1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 12/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yuyuy

    yuyuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ bạn nhầm phát triển với tiến hoá ? Phát triển kiểu tự nhiên đấy thì con vật hay cây cỏ cũng phát triển được. Với thời gian, mọi thứ đều vận động thay đổi.
    Nhưng xã hội loài người thì không tự vận động thay đổi và phát triển được một cách " vô tư " thế được.
    À mà quên, có lẽ cần phải định nghĩa rõ : phát triển nghĩa là
    sự tiến bộ về chất

    Vậy muốn có sự tiến bộ về chất của một xã hội thì phải có tri thức . Ta bây giờ cứ nói khát vọng Độc Lập - Tự Do- Dân Chủ - Nhân Quyền v.v.....đấy đều là các tri thức của thời đại, bắt nguồn tư các tư tưởng của Kỷ Nguyên Triết Học Ánh Sáng của Pháp và Tây Âu thế kỷ 17-18. NHờ có các tri thức này mới dẫn đến nền Độc Lập Hoa Kỳ 1776 và Các Mạng Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp 1789.
    Marx thì khẳng định :
    "Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội "
    Nhưng xét quá trình phát triển lịch sử xã hội thé giới thì đâu có đúng hẳn như thế . Cái đó có thể chỉ đúng với lịch sử phát triển xã hội Tây Âu thôi.
    Nước Trung Hoa Phong Kiến chẳng hạn. Suốt 3000 năm đằng đãng, với hàng trăm ngàn cuộc đấu tranh giai cấp long trời lở đất, nhưng xã hội không hề thay đổi. Hàng trăm kịch bản cứ y sì như nhau : " được làm vua , thua làm giặc ".
    Kết thúc mỗi cuộc đấu tranh thắng lợi , là một ông lên làm vua. Đối với nhân dân, thay đổi triều đại chẳng qua là đổi chủ, đổi ông vua nọ bằng ông vua kia, thay dòng họ này bằng dòng họ khác ....chứ xã hội phong kiến, không có một sự thay đổi nào về chất . Sở dĩ như vậy vì hệ tư tưởng của xã hội phong kiến Trung Hoa đặt trên nền tảng Nho Giáo Khổng-Mạnh suốt 2500 năm đã trói chặt tư duy Trung Hoa. Khát Vọng dân gian suốt mấy ngàn năm phong kiến vẫn chỉ gói gọn trong 3 chữ Phúc-Lộc-Thọ.
    Kíp đến khi những tư tưởng của Lư Thoa ( Rouseau) Mạnh Đức Tư Cữu ( Montesquieu) v.v.... truyền bá ềao Trung Hoa qua những nhà cải cách như Lương Khải Siêu, Khang Hũu Vì tv.v..hì người ta mới có các khái niệm về nền Cộng Hoà, về Tam Quyền Phân Lập v.v...và con sư tử Trung Hoa mới tỉnh ngủ để vươn vai đứng dậy, đưa xã hội Trung Hoa đến những thay đổi tiến bộ về chất .
    Trung Hoa tuy trì trệ , nhưng cùng còn là nhanh. Chả bù cho các xứ châu Phi, hoặc Thái Bình Dương, từ khai thiên lập địa , hầu như chẳng có tri thức nào về xã hội nên vẫn ở tình trạng bán khai mãi đến khi các nhà thực dân châu Âu đến gõ vào đầu họ mới tỉnh dậy.
    Rõ ràng những động lực của sự phát triển xã hội loài người, dẫn đến những thay đổi về chất là Tri Thức chứ không phải đấu tranh giai cấp, dù những cuộc đấu tranh này cũng đóng một vai trò hỗ trợ.
  2. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Dạ thưa đó là ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật ạ. Bác có bác bỏ điều gì không nhỉ?
    QUYỀN LỰC CÀNG CAO, TRÁCH NHIỆM CÀNG LỚN.
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Trời ơi, không ngờ bác yu có nhiều kiến thức thế mà sai một lỗi gần như cơ bản trong lập luận. Và chính bác đã tự tố cáo cái lỗi đó: khát vọng về độc lập - nhân quyền.. kô phải là tri thức. Tri thức chỉ giúp cho ta nhận ra cái khát vọng đó. Đồng thời tri trức cũng chính là một khát vọng, và cầu mong nó là khát vọng lớn nhất.
    Bác tự thú nhận nhé, tri thức như vậy là 1 trong những phương tiện để phát triển.
    Chẳng nhẽ động lực là phương tiện?
    KHông, động lực là cái thúc đẩy con người vưon lên, và để làm cái đó, người ta cần phải có phương tiện, và tri thức là phuơng tiện đó.
    Thực sự, với một nhân vật được coi là biết tranh luận bên box LSVH sang còn không biết cách tranh luận, nhầm lẫn không được phép đối với người ba hoa nhiều kiến thức đến vậy, kô biết ai còn can đảm tranh luận với tôi đây?
    Bác sẽ bỏ qua reply này?
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này khá phức tạp và mang ý nghĩa triết lý. Các bạn có thể tin và vận dụng 1 triết lý hay tưởng của một dòng triết học nào đó để tìm câu trả lời. Như theo đạo Phật thì... theo chủ nghĩa duy vật thì...
    Cũng có thể tham khảo câu trả lời tổng quát của tôi nếu coi xã hội loài người là một hệ thống có tính chất điều khiển. >>> Các quy luật điều khiển sau giúp bạn tìm ra câu trả lời: do đâu 1 hệ thống điều khiển lại vận động và phát triển - tiến hoá...  Bạn cũng có thể hiểu rõ hơn bản chất của kiến thức, tự do, dân chủ...
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 20:23 ngày 14/09/2003
  5. yuyuy

    yuyuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Tớ chả hiểu cậu nói gì ? Tại sao lộn xộn thế ? hay là lộn ngược thì đúng hơn ?
    Này nhé :
    Tri thức chỉ giúp cho ta nhận ra cái khát vọng đó
    Cậu nói lộn ngược rồi. Khát vọng của con người phụ thuộc vào Tri Thức chứ ? Khát Vọng có sau Tri Thức chứ không phải nó có trước rồi nhờ Tri Thức ta mới Nhận Thức được nó ? Nếu nói như cậu thì duy tâm qua nhỉ ? Những khát Vọng tiềm ẩn từ trên Trời rơi xuống hay sao ? Phải có Tri Thức trước đã chứ ?
    Lúc chưa có tri Thức thì Khát Vọng chỉ là Bản năng thôi. Tức là lúc đầu , con người cũng chỉ có các bản năng như loài vật. Trong quá trình sống, do có Tư Duy, con người tích lũy dần các Tri Thức về Thiên Nhiên và Xã Hội. Những Khát Vọng ấy cứ nâng dần lên từ thấp đén cao, từ đơn giản đén phức tạp, từ lượng đến chất . Chẳng hạn lúc đầu, người ta chỉ có khát vọng ăn no mặc ấm, nhờ có tri Thức, người ta mới có khát vọng ăn ngon mặc đẹp .....Nếu cứ quanh năm sống trong luỹ tre làng thì người ta cũng chỉ có khát vọng nhà ngói- cây mít. Nhờ ra thành phố, Tri Thức mở mang, người ta mới có khát vọng xe hơi - nhà lầu, rồi nhờ sách báo phim ảnh trí thức dần nâng lên, người ta mới có khát vọng tự do hôn nhân, nam nữ bình quyền và càng được nâng cao tri thức, dần dần người ta mới khát vọng cao siêu hơn về Dân Chủ, Nhân Quyền v.v....
    Một người từ bé cho sống ở hoang đảo, không được học hành, sẽ chẳng bao giờ có được các khát vọng ấy . Các Khát Vọng cao siêu là hệ quả của Tri Thức. Chính vì thế các cụ nói " ngu si hưởng thái bình " , " càng khôn ngoan lắm càng oan trái nhiều ".
    Ngu si- tức không có Tri Thức- thì không có khát vọng, hoặc khát vọng đơn giản . Càng nhiều Tri Thức, càng sinh lắm Khát Vọng, càng lắm Khát Vọng càng phải dấn thân tranh đấu, bon chen, do đó càng dễ gặp nhiều rủi ro, oan trái, đau khổ v.v...
    Vì thế Tri Thức chính là Động Lực sâu xa làm xã hội phát triển.
    Tri Thức làm nảy sinh các Khát Vọng mới. Các Khát Vong mới nảy sinh thúc đẩy người ta phải hành động để thoả mãn, khi mà cả một xã hội có Tri Thức mới và Khát Vọng mới và cùng Hành Động thì Xã Hội biến chuyển theo chiều hướng tiến bộ, tức là Phát Triển .
    Tuy nhiên nhiều khi không có Tri Thức mới , nhưng các Khát Vọng cũ khi đạt đến một mức độ lớn trong phạm vi toàn xã hội, cũng làm xã hội chuyển động, đảo lộn, thay đổi, nhưng không phát triển . Ví dụ các cuộc khởi nghĩa nông dân, các cuộc tranh bá đồ vương giữa các tập đoàn quân phiệt , trong lịch sử các nướcÁ Đông v.v...cũng dẫn đến các thay đổi lớn trong xã hội, nhưng không có những thay đổi cách mạng, tức là những thay đổi về chất.
    Do không có Tri Thức mới, nên không có các Khát Vọng mới muốn xã hội thay đổi về chất. Vì thế các cuộc đấu tranh, trong lịch sử Trung Cổ, dù khốc liệt đến đâu, đảo lộn đến đâu , trật tự cũ lại vẫn được thiết lập. Người ta không thể có Khát Vọng nào khác hơn là lập lại một ông Vua chuyên chế vì họ không có Tri Thức nào về Dân Chủ.
    Cuộc Cách Mạng Pháp 1789 bùng nổ , mở đầu thế giới hiện đại, xoá bỏ chế độ Quân Chủ Phong Kiến, thiết lập chế độ Dân Chủ Tư Sản , xuất phát từ Khát Vọng Tự Do - Bình Đẳng - Bác Ái - Những Khát Vọng mới đã nảy sinh từ những Tri Thức mới do các Triết Gia Ánh Sáng Montesquieu, Voltaire, Rouseau ....châm ngòi nổ từ cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 mà ra .....
    Tóm lại Tri Thức là Động Lực của phát triển Xã Hội.

