1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dòng Sông Ly Biệt (hay Giọt lệ trong mưa) - Quỳnh Dao

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Fleur-de-Lys, 13/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Đột nhiên tôi cảm thấy lòng xuân phơi phới, tôi nắm tay gã đàn ông bước qua cầu.
    Những ngọn đèn màu trên đường làm cho mắt tôi nổ đom đóm. Gã đàn ông nói một hơi cái gì tôi nghe không rõ. Nhà cửa, phố chợ như đổ ập xuống người tôi. Đầu tôi nóng như lửa, rồi hình như gã con trai đưa tôi lên taxi, tôi ngã dài ra, gã lấy áo mưa choàng cho tôi và dùng khăn tay lau nước mưa trên đầu tôi. Khi xe bắt đầu chuyển bánh, tôi cố mở to mắt ra nhìn, khuôn mặt gã có vẻ quen thuộc. Tôi cố ngồi dậy, hỏi:
    - Ông là ai?
    Đôi mắt đen của gã chập chờn lúc to lúc nhỏ, lúc cháy lúc tắt như ngọn đèn màu ở đầu đường. Đầu óc mênh mang, tôi không hiểu gì cả. Đến khi tỉnh dậy tôi thấy mình nằm trên giường riêng của mình. Bốn bề yên lặng. Chiếc bàn viết, ghế, giường ...Đúng rồi, đúng là phòng riêng của tôi đây mà. Tôi tròn xoe mắt, cố nhớ lại chuyện gì đã xảy ra ....Thư Hoàn đính hôn với Như Bình, họ vây quanh tôi ngạo báng ...Rồi bến xe buýt, chiếc cầu, gã đàn ông lạ mặt, chiếc xe taxi ...Nhưng ...nhưng tại sao tôi lại nằm đây? Gã đàn ông đó bây giờ ở đâu? Ai đã đưa tôi về? Bao nhiêu câu hỏi cứ quanh quẩn. Tôi cố ngồi dậy, nhưng chiếc đầu nặng như đá đã vật tôi ngã xuống. Nhìn lên trần nhà, tôi trở về quá khứ đánh mất.
    Cửa nhẹ mở, mẹ bước vào, trên tay người là cái khay trên có một ly nước và một tách sữa.
    Đặt khay trên kỷ trà, người nhìn tôi. Đột nhiên thấy mẹ có vẻ già, tiều tụy hơn xưa nhiều. Tôi gọi:
    - Mẹ!
    Mắt mẹ mở lớn hơn nhìn tôi với cái nhìn sung sướng, bàn tay người run run xoa lên mặt tôi:
    - Y Bình, con ...con khỏe rồi à?
    - Con chỉ thấy hơi nhức đầu thôi, mẹ ạ. Chuyện gì thế? Con bệnh bao giờ hả mẹ?
    Mẹ ngồi xuống cạnh giường, người lầm tìm bàn tay trong chăn của tôi:
    - Con làm mẹ sợ điếng người. Con sốt mê man cả tuần lễ, bây giờ mới tỉnh. Nam mô a di đà Phật! Ơn trên phù hộ cho con tôi.
    Mẹ đứng dậy đem ly sữa đến, xúc động nói:
    - Con thấy đói không? Suốt tuần lễ không ăn gì cả, chỉ uống tí sữa và nước thôi. Mẹ và Thư Hoàn lo quá!
    Tôi giật mình:
    - Thư Hoàn à? Hắn có đến đây sao?
    Mẹ hơi ngẩn ra:
    - Sao? Tối hôm ấy Thư Hoàn đưa con về mà. Nó nói là con dầm mãi ngoài mưa nên nó đưa con về, lúc bấy giờ con sốt cao quá, mê sảng, khóc la ầm cả lên. Hoàn đi mời bác sĩ, mà bác sĩ lại định bệnh không ra, lúc thì bảo con bị sưng óc, lúc lại nói con bị động óc. Mẹ lo chết được. Cha con có đích thân đến mang rất nhiều tiền để lo thuốc ********* con. Thư Hoàn mấy hổm rày ở tại nhà chúng ta, nó vừa mới ra phố mua thức ăn, có lẽ cũng sắp về tới nhà rồi.
    Mẹ nói đảo lộn cả thứ tự, nhưng tôi cũng hiểu ra. Gã đàn ông hôm trước không phải ai xa lạ, đúng là Thư Hoàn. Nếu lúc ấy tôi tỉnh táo một chúty? tôi có thể nhận ra giọng nói của chàng, có lẽ tôi đâu có chịu đi với chàng. Nhưng Thư Hoàn đến nơi ấy làm gì vậỷ Trừ trường hợp hắn theo dõi tôi ...Nưng theo dõi để làm gì? Để sỉ nhục tôi hay để xem kết quả? Những hình ảnh xảy ra đằng ấy vẫn còn khiến tất cả những mạch máu trong người tôi căng phồng lên.
    Mẹ vẫn không để ý đến sắc diện tôi, người tiếp:
    - Mấy hổm rày thật tội cho thằng Hoàn. Nó chạy tới chạy lui mời bác sĩ, mua thuốc. Chăm sóc con đủ thứ hết. Tối cũng không chịu về, đòi ngồi bên giường canh cho con ngủ. Nhất là những bữa con sốt mê man, Thư Hoàn ...
    Tôi cắt ngang:
    - Mẹ! Mẹ đừng nhắc đến tên hắn với con nữa, con không muốn nghe, không muốn nhìn bản mặt hắn nữa.
    Mẹ hơi ngỡ ngàng:
    - Sao? Y Bình! Thằng Hoàn đối với con đâu có tệ gì? Nó yêu con, con đừng có gàn bướng nữa. Con biết không, hôm mang con về đây, sau khi bác sĩ khám xong, nó đã gục đầu bên giường con khóc. Nhìn một thằng ương ngạnh như nó khóc, mẹ chịu không được. Y Bình, thằng Hoàn nó ...
    Tôi hét to:
    - Mẹ đừng nhắc đến tên hắn nữa! Hắn khóc à? Nước mắt cá sấu đó mẹ đừng có tin!
    Mẹ đã ngừng nói, tôi vẫn còn giận:
    - Con không muốn thấy mặt hắn, mẹ nghe rõ chưa.
    Bàn tay người xoa đầu tôi:
    - Thôi được rồi, được rồi! Con đừng giận nữa, bây giờ con muốn ăn cái gì mẹ làm cho ăn. Uống sữa trước nhé?
    Mẹ nâng tôi lên. Uống sữa xong tôi lại nằm xuống. Đầu tôi bắt đầu đau trở lại, bấy giờ tôi mới biết được rằng quả thật tôi đã đau nặng, thân thể rã rời, mệt mỏi. Nhắm mắt lại, định nghĩ ngợi nhưng tôi đã nghe có tiếng người gõ cửa, mẹ bước ra mở. Tiếng nói của Hoàn vọng từ sân vào:
    - Sao bác?
    Tiếng của mẹ:
    - Nó đã tỉnh rồi!
    - Thế à?
    Rồi tôi nghe tiếng chân bước nhanh lên thềm và tiếng mẹ hối hả:
    - Thư Hoàn! Đừng vào!
    - Sao vậỷ
    Mẹ lắp bắp:
    - Nó ...nó ...Tôi nghĩ tốt nhất cậu khoan hãy gặp nó. Nó đang giận cậu đấỵ
    1 khoảng trống yên lặng, rồi tôi nghe có tiếng cửa fòng mở. Hoàn đã không nghe lời mẹ, chàng bước vào fòng, đến cạnh giường tôi và cúi xuống nhìn tôị Tôi mở mắt ra nhìn chàng. Hoàn tiều tụy xanh xao như người sau trận ốm, những sợi râu biếng cạo lởm chởm quanh hàm. Chàng ngồi cạnh giường khẽ gọi:
    - Y Bình!
    Tôi lạnh lùng:
    - Anh Hoàn, anh đã chiến thắng rồi, anh có vui khi nhìn thấy tôi ngã bệnh không?
    - Y Bình em!
    Giọng chàng run run, bàn tay chàng nắm lấy tay tôi. Tôi rút nhanh tay lại, tàn nhẫn:
    - Anh đi đi! Đi về với Như Bình đi! Tôi không muốn thấy mặt anh nữa, tôi không muốn thấy anh đóng kịch ở đây.
    Hoàn nhìn thẳng vào mắt tôi, rồi Hoàn đứng dậy, tôi trông thấy mắt chàng hoe đỏ. Chàng lại nhìn tôi rồi bỏ đi ra cửa. Tôi nhìn theo mà lòng đau như cắt, nước mắt muốn tuôn ra, nhưng tôi vẫn ráng mím môi lại để khỏi bật ra lời gọi.
    Đến cửa, Hoàn đứng yên, rồi đột nhiên quay lại, xông đến bên giường, chàng ôm tôi vào lòng:
    - Tại sao chúng ta cứ mãi hành hạ nhau như thế? Y Bình, anh yêu em, chúng mình yêu nhau, đừng làm thế nữa nhé em?
