1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 12/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Mình chưa đi vào kết luận ngay. Thông cảm để sau sẽ thấy.
    Còn sau một vài kiến thức cơ bản, bây giờ chúng ta chuyển sang bàn đến vấn đề chính của topic là Động lực của sự phát triển xã hội (đôi khi còn gọi là động lực của sự vận động xã hội).
    Mặc dù có nội hàm tương đối xác định, song động lực không phải là khái niệm diễn tả một cách hoàn toàn tường minh và trực diện về đối tượng, mà là khái niệm có tính chất hình tượng nhằm diễn tả một cách bóng bảy, hình ảnh về tất cả những gì có khả năng kích thích, thúc đẩy, làm tăng cường... sự vận động của các quá trình xã hội.
    Do vậy không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có thể tuyển chọn xác định nhiều hiện tượng, quá trình, nhân tố... trong đời sống xã hội như lợi ích, giá trị, nhu cầu, lực lượng sản xuất, văn hoá, con người, tri thức....là động lực của sự phát triển xã hội.
    Các triết gia đã chọn xem xét vai trò động lực của những hiện tượng xã hội sau: Mâu thuẫn khách quan của đời sống xã hội; lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất và trao đổi; phân công lao động xã hội; hành động lịch sử lâu dài của quần chúng nân dân, của các giai cấp, của các dân tộc; sự phân chia xã hội thành giai cấp và đấu tranh giai cấp; lợi ích và nhu cầu; tri thức và cuộc cách mạng khoa học-công nghệ; tư tưởng con người và cách mạng văn hoá...
    Về nguyên tắc, có thể nói, bất cứ cái gì có vai trò nhất định đối với sự vận động của xã hội theo xu hướng tiến bộ cũng đều có thể được xem là một động lực của sự phát triển. Bởi lẽ, một khi sự vật, hiện tượng, quá trình đã có khả năng tác động ít nhiều tích cực đến sự phát triển của đời sống xã hội, thì khả năng tác động ấy trên thực tế, không thể không bao gồm nó trong khả năng kích thích, thúc đẩy hoặc làm tăng cường... các quá trình xã hội. Vì thế, nghiên cứu vai trò động lực của một sự vật, hiện tượng hoặc quá trình nào đó, chỉ có nghĩa là xem xét sự vật, hiện tượng hoặc quá trình đó có vai trò như thế nào trong sự thúc đẩy xã hội phát triển.
    Trong đời sống xã hội không có tình trạng đơn giản, cứng nhắc đến mức: chỉ cái này mới là động lực còn cái kia thì không. Cũng không có tình trạng: đã là động lực thì mọi lúc, mọi nơi đều chỉ là động lực, đều có khả năng như nhau trong việc thúc đẩy xã hội vận động.
    ...
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0

    Đã nói là đây là topic có chủ đề.
    Nếu cần 1 cuộc cách mạng tư tưởng và không tâm thần thì xin mời chú chuẩn bị mở topic khác anh cùng tán phét với chú cho xem !
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Tôi phải tự tin về cái mình biết. Cái gì chưa hoàn thiện tôi đều tự tìm hiểu thêm, chẳng cần thành nhà khoa học lớn thì mới vậy.
    Còn chuyện làm nhà Sinh học, triết học hay gì gì học đâu có quan trọng. Tôi quan sát nội dung cuốn sách, quan sát các tài liệu tham khảo của ông Đồng, dựa thêm vào kiến thức bản thân & khách quan với ưu nhược của ông Đồng, chẳng cớ gì không mổ xẻ được.
    Tất nhiên mọi cái từ tôi đều mang cái chủ quan của tôi, cái hạn chế của tôi, biết sao được. Nhưng theo tôi thì tôi còn khách quan lắm, chẳng bao giờ có chuyện đưa ra quá nhiều nhận định hồ đồ như chú viết. Anhví dụ cho chú vài cái với tư tưởng Học thuật này:
    1. ngay cả bản thân chú cũng chỉ chép sách chép vở ra mà thôi.Sách là cái không dùng để chép à? Chép là công việc chính của tôi sao? Chép thì có vấn đề gì không? Có thực tôi chép sách không? ... Nhận định rõ là hồ đồ!
