1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đồng Nai yêu dấu, những hành động thiết thực...

Chủ đề trong 'Đồng Nai' bởi Tinhnguyen08, 23/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đồng Nai yêu dấu, những hành động thiết thực...

    Ông lão 27 năm vần đá vá đường
    Từ 27 năm nay, cụ Trần Văn Túc ở xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, Đồng Nai, vẫn ngày ngày oằn mình vần từng cục đá để lấp ổ gà ổ trâu, cút kít đẩy từng xe cát san đường công cộng.

    Nhà trống huơ trống hoác, căn bệnh nan y rình rập quật ngã ông lão đã ở tuổi 88 bất cứ lúc nào, ấy vậy mà ông chẳng thèm bận tâm. Có ít tiền bán rẫy, ông cũng đem lo chuyện thiên hạ.
    Lời dặn dò của người cha

    Cụ Túc quê ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, vùng quê xa ngái và xơ xác nghèo. Ngày cụ Túc còn nhỏ, cha cụ thường chứng kiến cảnh bà con chòm xóm trượt ngã, có khi hạt lúa chắt chiu chưa kịp về đến nhà đã đổ hết xuống mương do đường xấu, trẻ con thì té gãy chân, tay... Không thể đành lòng, ông liền dẫn con trai đi "vác tù và hàng tổng": san đường.


    Việc làm của ông đã gieo mầm nhân bản trong tâm hồn người con. Trước lúc nhắm mắt, ông cầm tay con trai: "Nhớ lời cha, sống vì mọi người". Cụ Túc khắc ghi lời trăn trối của cha. Năm 1980, gia đình cụ dắt díu nhau từ Thanh Hóa vào Đồng Nai lập nghiệp. Hai vợ chồng dãi nắng dầm mưa cặm cụi trên nương rẫy, khó nhọc co kéo mới đủ nuôi gần chục người con.


    Địa bàn từ ấp 4 đến ấp 6 - nơi gia đình cụ Túc sinh sống - nằm dưới chân đồi. Mang tên là đường liên tỉnh 138, là be 38 nhưng độc đạo nối liền xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, Đồng Nai với huyện Đức Linh, Bình Thuận. Tuyến giao thông huyết mạch của cả ngàn hộ dân vùng kinh tế mới này chỉ là một lối mòn. Trời nắng thì bụi đất mịt mù. Trời mưa thì nhầy nhụa sình lầy nên bà con quen gọi là đường xóm Sình. Đường nhỏ, lại không có hệ thống mương thoát nên hễ cứ mưa là nước ngập lênh láng. Nước từ trên đồi cuốn theo những viên đá đủ kích cỡ, lục khục lăn xuống nằm ngổn ngang trên mặt đường lầy lội.


    Chứng kiến cảnh những chiếc xe chở nông sản của bà con chòm xóm đâm vào đá bị bể bánh, cong vành, đám trẻ thì trẹo chân, ngã dúi dụi xuống mặt đường..., cụ Túc đau lòng. Phải làm gì để bà con đỡ khổ? Lời trăn trối của cha lại vọng bên tai. Suy đi tính lại, ông lão quyết định ghé vai gánh việc thiên hạ. Vậy là ngoài thời gian lên rẫy, ông lại đi xe cát san đường...



    27 năm nay, ngày nào cụ Túc cũng cần mẫn san đường cho người dân đi lại dễ dàng.
    Do con đường khá trũng và có độ cao chẳng nhỉnh hơn con suối là bao nên hàng trăm xe cát của cụ Túc (phần lớn được đào từ vườn nhà) cứ trôi tuột đi sau mỗi đợt mưa. Mỗi lần như thế cụ trầm ngâm, tiếc của. Nhìn chồng nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì, cụ bà góp ý: "Mưa thì mỗi năm chỉ có một mùa, người mỗi ngày đều làm. Cần mẫn quanh năm, chắc chắn phải thắng mấy tháng mùa mưa chứ". Cụ Túc như cởi tấm lòng trước lời động viên của vợ. Từ đó người ta lại thấy buổi trưa bà đem cơm ra cho ông, chiều phụ ông đẩy xe đồ nghề về.


    Vần đá vá đường


    Sau hai năm hì hục đào hết cát trong vườn nhà, lại đi về cả mấy cây số để xúc, chuyên chở rồi san san lấp lấp, nhọc công là thế mà con đường vẫn cứ truồi truội. Nhưng tất cả nào phải công dã tràng, bởi cụ Túc đã rút được một kinh nghiệm quý báu. "Phải có đá lót nền đường thì mới giữ được cát; phải nâng nó cao hơn mực nước suối. Nếu kè đá hai bên thì còn hạn chế được sự tàn phá của nước vào mùa mưa". Nhẩm trong đầu như vậy đêm hôm trước, hôm sau người ta thấy cụ Túc hăm hở trèo lên quả đồi cuối xóm.