    Nước mắt tôi chảy xuống, chàng nâng khuôn mặt tôi lên. Nụ hôn nồng nàn trên môi trên mắt tôi, tôi không phản ứng gì cả. Hoàn ngẩng đầu lên cười nhẹ:
    - Tha cho anh nhé Bình!
    Đầu tôi bắt đầu nhức trở lại, tôi chau mày hỏi:
    - Tại sao xem xong thư tôi, anh vẫn không đến đây chứ?
    Chàng ngạc nhiên:
    - Thư nào? Có bức thư nào đâu?
    Tôi lạnh lùng:
    - Tôi không tin là anh chẳng nhận được thư tôi.
    - Anh thề mà!
    Đột nhiên chàng ngừng lại suy nghĩ:
    - Nhưng từ khi cãi nhau với em, anh không còn thiết tha với cái gì nữa. Những bức thư nhận được, anh không buồn mở ra, anh để cả trên bàn.
    Tôi nhắm mắt lại, hình ảnh đêm nào ở đằng kia lại hiện trong đầu, tôi thở dài:
    - Thôi được rồi, anh đi đi, để tôi nghĩ lại!
    Thư Hoàn vẫn bất động:
    - Em nói thế nghĩa là ...em vẫn chưa tha thứ cho anh à?
    Tôi lặp lại những câu Hoàn đã mắng tôi:
    "Những sỉ nhục mà cô tạo ra cho tôi ngày nay, tôi thề sẽ phục hận!".
    Hoàn kêu lên, đầu chàng úp lên chăn:
    - Y Bình! Lúc đó anh tưởng là em coi anh như trò đùa nên anh mới phản ứng thế ...Nhưng hôm ở đằng ấy, nhìn thấy em bỏ chạy ra, anh mới biết là mình đã lầm. Em biết sau đó chuyện xảy ra thế nào không? Anh đuổi theo em, em loạng choạng bước trên đường, anh ở sau em một khoảng cách, nhưng không dám lên tiếng gọi. Khi em lên xe buýt anh đã gọi taxi đuổi theo. Em xuống bờ sông anh vẫn đứng ở xa xa, lúc đó anh tưởng em đã nhận ra anh, nhưng anh đã lầm vì đến lúc biết em đã mê loạn thì anh hoảng lên, anh gọi anh lắc mà em chỉ cười.
    Chàng ngẩng mặt lên, tôi nhìn thấy những giọt lệ đọng trên mi.
    - Khi anh gọi được xe, thì em đã không biết gì nữa. Trời mưa, gió lạnh, em lại sốt ...và lúc bấy giờ anh đã tự trách mình sao nông cạn thế, anh thấy tội anh thật đáng chết ...Đưa em về nhà, nghe tiến em mê sảng gọi tên anh mà anh muốn khóc. - Thư Hoàn ngưng lại, nhìn tôi - Y Bình, chúng ta yêu nhau thì tha thứ cho nhau đi, bao nhiêu ngộ nhận cũ bỏ hết, ta sẽ bắt đầu lại từ đầu! Bình! Anh yêu em.
    Thư Hoàn úp mặt vào ngực tôi.
    Tôi không biết phải nói sao nữa, luồn tay vào tóc rối của chàng, chúng tôi ôm nhau yên lặng. Một lúc, tôi nghe có tiếng chân mẹ đi xa, có lẽ bà đứng ngoài cửa đã nghe hết tất cả. Tôi thở dài, cảm thấy mệt mỏi nhưng cũng bình thản hơn lúc nào hết. Tôi bình yên, tình yêu đánh mất đã trở lại. Tôi nghĩ rằng có lẽ Hoàn cũng nghĩ như tôi. Đợi lúc chàng ngẩng đầu nhìn lên, chúng tôi nhìn nhau với cái nhìn trùng phùng sau khoảng thời gian dài cách biệt. Những kẻ thù trở lại yêu nhau.
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Tôi sờ nhẹ cằm chàng nói:
    - Anh ốm nhiều quá!
    Hoàn kéo tay tôi xuống, chàng quay đầu đi, một lúc mới trở lại nhìn tôi:
    - Em cũng thế, nhưng anh sẽ cố gắng hết sức để làm em phục sức lại như cũ. Em đói không? Suốt tuần em chẳng có ăn uống gì cả.
    Lời nói của chàng như sự đánh thức. Tôi đưa tay lên đầu, những cọng tóc rối đã lâu không hề chải khiến tôi ngượng. Tôi nhờ Hoàn lấy giùm tấm gương trong hộc tủ. Hoàn lắc đầu:
    - Đừng nhìn, hãy để 2 hôm nữa hãy nhìn.
    - Có lẽ bây giờ em xấu lắm phải không anh?
    Hoàn nói:
    - Không bao giờ em xấu cả.
    Mắt chàng long lanh. Để che giấu niềm xúc động, chàng úp mặt vào trong tay, nhưng rồi tôi nghe có tiếng khóc và giọng chàng nghẹn ngào:
    - Y Bình, anh có lỗi với em nhiều quá.
    Chẳng bao lâu, tôi rơi vào giấc ngủ. Đến khi thức dậy thì trời đã tối. Ánh đèn trong phòng nhờ nhạt, mẹ đang ngồi dưới đèn may áo mới cho tôi. Còn Hoàn thì ngồi cạnh giường với quyển tiểu thuyết trên tay. Tôi vừa cựa mình là họ ngẩng đầu lên. Thư Hoàn lên tiếng trước:
    - Em ngủ ngon quá, chắc không nằm mơ chứ?
    - Vâng.
    Vừa ngủ dậy tôi cảm thấy thật khỏe và bụng thật đói, tôi hỏi:
    - Có gì ăn không?
    Mẹ cười:
    - Cô đói lắm rồi phải không? Để mẹ xuống bếp nấu món xúp thịt bò mà con thích nhất nhé.
    Mẹ xuống bếp. Thư Hoàn cầm tay tôi lên. Tôi nghĩ tới cái hôm đàng ấy cũng cầm tay Như Bình nên thở dài. Thư Hoàn lo lắng hỏi:
    - Làm sao thế?
    - Anh quên là đến tháng 10 anh sẽ làm lễ với Như Bình sao?
    Chàng nâng tay tôi lên miệng hôn:
    - Đừng nhắc đến chuyện đó nữa, tháng 10 anh sẽ cưới em, anh sẽ không xuất ngoại nữa, từ đây chúng ta không bao giờ rời nhau, Bình nhé!
    - Con gái nhà họ Lục chúng em giống như món hàng, anh muốn lựa, muốn chọn ai cũng được ư?
    Hoàn bóp mạnh tay tôi:
    - Em còn giận anh sao, Y Bình?
    - Không hiểu tại sao chị em em, ai cũng chỉ yêu có mình anh chi cho rắc rối.
    - Thôi mà, nhắc làm chi, anh biết lỗi rồi mà!
    Có tiếng còi xe bên ngoàị Thư Hoàn chạy ra. Những bước chân nện mạnh trên sàn nhà. Tiếng Hoàn gọi:
    - Y Bình ơi, có cha em đến thăm này.
    Chẳng mấy chốc cha bước vào, mái tóc người bạc trắng, chiếc gậy trên tay. Cha lớn tiếng hỏi:
    - Y Bình, khỏe chưa? Cha biết thế nào con cũng khỏi mà. Con nhà họ Lục đâu dễ gì bị bệnh quật ngã như vậy.
    Tôi nhìn cha cười, không ý kiến. Cha tiếp:
    - Hôm nay trông con khỏe ra rồi đấy, mẹ con đâu rồi?
    - Dạ ở dưới bếp.
    - Làm thức ăn cho con à? Ừ! Con nên tẩm bổ, đừng tiếc tiền, cha nhiều tiền lắm.
    Thư Hoàn đẩy chiếc ghế đến cạnh giường, cha ngồi xuống, rồi quay đầu sang Hoàn gọi:
    - Thư Hoàn, cậu lại đây.
    Hoàn bước tới cạnh giường, cha nghiêm giọng:
    - Cho cậu biết, nếu cậu còn đem con gái tôi ra làm trò nữa thì tôi đập cậu nát xương nhé!
    Thư Hoàn cười, cúi đầu nhìn xuống. Cha quay đầu lại nhìn tôi, rồi sờ nhẹ lên trán tôi, người có vẻ hài lòng. Tôi chẳng yêu cha, ghét nữa là khác, nhưng thấy người đích thân đến thăm tôi, tôi cũng xúc động. Tôi cười hỏi:
    - Dì Tuyết thế nào cha? Mộng Bình về chưa?
    Cha hơi buồn, người lấy ống vố trong bị ra:
    - Mộng Bình vừa mới được giải phẩu xong, chắc phải nằm thêm 1, 2 tháng mới khỏi được, cái con khốn nạn đó không chịu nói tên thằng hại đời nó, tao mà không giết được thằng đó, tao không sống nổi- đôi mày ông chau lại- Lúc gần đây, mấy đứa con gái ở trong nhà làm tao phải điên lên. Con thì bệnh, Mộng Bình nằm nhà thương, còn con Như Bình ...
