1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đồng hành cùng V-League 2017

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi BlueSea96, 20/09/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Bọn Nhật lùn từ trước vẫn xếp sau bọn Hàn về tố chất đá bóng. Năm 2002 thì Hàn vào bán kết, Nhật bị loại ở vòng 2. Tụi Nhật có đá kĩ thuật nhưng chỉ là một vài đội thôi. Chứ đa phần cũng là dạng tiều phu như Võ league. Tụi Nhật lên kế hoạch đòi vô địch thế giới sau 30 năm nữa. Thật là muốn ói, nếu có đội nào vô địch thế giới sau 30 năm nữa chỉ có thể là Hàn Quốc. Hiện nay, Hàn đã cao ngang với Tây, chỉ cần dầy người lên nữa là đá được với Tây. Bọn Nhật sống trên đào, lai cận huyết lên thấp lùn như Miura. Tuy co mở cửa cho tây tàu vào lai cải tạo nhưng còn lâu mới cao to bằng tây. Chỉ được cái khôn vặt, nhất né nhì lùn. Gã này được cả 2.
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Thời gian kiểm soát bóng trung bình cao hơn mà tỷ lệ lại thấp hơn QNinh 1%, chứng tỏ thời gian bóng sống trung bình trong 1 trận của HAGL cũng cao hơn. Tuy nhiên ko tới 60ph, như vậy là thấp hơn nhiều hồi ở giải U19 châu Á rồi.
  3. Minhztd

    Minhztd Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2016
    Bài viết:
    1.162
    Đã được thích:
    1.576
    À quên vụ này, hôm trước Hải Lorinho có nhận xét về CP em ko nhớ nhưng ý chính là như thế này "Dạo này chơi có tiến bộ nhưng mất bản sắc, ko còn những pha rê bóng nhanh và dứt khoát làm nên thương hiệu, bla bla..." Em nghĩ bụng bảo mẹ các ông, ngày trước nó rê dắt thì kêu nó đá rườm rà, ko đồng đội, đến khi nó tiết chế chơi đồng đội và có phần hợp lý hơn thì lại "Chê" nó là bị mất bản sắc =)). Đến chịu các bố chuyên gia nhà này =))
    --- Gộp bài viết: 01/03/2017, Bài cũ từ: 01/03/2017 ---
    Cái này không hẳn phụ thuộc hoàn toàn vào bọn HAGL, nó còn phụ thuộc vào đối thủ nữa, nếu đối thủ cũng chủ động chơi bóng, ko câu giờ như bọn Nhật hay Hàn thì mới đòi hỏi tỉ lệ bóng sống cao được.
  4. VNFan

    VNFan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    4.684
    Đã được thích:
    3.813
    Bác có thống kê quãng đường di chuyển trên 1 trận của chúng nó không? Theo tôi thông số này rất quan trọng.
  5. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Tôi có xem một clip về tập luyện của bọn JMG thấy lướt qua rất nhanh thông số thống kê về quãng đường chạy của bọn trẻ, thì hầu hết đều chỉ được 8,x km thôi. Tôi nghĩ để được như bọn Châu Âu chắc phải chờ khóa 10 :D
  6. VNFan

    VNFan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    4.684
    Đã được thích:
    3.813
    Ông Hải này từ bé cho đến già gắn bó với bong đá nhưng hiểu biết về bóng đá rất hạn chế. Ngày xưa làm cầu thủ đá cũng hay ra phết, nhưng sau này làm HLV ko đc. Danh hiệu chuyên gia bóng đá ko biết ai phong cho.
  7. romeas