    2. các chú ở VN ,đọc sách VN không chắc chẳng hiểu thấu nó. Để hiểu thấu thì phải đi nước ngoài sao? Ở VN chỉ đọc mỗi sách VN thôi sao? Chú đi Russian liệu được đọc nhiều hơn chăng? Chú ở Russian liệu có dám hiểu thấu 1 điều gì đó không?
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Đành khất bạn Cachep về cái VD. Tôi sẽ trở lại sau.
    Cũng xin mọi người tranh luận cố gắng tập trung vào nội dung vấn đề tranh luận hơn là ai là người đưa ra kiến thức.
    Cũng xin hướng thực tế trong một chiều rộng và sâu hơn. Muốn vậy cần có thời gian.
    Cũng xin đuờng đưa ra các hình mẫu như là những cái này cực khó và rộng,đièu kiện VN chưa thể nói, để tạo nên màn chắn tới cái đích: nội dung bài tranh luận đưa ra thông tin gì và giúp ích gì...
    Có một câu nói: Tôi xấu nhưng tôi đưa ra cái tốt.
    Cũng có một cái như thế này: Nếu thằng kia nó nói đúng nghĩa là mình sai. Mà cái của nó mình chưa đọc hết.
    Để phản nó, có hai cách:
    Đánh vào cái nó đưa ra
    Đánh vào cái điều kiện, nguyên nhân để có kết quả của nó.
    Cái điều kiện nguyên nhân này thì dễ đánh hơn.
    Cũng có câu nói thế này:
    Nó nói nhiều quá, mình không thể đọc hết được. Mà nhiều người cũng thế. Những cái đấy chưa biết, tức là không có, và như vậy là những cái dở hơi.Thế thì nói làm gì.
    Ai cũng có thể ở trong 3 tình huống trên cả.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  5. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0

    Chán các bác quá. Người mở topic này đã không muốn các bác đi theo đúng chủ đề của nó. Vậy thì chuyện gì phải chấn chỉnh.
    Mà bác TVP có thể nói cho em biết mục đích của chủ đề là gì vậy được không nhỉ. Thôi thì coi bác là người thông hiểu nhất trong này. Nhờ bác vậy chứ em thấy anh em trong này toàn cãi cùn không à.
    Chờ ý kiến bác há.
    <P><FONT color=red size=4>" ... Đẩy mạnh quyền làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH..."</FONT></P>
    <P align=right><FONT color=#00008b><STRONG>Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tiến Lên!</STRONG></FONT></P>
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 17:29 ngày 24/09/2003
  6. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin chọn 2 hướng phân tích động lực của pt XH như sau để đi sâu hơn là:
    Hướng 1: nguyên nhân trực tiếp
    - là lợi ích của xã hội gắn với tính chủ động tự hoàn thiện XH
    - là văn hoá của xã hội
    Hướng 2: nguyên nhân là do mâu thuẫn biện chứng giữa:
    - tồn tại và phát triển
    - chủ thể và khách thể
    - cung và cầu
    - lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  7. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi việc xác định Động lực phát triển của xã hội loài người là gì cũng chỉ là phương tiện hay nói cách khác là một trong những cơ sở để xây dựng mô hình xã hội phù hợp với những giai đoạn khác nhau của lịch sử để con người thực sự là người sáng tạo chân chính ra lịch sử. Điều đó có nghĩa là cần xác định quy luật của sự vận động của động lực xã hội từ đó đề ra mô hình kinh tế, mô hình nhà nước hay nói chung là các mô hình xã hội tối ưu nhất. Đó chính là vai trò lịch sử của các học thuyết tiến bộ . Chẳng hạn nếu ta đề ra mục tiêu là xây dựng mô hình kinh tế tối ưu cho giai đoạn hiện nay của lịch sử ta cần phải xác định được các tiêu chuẩn hạnh phúc cơ bản của đại đa số nhân dân và các tác động của các mô hình kinh tế cơ bản đã từng có trong lịch sử hay trong lý thuyết đến đời sống con người từ đó tìm ra mô hình hay tổ hợp mô hình thích hợp nhất.
