1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 12/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

    Động lực phát triển của xã hội loài người ? là một câu hỏi đã được đặt ra từ lâu . Nếu trả lời được chính xác câu hỏi này ta sẽ có một cái nhìn toàn diện và đầy đủ về lịch sử phát triển của xã hội loài người, từ đó giải thích được lịch sử một cách đúng đắn và giải quyết được các vấn đề đương đại cũng như những câu hỏi của tương lai. Đã có nhiều câu trả lời khác nhau :chiến tranh, tình ái (hay ********), sự khẳng định của các cá nhân v.v. Nhưng các câu trả lời đó chỉ phản ánh về mặt hình thức một phần nào đó trong sự vận động của chủ thể ( con người) trong một giai đoạn lịch sử nhất định chứ chưa cho ta câu trả lời trọn vẹn. Để trả lời câu hỏi này trước hết ta cần định nghĩa : thế nào là động lực của sự phát triển của xã hội loài người. Đó phải là động cơ sâu xa nhất của mọi hành động của con người (cá nhân, tập thể, vô thức hay có ý thức) trong mọi giai đoạn của lịch sử .Động lực của sự phát triển của xã hội phải là cái mà căn cứ vào đó người ta có thể giải thích được tất cả các hành động của con người ( cá nhân hay tập thể ). Nếu như có hành động nào đó của con người hay sự kiện nào đó trong lịch sử không giải thích được bằng nó thì đó chưa phải là động lực của sự phát triển của xã hội loài người!

    Đó chính là khát vọng hạnh phúc. Khái niệm hạnh phúc được hiểu như là mức độ thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. Thực vậy mọi hành động của con người đều có thể được hiểu như là để thoả mãn một nhu cầu nào đó về vật chất hay tinh thần của mình từ những hành động cao cả nhất cho đến những hành động thấp hèn nhất.Và mọi sự kiện lịch sử cũng có thể được giải thích như vậy.

    Hạnh phúc là sự so sánh tương đối mức độ thoả mãn về nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần với những sự kìm hãm của những nhu cầu ấy. Hiểu một cách đơn giản, mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần càng cao và mức độ kìm hãm các nhu cầu ấy càng thấp thì con người càng hạnh phúc. Những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Những nhu cầu vật chất cơ bản của con người là để duy trì sự tồn tại của họ : ăn,uống, mặc, ở, sinh đẻ v.v. ; còn những nhu cầu tinh thần cơ bản của con người là tự do, yêu thương và được yêu thương, được sáng tạo để khẳng định họ là một con người.Có thể nói khát vọng tình yêu và khát vọng tự do là một trong những khát vọng mãnh liệt nhất của nhân loại. Pêtôphi , nhà thơ , người anh hùng dân tộc của HungGaRi đã từng viết :


    Tự do và ái tình
    Vì các người ta sống
    Vì tình yêu ***g lộng
    Tôi xin hiến đời tôi
    Vì tự do muôn đời
    Tôi hy sinh tình ái.


    Chính lòng yêu tự do, yêu thương đồng bào đã là cội nguồn của những chiến công vĩ đại của con người để bảo vệ độc lập và tự do của tổ quốc. Và những câu chuyện tình cảm động đã làm rung động biết bao thế hệ .Khi xã hội phát triển các nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, mở rộng. Nếu khả năng đáp ứng của xã hội phù hợp với sự mở rộng nhu cầu của con người thì con người sống trong xã hội ấy được hạnh phúc còn không thì ngược lại.

