1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 12/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Nói thật, tôi không nghĩ đây là những lý luận khét tiếng. Nói thẳng, nếu không xét tới của ai, lý luận này khá tầm thường.
    Ví dụ: Bạn biết bố đẻ ra con, đó là tri thức. bạn lý luận con ít tuổi hơn bố , đó cũng là tri thức. Lý luận ở đây đã dựa vào tri thức là lúc con ra đời bố đã X tuổi rồi, do đó con ít tuổi hơn bố.
    Như vậy, lý luận dựa vào tri thức, để sinh ra tri thức mới.
    Chỉ có muốn tư duy + tri thức ---->lý luận.
    trong đó, muốn hiểu biết là nhân tố chính, tri thức chỉ hỗ trợ.
    Lý luận thúc đẩy vận động.
    Lý luận hỗ trợ vận động thì đúng hơn. Tri thức + ham muốn thúc đẩy vận động.
    Tri thức là động lực của phát triển
    Nếu hai cái trên chưa đúng, cái này không có nhiều ý nghĩa.
    Vả lại, có thể dùng linh hoạt tri thức như là động từ hay danh từ
    Động từ thì ok.
    Túm lại, theo tôi tri thức + lý luận, hiểu theo nghĩa trên chỉ là hỗ trợ cho sự phát triển.
    Nói nôm na, tri thức ở người ngu thi mọt đời cũng không thành phát triển. Ở người khôn, thì người đó sẽ tự tạo thành tri thức nhờ nhiều cách, trong đó có lý luận.
    Lý luận của Lê Nin thật sao?
    Đúng là tôi ít kiến thức mà lại máu cãi nhau thật.
    Nhưng thông cảm nhé, tôi đang chờ để xem đá bóng, chẳng biết làm gì nữa
    Chúc vui và mong Lê Nin chưa phải là thần tượng của bạn.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  2. Anh_trai_76

    Anh_trai_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    5.668
    Đã được thích:
    0

    hehe, nói leo tí tẹo. Tớ thấy bác Yuyu hiểu sai rồi (hay cố ý hiểu sai :))).
    1. Không có tri thức cách mạng thì không có lý luận cách mạng. Cái này chắc các bác đều đồng ý, chả có gì phải bàn nhiều. Lý luận chẳng qua là một tập hợp tri thức có hệ thống chặt chẽ nhằm luận giải một vấn đề (hehe, tớ tự định nghĩa, chắc cũng không quá kém chính xác chứ). Nên không có tri thức thì lấy gì để xây lý luận.
    2. Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. Câu này là nhằm nói lên tầm quan trọng của lý luận đối với phong trào cách mạng.
    Thứ nhất, với những câu dạng hô khẩu hiệu, phát biểu kiểu này, có thể không hoàn toàn là những luận điểm khoa học, nó chỉ là trong phát biểu vận động. Chẳng hạn câu của bác Hồ: "muốn xây dựng CN X H phải có con nguời XH X H". Nếu vặn vẹo kỹ ra thì câu này là chủ quan duy ý trí, vì khi chưa có cái XH kia thì làm sao có con nguời như thế được, các bác học triết học DVLS thì cũng biết là câu đó xét theo lý luận của Mr M thì không đúng rồi. Cho nên, với những câu thế này không phải là đi bắt bẻ câu chữ mà phải tìm hiểu xem ý tác giả định nói gì, vì sao lại nói thế.
    Thứ hai, khi mà chưa có lý luận cách mạng, thì phog trào vẫn có, nhưng nó là những phog trào tự phát, lẽ tẻ, không có định hướng, không có cương lĩnh rõ ràng. Vì thế, có phong trào nhưng chưa phải là phong trào cách mạng. Cách mạng hiểu theo nghĩa nào thì các bác chắc cũng rõ. Như vậy, không phải là lý luận tạo ra động lực, cũng không phải tri thức tạo ra động lực cách mạng, mà lý luận và tri thức giúp cho động lực đó được thực hiện đúng hướng, khoa học, hợp lý hơn, và nhanh hơn (ở đây tớ xét trường hợp cụ thể của câu nói này, không tham gia tranh luận với hai bác Yuyu à dumb về việc cái nào có trước)
    Vài dòng với các bác. hehe, chứ em học MLN lâu rồi.
    AT76. Nơi bạn có thể bàn luận và học hỏi về kinh tế. Hãy vào đây
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Xin được post lại bài có cùng chủ đề :
    Con người hy vọng và mơ ước về một tương lai tốt đẹp là hình ảnh đối lập với con người lo sợ trong hiện tại và day dứt về quá khứ. --> Nhưng điểm quan trọng là cần biết và học Mơ ước và Hy vọng!
