1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 12/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Stars_South

    Stars_South Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Mấy chú bàn chuyện nghe vui quá
    Theo tôi động lực phát triển của XH loại người đó chính là lòng tham (hiểu theo 1 khia cạnh khác đó chính là khát vọng sống)
    Lòng tham giúp con người không bao giờ bằng lòng với những gì mình đã có
    Và chính vì sự không hài lòng đó dẫn đến động lực để con người lao về phía trước ,phấn đấu,vận động,.. để đạt được cái điều mà mình mong muốn
    Và khi có được điều đó rồi thì lại tiếp tục ao ước những điều tuyệt vời và cao xa hơn
    Và cứ thế con người đồng hành với lòng tham của mình trong suốt quá khứ,hiện tại và tương lai theo vòng xoáy vận động của sự phát triển không ngừng
    Đơn giản chỉ có vậy
    Ai có câu hỏi gì về Tôn Giáo cứ hỏi nha
    Amenđàphật

    Beethoven
  2. npa

    npa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên là Lòng Tham , hay Ham Muốn, hay Khát Vọng v.v...( từ sau cùng khái quát hơn ) thì cũng rứa thôi.
    Cái bạn nói người ta không bao giờ thoả mãn cái đang có. Có thể đúng. Nhưng sở dĩ người ta tham như thế vì người Biết có cái hơn.
    Tức là không thể có Khát Vọng chung chung như chúng ta đang nói đây. Bạn phải Biết bạn Khát Vọng cái gì ? Làm sao ban có thể Khát Vọng cái Chưa Biết ? Được Voi đòi Tiên vì ngoài Voi , người ta Biết có Tiên. Cho dù cái Biết ấy có thể đúng , có thể sai.
    Mà cái Biết ấy chínhlà Tri Thức . Vậy muốn Khát Vọng điều gì bạn phải có Tri Thức về nó đã.
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có thể tranh luận vô tận về những thứ liên quan chính hay phụ tới sự pt của XH.
    Có thể lấy 6 thành phần cơ bản là những câu hỏi Triết học ra ghép thành một tổng thể :
    Ba câu hỏi chính về vấn đề Nhận thức Thế giới (Hiểu):

    1. Thế giới chúng ta đang sống là như thế nào?
    2. Lý giải nguồn gốc của thế giới từ quá khứ đến hiện tại
    3. Làm thế nào để chúng ta có kiến thức về thế giới đúng đắn?
    Câu hỏi 1-2-3 đều liên quan đến Kiến thức của Loài người về tự nhiên, chính mình và cách mình hiểu về chúng đúng hơn.
    Thành tựu lớn nhất của loài người đạt được về vấn đề này là thành tựu về Khoa học.
    Ba câu hỏi 4-5-6 liên quan đến việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để vào những vấn đề, tình huống Thực tế, đưa ra các mong muốn, các giả định về các hành động, chọn lựa cách làm đạt đến kết quả tốt nhất, chi tiết hoá mong muốn thành kế hoạch hành động cụ thể...
    Đó là về Tác động vào Thế giới (Làm):
    4. Chúng ta mong muốn, ước vọng hình ảnh Thế giới tương lai như thế nào?
    5. Chúng ta coi những giá trị Tốt/Xấu, Có nghĩa/Vô nghĩa đối với con người, xã hội là gì?
    6. Chúng ta nên giải quyết các vấn đề, vạch kế hoạch cho các hành động của mình như thế nào?
    Đây là ba mức độ của sự phát triển mong ước về tự nhiên, xã hội mới và cách thực thi đạt mong ước.
    Thành tựu loài người đạt được về vấn đề này là Công nghệ.
    Vậy tôi kết luận 1 điều rằng động lực thúc đẩy sự phát triển XH loài người là những tiến bộ về Khoa học - Công nghệ. Nếu như chúng ta tiến hành cách mạng Khoa học Công nghệ thì cũng đồng nghĩa với một cuộc cách mạng mới trong phát triển XH !
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Còn nếu theo một quan điểm Xã hội học mác-xít, thuyết hình thái kinh tế-xã hội đã lý giải sự vận động phát triển của xã hội là ở tác động qua lại biện chứng giữa Lực lượng Sản xuất với Quan hệ sản xuất.
    Mác - Ăngghen đã khái quát thành qui luật về sự phù hợp giữa QHSX với trình độ, tính chất và nhu cầu phát triển của LLSX. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1846), lần đầu tiên, Mác - Ăngghen hình dung sự thống nhất đó như một quan hệ song trùng giữa hai sự trao đổi chất tất yếu và phổ biến ở mọi nền sản xuất xã hội - đó là trao đổi chất giữa người với tự nhiên (tức LLSX) và giữa người với người trong sản xuất (tức QHSX).
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  5. TVP