  8. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Lợi ích là động lực thôi thúc chủ thể vươn tới hành động cải tạo. Lịch sử không phải là cái gì khác mà là hoạt động mà xã hội theo đuổi những mục đích của mình. Xã hội vận động thông qua một hệ thống động lực. Chúng ta xem nhu cầu - lợi ích - mục đích như những động lực chủ yếu của hoạt động con người, trong đó lợi ích có vai trò đặc biệt.
    - Nhu cầu là nguồn gốc đầu tiên của hoạt động
    - Lợi ích là khâu trung gian chuyển hoá những yêu cầu khách quan của thế giới bên ngoài vào lực lượng bên trong kích thích con người hoạt động.
    - Mục đích là sự phản ánh lợi ích khách quan trong ý thức của chủ thể. Nó trở thành động cơ tư tưởng của hoạt động.
    Nhu cầu là đặc tính vốn có ở tất cả các cơ thể sống, nó thể hiện hình thức đầu tiên của tính tích cực, của quan hệ lựa chọn đối với những điều kiện ở môi trường bên ngoài. Những nhu cầu của con người khác với nhu cầu của các loài động vệt. Sự khác biệt này gắn với hoạt động sản xuất, hoạt động cải tạo xã hội của con người. Quá trình lao động sản xuất, cải tạo xã hội một mặt tạo ra những sản phẩm để thoả mãn những nhu cầu hiện có, mặt khác làm nảy sinh ngững nhu cầu mới.
    Quá trình thoả mãn nhu cầu tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của đời sống mà trước hết là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Nếu điều kiện cho phép thoả mãn đầy đủ nhu cầu và việc thực hiện nhu cầu không gặp bất kỳ trở ngại nào thì quá trình thoả mãn nhu cầu diễn ra một cáhc tự nhiên. Ở đây chính nhu cầu là động lực duy nhất của hoạt động và tính tích cực của hoạt động được quy định bởi trực tiếp bởi hoạt động tiêu. Nhưng khi việc thoả mãn nhu cầu gặp phải sự cản trở nào đó, lúc đó sẽ xuất hiện lợi ích. Vậy lợi ích có tiền đề từ nhu cầu, nhưng không phải bất cứ nhu cầu nào cũng là tiền đề nảy sinh lợi ích. Chỉ những nhu cầu nào, mà việc thoả mãn chúng gặp phải sự cản trở nhất định mới có thể sinh ra lợi ích. Lợi ích của chủ thể là sự thể hiện về chất lượng mâu thuẫn giữa nhu cầu và điều kiện hiện thực để thoả mãn chúng. Nó trở thành mắt xích then chốt trong cơ chế hoạt động của con người.
    Trong khi phản ánh mâu thuẫn giữa nhu cầu và những điều kiện hiện thực để thoả mãn chúng, lợi ích kích thích hoạt động sáng tạo của con người, thôi thúc con người đấu tranh nhằm thực hiện thực hiện lợi ích của mình. Các nhà triết học Mác cũng đã vạch rõ: ?oTất cả những gì con người đấu tranh đều gắn liền với lợi ích của họ? và ?oLợi ích thúc đẩy đời sống các dân tộc?.
    Chính vì thế lợi ích trở thành nguồn gốc và động lực chủ yếu thôi thúc hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  9. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Trong một hình thái kinh tế - xã hội cụ thể, có bao nhiêu chủ thể thì có bấy nhiêu lợi ích khác nhau. Như vậy ở mỗi giai đoạn xã hội luôn luôn tồn tại một hệ thống lợi ích của các chủ thể khác nhau. Chúng vừa thống nhất với nhau, vừa liên hệ,ràng buộc phụ thuộc nhau và tác động lẫn nhau.
    Ở những chế độ XH khác nhua, hệ thống các lợi ích không phải bao giờ cũng thuận chiều với sự vận động theo chiều hướng tiến bộ.
    Chính vậy, các giai cấp,đảng phái phải làm và xử lý hệ thống lợi ích bằng ngay cương lĩnh chính trị,chủ trương, chính sách kinh tế-xã hội cụ thể.