    Vận động đem lại những thay đổi của thế giới vật chất còn Mơ ước và Hy vọng thì chính là động cơ để thế giới của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, (chứ không phải một nguyên nhân nào khác).
    Mơ ước và hy vọng (hay gọi chung là Khát vọng) định hướng cho tương lai của chúng ta. Nó chính là cái chưa tồn tại trong quá đặc trưng cho khả năng/xu thế trong quá trình vật chất vận động.
    Khát vọng cũng bao hàm trong chính nó cái ý thức về tương lai, mà tương lai thì không đơn giản là hư vô mà chính là cái chưa thành hiện thực nằm trong bản thân sự vật với tư cách là khả năng phát triển của nó.
    Khát vọng nằm trong mọi chủ thể bao gồm con người. Nó lộ ra tương ứng với mỗi sự vật và điều kiện khách quan của nó cùng với thế giới. Chủ thể và khách thể luôn có cùng sự đồng nhất sâu xa.
    Khát vọng của con người không phải là huyễn hoặc vì nó tìm được trong các khách thể của thế giới sự tương liên thân thuộc với chính nó. Cái nền tảng của sự đồng nhất đó nằm trong nguồn cội của vạn vật, và con người với cùng tư cách đó. Khát vọng là hình bópng cái chưa tồn tại của thế giới. Và cả vật chất nữa, bản thân nó cũng ở trong khát vọng.
    Như vậy, động lực của thế giới là tổng hoà của những khát vọng. Và tương lai lại chính là động lực của khát vọng.
    Tương lai thách thức khát vọng. Bản chất của khát vọng không những chỉ là cái chưa hiện tồn, mà nó còn là sự siêu nghiệm đã và đang vận hành. Tương lai là cái nền hạnh phúc và hy vọng phản chiếu vào đó mọi giấc mơ,. mọi tưởng tượng và cả điều không tưởng của một cuộc sống. Khát vọng không tồn tại bền vững để có thể ý thức được nó dù bằng cách nào. Nó buông rễ bám vào tương lai để hút lấy chất dưỡng sinh là khả năng thực hiện. Khát vọng gắn liền với ?ocơn xúc động của sự đợi chờ? cùng với những điều sợ hãi.
    Và khát vọng chính là tương lai, lịch sử đẹp nhất của mỗi sinh thể - chính cá nhân mình.
    Trong cuộc sống của mỗi con người, sự rỗng tuếch là cái đáng sợ hơn cả. Không có mục đích, họ cứ sống trôi nổi trong đời như ~ mảnh giẻ rách trên dòng sông! Bill Gates
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  4. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    cá chép biết gì về "giá trị tồn tại " ko
    đây là một lĩnh vực mới
  5. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Bài bạn viết rất mơ hồ ....Khát Vọng chung chung ?
    Khát vọng của con người thay đổi không ngừng qua từng thời đại, dân tộc, địa lý , văn hoá, tôn giáo v.v.....và ngoại trừ Bản Năng và Lương Tâm ( cái mà cho đến nay người ta vẫn đang tranh cãi , có phải là dấu ấn của Thượng Đế không ? ) nó phụ thuộc vào Tri Thứ của con người đối với Thiên Nhiên và Xã Hội.
    Ví dụ :
    Nếu bạn không nhìn thấy chiếc xe hơi thì bạn chẳng thể có khát vọng về nó ( điều kiện vật chất ) ( tất nhiên chiếc xe hơi gợi hứng từ chiếc xe ngựa và khát vọng về chiếc xe ngựa băt nguồn từ khát vọng về sự muốn đi lại nhàn hạ....còn bản thân khát vọng về sự nhàn hạ hiển nhiên bắt nguồn từ tri thức thực tế chiêm nghiệm là sự vất vả ....nếu con người cứ nhởn nhơ ở Thiên Đàng, sống với sự hồn nhiên nguyên thuỷ, không biết đến " cây sự thật " thì chả có khát vọng gì nữa ! ( Có lẽ chính vì thế mà Chúa Ngăn cấm sự hiểu biết ? Vì Tri Thức, nghĩ cho cùng, chỉ dẫn đến đau khổ. Các cụ nói Ngu Si hưởng Thái Bình quả không sai ! ).
    Nếu bạn không học lịch sử , không đọc sách, không nghe giảng, không giao tiếp v.v....( ví dụ sống trên hoanh đảo từ bé ) ( điều kiện tinh thần ) thì bạn chẳng thể có khái niệm về chế độ Cộng Hoà, Tam Quyền Phân Lập v.v...do dó chẳng có Khát Vọng nào về Nhân Quyền, Dân Chủ, Tự Do v.v...