    Con người là chủ thể của hạnh phúc. Vì vậy muốn được hưởng hạnh phúc con người phải tồn tại. Chính vì vậy con ngưòi phải lao động để trước hết thoả mãn những nhu cầu đủ để duy trì cuộc sống .Nhưng cuộc sống của con người không chỉ cần có những nhu cầu vật chất mà còn cả những nhu cầu tinh thần nữa : tự do, yêu thương và được yêu thương, được sáng tạo, được hiểu biết v.v. Khi cuộc sống càng phát triển thì những nhu cầu ấy ngày càng được mở rộng và nâng cao. Có những nhu cầu ở dạng tiềm ẩn mà trước đây con người ta coi là những ước mơ không thể thực hiện được thì nay đã thành một phần tất yếu của cuộc sống. Có khi những tiến bộ mà loài người đạt được trong các lĩnh vực của cuộc sống thúc đẩy nhu cầu của con người và ngược lại có khi những nhu cầu của con người đã thúc đẩy xã hội phát triển. Vì vậy chính sự mâu thuẫn giữa những nhu cầu của con người và khả năng đáp ứng của cuộc sống đã thúc đẩy xã hội phát triển. Tất nhiên đó là sự phát triển tiến bộ hay ********* còn phụ thuộc vào cách thức con ngưòi ta thực hiện nó. Nếu tôi nhớ không nhầm thì Cac Mac đã nói : "một mục đích tốt đẹp không thể đòi hỏi những phương tiện bất công". Ví dụ ngay cả các cuộc chiến tranh xâm lược cũng có nguyên nhân sâu xa là ước muốn hạnh phúc của con người ( ở người phát động chiến tranh và cả ở những người lính tham gia chiến tranh) nhưng ước muốn ấy lại được thực hiện bằng cách chà đạp lên hạnh phúc của người khác. Ngay như học thuyết của đảng quốc xã của Hít le , một trong những học thuyết ********* nhất trong lịch sử cũng lừa bịp người dân Đức rằng nếu đi theo nó họ sẽ được hạnh phúc nhưng đó là thứ hạnh phúc được xây dựng trên sự bất hạnh của người khác! Một nền hoà bình lâu dài chỉ có thể đạt được nếu như con người có một nền sản xuất có thể đảm bảo các nhu cầu về vật chất ngày càng tăng , một xã hội bảo đảm các nhu cầu cơ bản về tinh thần và xây dựng được một con đường tiến tới một xã hội lý tưởng trong đó mọi người đều được hạnh phúc và phát triển hết mức khả năng của mình tức là có một nền sản xuất tiên tiến và một hệ tư tưởng tiến bộ. !

    Như vậy theo tôi một xã hội được đánh giá là tốt đẹp phải là một xã hội trong đó hạnh phúc của con người được coi là mục tiêu lớn nhất và xã hội đó phải tạo được các điều kiện cho con người xây dựng được hạnh phúc của mình. Hiện nay có hai mô hình xã hội chủ yếu : chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Vậy yếu tố nào quyết định bản chất một chế độ xã hội

    Nhiều người cho rằng : chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định bản chất một chế độ xã hội. Đặc trưng của chế độ tư bản chủ nghĩa là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất gắn liền với việc bóc lột giá trị thặng dư của người lao động còn đặc trưng của chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không có bóc lột. Tất nhiên đó là khái niệm nguyên thuỷ về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Ngày nay ngay tại các nước tư bản chủ nghĩa cũng tồn tại cả sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và tại các nước xã hội chủ nghĩa cũng tồn tại sở hữu tư nhân. Vậy yếu tố nào xác định bản chất một chế độ xã hội. Đó chính là định hướng của xã hội ấy hướng tới việc duy trì chế độ tư hữu hay hướng tới việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân. Nhưng cũng có nước mà về hình thức là sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất nhưng về thực chất tư liệu sản xuất lại nằm trong tay một số nhà lãnh đạo nhà nước mà điển hình là ở một số nước châu Phi

    Sau khi trả lời được câu hỏi : Đâu là động lực phát triển của xã hội loài người rồi ta mới có thể làm sáng tỏ lịch sử loài người và từ đó có thể từng bước trả lời câu hỏi : Làm cách nào để xây dựng một xã hội mà trong đó con người được sống hạnh phúc.
    Chỉ có cách coi Khát vọng hạnh phúc và mâu thuẫn giữa khát vọng ấy với điều kiện thực hiện nó là động lực của sự phát triển xã hội loài người ta mới có thể giải thích lịch sử và cuộc sống một cách trọn vẹn.