    Cùng đôi quang gánh nhỏ, ngày ngày cụ cần mẫn lên núi tìm chọn những hòn đá to nhỏ đủ kích cỡ vốn nằm vương vãi khắp nơi, rồi vần, khuân, gánh xuống chân núi. Những hòn đá sắc lẹm và rát bỏng vì nắng ấy đã không ít lần làm chân tay cụ toạc ra, tứa máu. Ai thấy cũng ái ngại. Cụ thì cười giòn tan, nhai miếng lá cây đắp vào vết thương để cầm máu rồi tiếp tục công việc.


    Làng xóm thương, mang biếu trái chuối, củ khoai hay dăm ba nghìn, cụ để dành cho mấy đứa nhỏ trong ấp. Lăn riết, hết đá lộ thiên, cụ Túc phải trèo lên cao hơn, phát quang bụi rậm để lôi đá ra. Có lần, cụ đang phát một bụi cây để tìm đá thì bị một con rắn bù nẹt bất thần phóng ra, bổ một nhát vào bắp chân. Chất độc phát tán nhanh khiến người cụ tím tái rồi lịm dần. May nhờ có người đi rẫy phát hiện nên cõng cụ về cấp cứu kịp thời. Hôm sau, người trong xóm lại thấy cụ tập tễnh lên đồi với vết thương còn quấn băng trắng xóa.



    Dạy các cháu nhỏ bài học sống vì mọi người.
    Cần mẫn nhặt nhạnh được ít đá nào, cụ Túc lại chất lên chiếc xe cút kít rồi đẩy đi chèn ổ trâu, vá ổ gà, sau thì san mở rộng và nâng mặt đường lên một mét rưỡi so với dòng suối. Chuyện cụ Túc "cầm chân" những hạt cát cũng lạ. Ngày nắng, cụ vần các bao cát và những tảng đá hộc xếp thành hàng để chắn các khe thoát nước. Thế là mỗi khi trời mưa, đất cát theo nước từ trên núi chảy về, bị giữ lại trên mặt đường chứ không thể vượt qua đê bao mà trôi tuột xuống lòng suối. Chỉ sau vài mùa mưa, cụ đã có đủ số cát nâng mặt đường lên thêm một mét trên suốt chiều dài gần hai cây số. Cụ xoa tay hoan hỉ. "Tui còn khỏe lắm, ngày nào cũng phải đi làm chú mình ạ. Cái đoạn bê tông dài gần 50 mét này, tôi lấy 17 triệu đồng tiền bán rẫy để làm thử nghiệm đó! Trông được chứ nhỉ?"


    Hai mươi bảy năm trời đằng đẵng, ngày nắng cũng như ngày mưa, trừ những hôm nằm liệt giường, còn thì cụ Túc vẫn say mê chở cát, đá vá đường từ sớm tinh sương đến lúc nhọ mặt người. Một người dân tên Nguyễn Hữu Sơn cảm kích kể với chúng tôi: "Có hôm mới 3 giờ sáng, gió lạnh thấu xương, vậy mà tôi đã thấy cụ lụi cụi san đường để sáng ra cho đám tang có lối đi lại".


    Bây giờ thì trên con đường lồi lõm ổ gà ổ trâu, bì bõm sình lầy, mù mịt bụi bặm thuở nào, xe cộ đã bon bon chạy.


    Ước nguyện cuối đời


    Tôi theo cụ trở về căn nhà gỗ xập xệ, cột kèo mối mọt ăn lỗ chỗ, vách gỗ hở từng mảng, mạng nhện giăng khắp nơi. Trên bàn là di ảnh người vợ quá cố của cụ (mất năm 1995), bên cạnh những tấm bằng khen của UBND huyện Tân Phú.