    Vậy điều kiện để có Khát Vọng ( ngoài Bản Năng và Lương Tâm ) là bạn phải có Tri Thức về thiên nhiên và xã hội . Tri Thức làm sao thì Khát Vọng làm vậy . Nếu từ nhỏ ta chỉ học Kinh Thánh hoặc Kinh Phật thì Khát Vọng của ta cùng lắm là một Thiên Đàng " nơi không còn tiếng nghiến răng và tiếng khóc " , hay Cực Lạc " nơi " cây cỏ cũng bằng thất bảo chân châu, mã não v.v...."
    Nếu chỉ đọc truyện Tàu thì Khát Vọng cùng lắm cũng chỉ đến cầu mong Tam Đa Phúc - Lộc - Thọ và cúi đầu trước một vị Thiên Tử mang " Thiên Mệnh " giáng trấn để " thế thiên hành đạo " v.v......
    Túm lại nguời ta không có Khát Vọng nếu không có Tri Thức và Tri Thức làm sao Khát Vọng làm vậy. Người ta không thể nào Khát Vọng những cái mà nguời ta không có Tri Thức về nó .
    và dĩ nhiên khi có Khát Vọng thì ngừoi ta sẽ tìm Phương Tiện đẻ thoả mãn Khát Vọng( đấu tranh giai cấp hay cắt tóc, rửa tội đi tu, đều chỉ là phương tiện để thoả mãn khát vọng ) và do đó làm xã hội vận động , thay đổi, nhưng phát triển hay không lại còn tuỳ Tri Thức đó có Tiến Bộ hay không ?
    Vì thế xã hội vận động, thay đổi do những Khát Vọng thôi thúc ( tranh bá đồ vương, diệt gian trừ bạo, cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo v.v...) nhưng không có Tri Thức mới về chất ( vẫn Ý Thức Phong Kiến ) thì chưa chắc Xã Hội đã phát triển . ( như 3000 năm lịch sử tranh đấu phong kiến Trung Hoa chẳng hạn )
    Còn tri Thức đúng hay sai đến từ thực nghiệm hay suy diễn là chuyện khác.
    Như vậy Tri Thức là ngòi nổ của Khát Vọng là động lực của mọi sự phát triển xã hội .
    Do đó câu này tối nghĩa và vế 2 sai :
    Như vậy, động lực của thế giới là tổng hoà của những khát vọng. Và tương lai lại chính là động lực của khát vọng.

    Động lực gì ? Huỷ Diệt, Phát Triển hay Kìm Hãm ?
    Tương Lai là cái khách quan nằm ngoài ý muốn chủ quan con người . Dù muốn hay không nó vẫn đến vùn vụt . Và rồi nó lại đi vùn vụt. Tương Lai là cái Tất Nhiên sẽ đến, còn Khát Vọng đau có Tất Nhiên ? Biết bao người thờ ơ, vô cảm hoặc bất lực , tuyệt vọng , phó mặc cho may rủi, trước tương lai, " cũng liều nhắm mắt đưa chân, mà xem con Tạo xoay vần đến đâ u " ...Tương Lai vẫn đến, trong khi vô số người chẳng có Khát Vọng gì , cớ sao bảo nó lại là Động Lực của Khát Vọng ?
    Được yuyu sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 17/09/2003
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Lại có cơ hội tiếp chuyện bác yu rùi. Mong bác đừng coi em như loại đầu gấu vè hiếu chiến nhé.
    Chính bác đã nói tri thức là điều kiện để có khát vọng. Nhưng nếu bác có học triết thì bác sẽ biết là trong hàng tỷ thứ mà ngắm cái ô tô thì đấy cũng là tổng hoà cái khát vọng về giàu có trước rồi. Nếu không có nó, nhìn cái ô tô cũng như đống sắt thôi.
    Bác cũng đã vỡ ra cái này( em đã thấy). Nhưng khi quay ngược lại về sự chiêm nghiệm của bác, bác lại không lùi thêm, vì nếu lùi thêm thì lại gặp khát vọng.
    Và về zero thì chính là KHÁT VỌNG.
    Bác có thực sự muốn tranh luận ?