    Nói tới đây người ngưng lại, hết nhìn tôi rồi nhìn Thư Hoàn. Thư Hoàn có vẻ ngượng, khiến tôi khó chịu. Cha tiếp:
    - 2 ngày nay Như Bình cũng bệnh. Cơm không ăn, nước không uống. Tao không hiểu tụi bây thế nào cả, còn trẻ như vậy mà bệnh lên bệnh xuống, tao già từng này tuổi mà có như vậy đâu.
    Tôi hỏi:
    - Thế còn dì Tuyết?
    Cha nheo mắt lại, tay người vỗ nhẹ lên vai tôị
    - Con đã làm bà ấy tức gần chết đi còn đòi gì nữa.
    - Hừ!
    Tôi bĩu môi nhìn lên trần nhà không đáp. Lòng thầm nghĩ cha mà biết được con người thật của bà ta, có lẽ người tức chết đi sẽ là cha chứ không phải ai khác. Cha đứng dậy nhìn quanh nhà, rồi quay lại hỏi tôi:
    - Y Bình, cha định đưa mẹ con và con trở về nhà, con nghĩ sao?
    Tôi lạnh lùng:
    - Thôi cha, mẹ không bao giờ chịu trở lại đằng ấy đâu. Nước đã đổ ra làm sao hốt lại được. Tại sao lúc trước cha đuổi mẹ con ra khỏI nhà chi để bây giờ lại rước trở về?
    Cha hít 1 hơi thuốc, thở khói, người có vẻ khó chịu:
    - Đưa mẹ con mày về là vì tao muốn đời sống của mẹ con mày được sung sướng hơn.
    - Cám ơn cha, sống thế này cũng sung sướng lắm rồi.
    Cha giận:
    - Y Bình, con đừng có bướng như vậy. Bướng là ngu con hiểu không, nhà thế này mà làm sao ở được? Vừa ẩm thấp, thiếu ánh nắng ...
    - Vâng, thưa cha. Thế tới bây giờ cha mới biết ư? Tiếc là mẹ và con đã phải sống ở đây mười mấy năm rồi.
    Dọc tẩu trên tay cha rung động. Người mở miệng định nói gì thì mẹ đã mang súp ra. Thấy cha, người có vẻ xúc động. Mẹ lắp bắp hỏi:
    - Ông đến bao giờ thế?
    - Mới đến.
    Cha nhìn sang mẹ. Những sợi tóc điểm sương trên đầu, tấm thân gầy trong chiếc áo dài sậm màu rung rinh. Đột nhiên tôi so sánh người với dì Tuyết, người cùng tuổi với mẹ, mái tóc đen nhánh chải khéo với những bộ quần áo đắt tiền. 2 người cùng tuổi thế mà như ở 2 thế hệ khác nhau. Tôi yên lặng nhìn cha, không hiểu người nghĩ gì khi nhìn mẹ.
    Mẹ nói với cha:
    - Tôi múc cho anh một chén nhé?
    - Thôi khỏi, tôi phải đi ngay!
    Nhìn 2 người, tôi tưởng như đang xem 2 diễn viên đóng kịch. Họ đang ở vai trò nào mà tình vợ chồng không thấy diễn?
    Mẹ đem súp đến cho tôi. Thư Hoàn đến nâng tôi ngồi lên. Sau khi ăn hết chén súp. Hoàn lại đặt tôi nằm xuống. Cha đứng cạnh bên nhìn, rồi móc ra một xếp giấy bạc đưa cho mẹ:
    - Này lấy tiền mua cái gì bổ cho nó ăn.
    Mẹ do dự:
    - Tiền hôm trước cũng còn.
    - Thì cứ lấy, rồi muốn sắm gì thì sắm.
    Mẹ nhận tiền. Cha bước tới vỗ nhẹ lên tay tôi:
    - Chóng ngoan, mau lành bệnh đi rồi cha sẽ cho 1 món quà bất ngờ.
    Tôi nghĩ đến xấp vải màu bạc của cha đến bây giờ vẫn còn nằm trong ngăn kéo chưa mang đến thợ. Nhận quà của cha, tôi chẳng mảy may xúc động. Cha đã đi, trả lại sự yên lặng cho tôi với 1 xấp bạc. Tiền! Đối với cha chỉ có tiền, nhưng tôi thù ghét nó, tôi ghét luôn cả cha! Cha định mua chuộc tình cảm mẹ con tôi bằng tiền à? Không, không thể được, tôi phải để cho ông biết ở đời này có nhiều thứ đồng tiền chẳng bao giờ mua được!
    Cha về thì trời cũng tối. Thư Hoàn ngồi bên giường uể oải. Tôi hối thúc chàng:
    - Anh Hoàn, về đi!
    - Không, anh ngủ ở đây.
    - Ở đây làm sao ngủ được?
    - Suốt tuần qua anh đã ngủ thế này, có sao đâu.
    Tôi ngập ngừng:
    - Nhưng ...Bây giờ em khỏe rồi, anh cũng nên về nhà ngủ đi chớ?
    Thư Hoàn cứng đầu như con bò:
    - Không, anh thích ngủ ở đây, ngủ ở đây để nhìn em ngủ.
    Tôi giữ lấy tay chàng:
    - Trông anh như tướng cướp.
    - Gì?
    - Anh về nhà ngủ đi, mai thức dậy nhớ cạo râu rồi đến cho em xem. Nhà em không có dao cạo.
    Thư Hoàn nhìn tôi nheo mắt:
    - Tôi biết mà, cô định trốn tôi nữa phải không?
    Tôi cười, chàng đứng dậy, cúi xuống nhìn thật sâu vào mắt tôi:
    - Được rồi, thôi anh về. Hứa là không giận anh nhé, Y Bình.
    - Vâng, em hứa. Có điều anh đừng trách em hay giận hờn, hay thù hằn, em thấy anh đâu có thua gì em.
    Hoàn cười:
    - Đừng trách anh, chúng ta đều là người trần mắt thịt chớ có phải thánh thần gì đâu.
    Lời nói của chàng nhắc tôi nhớ đến Phương Du, một con chiên mới.
    Khi Hoàn về, chiếc ghế cạnh giường được mẹ ngồi thay. Người vẫn luôn tay với kim chỉ, nhưng mắt lại đăm đăm nhìn ra khung cửa.
    - Mẹ cũng đi ngủ đi.
    Tôi nói như thế 2 lần, mẹ giật mình quay lại:
    - Con nói gì hở Y Bình?
    - Con muốn mẹ đi ngủ đi, mẹ nghĩ gì mà thờ thẫn thế?
    Tôi đưa mắt nhìn theo dáng mẹ. Thời gian qua nhanh thật!
    Nhìn dáng gầy yếu của mẹ mà mắt tôi chợt ướt ...
  3. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Đúng như điều cha nói, con nhà họ Lục không thể nào bị bệnh quật ngã. Chỉ trong vòng 3, 4 hôm là tôi lại khỏe ngay như xưa. 1 lần bệnh nặng, 1 lần mất tình yêu rồi lại được, tôi trưởng thành, trầm tĩnh và thích phân tích hơn. Những lần ngồi suy tư là tôi lại nghĩ đến mọi diễn biến xảy tới trong gia đình. Tội lỗi bao giờ cũng được quy về đằng kia. Tôi chợt phát giác ra 1 điều là mối thù của tôi thật thâm sâu. Mỗi lần nhắm mắt lại là mỗi lần hình ảnh của dì Tuyết, cha, Hảo, Như Bình và Kiệt lại hiện ra. Hình ảnh đêm tôi phát bệnh lại càng hiện rõ hơn. Mối thù cũ cộng thêm sự xúc động mới len vào máu. Tôi mong sẽ có cơ hội báo thù, sẽ có ngày rửa được nhục, ngày đó nhẹ nhàng biết bao. Nhưng trong ý chí báo thù kia hình như có cái gì mới phát hiện trong đầu tôi, đó là thứ tình cảm mâu thuẩn khó giải thích. Đột nhiên tôi thấy mình thông cảm với cha. Không lẽ đồng tiền quả thật đã làm thay đổi lòng tôi? Tôi bắt đầu thấy bực vì những tình cảm yếu đuối của mình. Để giữ vững ý định báo thù, lúc nào tôi cũng cố gắng nhớ lại nỗi khổ đau trong quá khứ. Cha là môt con người vô tình, những ngọn roi của cha, sự tàn nhẫn đối với mẹ ... Bao nhiêu xung đột làm tôi mệt mỏi.
    Thư Hoàn lúc gần đây hay ngồi tư lự suy nghĩ. Những lần như vậy là tôi lại cả đoán chàng đang nghĩ tới Như Bình. Sự ghen tị làm tim tôi nóng lên. Tôi không thể chấp nhận sự phản bội dù đấy chỉ là sự phản bội trong tư tưởng. 1 lần mang bệnh không làm tôi quên, trái lại, còn khiến tôi căm thù hơn. Sự lo mất Hoàn khiến tôi trở thành cực đoan. Hoàn lành quá, chính vì lành mà lúc nào chàng cũng sợ lương tâm cắn rứt. Trong những lúc cận kề bên tôi, nghĩ đến chuyện bỏ ăn bỏ ngủ của Như Bình là chàng hối hận. Một hôm nhìn ra ngoài, Hoàn nói:
    - Có lẽ Như Bình giận anh lắm!