    Dọn bữa cơm đạm bạc, cụ nhấm nháp chút xíu để chiều lòng khách chứ cũng chẳng muốn ăn. Gần hai mươi năm nay, hệ tiêu hóa của cụ đã không còn hoàn chỉnh. Hậu môn và một đoạn trực tràng của cụ đã bị cắt sau một lần hoại tử. Ngày ấy, thầy thuốc bảo giỏi lắm cụ trụ được hai năm. Vậy mà không hiểu sức lực ở đâu mà gấp mười lần thời gian ấy, cụ vẫn âm thầm xe cát, vần đá vá đường. Thương cụ già yếu, con cái cũng như bà con lối xóm ra sức can ngăn, khuyên cụ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng nhưng cụ không chịu. Cụ cũng nhất quyết ở riêng vì sợ làm phiền con cháu. "Tôi chỉ còn một ước mơ cuối đời nữa thôi, là cố gắng chuẩn bị mọi chuyện để bê tông hóa toàn bộ con đường. Mấy đứa con tui cũng đã sẵn sàng góp tiền cho bố làm đường rồi. Làm xong chuyện ấy, tôi chết cũng cam lòng" - cụ Túc siết chặt tay tôi, tâm sự lúc chia tay.

    Thanh niên
  2. sweetlove_17

    sweetlove_17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    2.356
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy! Có bước chân ra khỏi thành phố mới thấy còn có những cuộc đời bất hạnh, những con người có trái tim nhân hậu như thế! Tình cảm là một thước đo cao cấp của quan hệ giữa người với người. Cúng ta đang sống trong thành phố, cuộc sống no đủ và sung túc quá! Nhưng hãy thử bước ra khỏi thành phố đến những vùng quê mà xem! Rồi chúng ta sẽ thấy được điều mà ta cần thấy!
  3. cocnho

    cocnho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Thế mới biết thế gian còn có những người vì cộng đồng, vì đồng loại mà quên cả bản thân mình, nhưng khốn thay những người có tấm lòng cao cả lại là những người khốn khố, nghèo khổ. Chính vì khốn khó nghèo khổ họ mới hiểu được giá trị của cuộc sống, giá trị của sự hi sinh. Nhưng có mấy người đã nhận ra tấm lòng cao cả của ông lão, và đã có bao nhiêu người chứng kiến cảnh ông lão xe đá vá đường dám xắn tay áo cùng ông hay họ lại cho cụ là ông lão gàn dở. Ngoài cụ Túc chúng ta còn nhiều lắm, nhiều con người " gàn dở " trong cuộc sống đầy rẫy những chuyện chướng tai gai mắt , còn vợ chồng hai cụ đi gom nhặt ống chích của những kẻ tiem chích ma túy trong nghĩa địa, hay ông cụ một thân một mình rà mìn ở đất Bình Thuận. Hay cô sơn nữ một mình vào rừng tìm chứng cớ để tố cáo bọn phá rừng. Cám ơn cuộc đời chúng ta còn có những người được gọi là " vác tù và hàng tổng ".
  4. vantu_kt

    vantu_kt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    0
    Điều bất ngờ dưới chân núi Đôi
    22:13:51, 06/04/2007Ngọc Bình - Khánh Hoan
    [​IMG]

