1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 12/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Xét ở một góc cạnh khác, văn hoá hoàn toàn cũng đáng được coi là một động lực thực sự của phát triển XH.
    Văn hoá thấm được những đặc trưng của con người và đời sống con người, phản ánh đặc thù mang tính loài chỉ có ở người. Văn hoá là hệ thống những giá trị mang khả năng định hướng hoạt động. Kích thích vào giá trị hiển nhên sẽ thay đổi (kìm hãm hay thúc đẩy) hoạt động. Hiểu như thế cũng có nghĩa là văn hoá đóng vai trò động lực, có điều động lực đó có tính chất trực tiếp hay gián tiếp, manh hay yếu là phải xem xét thêm.
    Dù chúng ta có động lực pt XH nào thì nó cũng chứa ít nhất là một phần của động lực văn hoá. Nó rõ nét đến đâu?
    Thực tế, có ~ nhu cầu và lợi ích không ảnh hưởng nhiều tới sự pt, và chúng cũng là hiện thân của văn hoá. Tương tự vậy, văn hoá có cái tác động mờ nhạt đối với pt, có cái lại tác động mạnh mẽ đến khuynh hướng, tốc độ và khả năng vận động của cả XH. Văn hoá dân tộc, văn hoá tôn giáo, văn hoá chính trị? là những bằng chứng đặc biệt rõ nét.
    Văn hoá ở khía cạnh này đóng vai trò động lực, ở khá cạnh khác lại không đóng vai trò đó mà trở thành vật cản, kìm hãm sự phát triển. Quan trọng bây giờ là chúng ta xem xét vai trò động lực của văn hoá biểu hiện thế nào?
    Nó sẽ biểu hiện qua sự tác động giữa các nhân tố thuộc đời sống. Ví dụ bản sắc văn hoá giành độc lập dân tộc thể hiện vai trò trực tiếp, văn hoá truyền thống Nho giáo trong phát triển kinh tế Nhật Bản đóng vai trò gián tiếp, cá nhân kế thừa truyền thống gia đình là vai trò qua nhiều nấc trung gian?
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  2. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Tôi xin đưa lên một số suy nghĩ của mình về một luận điểm cơ bản của học thuyết Mac ( sự thay thế hình thức sở hữu tư nhân bằng sở hữu công cộng ) trên cơ sở có áp dụng những phân tích về vấn đề Động lực phát triển của xã hội loài người :
    Các Mac là nhà tư tưởng vĩ đại trong lịch sử loài người, cha đẻ của chủ nghĩa xã hội khoa học. Ông đã dành nhiều năm nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản bằng phương pháp biện chứng và từ đó rút ra kết luận rằng chủ nghĩa tư bản sẽ bị diệt vong do mâu thuẫn không thể điều hoà được giữa lực lượng sản xuất tiên tiến và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa lỗi thời nhưng ông không giải thích rõ tại sao khi lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định nó lại mâu thuẫn với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và tại sao mâu thuẫn này chỉ có thể được xoá bỏ khi quan hệ sản xuất đó được thay thế bằng quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất.
    Theo Mac lực lượng sản xuất bao gồm hai thành phần chủ yếu :
    - Người lao động với hai yếu tố cấu thành chính là trí tuệ của bộ não và sức lực của cơ bắp.
    - Công cụ và tư liệu lao động gồm máy móc nhà xưởng, nguyên vật liệu v.v.
    Mac cho rằng những hình thái kinh tế xã hội khác nhau không phải ở chỗ sản xuất ra cái gì mà sản xuất bằng cái gì tức là bằng công cụ sản xuất nào. Như vậy công cụ sản xuất chính là yếu tố quan trọng nhất phân biệt các hình thái kinh tế xã hội.Và từ đó ông cho rằng chính sự phát triển của công cụ sản xuất đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển và đến một mức độ nào đó nó sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã từng tương thích với nó và sẽ phá vỡ quan hệ sản xuất ấy. Khi đó một quan hệ sản xuất mới sẽ ra đời tương thích với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất. Về mặt hình thức điều đó có thể giải thích được sự nối tiếp của các hình thái kinh tế xã hội theo sự phân chia của Mac nhưng nó chưa cho ta biết bản chất thật sự của vấn đề. Chúng ta đều biết rằng chính con người đã tạo ra công cụ sản xuất bằng bàn tay và khối óc của mình và chính con người sẽ thiết lập những quan hệ sản xuất mới. Nhưng cái gì đã là động lực của quá trình này. Để giải đáp câu hỏi này cần phải tìm hiểu về động lực phát triển của xã hội loài người.