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 18:09 ngày 17/09/2003
  7. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi việc tìm ra Động lực của sự phát triển của xã hội loài người chỉ thực sự có ý nghĩa nếu có thể dùng nó như một thứ ánh sáng soi rọi vào lịch sử loài người để thấu hiểu được thực chất của lịch sử loài người là gì. Tôi lấy ví dụ như vấn đề tôn giáo. Mac đã định nghĩa tôn giáo như thế này : "Tôn giáo là tiếng thét căm hờn của quần chúng lao khổ bị áp bức, là trái tim của một thế giới không có trái tim. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân". Điều nay cũng dễ hiểu bởi ông coi "lịch sử loài người chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp". Như vậy ta có thể hiểu khi nào trên thế giới không còn áp bức thì mới có điều kiện để tôn giáo có thể mất đi. Theo tôi điều đó có lý nhưng chưa đầy đủ. Thực chất tôn giáo cũng là thể hiện những khát vọng về hạnh phúc của con người mà hình ảnh thiên đàng là một ví dụ điển hình. Đó cũng là ước mơ về lẽ công bằng khi những người tốt được hưởng hạnh phúc ở cõi sau còn kẻ xấu thì bị trừng phạt. Tôn giáo cũng thể hiện mong uớc của con người về một cuọc sống no đủ và ổn định khi con người cầu mong các vị thần thánh che chở cho mình. Những khát vọng bị kìm nén của con người được hoá thân vào tôn giáo. Khi những khát vọng của con người được thoả mãn thì niềm tin vào tôn giáo sẽ giảm bớt đi nhưng đồng thời có những khát vọng mới lại có nhu cầu được thoả mãn. Và nếu những khát vọng ấy bị kìm nén thì niềm tin vào tôn giáo của con người lại tăng lên. Nếu chúng ta xây dựng được một xã hội có thể đáp ứng được những nhu cầu và khát vọng của con người một cách tương đối đầy đủ thì tôn giáo sẽ tồn tại như một di sản tinh thần của quá khứ, của lịch sử loài người.
    Trong lịch sử đã có nhiều thế lực lợi dụng tôn giáo vào các mục đích đen tối và chúng ta cần có một cái nhìn đầy đủ về tôn giáo để có cách ứng xử thích hợp.
  8. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Marxism nếu xét trên khía cạnh nào , thí dụ ước mơ về thế giới đại đồng, về sự biến mất cuả nhà nước, và biên giới quốc gia , về sự làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, của cải nhiều ê hề như lá rụng mùa thu v.v....thì cũng là một hình ảnh Thiên Đường hạ giới, thì có khác gì tôn giáo đâu ? Nếu không muốn nói đó làmột tôn giáo vô thần ?
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Tôi thì không hiểu nhiều về tôn giáo. Nhưng theo tôi, tôn giáo thể hiện, trong một giai đoạn nào đó, sự bất lực của con người. Lúc đó người ta mộ đạo để được che chở, an lành. Nhưng khi con người vươn lên, nắm lấy đời sống của mình, mà tôn giáo tồn tại, thì đó mới là tôn giáo đích thực.
    Tôn giáo như một sự tổng hoà che chở của bố mẹ, như một niềm ngưõng mộ thần tượng...Nhưng cha mẹ, thần tượng đều có khuyết điểm, dễ nhận thấy, thế nên có khả năng đổ
    Tôn giáo vô hình, không mắc lỗi, túm lại không có tội, và do đó không mấy khi chịu sự phê và tự phê, nên tôn giáo tồn tại lâu dài và có sức sống.
    Xã hội cộ.ng sản trong tư tưởng của Marx là một thứ tôn giáo, vì nó cũng ỏ trong thời tương lai, và nó chỉ mang tính chiêm ngưỡng hơn là thực tại.
    Tuy nhiên, tôn giáo, cũng như mọi sự tưởng tượng, tự huyễn đều có mặt tích cực. Nhưng nếu bạn đã chọn một tôn giáo nào đó, bạn phải nhận tính hai mặt của nó. Quan trọng là nên phân tích xem được lớn hơn hay mất lớn hơn.
    Mọi tôn giáo vì mục đích cứu rỗi con người đều là chân -tôn giáo , nhưng nó đối lập chân - cuộc đời.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
    u?c luuthuy s?a vo 15:56 ngy 18/09/2003
  10. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    thấy các bạn tranh luận về khát vọng và tri thức cái nào có trước cái nào có sau thấy hồi hộp luôn.
    Một định nghĩa về khát vọng như thế này có đúng không?
    Khát vọng có một tương quan mật thiết với bản năng. Tôi gọi đó là bản năng của con người có tri thức. Chẳng phải vậy sao. Tri thức đầu tiên ra đời như thế nào nếu không có bản năng?
    Với bản năng là cái đầu tiên, tôi cũng cho rằng, khát vọng có tính thứ nhất và tri thức có tính thứ 2.
    The Gallery

Chia sẻ trang này