    Cuộc sống có những quy luật của nó. Muốn xây dựng được một xã hội tốt đẹp ta cần phải tìm cho được những quy luật ấy để đề ra hướng phát triển phù hợp với nó. Và điều quan trọng là cần xác định được những tiêu chuẩn của hạnh phúc tương ứng với mỗi trình độ phát triển của đời sống vật chất và đời sống tinh thần cũng như quy luật phát triển của những tiêu chuẩn ấy để tìm ra được con đường phát triển phù hợp. Hai yếu tố quan trọng nhất trong mọi thời đại giúp con người xây dựng một xã hội tốt đẹp là trí tuệ và tình cảm trong sáng đối với con người. Cần phải tạo ra môi trường và cơ chế thích hợp để con người được phát triển hết khả năng trí tuệ của mình để góp phần vào sự phát triển của xã hội, đặc biệt ưu tiên những tài năng để họ có thể mang lại lợi ích cho xã hội và cho chính bản thân mình.Trên cơ sở thừa nhận rằng giữa những cá nhân khác nhau có sự phát triển khác nhau về trình độ nhận thức ở các lĩnh vực khác nhau cần thiết phải thực hiện khẩu hiệu " Làm theo năng lực hưởng theo lao động" và cùng với nó là việc tạo ra những điều kiện cho mọi người đều được hưởng sự giáo dục và các lợi ích do nền công nghệ tiên tiến mang lại cũng như những cơ hội để tài năng có thể được bộc lộ. Con người chỉ làm một việc nào đó khi việc đó mang lại lợi ích cho mình về vật chất hay về tinh thần. Chính vì vậy việc gắn liền lợi ích của người lao động với công việc của họ là mấu chốt để kích thích sản xuất phát triển . Và trong một nền sản xuất khi trình độ của người lao động và trình độ của công cụ lao động còn chưa thật cao thì nhu cầu về lẽ công bằng cần phải được dung hoà với nhu cầu về sự phát triển của nền sản xuất để đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần khác của con người . Chính vì lẽ đó việc sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất vẫn còn lý do để tồn tại một cách hợp lý vì nó là một động lực quan trọng cho sự phát triển của sản xuất. Chỉ có điều cần phải được giới hạn bằng các hình thức sở hữu nhà nước để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cả về mặt sản xuất cũng như về mặt bảo đảm các lợi ích chính đáng của người lao động. Khi sản xuất phát triển đến một mức độ nào đấy rất cao, các nhu cầu về vật chất của con người đã được thoả mãn đầy đủ thì nhu cầu về lẽ công bằng lại được đặt ra một cách cấp thiết và lúc đó sự bóc lột giá trị thặng dư là không thể chấp nhận được. Khi đó một nền sản xuất dựa trên chế độ công hữu là sự lựa chọn tốt nhất của nhân loại.

    Tình cảm trong sáng đối với con người cũng là nhân tố vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng một xã hội tốt đẹp. Mac có lý khi cho rằng lợi ích là cơ sở của đạo đức. Nhưng lợi ích ở đây phải được hiểu đầy đủ là lợi ích về vật chất và lợi ích về tinh thần. Và điều quan trọng nhất là để cho con người được sống đúng với bản chất tốt đẹp của mình, được tự do sáng tạo, được tự do lựa chọn hạnh phúc cho mình và được tạo những điều kiện đầy đủ để phát triển miễn là không vi phạm đến lợi ích chính đáng của người khác. Và bởi vì giữa những cá nhân khác nhau có sự khác biệt về sức khoẻ, tâm sinh lý, trình độ văn hoá, trình độ nghề nghiệp v.v. nên sự giúp đỡ lẫn nhau là rất cần thiết