    Lợi ích chỉ trở thành động lực một khi nó được nhận thức và biến thành động cơ tư tưởng bên trong và thôi thúc chủ thể hành động. Chủ thể phải nhận thức và phân biệt được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích chủ yếu và thứ yếu, phải lựa chọn cách thức, biện pháp hoạt động thích hợp.
    Mỗi chủ thể chỉ nhận thức và hành động vì lợi ích của chính mình. Vì thế để lợi ích biến thành động lực phát triển XH thì phải tạo ra sự đồng hướng, sự thống nhất các lợi ích, xử lý hài hoà và hợp lý vấn đề lợi ích để hướng toàn XH vì mục tiêu chung. Hoạt động của toàn XH là quá trình sáng tạo ra lịch sử và cũng đồng thời phát triển tự hoàn thiện mình, tự hoàn thiện con người cá nhân ?" thành viên của XH.
    Tiện luôn theo đây mình phân tích thêm về vai trò của tri thức thông qua lợi ích-mục đích.
    Trong quá trình con người hoạt động, chủ thể nhận thức của lợi ích của mình và trên cơ sở đó hình thành những tri thức về khách thể. Bản thân tri thức chưa phải là hành động nhưng là nhân tố cần thiết của hành động. Sự kích thích dẫn đến hành động chỉ xảy ra khi có sự đánh giá xã hội. Sự đánh giá này không hạn chế trong phạm vi của nhu cầu, lợi ích hoặc tri thức về khách thể mà nó thể hiện quan hệ giữa nhu cầu-lợi ích-tri thức.
    Trong sự đánh giá XH, chủ thể bộc lộ những nhu cầu và quan hệ của mình với khách thể. Sự đánh giá XH thực chất là khẳng định: cải tạo khách thể hay gạt bỏ nó, từ đó dẫn đến xu thế và những sáng tạo khoa học kỹ thuật. Chính trên cơ sở của đánh giá xã hội mà những mục đích của chủ thể được hình thành.
    Vậy, mục đích là sự phản ánh lợi ích khách quan vào ý thức của chủ thể, nó định hướng hoạt động và là động cơ tư tưởng thôi thúc bên trong hoạt động.
    Mục đích bao gồm 2 nhân tố cơ bản: một là, những tri thức về thế giới hiện thực, về quan hệ của nó với nhu cầu và lợi ích; hai là tính định hướng và điều khiển hoạt động của chủ thể.
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  10. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Hạnh phúc là sự thoả mãn tổng hoà của các nhu cầu của con người. Trong mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử các nhu cầu ấy có vai trò khác nhau và nếu những nhu cầu chủ yếu được tạo điều kiện thoả mãn thì nó sẽ thúc đẩy xã hội phát triển. Chẳng hạn như tại các nước tư bản phát triển trong các thập niên cuối của thế kỷ trước đã diễn ra cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật nhất là các ngành khoa học mũi nhọn như : điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới v.v. đã có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội và tạo ưu thế cho chủ nghĩa tư bản trong cuộc đấu tranh với các nước xã hội chủ nghĩa. Đó chính là vì họ đã giải phóng được sức sáng tạo to lớn của con người song song với các chính sách mềm dẻo về mặt xã hội làm cho lợi thế nghiêng về phía họ trong cuộc đấu tranh với các nước XHCN, điều mà họ không thể làm được với sức mạnh quân sự. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng trong những năm gần đây tốc độ phát triển của các nước tư bản phát triển đã giảm đi rất nhiều mặc dù họ vẫn duy trì được sự phát triển về mặt khoa học kỹ thuật nhưng không phải là các bước phát triển mang tính đột phá để có thể tạo nên những tiến nhảy vọt trong phát triển kinh tế.Một trong những nguyên nhân cơ bản là đã có sự thay đổi trong các yếu tố cấu thành hạnh phúc và mối quan hệ giữa chúng.
    Được daovh sửa chữa / chuyển vào 11:15 ngày 25/09/2003

Chia sẻ trang này