    Một trong những vấn đề cơ bản của mọi triết học là làm sáng tỏ Động lực phát triển của xã hội loài người để lấy đó làm cơ sở cho việc giải thích lịch sử loài người và đề ra con đường dúng đắn nhất đưa con người đến hạnh phúc. Đó phải là nguyên nhân của mọi hành động của con người ( cá nhân hay tập thể, vô thức hay có ý thức ) trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử. Mac cho rằng mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn là nguyên nhân khiến sự vật phát triển . Điều đó là đúng . Nhưng khi áp dụng vào xã hội loài người Mac lại cho rằng đó là mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Nếu như vậy không thể giải quyết được trọn vẹn lịch sử loài người. Chẳng hạn các cuộc chiến tranh trong lịch sử không phải đều do mâu thuẫn giai cấp hay mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lịch sử loài người chỉ có thể được giải thích một cách trọn vẹn nếu coi động lực phát triển của xã hội loài người là khát vọng hạnh phúc và mâu thuẫn giữa khát vọng ấy với điều kiện thực hiện nó. Ở đây hạnh phúc được hiểu như là mức độ thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. Hiểu một cách đơn giản, mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần càng cao và mức độ kìm hãm các nhu cầu ấy càng thấp thì con người càng hạnh phúc. Những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Những nhu cầu vật chất cơ bản của con người là để duy trì sự tồn tại của họ : ăn, uống, mặc, ở ,sinh đẻ v.v.; còn những nhu cầu tinh thần cơ bản của con người là tự do, yêu thương và được yêu thương, được sáng tạo để khẳng định họ là một con người. Chính nhu cầu sáng tạo là một yếu tố quan trọng giúp con người cải tiến công cụ lao động ngày càng hoàn thiện hơn. Nhưng không phải chỉ có vậy, con người còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác trong quá trình sáng tạo như áp lực từ phía người chủ, do nhu cầu cơm áo v.v. Các yếu tố này trong những hoàn cảnh và chừng mực nào đó sẽ giúp cho quá trình sáng tạo diễn ra nhanh và tốt hơn nhưng cũng có khi nó làm hạn chế quá trình sáng tạo này. Điều đó sẽ tác động đến sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Chính những quan hệ sản xuất mới ra đời nhằm giải phóng sức sáng tạo của con người tức là mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
    Sau khi làm rõ động lực phát triển của xã hội loài người ta có thể giải thích được tại sao khi lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định nó lại mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và mâu thuẫn đó chỉ được giải quyết khi thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu.
    Khi trình độ của nền sản xuất càng phát triển thì khoa học kỹ thuật càng đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và nó đòi hỏi sự sáng tạo của người lao động càng cao. Cùng với nó là hàm lượng chất xám trong sản phẩm càng lớn, sáng tạo trở thành một nhu cầu tự thân của người lao động. Người lao động càng ý thức được vai trò của mình trong quá trình tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá dịch vụ và càng có nhu cầu được hưởng thụ xứng đáng tương ứng với những giá trị mà mình đem lại cho xã hội. Trong khi đó bản chất của chế độ sở hữu tư nhân là việc bóc lột giá trị thặng dư do người lao động tạo ra gây ra bất công trong phân phối sản phẩm trong xã hội. Chính sự bất công đó làm cho người lao động thấy rằng những gì mình nhận được không tương xứng với những gì mình đóng góp cho xã hội và dẫn đến việc gây tâm lý ức chế hạn chế quá trình sáng tạo của người lao động tạo ra mâu thuẫn giữa nhu cầu sáng tạo của người lao động và điều kiện cho sự sáng tạo ấy. Mâu thuẫn đó chỉ đuợc giải quyết nếu thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Khi đó sức sáng tạo của người lao động sẽ đuợc giải phóng mở đuờng cho lực lượng sản xuất phát triển.
  3. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Phần trên một số bạn cho rằng tri thức là động lực phát triển của xã hội loài người. Thực ra điều đó chưa hoàn toàn chính xác mặc dù không có tri thức xã hội không phát triển được. Thực ra tri thức bắt nguồn từ nhu cầu hiểu biết sáng tạo của con người kết hợp với chính những nhu cầu vật chất và tinh thần khác mà con người nhận thấy cần có tri thức mới giải quyết được. Như vậy khát vọng là khởi nguồn của tri thức và đến lượt mình, tri thức lại chắp cánh cho khát vọng

Chia sẻ trang này