    Các hình thức Đấu Tranh chỉ là phương tiện. Tri Thức là cái đầu, Đấu Tranh là chân tay .
    Lộn ngược rồi nhé ?
    Được yuyuy sửa chữa / chuyển vào 19:35 ngày 14/09/2003
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Lộn ngược rồi nhé ?
    Được yuyuy sửa chữa / chuyển vào 19:35 ngày 14/09/2003
    [/QUOTE]
    Hoàn toàn không duy tâm, cũng kô lộn ngược. Như đúng định nghĩa, động lực liên quan động từ . Do vậy khát vọng hợp lý hơn.
    Khát vọng có thể tồn tại mà không cần tri thức. Đứa trẻ mới sinh có thể muốn mà chưa cần có tri thức: muốn nói, muốn ăn...
    không phải là bản năng.
    Tri thức có thể đi sau khát vọng, nhu cầu cũng như có thể là khởi nguồn của nó. Phải có cái muốn nói, muốn làm, muốn biết thì mới có ngôn ngữ, tri thức, hành động có tri thức. Khát vọng đây không đơn thuần là bản năng. Nó là sự phát triển từ bản năng. KHông có gì là tiềm ẩn từ trên trời rơi xuống cả. Nếu bạn qui chụp khát vọng về bản năng, bạn đã đơn giản hoá sự phát triển sinh lý của con người.
    Còn đúng như bạn nói, tri thức mới sinh ra khát vọng mới, càng nhiều tri thức càng nhiều tham vọng. Nhưng lúc đó, tri thức đã vùa là sản phẩm của khát vọng, vừa là nguyên nhân để có nó, tức là có thêm khát vọng.
    (1)Phải muốn thì mới biết.
    (2) Và từ biết lại muốn đạt, có, biết....
    Ở đây có hai cái muốn. Bạn nói đến cái muốn thứ 2, tôi nói cái thứ nhất.
    Cũng có thể có người vào đầu để bạn biết, và sau đó bạn muốn
    Ở đây, GÕ là cái muốn của người khác, muốn khai hoá.
    Tri thức cũng có thể là nguyên nhân của phát triển, trong trường hợp nó tạo nên cái muốn mới, nhưng để có tri thức, bạn phải muốn trước. Như vậy tri thức kô bao giờ là cái đấu tiên. Xin miến so sánh với trường hợp vật chất hay tinh thần có truớc. Ở đây, bạn nhìn khúc sau(2), còn tôi nhìn khúc trước(1). Mà động lực thì phải là cái để người ta bắt tay vào làm, bắt tay vào tư duy...
    ------
    Theo lý luận của bạn, tri thức ở đây chỉ là trung gian để động lực đạt tới mục đích cuối, phát triển.
    Tri thức là sự diễn giải, hiểu mang tính chủ quan về cái bên ngoài,bên trong...Nó có thể làm người ta muốn, nhưng cũng có thể chỉ đơn giản là để thoả mãn, như vậy nó không thể là động lực. Kể cả trong trường hợp khiến người ta muốn, nó cũng chỉ là yếu tố phụ hình thành nên cái muốn đó, còn yếu tố chính vẫn là khát vọng của con người . Cái này không phải là bản năng, cũng kô siêu hình, duy tâm. Đứa trẻ sinh ra đã muốn được ăn, được che chở...khi chưa hề có tri thức. Tri thức chỉ cho ta thấy rõ cái ta muốn.
    Vả lại nói đến động lực, người thường cũng hiểu nó liên quan đến cái muốn.
    Tri thức là phương tiện, câu này hiển nhiên quá, với điều kiện bạn không hiểu máy móc phương tiện như kiểu người nông dân đi cày.
    Thực ra, box học thuật cũng không sôi động, được bạn như bạn yu đây quan tâm đến, có lẽ là sự khích lệ lớn cho hoạt động của box. Chỉ mong chúng ta trao đổi trên tinh thần học thuật, vì bạn đã sang học thuật mà. Tôi cũng không phải là mod gì đâu, nhưng cũng vì tinh thần học thuật mà có mấy nhời...có gì sai quấy, xin lượng thứ mà bỏ qua.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 00:02 ngày 15/09/2003
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Đồng chí dumb và đồng chí yuyu tranh luận cho anh em sáng con mắt xem vấn đề khát vọng và tri thức, cái gì có truớc cái gì có sau, và mối quan hệ biện chứng nhé? Hai bác thuộc hàng cao thủ em đừng ngoài cổ vũ thôi.
    Tức nước vỡ bờ
  8. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    to luuthuy
    em trả lời giùm mấy đồng chí đó một câu được không nhỉ. Không biết có ý kiến thế nào chứ em nghĩ khát vọng và tri thức là hai mặt của vấn đề, nó tồn tại song song chứ không có cái nào có trước cũng chẳng có cá nào có sau. Đại để là giống như quy luật biên chứng ấy. Nhưng không có khẳng định như ai kia là ý thức có trước hay vật chất có sau gì đâu.
    Nói vậy chắc các bác cũng đồng ý há.
    Kính các bác