    romeas Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2004
    Bài viết:
    4.378
    Đã được thích:
    4.667
    Mấy cái thống kê & phân tích này là của bọn Instat bác ạ. LĐBĐ Việt Nam và một số CLB V-League là khách hàng của nó. Nhưng thông số trên nó chỉ báo cáo cho khách hàng thôi. Chắc 1 số đơn vị báo chí truyền thông được tiếp cận với thông tin này là thông qua LĐ, người thường như chúng ta co le không có cách nào có được đầy đủ, trừ phi hack :)). Một số anh em trên này là người của báo chí, không rõ có ai có thông tin chi tiết hơn không?
  8. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Bác có biết bọn bình luận viên của K+ không? Bọn đấy cũng được gọi là chuyên gia bóng đá đấy!
    Không biết mấy thanh niên ra sân có đề được quả bóng đi quá 30m không, nhưng biết cầm mic đọc nhóm máu cầu thủ vanh vách và đưa ra các giả định "nếu tôi là Mourinho tôi đã bố trí thêm hai hậu vệ cánh để chống lại lối chơi trung lộ của Pep..." có lẽ là đủ tiêu chuẩn để được gọi là chuyên gia bóng đá rồi.
  9. khaile

    khaile Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    1.149
    Đã được thích:
    594
    Trên đây cũng thiếu gì "chuyên gia". Tốt nhất hỏi trên đây trước.
  10. huongkts1

    huongkts1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2014
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    91
    có bài viết từ khá lâu hnay ngồi đọc lại thấy khá đúng.
    Bóng đá Việt Nam: Mô hình kỳ quặc nhất thế giới


    Không ai có thể xác định được mô hình của hệ thống các giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam. Ngoài thể thức thi đấu mang tính căn bản, những gì cấu tạo nên hệ thống thi đấu đều hỗn loạn đến mức bất hợp lý, triệt tiêu mọi nguồn lực phát triển.


    Kỳ quặc nhất thế giới

    Không đâu trên thế giới mà số lượng CLB bên dưới ít phân nửa so với bên trên. Nếu sự bất hợp lý ấy do hoàn cảnh, thôi thì cũng tạm chấp nhận, đằng này đã ít rồi mà còn có số lượng đội thăng hạng gấp đôi so với đội xuống hạng. Nghĩa là chẳng ở đâu, được lên hạng dễ hơn bị xuống hạng như tại Việt Nam. Có mùa, dù chỉ 8 đội hạng Nhất nhưng đến 2,5 suất lên chuyên nghiệp, dẫn đến việc các đội như Cần Thơ, Đồng Tháp đá 14 trận chỉ thắng 6, tức là chưa đến 50% nhưng vẫn đường hoàng lên đá V.League. Tình hình còn tệ hơn nếu xét đến các giải hạng Nhì, hạng Ba, nơi mà đội nào muốn thăng hạng thậm chí còn được… cảm ơn.

    Như vậy, bóng đá Việt Nam đang được vận hành theo một cách phản khoa học và chắc chắn, nó không liên quan đến bất kỳ mô hình nào của bóng đá chuyên nghiệp. Người ta đầu tư cho các đội hạng Nhất để thăng hạng cốt là để có lợi nhuận từ việc được đá V.League, đằng này các đội từ hạng Nhất lên gần như phải đầu tư một lần nữa với con số gấp 2-3 lần. Thế mới có chuyện truyền thống lẫy lừng như Đồng Tháp vừa nhận vé thăng hạng đã hô… giải thể. Hay chuyện các đội ở V.League rớt xuống hạng Nhất không thoải mái thì thôi, đằng này cũng xin giải thể vì… thiếu nợ.

    Cái hình tháp ngược của bóng đá Việt Nam dẫn đến một tình trạng đó là phân nửa cầu thủ đang đá V.League thực ra chỉ đủ tầm đá hạng Nhất. Về nguyên tắc, số lượng cầu thủ hạng Nhất phải đông gấp đôi so với V.League thì mới có thể phát hiện tài năng, đằng này có những cầu thủ mùa này đá được chục trận thì mùa sau đã phải “nhồi” đến 30 trận, làm sao không sinh ra đá bậy, đá láo.

