chịu chạy, mà vận động cũng làng nhàng. Cũng là vì kickoff lúc 17h ở nơi nắng nóng mà. Mà cũng có lý do, vì TV phát sóng 2, 3 trận đấu mà. Lúc 19h thì có bản tin quan trọng nên không thể kickoff được. Tức là không bảo đảm được không giờ phát sóng.

    Q: ấn tượng đầu tiên của ông về đội tuyển thế nào?

    A: nói về chuyện này thì là "như thế", nếu là ở Nhật thì sẽ thành thảo luận đẩy ai đó xuống. "Tại sao không chọn cầu thủ này?"
    Còn VN thì ngược lại, chẳng có đứa nào vừa mắt tôi hết, nên dùng phương pháp loại trừ, "vậy thì chọn cậu này thôi" (cười).
    Rồi mới khởi động từ chỗ đấy. Vì họ không chịu chạy mà.
    Trong trận trainning match hôm nay đấy, nửa sau thì khi tấn công thì rạo rực lắm, nhưng họ không làm điều họ ghét.
    Có lẽ là đặc trưng của ASEAN, họ ghét chạy hay phòng thủ mà.
    Ngay cả cầu thủ được cho là giỏi cũng giống như Nhật 30 năm trước, chỉ đánh giá là cầu thủ giỏi khi giữ bóng. Điều này là hoàn toàn không được đối với pro (nhà nghề).
    Giờ cảm giác như tôi (chỉ) để lại những cầu thủ có thể chạy và chiến đấu được ở một mức độ nào đó. Nhưng dù vậy thì cũng vẫn còn khó khăn (đối với họ) lắm.

    Q: xem trận hôm nay thì thấy có việt vị, mà cũng có ý thức chuyền bóng. Đó là phần mà HLV sau khi nhậm chức đã tạo dựng được?

    A: củng cố phòng thủ cho chắc chắn là điều tôi đã tạo dựng được phải không nhỉ. Vì quá tệ hại mà. (xưa) Họ giống BĐ Brazil lắm. Vì họ chơi bóng kiểu 5 người thủ, 5 người công nên tôi nói "nô".

    Chơi ở ASEAN thì thấy nhiều tình huống việt vị thú vị (ý là ngớ ngẩn) lắm. Ở Nhật thì không mắc phải như vậy đâu. Vì họ thích tấn công nhưng giữ bóng thì cứ chậm rãi nên tôi đã tập cho họ tâm niệm phải chuyền ngay sau 1, 2 lần chạm bóng.

    Q: quả nhiên là có thể cảm thấy ảnh hưởng lớn của quốc dân tính đối với BĐ?
    A: chuyện đó là tuyệt đối rồi. Tôi nghĩ rằng xem BĐ thì có thể hiểu được quốc dân tính.

    (quốc dân tính: tính cách của cả dân tộc)

    Q: đại hội Asia tổ chức hôm trước tại Hàn quốc thế nào?

    A: tôi đã nghĩ rằng hoàn toàn không thể địch lại Iran, nhưng mà người của tôi đã chạy được, hay là do tôi dẫn theo thành viên có thể chạy được, nên tôi nghĩ có lẽ đó là lựa chọn đúng đắn một chút. Họ đã chạy tốt hơn UAE và Iron. Và tôi cũng muốn chơi thử với Bắc Triều Tiên xem sao. Tôi muốn biết chơi được tới mức nào với cường hào Đông Á mà.
    Thực tế đã thua trận UAE nhưng xét về nội dung thì có thể thắng. Nếu là địa điểm trung lập thì có thể chơi được với đội Trung Đông đấy, nhưng đã có chỗ tôi phải nhìn nhận lại họ một chút. Vì tôi đã nghĩ rằng hoàn toàn không thể làm gì được (đối thủ).

    Q: tôi nghĩ từ tháng 11 sẽ có đại hội quan trọng là AFF Suzuki Cup, vậy việc hướng tới giải đó như thế nào rồi?
    A: vì đây là World Cup của ASEAN nên cực kỳ đông người đấy. Năm 2008, khi VN vô địch thì, bình thường đi từ sân vận động về khách sạn chỉ 20 phút, nhưng lần đó tốn 4 tiếng đồng hồ (cười).
    Độ yêu thích bóng đá thì Nhật không thể sánh được. Hễ thắng là cực kỳ đông. Đại hội lần này cũng có phần thú vị, về tính Norma là cho đến sau bán kết. Dĩ nhiên là sức mạnh chỉ chênh nhau gang tấc thôi. Hơn nữa Hà Nội và Singapore cùng tổ chức nên chúng tôi cũng muốn thắng. Vì là lần đầu tiên gọi HLVT người Nhật nên những người gọi tôi có vẻ cũng chịu áp lực đây. Vậy nên, tuy chi phí đi xa đắt đỏ nhưng họ cũng cho đi Camp ở Nhật, đáp ứng phần nào yêu cầu của tôi. Bên đó cũng có khách sạn và sân bãi đàng hoàng. Khách sạn và bữa ăn có vẻ tốt hơn ở Nhật đấy, nhưng sân bãi thì hơi căng, mà cũng đành chịu thôi.