    Sống, chiến đấu, học tập, lao động và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.
     Quyền lực càng cao, Trách nhiệm càng lớn
  9. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Tớ hiện nay chưa có thì giờ để viết tiếp chủ đề này sâu hơn, vì còn đang mải "bao" nhiều sân khác cũng thú vị không kém và lại còn phải đi cày nữa ....( để thực hiện khát vọng ....! )
    Nhưng xin gợi ý với các bạn một câu nói nổi tiếng của một nhà lý luận khét tiếng khác là Lénine :
    " Không có tri thức cách mạng thì không có lý luận cách mạng, không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng "
    Đây là cách phát biểu khác một syllogic như sau :
    1/ Tri Thức sinh ra Lý Luận
    2/ Lý Luận thúc đẩy Vận Động
    3/ Tri Thức là Động Lực Phát Triển
    Đây là điểm mà tớ thấy Mác và Lê Nin có mâu thuẫn với nhau.
    Trong khi Marx coi " đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội " thì Lénine , theo tinh thần câu trên , lại coi " Tri thức là động lực phát triển xã hội ".
    Như vậy nghĩa là thế nào ?
    Các bạn có thể tiếp tục triển khai tranh luận trên những ý này.
    Khi nào rảnh tớ sẽ viết tiếp , chúc vui !
    Được yuyu sửa chữa / chuyển vào 21:45 ngày 16/09/2003
  10. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi cho em hỏi. Có phong trào cách mạng rồi mới có lý luận cách mạng hay là có lý luận cách mạng rồi mới có phong trào cách mạng ạ. Mà bác có biết tri thức cách mạng đứng ở đâu trong đó không vậy. Nó là liên kết đấy bác à. Còn hai cái kia tự bác trả lời há.



    Sống, chiến đấu, học tập, lao động và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.
     Quyền lực càng cao, Trách nhiệm càng lớn

Chia sẻ trang này