    Trên đây là một số nghiên cứu bước đầu của tôi về Động lực phát triển của xã hội loài người, một trong những vấn đề cơ bản của triết học. Mong nhận được ý kiến nhận xét của các bạn.
  2. escape03

    escape03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của bạn cũng khá hay nhưng liệu có cần phải dài như vậy không ? tôi vẫn thấy nhiều chỗ lập luận hơi sách vở .
  3. Aozola

    Aozola Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    0
    bài viết dài quá thành ra dài dòng ,nhìn vào là chẳng ai muốn đọc đâu lấy gì nắm nội dung để mà thảo với luận chứ ???
    Anh chẳng dám nhận mình là thi sĩ
    Chỉ tại lòng quặn nhói thốt nên thơ
  4. yuyuy

    yuyuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Hiện nay có hai mô hình xã hội chủ yếu : chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Vậy yếu tố nào quyết định bản chất một chế độ xã hội[/QUOTE]
    Thực ra thì một cái chỉ tồn tại trên lý thuyết, còn cái kia cũng không phải là TBCN , vì nó không phải là một chủ nghĩa, cũng không phải là một chế độ xã hội . Đây chỉ là một cách dùng từ của Marx để chỉ một hệ thống kinh tế theo qui luật thị trường , nó không nhất thiết gắn với một mô hình xã hội nào và đã trở thành thói quen sai lầm từ lâu và hiện nay kinh tế thị trường là mô hình kinh tế duy nhất phổ biến trên thé giới. Trong các trường hợp thông thường, ta dùng tạm TBCN cũng được, nhưng trong trường hợp này, khi nói đích danh đến mô hình xã hội thì không chính xác. Ta phải dùng một từ chỉ đúng hơn bản chất của nó .
    Vì thế , theo tôi, ta tạm thời chỉ có thể phân chia thế giới hiện nay có 2 mô hình xã hội :
    1/ Dân Chủ - Giàu Mạnh
    1/ Độc Tài - Nghèo Đói
    Nói gọn hơn thì chỉ có Dân Chủ và Độc Tài nhưng vì những cặp từ này gắn với nhau như hình với bóng :
    Không có nước nào Giàu Mạnh mà thiếu Dân Chủ, ngược lại không có nước nào Độc Tài mà thoát Nghèo Đói.
    Còn dĩ nhiên xu thế chung của thế giới là đang phấn đấu để tiến đến mô hình Dân Chủ - Giàu Mạnh, chả ai muốn ngươjc lại cả .
    Được yuyuy sửa chữa / chuyển vào 04:45 ngày 13/09/2003
  5. yuyuy

    yuyuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Động Lực Phát Triển Xã Hội Loài Người là gì ?
    Có lẽ nó bắt nguồn trước hết từ Khát Vọng của Con Người, điều mà con vật không có .
    Khát Vọng gì , chúng ta cứ tự hỏi mình thì biết, nhưng tôi chắc không có mấy khác những Khát Vọng đã được tổng kết rất hay trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ 1776 :
    " Tất cả mọi người sinh ra đều Bình Đẳng. Tạo Hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc "
    Và sau đã được Bác Hồ thể hiện tóm gọn lại trong tiêu chí của Nhà Nước ta là :
    Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc.
    Nghĩa là con người luôn có Khát Vọng được Tự Do và Mưu Cầu Hạnh Phúc cho mình để thoả thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần .
    Từ khát vọng ấy họ phải đấu tranh. Tuy nhiên nếu chỉ đấu tranh để được cơm no, áo ấm thì cũng chỉ là một dạng đấu tranh sinh tồn không khác loài vật là bao, nghĩa là thoả mãn nhu cầu vật chất. Đấy chính dạng đấu tranh bản năng tư thời nguyên thuỷ, hoặc đấu tranh để thoát khỏi tình trạng bi đát nhất để giành quyền sống trước đã. Những nhu cầu tinh thần sẽ dần dần được đòi hỏi chỉ khi con gười dần dần thoát khỏi loài vật, nghĩa là có Tư Duy, có Tri Thức để nhận biết Xã Hội và nảy sinh nhu cầu cải tiến về chất của Xã Hội đó, tức là nhu cầu tinh thần như Công Bằng, Tự Do, Dân Chủ, Pháp Luật v.v...
    Nói tóm lại thì từ nguyên nhân sâu xa của Con Người là có Khát Vọng vươn lên, Con Người dần dần vượt khỏi loài vật vì có Tri Thức. Và nhờ Tri Thức , người ta thấy có nhu cầu phải thay đổi Xã Hội thì mới đạt các Khát Vọng của mình. Mỗi khi Tri Thức Con Người được Nâng Cao lên một bước thì Xã Hội Loài Người lại Phát triển lên một bậc tương ứng . Thời kỳ nào Tri Thức Con Người Trì Trệ không phát triển thì Xã Hội cũng Dẫm Chân Tại Chỗ hoặc Xã Hội Đảo Lộn nhưng vẫn không phát triển, tức là không thay đổi về Chất.
    Kết Luận : Tri Thức là Động Lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển xã hội loài người .
  6. pvc1