    Q: về chuyện sinh hoạt ở VN thì như thế nào?

    A: ở Hà Nội có chừng 1 vạn người Nhật, cho nên nếu muốn ăn đồ Nhật thì cũng có ngay. Căn hộ tôi sống dành cho người ngoại quốc, trong đó 7 phần là người Nhật. Nó còn hoành tráng hơn căn hộ của tôi ở Nhật (cười).
    Mà là HLVT thì đối đãi của hoàn toàn khác biệt mà. Tôi là VIP đấy.
    Vì tôi được dặn là "không được lái xe" nên có xe và tài xế riêng. Tài xế chở tôi bị bắt khoảng 5 lần vì vi phạm giao thông, nhưng khi anh tài xế nói "người này là HLVT" thì cảnh sát cũng nói "vậy xin mời, cứ đi" (cười).
    Điểm thú vị nữa là khi đội tuyển đi đấu thì có cảnh sát hộ tống.
    Vì xe máy ở VN rất lộn xộn nên họ vừa hộ tống vừa dẹp lộn xộn.
    Tôi nghĩ "quả nhiên đội tuyển thực là đặc biệt nhỉ".

    Q: ông có được truyền thông đưa tin nhiều lần không?

    A: phỏng vấn thì không nhiều như vậy đâu, nhưng khi hỏi ra thì có vẻ như tôi đang được đưa tin. Nhưng mà có xem cũng hoàn toàn chẳng hiểu, về nhà thì thì không xem được TV Nhật nên khi xem kênh BĐ thì cảm thấy như vừa được cập nhật, vừa được lặp lại vậy. Quả nhiên là tin đội tuyển, hay tin Olympic, U-19, V League đều có.

    Q: phần nào là ông thấy trống trải nhất trong sinh hoạt?

    A: trống trải à, nói thật ra thì mọi người đều bình thản. Xem trận bóng hôm nay thì có thể sẽ hiểu ra điều gì đó. Vì quốc dân tính của người VN không mang tính tấn công. Ghét va chạm cũng là điểm giống với người Nhật nhỉ.
    Về ý nghĩa đó thì thoải mái thật. Bữa ăn trưa thì người Nhật tốn chừng 15~20 phút, so với ăn cơm hộp ở cửa hàng Combini thì ở đây ăn uống cảm thấy chậm rãi hơn. Mọi người đều uống bia nữa. Uống bia thực sự đấy (cười). Sau đó còn có thời gian ngủ trưa đấy. Từ lúc nhỏ rồi. Và cả các công ty, LĐBĐ bắt đầu làm việc lúc 8h30 nhưng mọi người đến từ khoảng 8h30~9h, nghỉ trưa từ 12h đến 14h. Có nhiều người uống bia trong 1 tiếng ngủ trưa, vì vậy mà kết thúc công việc lúc 14h30.
    Vậy mà có người nói "tôi muốn cái ghế tốt hơn".
    Tôi nghĩ "nếu mày muốn cái ghế tốt hơn thì làm việc chăm hơn đi" (cười).
    Cảm giác ASEAN là như thế này đây nhỉ. Người bình thường cũng kết thúc công việc tầm 17h.

    Q: có phải ông đang ngấm dần vào cái ASEAN Style đó?

    A: không, về mặt sinh hoạt thì do tôi không thể thay đổi được văn hóa nên đành chịu vậy. Tôi thấy chán ngấy vì lịch trình thoay đổi xoành xoạch một cách dễ dàng. Chắc hẳn là cũng có người Nhật khác ghét điểm đó.
    Vì lịch trình của League cũng thay đổi dễ dàng.
    "Như vậy có được không?" tôi hỏi ông Tashima (Kōzō, phó hội trưởng JFA) thì ông trả lời "được thôi, chẳng sao" (cười).

    Q: đây là câu hỏi chung chung, nhưng bây giờ ông có thấy vui không?

    A: vì đây là đội tuyển quốc gia đầu tiên nên rất hứng thú với phần khác biệt so với một đội đơn độc. Cũng là vì tôi đã hoàn toàn không biết gì về đại hội Asia,được xem nhiều quốc gia đá. Nhưng vì tôi đã xem Nhật và Âu châu rồi, nên cảm thấy dù Á châu có rộng lớn, nhiều nước nhưng trình độ cũng không cao bằng được (Nhật với Âu châu).
    Thử chiến với Trung Đông cũng thấy không mạnh đến vậy, nên tôi nghĩ "thế này thì Nhật thắng đây", "vậy thì chắc Nhật, Hàn mạnh hơn".