    TVP Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2003
    Bài viết:
    1.167
    Đã được thích:
    180
    Đống chí đã hiểu sai vấn đề rồi
    Tôi xin được giải thích :
    Theo lời đồng chí nói thì có nghĩa là " Khi con người có tri thức (nghĩa là nhận thức được thế giới,nhận thức được cái gì hay hơn,cái gì tốt đẹp hơn rồi )sau đó thì con người mới biết khát khao ,vươn tới những cái tốt đẹp hơn Nghĩa là tri thức có trước khát vọng có sau,con người cần phải có tri thức mới biết khát vọng ?"
    Đồng nói câu này hoàn toàn phản Khoa học : " Sở dĩ người ta tham như thế là vì người ta biết có cái hơn "
    Thế nào là hơn đây ??? (đồng chí có hiểu mình viết gì không?)
    Theo kiểu thằng nào tham thì thằng đó phải hiểu là nó đã tham đúng hướng
    Chẳng hạn như thằng Minh Phụng tham tiền,lao đầu vào lừa đảo nhà nước vì biết rằng có nhiều tiền sẽ sướng ???(đấy là cái hơn phải không ?)
    Lòng tham không hề sinh ra từ khả năng nhận thức TG quan đâu
    Lòng tham đơn thuần chỉ là một bản tính tự nhiên của con người mà thôi Một sự phản ánh thế giới quan mang tính phản xạ có điều kiện
    Câu nói của đồng chí phần nào đồng nghĩa với câu hỏi "con người có khả năng nhận thức được những cái chưa xuất hiện hay không "
    Khi chưa có cái đó thì có cái gì phản ánh và các giác quan ta để mà cảm nhận,phán ánh cơ chứ ,thế thì làm sao mà nhận thức được chứ đừng nói là biến nó thành " tri thức" nha
    Khi chưa vươn tới được một thành tựu mới ,khả năng nhận thức ,chỉ hình dung và phản ánh điều đó trong đầu qua trí tưởng tượng một cách đúng đắn là điều rất hãn hữu Vậy người ta làm sao có tri thức về cái họ chưa hề có được Chỉ mới hình dung và tưởng tượng,phán đoán thôi thì làm sao gọi là " tri thức" được
    Đồng chí lại còn nói câu " Cho dù cái Biết ấy có thể đúng , có thể sai"
    Thật là loạn xạ và linh tinh ,tôi không thể hiểu ý đồng chí nữa
    Tri thức mà lại có thể đúng mà cũng có thế sai ?Nhận thức của con người thì có thể đúng mà có thể sai Chứ đã gọi là " tri thức " rồi mà còn sai nữa thì bó tay Tiếng Việt không ai dùng từ " tri thức" cho sự phản ánh TG quan một cách sai lầm cả
    Tôi khẳng định đồng chí không hiều khái niệm " Tri thức" là gì?

    Câu này rất thiếu thực tế :"Muốn khát vọng điều gì người ta phải có tri thức về nó đã "
    Khát vọng mà cũng phải dùng cụm từ " muốn khát vọng sao ???"
    Tôi khao khát được sống sướng như tiên trên trời ,vậy mà tôi cũng cần phải có tri thức về tiên trên trời sao ???
    Đồng chí không hiểu thế nào là " Khát vọng"
    Khát vọng chỉ tồn tại khi con người chưa đạt được nó mà thôi Khi đã đạt được rồi thì còn gọi gì là khát vọng nữa ?
    Tôi không hiểu những dấu "?" trong bài của đồng chí nghĩa "hỏi" hay nghĩa "tu từ " nữa
    Tri thức là gì ?Khát vọng là gì ?
    Nếu bạn thật sự không hiểu thì hãy PM cho tôi,tôi sẽ trả lời tất cả câu hỏi của đồng chí một chính xác nhất trong phạm vi có thể
    Chào thân ái
    TVP?