    pvc1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2003
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Tri thức góp phần làm cho con người ta có đưọc một cuộc sống hạnh phút hơn, giàu có hơn và giúp cho con người có được một vị trí trong xã hội, hay nói cách khác góp phần làm cho con người hoà nhập vào xã hội mà họ đang sống, nên tôi cho rằng động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người chính là sự hoà nhập vào xã hội của con người.
    Sự hoà nhập vào xã hội của con người là một khái niệm đề cập đến việc cá nhân, gia đình và cộng đồng có khả năng tham gia vào một xã hội và họ có đầy đủ năng lực để kiểm soát vận mệnh của chính họ. Sự tham gia vào xã hội bao gồm nhiều yếu tố bao gồm chia sẻ các nguồn lực kinh tế, việc làm, sức khoẻ, giáo dục, nhà cửa, vui chơi giải trí, văn hoá và quyền công dân.
    Sự hoà nhập vào xã hội là một vấn đề không chỉ dừng lại ở mức độ có đủ nguồn lực để chia sẻ cho mọi người mà còn bao gồm sự tham gia của con người trong việc xác định cơ hội của cá nhân và cơ hội của cộng đồng. Vấn đề này hơi trùng lắp với vấn đề công bằng về kinh tế xã hội nhưng không hoàn toàn là vấn đề về kinh tế. Người nghèo thường không thể hoà nhập vào xã hội một cách toàn diện vì họ không có đủ nguồn lực để làm việc đó, nhưng người giàu cũng có thể bị tách ra khỏi xã hội một khi họ không có quyền tham gia vào vịêc ra quyết định các vấn đề xã hội, họ cũng có thể không tham gia được vì màu da, giới tính, bệnh tật, ?
    Sự hoà nhập vào xã hội là một khái niệm mang tính khá tổng quát, nó đề cập đến khá nhiều vấn đề trong cuộc sống của con người. Mọi sự đấu tranh để giành độc lập, tự do cũng xuất phát từ việc những người đấu tranh muốn được hoà nhập trong xã hội, đấu tranh có thể làm cho nền kinh tế kiệt quệ nhưng nó cũng là sự bắt đầu cho một chu kỳ phát triển khác. Sự phát triển của công nghệ, giáo dục, y tế cũng chỉ là những kết quả của sự mong muốn tham gia vào xã hội của con người mà thôi. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết đến thế giới bên ngoài nếu như không có TV, Internet, bạn không thể học được điều mới mẻ nếu như không biết chữ, bạn không thể vào TTVN để viết những dòng chữ này nếu như bạn đang bị ốm. Sự phát triển của xã hội là xuất phát từ chính lòng mong mỏi được tham gia vào xã hội của chính con người. Với lòng mong mỏi đó, con người cố gắng học, cố gắng tạo ra các sản phẩm để sau đó những sản phẩm đó phục vụ cho một mục đích hoà nhập xã hội của con người mà thôi.
    Vậy theo tôi, động lực cho sự phát triển của xã hội chính là sự mong muốn đựơc HOÀ NHẬP VÀO XÃ HỘI của con người mà thôi, tất cả các động lực khác đều nằm trong khái niệm này hết. Và muốn giúp cho sự phát triển của xã hội thì chúng ta cần phải biết tạo ra sự hoà nhập xã hội cho tất cả mọi người, khi đó chính nó sẽ làm cho xã hội phát triển mạnh mẽ hơn.