    Q: quả nhiên là cũng đáng để làm chứ nhỉ.

    A: nói đi nói lại thì bây giờ họ cũng làm tất cả cho tôi, nhưng cũng có những thỏa hiệp mang tính quốc dân can thiệp vào (cười) mà cũng không phải là có thể chấp nhận những chuyện đó đến mức độ nào. Và ngoài ra thì họ cũng xem nặng việc tham dự Olympic hay World cup nên có thể tôi càng làm càng sẽ có những chỗ cảm thấy căng thẳng.
    Tôi cảm thấy Nhật đang vượt khỏi Á châu, còn họ đang muốn nhảy ra khỏi ASEAN, nhưng có thể đến mức nào nhỉ.
    Nói miệng là "từng bước từng bước" nhưng nếu cùng đi từ năm ngoái thì hoàn toàn không phải là "từng bước từng bước". Tôi cảm thấy ggược lại, phần người lớn, liên đoàn hay League chứ không phải cầu thủ, mới cần nâng cao trình độ coaching. Và khi xem V League thì tôi nghĩ không biết việc luyện tập trong đội sẽ như thế nào.

    Q: đội tuyển U19 tham gia viễn chinh Âu châu cũng nhiều, cũng có những kết quả nhất định ở đại hội Asia. Vậy ông thấy các tài năng lớp trẻ thế nào?

    A: năm 2008 thời của Lê Công Vinh thì có những cầu thủ rất giỏi, và từng vô địch Suzuki Cup. Nhưng từ đó trở đi có vẻ hoàn toàn không khai quật được gì. Thế hệ được kỳ vọng tiếp theo là U19 nên vùng trũng (thời ảm đạm) là chừng 10 năm (cười).

    Q: có vẻ ông có thêm tính chịu đựng với stress nhỉ (cười)

    A: chỉ là có thể chịu đựng được hay không thôi, và dĩ nhiên là cũng có tranh đấu nhưng tôi được ông Tashima dặn là "chớ có tranh cãi" (cười). Tôi vừa làm vừa nhủ như vậy.

    Q: ra ngoài rồi ông có thay đổi cách nhìn về Nhật không?

    A: dĩ nhiên là có nếu so với Nhật, người VN có những phần mà người Nhật đã mất đi ít nhiều, như lòng ham chơi nhỉ. Họ trẻ con hơn người Nhật một chút, ghét việc khó chịu, còn việc vui vẻ thì thật sự làm tốt. Có thể họ còn sót lại những điểm đơn giản như vậy.

    Q: làm HLVT đội tuyển VN, với tư cách cá nhân thì ông kỳ vọng gì ở bản thân?

    A: là tiến gần đến chỗ để có thể tham dự World Cup hay Olympic như là một bước tiến lên. Nếu tham gia ACL thì không phải Nhật cũng chẳng sao. Tôi cũng thường nghĩ là HLV cũng không thể không ra "bên ngoài". Thị trường là khắp Thế giới, cả cầu thủ cũng ra "bên ngoài" mà.

    Mục tiêu bây giờ là AFF Suzuki Cup được tổ chức vào tháng 11.
    Và các trận cũng cố trong quá trình Trainning camp như dưới đây

    11 tháng 10 (thứ bảy) 13:00 kickoff
    Vs Vissel Kōbe tại sân Ibuki no mori
    15 tháng 10 (thứ tư) 13:00 kickoff
    Vs Kyōto Sanga tại sân Higashi Jōyō Ground
    Lần cập nhật cuối: 22/12/2014
  8. VietnamPremierLeague

    VietnamPremierLeague Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2014
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    493
    Thấy hai bài dịch trên TTVH và VNE có nhiều chỗ dịch khác nhau.

    Đang định hỏi thì có bạn dịch thêm bản nữa. Thanks!
    --- Gộp bài viết: 22/12/2014, Bài cũ từ: 22/12/2014 ---
    Như thế là VFF cũng muốn dự Olympic và WC, nhưng TTVH lại dịch là "VFF không có mục tiêu đó nên ông Miura thấy áp lực".
  9. ongtrumdatquang

    ongtrumdatquang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2013
    Bài viết:
    2.118
    Đã được thích:
    1.322
    Lều báo Việt mình có khi nào đưa đúng đâu bác, mỗi tin tức mà được bọn lều báo lấy về toàn Tam Sao Thất Bản để gây nên tệ nạn Keyboards Hero, "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng".
    ratdanong thích bài này.
  10. khaile

    khaile Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    1.149
    Đã được thích:
    594
    Ông này nói cái gì đúng hay sai tôi không bàn, chứ bảo V-League không chịu chạy thì đúng y.
    Đã có thống kê là thời gian bóng sống ở 1 trận V-League là khoảng 40 phút (Giải Anh là khoảng 70-5 phút).
    Mà đang nói là bóng sống nhé, còn tốc độ bóng lăn thì khác nữa
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này