    Em là ai cô gái trong lòng ta
    Chìm trong nắng hay ẩn sau kẽ lá
    Tôi mãi gọi mà em chẳng nghoảnh lại
    Hay thoáng nhìn lưu lại ánh hoàng hôn

    Được TVP sửa chữa / chuyển vào 04:32 ngày 22/09/2003
  6. TVP

    TVP Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2003
    Bài viết:
    1.167
    Đã được thích:
    180
    Thêm một người nữa không hiểu "Tiếng Việt"
    Đống chí Cá_Chép không hiểu hai từ "Động lực" nghĩa là gì rồi mới trả lời như vậy
    Tôi lấy VD cho Cá_Chép dễ hiểu hơn .Chẳng hạn như để khuyến khích tôi đỗ ĐH,bố mẹ tôi hứa sẽ tặng cho tôi một chiếc Computer chẳng hạn Tuy đây không phải động lực chính khiến tôi quyết tâm học tốt để thi vào ĐH ,nhưng nó cũng góp phần thúc đẩy tôi hăng say học tập hơn(yếu tố động và lực là ở chỗ đó đó)
    Hay động lực thúc đẩy hắn đến phạm tội là do nhà hắn nghèo quá ,mẹ hắn đang nằm viện nhưng không có đủ tiền thuốc Và chính cái động lực đó là thúc đẩy hắn ...
    " Những tiến bộ về Khoa học - Công nghệ" mà nói rõ hơn là "Tất cả những thành tựu khoa học kĩ thuật mà con người đạt được"
    Đó chỉ là sự thể hiện,những chứng minh hùng hồn nhất của sự phát triển XH mà thôi .Nghĩa là chúng ta nhận biết được sự phát triển của XH qua việc chứng kiến sự phát triển đó (trong lĩnh vực khoa học công nghệ)
    Cũng phần nào đồng nghĩ với việc :Nhận thức được sự chuyển động (trôi đi) của thời gian qua sự biển đổi của vật chất ,của không gian ,..
    Tôi có thể đánh giá được sự phát triển XH qua sự tăng cao ,phát triển của chất lượng cuộc sống (con người ngày càng sướng hơn) hay sự bình quyền,tự do,bắc ái ,..vv
    Cá_Chép phải hiểu con người tiến hành cách mạng khoa học công nghệ để làm gì ???
    Phải chăng khi chưa có "Các mạng khoa học công nghệ thì TG chưa có động lực phát triển "
    Cá chép có biết từ bao giờ con người có " Cách mạng khoa học công nghệ không ? "
    Vậy phải chăng kể từ đó trở về trước ,XH phát triển chẳng cần động lực?
    Trả lời cho tôi những câu hỏi này đi
    Có thể kể đến hai cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất và lần thứ hai (ngày tháng năm nào thì tôi học lâu quá quên rồi )Đây là hai cuộc cách mạng đóng vai trò quan trọng thay đổi cơ bản bộ mặt của Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất của loài người
    Nhưng họ tiến hành hai cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật này để làm gì ??? Phải chăng là để giải phóng sức lao động của con người ,nâng cao năng và chất lượng sản phẩm ? Nâng cao để làm gì ? Để thoả mãn cho nhu cầu của con người chứ còn gì nữa
    Tôi vẫn đồng ý với câu trả lời "Động lực phát triển của XH loài người là Khát vọng sống"
    Thôi tôi cũng chẳng buồn bàn với Cá_Chép nữa ,không khéo chú ấy lại mang một đống lý thuyết dập khuôn ra thuyết lại cho tôi một bài thì toi
    Tôi bỏ học lâu lắm rồi ,.
    (Cá_Chép nổi tiếng ở cái Box này lắm thì phải ,chắc chưa bị ai nắn gân bao giờ ,hì hì hì )

    Em là ai cô gái trong lòng ta
    Chìm trong nắng hay ẩn sau kẽ lá
    Tôi mãi gọi mà em chẳng nghoảnh lại
    Hay thoáng nhìn lưu lại ánh hoàng hôn
  7. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Chán cho chú em. Anh cũng không có nhiều thời gian để trả lời cho chú. Quy kết duy nhất 1 thứ nào đó cho 1 chuyện lớn kiểu động lực pt của XH là cái gì... Chú em coi động lực là khát vọng Sống & Chết. OK, đó là thành phần của vấn đề công nghệ, không có mục đích thì có công nghệ làm gì? Công nghệ anh nói ở đây rộng lắm, kể cả công nghệ xã hội: ví dụ công nghệ giáo dục, công nghệ làm luật, công nghệ chiến tranh... Cũng đừng tách công nghệ với con người. Chú đi thi đại học không có công nghệ luyện thi, công nghệ chấm thi thì giờ đi cày lâu rồi.
    Còn phân cái Khoa học công nghệ chỉ là kết quả của pt XH thì tư duy đó lỗi thời rồi. Nhân quả không tách rời lửng lơ nhau được đâu. Xem thêm mấy bài về lỗi tư duy của tôi đê.
    Thế nhé, đêm trắng Len sao mà nhớ thế...
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  8. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Các bạn cãi nhau về Cái gì là Động Lực Phát Triển Xã Hội Loài người ?
    Chúng ta đã đưa ra một số yếu tố được coi là Động Lực đó, mặc dù còn chưa thống nhất về khái niệm tư ngữ, nhưng tựu chung , chúng ta đồng ý , nó là một trong các yếu tố sau :
    Tri Thức, Khát Vọng, Công Nghệ, Điều Khiển Học v.v...
    Tuy nhiên một người được coi là có bộ óc uyên bác nhất thế kỷ lại cho rằng :
    " Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội loài người "
    Vậy bạn nghĩ sao về lời nhận xét đó ?
  9. TVP