    Lửa ghen nhen nhúm làm tôi khó chịu, xụ mặt xuống tôi nói:
    - Anh cứ nhớ cô ta mãi, sao không đến thăm?
    Chàng nhìn tôi rồi ôm tôi vào lòng, mắt chàng soi thẳng vào mắt tôi:
    - Em xấu lắm, tàn nhẫn lắm, nhưng không hiểu tại sao anh lại yêu em.
    Sau đó, chàng hôn tôi, tình yêu cuồng nhiệt nóng bỏng khiến tôi lo ngại. Cái gì quá khích thì không bền.
    Hoàn không nhắc đến việc xuất ngoại nữa. Chàng đi xin một chân biên tập trong một tờ báo. Hoàn thường nói:
    - Chúng mình lấy nhau đi nhé Y Bình, anh sẵn sàng bất cứ lúc nào em thấy thuận tiện.
    Hoàn sợ gì? Phải chăng chàng sợ là không lấy nhau chàng sẽ mất tôi chăng? Tôi sẽ thay đổi ý kiến hay Như Bình sẽ làm chàng thay đổỉ? "Đằng kia " lúc nào cũng ám ảnh tôi.
    Một hôm, Thư Hoàn chạy đến nói:
    - Y Bình, bắt đầu ngày mai anh sẽ đi làm phóng viên tập sự
    - Em mừng cho anh.
    - Có việc làm, anh sẽ không xuất ngoại nữa. Bây giờ anh bắt đầu sống tự lập. Chúng mình sẽ lấy nhau. Sao? Được không em?
    - Được.
    - Y Bình, lấy nhau rồi em thích sống chung với cha mẹ hay sống riêng?
    - Hử??
    Tôi đang nghĩ ngợi chuyện khác.
    - Em thích ở riêng à?
    - Hử??
    Hoàn bước tới cạnh tôi:
    - Y Bình, em đang nghĩ gì đấy?
    Tôi ngập ngừng:
    - Em đang nghĩ ...À, mà không có gì cả.
    - Anh Hoàn, làm phóng viên có sướng không?
    - Em muốn hỏi trên phương diện nào?
    - Thí dụ như mình muốn điều tra 1 chiếc xe xem chủ nó là ai. Em có số xe đây, anh có thể giúp em tìm tên và địa chỉ chủ nhân chiếc xe đó không?
    Chàng nghi ngờ:
    - Em, em định làm gì thế? Muốn làm trinh thám tư à?
    Tôi cười, quay mặt lại tỉnh bơ:
    - Phương Du nó nhờ em, chiếc xe đó là của 1 tên lưu manh đã cản đường nó, nên nó muốn biết tên chủ nhân chiếc xe, thế thôi.
    Hoàn nhìn tôi dò xét:
    - Có thật như vậy không? Lý do không vững, tốt nhất em nên cho anh biết sự thật.
    Tôi hơi giận:
    - Anh có thể điều tra được không, được thì làm hộ không thì thôi, mình em làm cũng được.
    Hoàn lắc đầu:
    - Nói thật, anh không làm sao điều tra được, nhưng bạn anh có lẽ giúp được việc này.
    - Thế thì anh giúp em đi.
    - Bộ quan trọng lắm sao?
    - Không quan trọng lắm, nhưng em muốn biết.
    Tôi đem số chiếc xe trên cầu lớn ra đưa cho Hoàn. Chàng nhìn tôi 1 lúc, nói:
    - Mong rằng không phải chuyện xấu.
    - Thế anh nghĩ em có thể làm chuyện bậy bạ được à?
    - Ai làm sao biết được.
    3 hôm sau, Thư Hoàn đem kết quả đến cho tôi: Địa chỉ tên Ngụy Quang Hùng. Thư Hoàn bảo tôi:
    - Xong rồi, bây giờ em cho anh biết mục đích của em.
    Tôi cho tờ giấy vào túi:
    - Không có mục đích gì cả.
    - Không được, em phải cho anh biết mới được.
    - Vậy thì, em đành nói anh hay vậy, đây là địa chỉ của người tình dì Tuyết.
    Thư Hoàn nắm lấy tay tôi:
    - Y Bình, em có bằng chứng gì không mà dám quả quyết như vậy?
    Tôi nói nhanh:
    - Em chỉ đoán như thế.
    - Y Bình! Tha cho họ đi em.
    Tôi rút tay lại, nói nhanh:
    - Hừ, anh lại lôi thôi nữa à? Tha cho họ? Nếu họ hành động chính danh thì làm gì lại sợ em? Có sức chơi có sức chịu chứ, em làm sao ngăn họ?
    - Vậy thì em hứa với anh để kệ họ, em nhé?
    Tôi giận lên:
    - Sao anh quan tâm đến họ thế? Anh tội cho Như Bình à?
    Thư Hoàn lắc đầu:
    - Y Bình em!
    - Thôi được rồi, bây giờ tôi định tới đằng kia đây này, anh có đi với tôi không?
    Thư Hoàn lập tức trả lời:
    - Không, anh không thể đi được.
    - Anh ngại Như Bình à?
    Thư Hoàn thành thật:
    - Vâng, dù thế nào đi nữa, anh thấy anh cũng có lỗi với Như Bình.
    Máu ghen lại nổi lên trong lòng tôi, tôi đứng bật dậy. Lạ thật, tôi không ngờ ý niệm độc chiếm Thư Hoàn lại mạnh đến thế. Tôi độc tài không muốn thấy chàng lo lắng cho Như Bình vì như thế ít ra Như Bình cũng đã chiếm được 1 địa vị, 1 chỗ đứng trong trái tim chàng.
    Khi tôi bước ra cửa, Hoàn gọi giật lại:
    - Em đi đâu đó?
    - Đến đằng kia.
    Hoàn đuổi theo:
    - Em có định đem chuyện này ra nói với cha không?
    Tôi quay lại trừng chàng:
    - Không, em chỉ định đến thăm cha. Mà làm gì anh lại lo lắng cho họ dữ vậy? Anh Hoàn, anh yên tâm đi, tôi chưa đủ sức để làm gì họ đâu, nếu anh không có ý gì cả thì đi với em lại đằng ấỵ
    - Y Bình, em đừng có ích kỷ quá như vậy, tàn nhẫn quá không tốt.
    - Em tàn nhẫn à?
    Chàng vội xoa dịu:
    - Thôi, thôi được rồi, cứ kể như anh nói bậy đi, đừng giận, đừng cãi nữa, anh xin lỗi. Đừng cãi nữa.
    Tôi còn định nói thêm mấy câu cay đắng nữa thì Hoàn vội vã vuốt ve làm tôi nín yên. Vâng, chúng tôi cãi nhau nhiều quá rồi. Tôi yên lặng bỏ đi ra cửa mang giày vào. Thư Hoàn bước tới ngồi bên tôi, nhìn tôi với nét mặt ưu tư. Tôi chợt hối hận, tại sao tôi lại đối với chàng như vậy? Tôi yêu chàng mà cứ làm chàng khổ. Không phải chỉ có mình chàng khổ thôi, mà ngay chính tôi có khi còn khổ hơn, còn bị bứt rứt hơn. Đặt tay mình lên tay chàng, tôi nói:
    - Anh Hoàn, em sẽ trở lại ngay.
    - Nhưng em đi làm gì? Cha có gọi đâu?
    - Đã lâu không đến nên em muốn qua thăm cha, vả lại giam mình trong phòng mãi cũng chán.
    - Anh biết không phải vì nhớ cha mà em sang thăm, nếu anh không lầm thì chắc chắn em phải có ý gì đây. Y Bình em nên nhớ rằng cũng vì hận thù mà em suýt làm tan rã mối tình của chúng ta. Anh mong em không nên để thù hận tiếp diễn.
    - Không cần anh làm thầy đời, tôi hiểu mà. Bây giờ không lẽ anh không cho tôi đến thăm cha tôi sao?
    Thư Hoàn có vẻ buồn:
    - Có ai cản em đâu.
    Nhìn chàng cười thoảng trên môi, tôi vỗ về.
    - Thôi để em đi, anh ở nhà với mẹ, anh nhé, em về ngay.
    Thư Hoàn vẫn buồn:
    - Anh biết em định làm gì, em tính đến trêu chọc dì Tuyết, đến để cười vui trên chiến thắng của mình.
    - Em có chiến thắng nào đâụ
    - Em đã chiếm lại anh.
    Tôi cười mũi:
    - Đừng có tưởng mình cao giá đến độ ai cũng muốn "đoạt " muốn "chiếm " như thế. Ai chớ tôi thì đừng hòng.