    Đôi vợ chồng 25 tuổi đầy hạnh phúc (Ảnh: Khánh Hoan)
    Một buổi sáng, lúc trời đang đổ mưa tầm tã, tại cổng bến xe Vinh (Nghệ An), người lơ xe bồng một cô gái tật nguyền đặt bên vệ đường. Cô lết đi trong mưa gió bằng đôi tay rớm máu, nhoài người trên những vũng nước. Bỗng Hiền (tên cô gái) giật mình khi phía sau lưng xuất hiện một bàn tay ai đó nhẹ nhàng quàng tấm ni lông lên tấm thân còm cõi của mình. Cô ngoảnh lại, ngạc nhiên vì đó là một chàng thanh niên.
    "Em về mô? Răng lại đi một mình? Anh tên là Cường, thôi để anh đèo em về". Sau một chút ái ngại, Hiền gật đầu để người thanh niên lạ mặt bế lên xe, chạy về phòng trọ của cô. Không ai có thể ngờ rằng, mối lương duyên kỳ ngộ này đã níu họ lại với nhau. Câu chuyện tưởng như cổ tích mà có thật giữa đời thường hôm nay...
    Sau ngày "đáng nhớ" ấy...
    Chàng thanh niên khỏe mạnh, cường tráng đang là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Nghệ An Nguyễn Hồng Cường tự nhiên thấy thương thương cô gái tật nguyền hôm trước. Cường tìm đến phòng trọ của Hiền ở tại trung tâm chấn thương chỉnh hình của tỉnh. Hai người chuyện trò rất nhiều điều.
    Sau đó, mỗi ngày vài bận, Cường ghé thăm Hiền. Mỗi lần đến là món đồ ăn sáng, hay bao trái cây. Có khi là món đồ tế nhị của chị em con gái. Cầm món quà "bất ngờ" này của người "lạ" tặng, Hiền đỏ mặt vì thẹn. Ngày qua ngày, trái tim nhạy cảm của người con gái mách bảo cho Hiền biết điều gì đã đến. Trái tim cô gái tật nguyền rung lên. Hiền nhận ra mình đã yêu Cường. Nhưng thân phận của cô gái như Hiền làm sao có thể mơ ước được điều quá lớn lao đó? Rồi mỗi khi đến giờ Cường xuất hiện, Hiền lại lết đi trốn. Nhiều đêm, nhìn qua khung cửa từ phòng trọ của bạn, thấy Cường ngóng tìm mình, cô bưng mặt khóc, muốn hét lên thật to, nhưng rồi đôi môi cô cắn chặt lại. Một đêm, tầm 3 giờ sáng, Hiền nằm không chợp mắt được, linh cảm Cường đang đứng bên ngoài. Hiền thúc cô bạn cùng phòng dậy mở cửa. Cánh cửa bật mở, Cường ào vào, ôm chầm lấy cô. Cả hai đứa khóc nấc lên như trẻ con. Sáng hôm sau, Cường đến dẫn Hiền về nhà mình ở khối 5 phường Cửa Nam, TP Vinh xin phép bố mẹ để cưới Hiền. Bố mẹ và người thân như chết lặng trước lời đề nghị này. Mọi người lắc đầu, tức giận và thương hại. Mặc. Cường nắm chặt tay Hiền rơm rớm lệ: "Dù trời đất có xoay chuyển đến đâu, anh cũng không bao giờ rời xa em". Cường vẫn thực hiện việc mà trái tim và ý chí chàng mách bảo, dù không ai có thể nghĩ tới. Cường lặng lẽ đưa Hiền đi đăng ký kết hôn rồi hai người khăn gói về quê Hiền sinh sống, bỏ lại sau lưng là phố xá, tương lai và một sự ngạc nhiên đến bất ngờ của người thân.
    Dẫu có đắng cay...
    Xóm Khánh Thành đất đai nứt nẻ, dấu chân chim bạc phếch nắng, dưới chân núi Đôi (xã Tây Thành, Yên Thành, Nghệ An) đón thêm đôi vợ chồng mới. Hiền sinh ra ở đây, trong một gia đình nông dân nghèo. Lúc 6 tháng tuổi, Hiền phải nhập viện vì một trận ốm thập tử nhất sinh. Từ đó, mọi người trong gia đình hoảng hốt phát hiện Hiền càng lớn, đôi chân không còn cử động được và teo tóp dần. Lên 7 tuổi, Hiền bắt đầu biết tập bò, trườn. Thấy bạn bè cùng trang lứa cắp sách tới trường, em cũng nằng nặc đòi đi học. Gia đình nghèo, cái ăn còn chạy bữa, huống chi... Bố mẹ Hiền nhìn con lết đôi chân bại liệt mà trào nước mắt.
    Thương con, đêm đêm ông Ninh, bố Hiền lại chong đèn dạy con mặt chữ, phép tính toán thông thường. Hiền là cô bé sáng dạ, tiếp thu rất nhanh. Hiền biết đọc, biết viết, tính toán nhanh. Đó cũng là niềm hạnh phúc của tuổi thơ bất hạnh vùi mình sau khung cửa sổ, nhìn vào khoảng không trung và dãy núi tĩnh lặng.
    Lớn lên, khuôn mặt Hiền càng đẹp như một đóa lan rừng, nhưng lúc nào ánh mắt cũng chất chứa một nỗi buồn hun hút. Năm 2000 nghe người ta nói bệnh bại liệt của Hiền có thể chữa trị được, người cha thương con đã vay mượn khắp nơi để đưa Hiền vào trung tâm phục hồi chức năng của tỉnh. Nhưng mọi nỗ lực cuối cùng cũng chỉ để an ủi mà thôi.