    TVP Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2003
    Bài viết:
    1.167
    Đã được thích:
    180
    Chú Ca_Chép dám gắp lửa bỏ tay người à ?
    Tôi nói Khoa học công nghệ là kết quả của pt XH hồi nào ???
    Khoa học công nghệ chỉ là công cụ hưu ích để đưa XH phát triển mà thôi Có thể coi nó chính là "Lực lượng sản xuất trực tiếp ,tham gia tích cực vào việc giải phóng sức lao động ,.."
    Sử phát triển của Khoa học công nghệ có thể coi là sự phát triển của Lực lượng sản xuất vào kéo theo sẽ là Quan hệ sản xuất phát triển ---> Toàn bộ Phương thức sản xuất phát triển
    Các thời đại kinh tế khác nhau không phải nó sản xuất ra cái gì ?Mà nó sản xuất ra bằng phương thức nào ?
    Do vậy qua sự phát triển của Khoa Học Cồng nghệ chúng ta có thể đánh giá được phần nào sự phát triển của XH (Nhớ nha ,chỉ phần nào thôi chứ không phải tất cả)
    Anh tuy già thật nhưng tư tưởng không đến nỗi cổ hủ lắm đâu chú em à
    ...
    Chú toàn nói xiên nói xẹo ý của anh thôi ,..
    Nhân tiện thể tôi xin phân tích câu " Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của XH "
    Câu này đúng nhưng vẫn không đảm bảo tính khái quát ?
    Từ bao giờ con người có "đấu tranh giai cấp " ?
    Đấu tranh giai cấp là sự đấu tranh giữa hai tầng lớp trong XH có quyền lợi ,lợi ích cơ bản trái ngược nhau Khi mâu thuẫn phát triển đến mức độ không thể dung hoà được nữa Đấu tranh giai cấp sẽ xay ra Cái mới sinh ra hình thành và phát triển dựa trên cơ sở kế thừa những cái tốt đẹp của cái cũ ,loại bỏ đi những cái lạc hậu ,tiêu cực Và kết quả của những cuộc đấu tranh giai cấp là gì ? Phải chăng là một QHSX mới ra đời ,..và dẫn đến một phương thức sản xuất mới tiến sẽ ra đời --->Có thể nói sự phát triển của các thời đại Kinh tế là sự phát triển của PTSX
    Xh loài người đã chuyển qua các giai đoạn phát triển : Cộ ng sản nguyên thuỷ ,chiếm hữu nô lệ,phong kiến ,CNTB ,CNXH ,...
    Phải chăng khi chưa có giai cấp (đồng nghĩa với việc chưa có đấu tranh giai cấp thì XH loài người phát triển chẳng cần động lực
    Như vậy nếu tình khoảng thời gian chưa xuất hiện Giai Cấp trở về trước thì XH loài người không thể phát triển khi vẫn chưa có đấu tranh giai cấp --->điều này trái thực tế
    Mà đã là trái thực tế thì không thể là Chân lý được
    TVP?
    Anh em cụng ly một cái cho nó hạ hoả

    Em là ai cô gái trong lòng ta
    Chìm trong nắng hay ẩn sau kẽ lá
    Tôi mãi gọi mà em chẳng nghoảnh lại
    Hay thoáng nhìn lưu lại ánh hoàng hôn