    Chẳng giống ai

    Đã gọi là bóng đá chuyên nghiệp tức là đầu tiên, mọi thành phần của CLB phải chuyên nghiệp. Trong 8 đội dự giải hạng Nhất mùa này, chỉ có Hà Nội tạm xem là CLB chuyên nghiệp, 7 đội còn lại thực ra vẫn được bao cấp bởi địa phương và ngành. Họ sẽ làm gì nếu thăng hạng? Chẳng cần làm gì cả, cứ lên V.League là được xem như chuyên nghiệp mặc dù các điều khoản trong quy chế chuyên nghiệp được nêu khá chi tiết.

    Nó khác hẳn những mô hình chuyên nghiệp trên thế giới. Việc đầu tiên, người ta phải xác định các đội có đủ tiêu chuẩn chuyên nghiệp trước, sau đó mới phân hạng. Thông thường sẽ mất 2-3 mùa không có chuyện lên – xuống hạng. Ông nào không đáp ứng được, cứ vui vẻ về sân chơi nghiệp dư, khi nào đủ điều kiện thì bắt đầu tham gia từ giải thấp nhất. Hệ thống thi đấu của các quốc gia tiên tiến đều có đến 4-5 cấp độ: Chuyên nghiệp – bán chuyên – nghiệp dư – phong trào. Với hệ thống phân cấp theo tiêu chuẩn thì cho dù một CLB thuộc một trường đại học vẫn có thể dự giải chuyên nghiệp nếu hội đủ tiêu chí, ngược lại sẽ có chuyện một thành phố lớn nhưng chẳng có CLB chuyên nghiệp.

    Trong khi đó, tại Việt Nam thì cứ là đội trực thuộc địa phương thì đương nhiên đá hạng Nhì, đá tốt thì lên hạng Nhất, tốt nữa thì V.League, miễn là chịu bỏ tiền ra để hoạt động còn các tiêu chuẩn thì “tới đâu hay tới đó”. Hoàn toàn không có khái niệm “đầu tư bóng đá”, đây là nguồn gốc của kiểu “thích thì chơi, chán thì nghỉ” nhiều năm qua.

    Chẳng giống cả…Việt Nam

    Trước khi V.League ra đời, hệ thống thi đấu của bóng đá Việt Nam lại vô cùng chặt chẽ, thậm chí còn mang tính chuyên nghiệp hơn hiện nay. Ví dụ như ở mùa giải đầu tiên năm 1980, có 15 đội thì chỉ 5 đến từ các địa phương, 10 đội còn lại thuộc các ngành hoặc công ty. Mà để có một Tổng cục Đường sắt thì phải có hệ thống thi đấu ngành đường sắt tuyển chọn ra đội tuyển mạnh nhất để thi thố với các ngành khác. Với các địa phương, họ phải trải qua những giải đấu hạng A2 khu vực để trở thành đội A1.

    Tại TPHCM những năm 80, giải đấu toàn thành có thể nói chất lượng còn cao hơn V.League hiện nay với hàng chục đội bóng đại diện cho sở, ngành, công ty… trên địa bàn. Chuyện giành giật cầu thủ diễn ra như cơm bữa và bản thân cầu thủ khi đó cũng chỉ “ăn, ngủ, đá bóng, nhận tiền” chẳng khác gì cầu thủ chuyên nghiệp hiện nay. Đây là lý do mà có những thời điểm, đội tuyển quốc gia chưa chắc “ngon lành” hơn các đội tuyển TPHCM hay Thể Công, Công an…

    Phần móng của bóng đá Việt Nam khi đó to lớn đến mức, nhiều tỉnh 5-7 đội A2, mỗi huyện lỵ đều có sân bóng với sức chứa 5.000 - 7.000 khán giả và thi đấu liên tục từ giải cấp tỉnh đến giải khu vực toàn quốc. Chính cái hệ thống lọc khổng lồ đó đã tạo nên những địa phương có truyền thống bóng đá chứ không phải chỉ cần bỏ tiền ra là bầu Đức có ngay một CLB vô địch V.League ngay tại Gia Lai, nơi chỉ là một vùng trắng trước đó.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này