    Thư Hoàn ôm tôi vào lòng hôn:
    - Thôi, thôi được rồi, tôi biết cô tự ái cao lắm mà! Nhớ về sớm nhé, anh mong!
  4. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Ra cửa, buổi trưa nắng như đốt. Tôi gọi xe xích lô đến đằng kia. Đúng như sự tiên đoán của Hoàn, tôi đang bắt đầu một cuộc trả thù mới. Đã biết rõ bí mật của dì Tuyết thì còn đợi gì nữa? Họ đã ức hiếp, đã nhục mạ, đã chèn ép tôi lắm điều thì làm sao tôi có thể quên được mối thù kia dễ dàng như vậy? Đứng trong sân, mùi hoa hồng kích thích các mạch máu trong thân tôi.
    Phòng khách thật vắng, có lẽ vì giờ đây là giờ nghỉ nên tất cả mọi người còn đắm mình trong giấc ngủ trưa, chỉ có Hảo ngồi một mình, thật hiếm khi thấy được hắn ở nhà. Thấy tôi, mặt hắn xụ xuống ngay. Tôi bước vào, đặt xách tay xuống ghế, Hảo có vẻ khó chịu lên tiếng:
    - Y Bình đấy à? Vậy mà tôi tưởng bệnh vật cô chết rồi chứ.
    Tôi ngẩn người, nhưng bất chợt cười to vì tôi nhớ lại cảnh tối hôm ấy, Hảo là người nhạo báng tôi nhiều nhất. Bây giờ, tôi thấy vui hẳn lên. Thư Hoàn làm thế nào đi nữa rồi cũng phải trở về với tôi. Nụ cười đắc thắng hiện lên môi, tôi nháy mắt:
    - Tôi vẫn mạnh, ở đây chắc mọi người cũng vui vẻ chứ?
    Hảo nhún vai:
    - Dĩ nhiên, ở đây đâu có ai giả bệnh, giả chết đâu.
    Tôi giận, nhưng vẫn giả vờ cười tươi:
    - Có Như Bình ở nhà không? Tôi đến nhờ cô ấy đây, tụi này định tháng 10 làm đám cưới, nghĩ đi nghĩ lại mãi không thấy ai xứng đáng vai phù dâu hơn Như Bình.
    Đòn của tôi khá độc. Hảo đỏ mặt như chú gà trống lúc lâm trận. 1 lúc thật lâu, lấy lại bình tĩnh, hắn bĩu môi:
    - Nói mà không biết ngượng!
    Tôi cười, mối thù kia làm tôi tàn nhẫn:
    - Không biết ngượng à? Gia đình này chỉ có 1 người đáng ngượng thôi, nhưng cô ấy bận nằm ở bệnh viện để trục cái thai không cha rồi!
    Mặt Hảo từ đỏ biến xanh, hắn đứng yên 1 lúc, nói:
    - Tôi chịu thua, miệng cô độc thật, nhưng có điều tôi khuyên cô, cái gì cũng vừa phải thôi.
    Hảo bước ra cửa, tôi nhìn theo chợt hối hận, nhưng sợ hối hận đó chỉ lóe lên rồi tắt ngay. Tôi gọi vào trong:
    - Cha ơi! Cha có nhà không? Con qua thăm cha này!
    Cha bước ra, mùa hè cha mặc bộ đồ ở nhà bằng vải trắng mỏng, mái tóc bạc trắng, chiếc dọc tẩu trên môi. Trông cha nhàn nhã, thanh thản chi lạ Trong những lúc không giận dữ la hét, gương mặt cha cũng hiền lành lắm, người nhìn tôi cười:
    - Khá lắm, con lành bệnh nhanh thật.
    Tôi ngồi trước mặt cha, lòng phân vân. Có nên đem chuyện làm mờ ám của dì Tuyết ra mách lại cho cha biết không? Hay nên thu nhập thêm tài liệu trước khi tôi xả láng? Hay bao nhiêu đó là đủ rồi? Nhìn nếp nhăn trên trán cha, đột nhiên tôi xúc động. Cha là người thân hay kẻ thù của tôi? Sự báo thù có làm cho sự thanh thản của người bị xáo trộn hay không? Dưới đôi mắt mệt mỏi, tôi tìm thấy một chút tình thân. Lúc này cha tốt với tôi quá. Nhưng trận đòn ngày nào vẫn không phai được trong đầu óc tôi.
    - Y Bình con thích chơi nhạc không?
    - Gì hả cha?
    - Con có thích chơi nhạc hay không?
    À! Thì ra cha đang tìm cách nói chuyện với tôi, tìm cách để gần gũi tôi đúng như Hoàn phân tích chăng? Trả thù 1 người, nhất là 1 người lớn tuổi là việc làm tàn nhẫn, dã man. Hãy học cách tha thứ cho người. Lời nói của Hoàn làm tôi phân vân. Cha hỏi:
    - Con đang nghĩ gì đấy?
    - Dạ ...Dạ ...
    Tôi vừa định nói thì dì Tuyết bước ra. Có lẽ bà ta nghe tiếng tôi nên bước vội ra, chưa kịp chải tóc. Giấc trưa của dì bị phá. Nhìn sắc mặt của dì, tôi hiểu là sắp có to chuyện. Thật vậy đôi mắt nẩy lửa đang mở to nhìn về phía tôi:
    - Y Bình, tôi vừa định đi tìm cô thì cô lại đến. Như Bình nó làm gì không phải với cô đâu mà cô lại... Muốn tìm bạn trai ra đường mà tìm, thiếu gì, tại sao cô lại cướp vị hôn phu của người ta chứ? Sao tồi vậy? Sao cô không biết đi tìm, lại đi đoạt người yêu của người ta, con người cô chỉ sống nhờ thói đó sao?
    Tôi ngẩn người ra nhìn dì Tuyết. Chính dì gây sự trước chớ không phải tôi đó nhé!
    - Cô có tài quyến rũ người ta sao không biết thân mà đi tìm đi. Đằng này thấy con Như Bình có bạn lại chạy lại quyến rũ. Nói cho cô biết con Như Bình nhà tôi là con nhà gia giáo, có dạy dỗ đàng hoàng, chúng tôi ở đây tính chuyện đàng hoàng chứ không đùa giỡn mất dạy như vậy đâu.
    Cha bất bình cắt ngang:
    - Bà lại muốn gì đây?
    Dì Tuyết vẫn bất chấp lời cha, tiếp tục chỉ vào mặt tôi:
    - Thật là thứ mặt chai mày đá, muốn lôi muốn kéo sao không ra đầu đường xó chợ mà lại đến đây? Thứ điếm giòng mà, mẹ sao con vậy.
    Tôi đứng bật người dậy, sự giận dữ làm tôi mất cả lương tri, những câu nói hạ cấp kia (dù biết nơi xuất thân của dì Tuyết cũng không cao ráo gì) không ngờ lại được thốt ra ở đâỵ Tôi chưa kịp phản ứng thì cha đã quát:
    - Tôi bảo bà câm đi, bà có nghe không?
    Dì Tuyết quay sang cha, mũi dùi tấn công đã hướng về phía khác, dì vừa khóc vừa gào:
    - Tôi biết mà, trước mắt ông bây giờ chỉ có con Y Bình thôi, còn mẹ con tôi đây có ra gì nữa đâu. Ông cấm chúng tôi xài tiền, không cho chúng tôi mua sắm, trong khi đem tất cả đổ cho họ. Y Bình là con ruột, là cành vàng lá ngọc của ông, còn thằng Hảo thằng Kiệt, Như Bình, Mộng Bình đều là con rơi, con lượm của tôi mà..
    Nghe mấy câu vừa rồi của dì Tuyết, tôi thấy tự ái va chạm dữ dội, sự giận dữ đã sôi sục. Nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy buồn cười phần nào. Tôi nghĩ: con rơi à? Ít ra cũng có một đứa. Cha đứng dậy, con báo đen đã tỉnh giấc! Cha tôi lườm dì Tuyết. Rồi đưa tay lên đấm mạnh xuống bàn, ly trà rơi xuống vỡ tan.
    - Bà định chết hay sao chứ?
    Dì Tuyết lấm lét im ngay ngồi xuống ghế, 2 tay ôm mặt, khóc:
    - Ông ghét tụi này, sao ông không đuổi hết rồi rước mẹ con họ đem về. Mấy năm nay, trà hầu cơm dâng cũng 1 tay tôi, chớ mẹ con họ nhởn nhơ hạnh phúc, mỗi tháng tới lãnh tiền về xài.
    Dì Tuyết càng nói càng khóc lớn như bị ức hiếp:
    - Mấy năm nay, cái gì cũng lo lắng cho ông đủ mà ông đâu có nghĩ tình mẹ con tôi. Như Bình cũng là con của ông, nó bệnh ông bỏ mặc, ngay cả người yêu của nó ông cũng để người khác lôi đi. Làm cha mà ông không công bằng gì cả.
    Cha bực mình:
    - Thôi, bà nói hết chưa, câm mồm đi!