    u?c luuthuy s?a vo 20:24 ngy 22/09/2003
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Quay lại chủ đề chính vì đó là 1 vấn đề triết học khó, để dành mấy lập luận của chú em đó làm làm thịt sau.
    Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì động lực là cái thúc đẩy, cái làm cho chuyển động, phát triển hay tiến hoá.
    Theo thuật ngữ của Điều khiển học & Lôgic hệ thống thì động lực của hệ thống là những kích thích đủ lớn để gây ra sự biến đổi hành vi của các phần tử hoặc của cả hệ thống. Động lực có 2 loại động lực bên trong và động lực bên ngoài.
    - Động lực bên trong là động lực do chính các phần tử, các phân hệ được cấu trúc hợp lý tạo ra những hoạt động cùng chiều.
    - Động lực bên ngoài là lực tác động của môi trường bên ngoài tác động vào.
    Động lực chủ yếu quyết định sự phát triển của hệ thống là động lực bên trong.
    Có nhiều cách lý giải động lực phát triển của 1 hệ thống kiểu như xã hội. Xin trích dẫn ra như sau:
    1. Theo tôn giáo: Đa số lý giải là do phép cú hích ban đầu hoặc do sức mạnh của một đấng anh minh như Chúa trời, Đấng Ala...
    2. Theo triết học duy vật biện chứng: nguyên nhân của mọi sự phát triển là do sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mâu thuẫn nghĩa là chứa những mặt đối lập. Những mặt đối lập này vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau làm cho sự vật, hiện tượng phát triển.
    3. Theo triết học dựa trên điều khiển học: Hệ thống điều khiển phát triển là do tính điều khiển tự phát bên trong hệ để nâng cấp tính điều khiển thích ứng dần với môi trường. Thông qua các phép biến đổi siêu hệ thống mà các hệ thống nâng cấp & tiến hoá dần với cấp điều khiển cao hơn.
    Sơ đồ sự biến đổi Siêu hệ thống từ hệ S --> S''
    Động lực bên trong, mục đích tiềm ẩn trong mỗi hệ thống là sự tồn tại và thích nghi để phát triển hệ thống trong môi trường xung quanh nó. Sự phát triển hệ thống báo hiệu cho hệ điều khiển bất kỳ phức tạp hơn về cấu trúc, thích nghi hơn với môi trường và trí tuệ ngày một tăng.
    Căn cứ vào sơ đồ tương tác hệ thống-môi trường và hoạt động căn bản nhất của 1 hệ thống điều khiển ta có thể thấy ~ nhóm hoạt động sau quyết định đến sự phát triển của hệ thống (xem http://www.ttvnol.com/forum/t_241020/5a?0.3278102)
    Sơ đồ tương tác Thông tin/Vật chất của xã hội với Thế giới
    Có thể lý giải sơ đồ tương tác này theo đặc thù của 1 hệ thống điều khiển - chính là XH loài người:
    1- Mô hình về thế giới: Hệ thống trong hoạt động của mình hàng ngày có những tương tác vật chất và thông tin đối với môi trường. Cùng với những kiến thức sẵn có hệ thống xác định được trạng thái của hệ và môi trường liên tục. Thông tin phản hồi từ môi trường và chính hệ thống là đầu vào giúp hệ thống điều chỉnh hình dung về môi trường và chính mình ngày 1 tốt hơn. Tất nhiên phản hồi này có nhiễu nhất định.
    2- Sự lý giải quá trình quá khứ -hiện tại của môi trường. Dựa trên các trạng thái sẵn có về quá khứ, hệ thống cố gắng xây dựng các lý thuyết khẳng định giải thích về vận hành của chính hệ mình và sự thay đổi môi trường từ quá khứ tới hiện tại...
    3- Phỏng đoán tương lai của môi trường. Phỏng đoán chung thực hơn về các khả năng tương lai, tính khả thi của một vài tương lai mong muốn về chính hệ thống và môi trường xung quanh.
    4- Hệ thống giá trị: hệ thống coi là cần ưu tiên và ràng buộc ranh giới của mỗi hành vi. Căn cứ vào đặc trưng của hệ thống, thời điểm lịch sử, đặc điểm môi trường, hệ thống đưa ra mục đích của hệ thống-môi trường trong thời gian ngắn hoặc dài. (cái mục tiêu ở cấp cao nhất, vĩnh cửu - lâu dài, cố định có thể được gọi là Khát vọng)
    5- Cách hệ thống xây dựng kiến thức về môi trường: Hệ thống tiến hành chọn lọc, phân tích, xây dựng và hoàn thiện kiến thức đúng đắn về chính mình và môi trường - mô hình hoá môi trường và bản thân hệ thống.
    6- Cách hệ thống thực hiện hành động: từ những kiến thức xác định về hệ thống và môi trường, hệ thống giá trị ưu tiên và tương lai mong muốn,hệ thống thực hiện các hành vi tương ứng. Hành vi đó khi thực hiện tác động lại vào hệ thống và môi trường và trở thành sự kiện hiện tại để hệ thống nhận thức tiếp.
    Quan điểm của 1 số bạn là 1 hoặc 1 vài mục trong 6 thành phần của tổng thể này. Cái nào cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống, đều có thể chọn làm động lực phát triển.
    Về nguyên lý Hệ thống và Điều khiển học
    http://www.ttvnol.com/forum/t_241020/4a?0.2006021
    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 19:54 ngày 23/09/2003

Chia sẻ trang này