    _____________________________
    I came, I saw, and I conquer
    Được thetabp sửa chữa / chuyển vào 08:42 ngày 13/09/2003
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Người khởi đầu tô pic đã đúng khi cho rằng khát vọng vươn lên là động lực của sự phát triển. Và đó về cơ bản là thoả sự tìm kiếm thoả mãn nhu cầu.
    Tri thức hay sự hoà nhập XH thực chất chỉ là những nhu cầu của các tầng lớp khác nhau:
    Tri thức là nhu cầu của trí thức, của người ham học
    Sự hoà nhập XH là nhu cầu của phần lớn loài người.
    Nhưng nhu cầu của số đông hay nhu cầu của số ít là động lực chính của sự phát triển?
    Nhu cầu về chân - lợi - thiện - mỹ là động lực chính?
    Trong XH phát triển như Mỹ hay các nước Bắc Âu, nhu cầu về lợi - mỹ, có lẽ là động lực lớn nhất
    Còn trong XH như nước ta, nhu cầu vè lợi - chân, có lẽ là nhu cầu lớn nhất.
    Các nhu cầu nổi trội của số đông, cộng hưởng với nhu cầu về quyền lực, về chinh phục, về sáng tạo của số ít tạo nên động lực của sự phát triển.
    Nếu như tất cả người bình thường trong 1 nước nghèo như nước ta chỉ có nhu cầu một cuộc sống cá nhân hạnh phúc, và ai cũng chỉ lo vun vén điều đó, chắc gì có sự phát triển. Trong khi chỉ cần một thiểu số có năng lực, có nhu cầu đổi mới, nhu cầu quyền lực, lãnh đạo, hay thậm chí nhu cầu lưu danh trong lích sử, khi đó cộng hưởng với nhu cầu của số đông, may ra mới tạo nên động lực phát triển.
    Còn nhu cầu về tri thức của một số tài năng cũng có thể tạo nên bước ngoặt như thuyết tuơng đối của Anhx-tanh, mà kô cần cộng hưởng nhu cầu của số đông
    Nhu cầu về công bằng - dân chủ - phồn thịnh của một số nước bị cô lập như khối XHCN trước đây cũng là động lực của phát triển.
    Đôi khi nhu cầu không thuộc chân - thiện - mỹ cũng vô tình là động lực của sự phát triển.
    Cần phân biệt động lực - phương tiện - mục đích mới hiểu rõ cái nào thực sự là động lực. Đồng thời cũng phân tích nhu cầu trong mối quan hệ biện chứng, có tư duy phân tích và tổng hợp.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  8. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Nói túm lại thì cái gì làm cho xã hội mâu thuẫn, trì trệ không phát triển được thì chính là cái động lực để xã hội phát triển.
    Cuối cùng thì triết học Mác vẫn đúng về ba quy luật khách quan của nó.
    QUYỀN LỰC CÀNG CAO, TRÁCH NHIỆM CÀNG LỚN.
  9. yuyuy

    yuyuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Ba qui luật đó là gì ?
  10. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    vơ vẩn
    động lực PT của loài người là khẳng định "giá trị tồn tại"
    còn "giá trị tồn tại" là gì thì tự đi tìm hiểu
    ba hoa thôi còn PT là bản năng của con người , và là bản năng của vạn vật vì vậy nó PT mà ko cần bất cứ động lực nào , nó cứ PT như nó đã PT và sẽ PT

Chia sẻ trang này