    Dì Tuyết vẫn làm ra vẻ uất ức, vẫn khóc. Một lúc bà bỏ khăn tay xuống tiếp tục kể lể:
    - Thăng Hảo giới thiệu bạn nó cho Như Bình, 2 đứa sắp làm lễ đính hôn thì con điếm nhỏ kia thấy người ta có tiền, có danh là nhảy ào vô cướp, cướp không được lại giả bệnh giả chết. Đóng đủ trò không biết ngượng, đồ hạ cấp.
    Tôi không thể nghe tiếp được nữa vì những lời thô tục kia làm đỏ mặt, đỏ tai tôi. Trách chi khi còn ở chung nhà, mỗi lần có chuyện là mẹ chỉ biết ngồi tủi cho thân phận mình. Có lần chịu không được, tôi hỏi mẹ sao không nói lại, thì mẹ chỉ biết cười buồn:
    - Nói lại với cô ấy chỉ thiệt thân, nhọc công nhọc sức, vô ích.
    Bây giờ tôi đã hiểu rõ lời nói của mẹ. Những câu nói thô lỗ hạ cấp chỉ tổ làm hạ phẩm cách của mình thôi. Khi không rồi lại mang đầu đến đây nghe chửi rủa. Nhìn con người ngoan cố mặt dạn mày dày, tôi cố ngăn cơn giận. Những hành động thô bỉ chưa bị tôi tố giác mà ...Quay lưng ra cửa tôi định đi thì dì Tuyết nhảy bổ tới nắm áo tôi, hét:
    - Mày không có quyền đi đâu hết. Ở lại đây thanh toán cho xong việc rồi muốn đi đâu thì đi.
    Thấy thái độ sắp ăn thua đủ của dì Tuyết, tôi cũng đâm hoảng. Lúc bấy giờ Hảo, Kiệt, Như Bình và cả cô tớ gái cũng úa ra. Dì Tuyết tay nắm chặt áo tôi, miệng không ngớt những tiếng chửi rủa hạ tiện, tôi quay sang cha, gọi to:
    - Cha!
    Cha bước tới, bàn tay to lớn của người đặt lên cánh tay dì Tuyết, sẵng giọng:
    - Bỏ ra!
    Dì Tuyết buông áo tôi ra rồi òa lên khóc:
    - Tôi biết mà, 2 cha con ông bây giờ ỷ thế ăn hiếp tụi này mà, tôi làm sao sống được nữa hở trời! Hảo, Kiệt, Như Bình đi hết đi, người ta đâu cần tụi bây nữa mà ở đây làm gì.
    Như Bình ngượng ngập bước tới, mặt trắng xanh, mắt buồn thảm, cô ta len lén nhìn tôi, rồi quay sang dì Tuyết:
    - Thôi mẹ, bỏ qua đi, làm lớn chuyện người ta cười chết!
    Dì Tuyết giận dữ quay lại cho Như Bình cát tát nẩy lửa:
    - Mày là đồ vô dụng, mồi đến miệng rồi mà không biết giữ để người cướp mất.
    Hảo thấy mẹ hắn nặng lời với tôi quá nên với vẻ khó chịu, hắn bước tới can:
    - Thôi mẹ về phòng nghỉ đi, la lối thế này có ích lợi gì đâu?
    Dì Tuyết như người loạn trí:
    - Tụi bây đi chỗ khác, hôm nay tao phải sẵn thua đủ với con điếm con này mới được.
    Nói xong bà ta xông tới, tôi chưa hề gặp trường hợp này nên không kịp tránh, đầu dì Tuyết như tảng đá đập mạnh vào ***g ngực tôi.
    Cơn giận trào lên óc, tôi hét:
    - Vừa phải thôi chứ, tôi không nhịn nữa đâu. Bà muốn tôi lật tẩy bà ra mới chịu yên sao?
    - Tao có gì bí mật đâu mà sợ, có giỏi nói đi!
    Vừa nói dì Tuyết vừa xông đến, tôi tức quá không nhịn được:
    - Bà tưởng tôi không biết ư? Bà đem tiền đi đâu tôi cũng biết nữa là, tôi còn biết tên gã đàn ông bạn của bà nữa. Ngụy Quang Hùng!
    Dì Tuyết như bị điện giật, buông tay tôi ra, đi lùi ngay về phía sau như gặp rắn khè nọc độc phải thu người về. Thái độ của bà làm cha nghi ngờ, người hỏi tôi:
    - Y Bình, con biết những gì nói ra xem?
    Dì Tuyết hoảng, nói nhanh:
    - Đừng, đừng tin nó, nó nói bậy đó, đừng tin!
    Dì Tuyết xông đến. Đã đến nước này tôi không thể làm khác hơn:
    - Cha, từ nay cha không bao giờ nên tin người đàn bà này nữa. Bà ấy đã lấy tiền của cha để nuôi một người đàn ông khác tên là Ngụy Quang Hùng. Thằng Kiệt cũng không phải là con của cha ...
    Tôi nói chưa dứt câu thì dì Tuyết đã nhào tới, nhưng móng tay nhọn của bà chĩa thẳng vào mắt tôi, tôi hoảng hốt nhảy sang bên. Cha vội chụp lấy vai dì Tuyết. Một pha giằng co xảy ra, dì Tuyết vừa khóc vừa nói:
    - Nó nói láo đấy, tôi lấy người khác không lẽ nó trông thấy à? Bằng chứng đâu? Tôi mà có tội lỗi như thế trời đánh tôi chết! Bằng chứng đâu?
    - Bằng chứng à? Cứ nhìn mặt thằng Kiệt là thấ''y ngay, ngoài ra nếu muốn tôi sẽ đưa thêm cho thấy.
    Dì Tuyết sợ hãi, lùi dần về phía tường:
    - Bảo nó câm mồm đi, đừng cho nó nói nữa.
    Cha từ từ lui về phía dì Tuyết, mắt người mở to, cánh tay hắc báo giương lên chụp lấy vai dì Tuyết:
    - Tao nghi ngờ lâu rồi, bây giờ mới biết. Mày dám qua mặt tao hả?
    Hảo xông tới ngăn. Tôi biết rằng dì Tuyết sẽ bình an nếu có Hảo, vì dù sao cha cũng già rồi. Quay đầu sang nơi khác, tôi muốn bỏ đi, muốn lánh tất cả những cảnh hỗn độn đang xảy ra trước mắt. Tôi lặng lẽ bỏ đi về nhà.
  5. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    -Coi, thế mà cũng giữ chữ tín quá. Em đi mất nửa giờ, nhưng em nghĩ tới anh được mấy lần, nói cho anh nghe xem.
    Tôi không còn tâm trí đâu để cười đáp lại chàng. Bước qua cửa, tôi tựa lưng vào tường, mắt lim dim. Tôi đã báo được thù, nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thấy vui sướng tí nào cả. Đầu tôi trốn rỗng, những tiếng chửi rủa thô tục như những phiền nhiễu không rứt khỏi đầu óc tôi được. Thư Hoàn bước tới xoa tay lên mặt tôi hỏi:
    - Mới khỏi bệnh là đã đi nắng. Sa? Khó chịu lắm à?
    Tôi nhắm mắt lại:
    - Không sao cả, chỉ tại em vừa mới ở nơi dơ bẩn về ... Em muốn đi đâu cho thoáng. Hay là đưa em tới Phương Du chơi đi.
    - Có phải em gặp phiền nhiễu không?
    - Không phải thế, ngược lại em đã làm cho họ tức lộn ruột. Nhưng anh Hoàn, anh cũng hiểu cho em là nếu họ không chọc giận em thì không bao giờ em làm họ giận cả. Đừng trêu vào em, nếu trêu vào thì đừng trách em tàn nhẫn.
    Thư Hoàn nhìn thẳng vào mắt tôi:
    - Em đã kể tất cả chuyện mờ ám của dì Tuyết ra rồi à?
    - Thôi đừng nhắc tới chuyện đằng kia nữa. Nhức đầu lắm. Bây giờ đến thăm Phương Du, anh đi không?
    - Em mới lành bệnh đi nhiều không tốt.
    Tôi bực mình:
    - Anh sao lại khó thế? Anh không đi thì em đi một mình vậỵ
    Thư Hoàn miễn cưỡng:
    - Được rồi, anh đi với em mà.
    Chúng tôi xin phép mẹ xong đi ra gọi xe xích lô tới nhà Phương Du. Phương Du với Thư Hoàn chưa gặp nhau nhưng qua lời tôi 2 người đã hiểu nhau quá nhiều. Chiếc xe chạy qua cầu, bất giác tôi đưa mắt nhìn về phía đường X nơi có nhà anh chàng họ Ngụy. Mặc hắn, giờ phút này không nên nghĩ đến những chuyện đó nữa, hãy để cho đầu óc tôi bình thản vui vẻ.
    Phương Du đích thân bước ra mở cửa, tay đầy cọ, sơn, chiếc blouse trắng be bết hết màu, chiếc khăn nhỏ cột gọn mái tóc.
    - Mày ăn mặc gì mà giống dân Ả Rập thế?