    Sau ngày cưới vợ, không mảnh đất cắm dùi, Cường nhờ người bạn thân đứng tên vay ngân hàng 10 triệu đồng để xin miếng đất và cất gian nhà ngói nhỏ nơi hẻm núi. Sáng sớm, Cường vào rừng kiếm củi đem bán, rồi sửa xe đạp, làm thuê, làm mướn để nuôi vợ. Mọi sinh hoạt cá nhân của vợ đều nhờ vào đôi tay Cường quán xuyến. Thương chồng, Hiền đâm nghĩ quẩn. Nhiều lúc cô nghĩ đến cái chết để giải thoát nỗi khổ cho chồng. Nhưng rồi, trước sức mạnh của tình yêu người bạn đời mang lại, Hiền không thể chết được. Những lúc Cường vắng nhà, Hiền cố dùng hai tay lết sang nhà bà cô ở gần nhà học may vá. Rồi cũng thành nghề. Hiền bắt đầu nhận đồ may gia công, đồ thêu để đỡ đần cho chồng. Bà con lối xóm, phần vì thương đôi vợ chồng trẻ, phần vì đôi tay khéo léo của Hiền nên ngày càng nhiều người kéo đến đặt hàng. Thỉnh thoảng, Cường lại khăn gói đi "ngó trộm" các kiểu, mốt quần, áo trên thị trường, rồi lại về "truyền thụ" giúp vợ. Cuộc sống của họ cũng bớt nhọc nhằn.
    Tình vẫn đẹp dưới chân núi Đôi
    Tình yêu của họ đến ngày kết trái. Hiền có thai. Ngày vượt cạn để thực hiện chức năng của người phụ nữ là một quá trình cực khổ. Trời thương, mẹ tròn con vuông. Cả bệnh viện Yên Thành cảm động rơi nước mắt khi chứng kiến sự chăm sóc vợ ân cần dịu dàng, tận tình đầy yêu thương của Cường. Cường đặt tên con là Hoài Thương, với ý nghĩa tình yêu thương sẽ mãi mãi bền vững trong ngôi nhà của mình. Sau khi sinh nở, Hiền bị nhiều chứng bệnh (sỏi mật, dính ruột, đau dạ dày) hành hạ. Cường đưa vợ đi chạy chữa khắp nơi trong cảnh túng thiếu. Hiền lại nghĩ quẩn, nhưng tình yêu một lần nữa lại níu cô ra khỏi cái chết.
    Vợ yếu đi nhiều, việc nuôi con cũng trở nên rất khó khăn. Nhiều đêm Cường phải bế con đi khắp xóm để xin bú nhờ. Cuộc sống lại rơi vào cảnh nhọc nhằn, chạy vạy. Món nợ ngân hàng và vay anh em cứ dày thêm, có lúc lên đến 30 triệu đồng. Cường vẫn luôn lạc quan động viên vợ: "Người sống là đống vàng, trời cho mình khỏe mạnh là sẽ có tất cả". Đêm đêm, khi nỗi buồn đè xuống đôi mắt vợ, Cường lại vỗ về Hiền bằng tiếng đàn và những bài hát do mình sáng tác: "Thế giới đông người nhưng anh chỉ có riêng em/Dẫu em là người tật nguyền nhưng trong đôi mắt anh em là người đẹp nhất thế gian...".
    Chúng tôi ra về khi ánh nắng chiều vàng hoe đỏ xuyên vào trong ngôi nhà tựa lưng vách núi. Căn nhà bé tin hin khuất sau những lùm cây như bao mái nhà khác của người dân vùng đất nghèo khó này. Dẫu còn nhiều vất vả, nhưng bên trong đó là cả một mái ấm hạnh phúc và một trái tim yêu thương vĩ đại.
    Ngọc Bình - Khánh Hoan
    Tú thấy bài này hay quá nên post lên cho mọi người cùng đọc.
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hãy cùng làm cuộc sống tốt đẹp hơn, chúng tôi cần tìm nhà tài trợ cho các em học sinh nghèo, hiếu học, đạo đức? mỗi suất 50.000 VND /người/ tháng, thường xuyên, liên tục,? Quý vị sẽ là anh, chị, cô, chú, cha mẹ?đỡ đầu của những mảnh đời kém may mắn? Chúng tôi sẽ cung cấp họ tên, địa chỉ, hoàn cảnh của các trường hợp để các nhà tài trợ có thể liên hệ trực tiếp?Chi tiết xin liên hệ: Hoàng Hà, 0974.93.1914, vihocsinh@yahoo.com Xin cảm ơn, xin lỗi đã làm phiền quý vị.
  6. Tigon1007

    Tigon1007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể cho Tigon vài địa chỉ cụ thể của học sinh nghèo nhưng hiếu học ở Đồng Nai được không bạn?
    Cuộc đời này cần lắm những tấm lòng
  7. cocnho

    cocnho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Có đây nè Tigon!!
    Có người nghèo muốn đang thèm đi học nè: cocnho. Đang rất cần nhiều người giúp đỡ, giúp nhiều bao nhiêu càng đỡ bấy nhiêu.
  8. Tigon1007

    Tigon1007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    anh cocnho

Chia sẻ trang này