    Phương Du đưa tay lên vuốt nhẹ mái tóc, vui vẻ bảo tôi:
    - Tao mới gội đầu xong là bắt tay vào làm việc ngaỵ Vào nhà ngồi chơi, nếu tôi không lầm thì đây là anh Hoàn.
    Hoàn vội gật đầu:
    - Vâng, và cô đây là cô Du?
    - Chắc chắn rồi!
    Phương Du đi trước, mấy gian phòng đều ngập đầy giấy vụn, sách vở, bút mực, đây là thành tích của mấy đứa em của Du, tuy thế gia đình vẫn hạnh phúc. Vừa bước vào phòng trong, cô em gái Phương Du đã chạy ra ôm lấy chân tôi gọi:
    - Chị Bình, chị hứa cho em kẹo thế mà chị cứ quên mãi.
    - Thôi lần sau chị sẽ không quên đâu.
    Không khí ở gia đình nàng lúc nào cũng ấm cúng. Tôi vui hẳn. Phương Du đưa chúng tôi vào phòng nàng, ở đây không có phòng khách. Vừa bước vào là phải dọn dẹp giá vẽ sang bên mới có chỗ ngồi. Tôi thích ngồi dưới nền gạch, Hoàn ngồi xuống theo, chúng tôi hoàn toàn thích thú cái không khí tự do này.
    Du rót 2 cốc nước lọc ra mời:
    - Nước lọc bao giờ cũng là thức uống tinh khiết nhất.
    Phương Du pha trò xong quay sang tôi:
    - Lúc này sao mày ốm thế?
    - Còn giả vờ nữa, người ta bệnh gần nửa tháng mà không thèm ghé thăm.
    Phương Du ngạc nhiên:
    - Bệnh à? Con người sắt đá như mày mà cũng biết bệnh sao?
    Quay sang Hoàn, Du trêu:
    - Thế bệnh của Y Bình có liên hệ gì đến anh không?
    Thư Hoàn chưa quen với cách đùa của Phương Du, nên lúng túng ra mặt. Tôi vội đỡ cho chàng:
    - Phương Du, mày đã là con chiên ngoan thế mày có xem thánh kinh chưa?
    Phương Du kéo 1 quyển sách trong ngăn ra, ném trước mặt tôi:
    - Tao đang xem đây.
    "Tà thuật và ảo thuật", tôi cười hỏi Du:
    - Ủa, hết nghiên cứu sách tôn giáo rồi bây giờ nghiên cứu sách tà thuật à, mày định làm trò khỉ gì nữa thế.
    Phương Du ngồi xếp bằng xuống, suy nghĩ 1 chút đáp:
    - Tao chỉ muốn nghiên cứu xem con người ra saọ Nhiều lúc tao thấy họ làm được những việc phi thường. Quyển sách này nói về những cách báo thù bằng bùa phép của những dân tộc chưa được khai hóa. Tao tuy không tin tà thuật nhưng tao thấy con người cũng thật lạ, họ sát hại nhau bằng những phương cách tàn nhẫn không tưởng tượng được, theo tao, nếu quả địa cầu này không có nhân loại chắc sẽ bình yên lắm.
    Hoàn chen vào:
    - Chưa hẳn thế, cả động vật cũng sát hại nhau để sinh tồn chứ không hẳn chỉ có con người.
    - Vâng, nhưng với động vật là để sinh tồn, còn loài người đôi lúc chỉ vì ích kỷ, vì tính tham lam mà tàn sát dã man người đồng loại. Còn có nhân loại không bao giờ có hòa bình.
    Tôi nhìn Phương Du lo lắng:
    - Thôi bao nhiêu đó đủ rồi, nghe lời mày tao cứ tưởng chúng tao đang bị "lên lớp". Nói chuyện chi mà nghe xa vời, đầy ảo tưởng.
    - Mày nên thích nghe mới phải Y Bình ạ. Tao cần nói cho mày biết là muốn giải quyết thù hận không thể dùng thù hận mà phải dùng ...
    Tôi đoán được ý nó nên cướp lời:
    - Phải dùng tình cảm? Nếu ai đánh má bên này của ta, ta chìa má bên kia cho người ta đánh thêm, nếu họ giết mẹ ta, ta đưa cha ta cho họ giết luôn, phải không?
    Lối châm biếm của tôi làm Phương Du phải phì cười:
    - Y Bình, đôi lúc tao thấy mình là 1 tên quá khích. Thôi thì nói chuyện khác vậy. Đi chơi nhé? Đến chùa chơi đi, thích không? Bây giờ la ba giờ rưỡi, bốn giờ tới nơi. Ở đấy chơi tới sáu, bảy giờ ta về dùng cơm. Đồng ý không?
    Tôi thích quá reo lên:
    - Thế thì nhất rồi, cho bé Kỳ đi theo nhé?
    Bé Kỳ là em gái của Phương Du.
    Năm phút sau, chúng tôi bắt đầu nhắm hướng chùa thẳng tiến. Đáp xe buýt đến ga chót, xuống đi bộ thêm một đoạn đường là đến chùa. Bé Kỳ như chú ếch con nhảy nhót phía sau, chiếc váy màu xanh của nó tung bay theo gió. Vừa đi, nó vừa hát 1 bài dễ thương.
    Hết hát ngược ta lại hát xuôi
    Một cột Đá trong lòng sông lăn trên núị
    Bước qua nhà cậu thấy mợ ru nộị
    Trên trời trăng mọc khắn nơi chỉ có 1 cánh sao
    Như hàng vạn ông tướng với 1 binh sĩ
    Gã câm kể chuyện, tên điếc nghe phì cười

    Chúng tôi vui vẻ cười. Thư Hoàn bắt đầu thích bé Kỳ. Bấy giờ tôi mới rõ là Thư Hoàn rất yêu trẻ con, Hoàn và bé Kỳ đuổi bắt nhau, tuổi thơ làm tất cả như trẻ lại. Một lát sau bóng họ đã mất hút, Phương Du nhìn theo, rồi quay sang tôi:
    - Y Bình, hắn cũng dễ thương quá hở
    Phương Du muốn nói Thư Hoàn. Tôi cười:
    - Tao gả cho mày nhé, chịu không?
    - Chỉ sợ mày buông không nổi hắn chứ.
    Chúng tôi tiếp tục đoạn đường, Phương Du nói:
    - Y Bình, hình như mày có chuyện lo lắng?
    Tôi cắn nhẹ môi, ngẩng mặt lên nhìn trời, những cụm mây trắng đang phiêu bạt. Tôi mơ màng:
    - Làm người không biết thế nào là hành động đúng, thế nào là sai.
    - Tao thấy mày có cái tật là hay quan trọng hóa vấn đề. Mày có nhớ ví dụ của tao không? Đối tượng là viên kẹo đó, nếu tâm hồn bình thản, dục vọng không có thì tất cả đều vô nghĩa, vì vậy ít nhất ta cũng nên dẹp bỏ tất cả những ý niệm về yêu và ghét thì tâm hồn mới yên được.
    Tôi yên lặng. Đến chùa đi quanh một vòng, chúng tôi vào xin xăm. Tôi cũng không tha thiết lắm với việc xin xăm, nhưng dù sao đây cũng là 1 cách giải trí.
    Mặt trời ngã dần về phía Tây, chúng tôi đi ra sau chùa, men theo đường mòn đầy cỏ dại đến cái hồ lớn. Không một bóng người, chỉ có tiếng chim ríu rít, hơi đất đã tỏa làm mù mờ cảnh vật. Tìm 1 tảng đá to chúng tôi ngồi xuống. Gió lạnh, đột nhiên tôi cảm thấy tâm hồn hoang vu, trống trải.
    Tiếng chuông chùa vọng lại, hồn tôi lâng lâng và cảm thấy rõ cái bé nhỏ của con người trước vũ trụ bao la. Con người trần tục của tôi đã biến mất, chỉ còn lại tâm hồn tinh khiết lâng lâng trong gió. Tiến chuông đã tắt tự bao giờ, tôi chống tay lên nghĩ ngợi. 1 cái gì mất mát, hối hận nhúm lên trong tim tôi. Dì Tuyết tuy bậy thật, nhưng tại sao tôi lại làm vậy? Tôi nhìn lên trời tự nghĩ. Nếu quả thật thánh thần hiện hữu thì tất cả hành động của con người đều bị chi phối bởi thiên mệnh. Thế hành động đã qua của tôi có bị chi phối không?
    Sự yên lặng của tôi bị Phương Du cắt ngang, nó ra dấu bảo tôi nhìn về phía Thư Hoàn với bé Kỳ. 2 người đang chơi trò vỗ tay. Thế giới trẻ thơ thật đẹp. Tôi nghĩ nếu không có những lời tục tằn của dì Tuyết, nếu không có những ngọn roi của cha, nếu không có vụ tranh chấp người yêu với Như Bình, không có chuyện lem nhem của dì Tuyết với gã Ngụy, thì thế giới sẽ đẹp biết chừng nào. Tuổi tôi là tuổi vui sướng thụ hưởng chớ đâu phải tuổi của thù hận, buồn rầu đâu.
    Trời sập tối, chúng tôi trở về nhà Phương Du. Dọc đường Hoàn mời chúng tôi đến một quán ăn nhỏ dùng cơm. Sau đó Thư Hoàn còn mua cho bé Kỳ 1 bao kẹo lớn.
    Đưa Phương Du và bé Kỳ tới nhà, chúng tôi mới quay lại. Hoàn có vẻ suy tư, lòng tôi lại rối rắm. Có những cặp tình nhân âu yếm bên bờ kinh. Tôi định nói vài lời với Hoàn, nhưng lưỡi tôi khô cứng. Hình ảnh Như Bình và dì Tuyết lúc nào cũng ám ảnh tôi. Thù hận đã biến mất, chỉ còn sự thương hại làm tim tôi đau nhói.
    Chúng tôi bước xuống bờ đê, có những ghế đá dọc theo bờ sông dành cho những kẻ yêu nhau. Hoàn hỏi tôi:
    - Ngồi chơi một chốc nhé?
    Tôi không phản đối. Chàng tìm 1 chỗ thoáng ngồi xuống. Nắm lấy tay tôi, Hoàn nói:
    - Bây giờ Y Bình cho anh biết, hồi chiều em đến đằng kia làm gì?
    Tôi chau mày:
    - Anh đừng nhắc đến chuyện ấy nữa, để em thở một chút chứ!
    Hoàn yên lặng, chúng tôi ngồi trong thế thụ động. Không khí nặng nề vây quanh. Ễnh ương sâu bọ trong cỏ bắt đầu hợp tấu khúc nhạc sầu ảo não. Dòng sông trong đêm yên lặng, một chiếc thuyền con trôi trên dòng nước dưới ánh trăng treo ...Vẻ tĩnh mịch của màn đêm làm chúng tôi mơ màng. Một lúc, Hoàn nói lảng:
    - Nhìn trăng đáy nước kìa em!
    Tôi nhìn theo ánh nước lay động, những nếp nhăn bạc trên nước lấp lánh. Tôi yên lặng. Một đám mây trôi đến. Trăng đã khuất trong mây. Nhắm mắt lại, mây đen như đang vần vũ trong lòng tôi.

  6. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Ba ngày liền, tôi vẫn không đủ can đảm đến "đằng kia ". Không biết đằng ấy bây giờ ra sao. Tôi thường giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm. Mỗi lần giật mình như thế là tôi không thể nào dỗ giấc ngủ lại được.
    Trong những lần mất ngủ như vậy, tôi chỉ còn cách ngồi dậy nhìn ra sông với những suy nghĩ kỳ quặc.
    - Tôi đã làm gì? Tại sao lại làm thế?
    Và sau đó là tôi lại thẫn thờ. Mỗi lần nghĩ đến chuyện cũ, mỗi lần cân nhắc là mỗi lần tôi bứt dứt, nhưng tôi vẫn không rõ nguyên do. Nhắm mắt lại là tôi thấy chiếc roi của cha, nụ cười khinh thị của dì Tuyết, cái lưỡi liếm mép của thằng Kiệt. Tôi tự nhủ:
    - Ta đã hành động đúng, vì dù sao họ cũng không tốt lành gì.
    Đó là những người tội lỗi! Lúc xưa tôi nghĩ như vậy, nhưng bây giờ? Thái độ hung dữ của cha sẽ gây ra chuyện gì? Mỗi sáng thức dậy đầu óc tôi lại căng thẳng. Mỗi ngày mắt tôi đều quét ngang qua mục thời sự xã hội hàng ngàỵ Nếu có đọc thấy tin cha giết dì Tuyết, tôi không ngạc nhiên lắm, nhưng tôi lại sợ.. Con báo đen giết người không run tay. Nhưng cho đến nay đọc hết tờ bào tôi vẫn không thấy tin gì lạ 3 ngày yên lặng trôi quạ Hảo không đến tìm, Như Bình cũng chẳng đến. Sự yên tĩnh bất thường khiến tôi lo ngại. Phải chăng đó là con sóng ngầm? Ngày thứ 4, không chịu đựng được nữa, tối hôm ấy tôi sang nhà cha.
    Người ra mở cổng vẫn là cô Lan. Đôi mắt cá tàu của nó mở to khi nhìn thấy tôi. Tôi hỏi:
    - Ông chủ có ở nhà không?
    - Dạ có.
    Lan mở miệng định nói điều gì, nhưng lại thôi.
    Bước vào phòng khách, không khí trong phòng thật nặng nề. Không một bóng người, chiếc máy hát từ ngày Mộng Bình vào bệnh viện không được ai đụng tới. Tôi đứng yên một lúc rồi bước về phía phòng cha. Hành lang dài yên lặng, những căn phòng 2 bên đóng kín cửa. Đứng trước phòng cha tôi gõ 2 tiếng vẫn không nghe trả lời. Tôi đẩy cửa bước vào, gian phòng tối om om. Đứng một lúc, tôi quay lưng định đi đến phòng Như Bình, nhưng vừa bước đến cửa thì có tiếng cha bên trong gọi giật ra:
    - Y Bình, vào đây!
    Tiếng gọi của cha làm tôi giật mình. Tôi quay lại, ánh đèn bật sáng. Cha đang ngồi trong góc phòng nhìn tôi với đôi mắt dò xét:
    - Khép cửa lại, đến đây con.
    Tôi cài cửa lại, xong đến ngồi đối diện với người. Cha trông ốm hẳn và buồn lạ lùng, yên lặng 1 lúc, người nói:
    - Cho cha biết địa chỉ gã đàn ông đó đi.
    - Điạ chỉ?
    - Địa chỉ của thằng tình nhân của dì Tuyết.
    À! Tôi hiểu rồị Nhưng có nên nói với cha địa chỉ của gã Ngụy không? Thái độ lầm lầm lì của cha làm tôi lo ngại. Rồi cha sẽ làm gì? Nếu tôi nói; hậu quả sẽ ra sao? Những câu hỏi cứ lẩn quẩn trong óc tôi. Tôi đáp:
    - Con không biết.
    - Không biết thật à?
    Cha nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi biết người hiểu tôi nói dối. Hút hơi thuốc, nhả khói ra, cha ra lệnh:
    - Y Bình, con biết gì cứ nói hết cho cha nghe đi.
    Tôi cắn môi:
    - Con chỉ biết là dì Tuyết có người tình như vậy thôi.
    - Hừ! Con định dối cha nữa à? Thế đến bao giờ con mới nói cho cha biết hết sự thật?
    Lòng tôi ngập đầy những ý định mâu thuẫn. Có nên nói hết sự thật ra không? Như thế cha sẽ làm um sùm, rồi việc sẽ đi đến đâu? Lời nói của Hảo vẫn còn vang bên tai: "Cô nên nhớ rằng, bao nhiêu đó đủ rồi, đừng làm quá lố không hay đâu". Cúi đầu xuống, tôi không biết làm gì hơn là xoa đôi tay vào nhau. Giọng cha vang lên:
    - Con đã mất bao nhiêu ngày theo dõi dì Tuyết thế?
    Ngẩng đầu lên, tôi nhìn thẳng vào mắt cha. Một khoảng thời gian ngắn ngưng đọng lại. Cha gật gù:
    - Cha hiểu con, thủ đoạn của con cũng độc thật, báo con có khác.
    Báo con? Tôi là con báo nhỏ à? Con gái của Lục Chấn Hoa! Tàn nhẫn không kém gì cha! Đang lúc tôi đang rối rắm thì có tiếng động lớn ở phòng bên cạnh, tiếp theo là những tiếng la hét của dì Tuyết, nhưng đã lạc giọng:
    - Lục Chấn Hoa! Mày mở cửa ra! Mày là đồ chó, đồ mất dạy! Mở cửa cho tao ra!
    Tôi đưa mắt nhìn cha, khói thuốc tỏa mờ che mặt, người vẫn lạnh lùng. Tiếng của dì Tuyết vẫn gào:
    - Lục Chấn Hoa, mày là đồ chó, đồ hèn, chỉ biết nhốt đàn bà con nít, chứ chẳng làm nên trò trống gì cả.
    Lời của dì Tuyết như gào trống không, vì những tiếng chửi rủa giận dữ không làm cha xúc động chút nào. Tôi hỏi:
    - Dì Tuyết sao thế?
    Cha lạnh lùng:
    - Cha đã nhốt mẹ con nó lại, cho chết đói.
    Mẹ con nó đây là dì Tuyết và thằng Kiệt. Tôi rùng mình:
    - Thế cha đã nhốt họ 4 ngày không cho ăn uống à?
    - Ừ! Tao định để nó chết đói.
    Tôi tròn xoe mắt nhìn cha, mồ hôi lạnh toát ra lưng, tôi chưa biết phải phản ứng thế nào thì giọng dì Tuyết lại vang lên, lần này không còn hung dữ nữa:
    - Lục Chấn Hoa! Anh cũng là người, anh cũng có trái tim, sao lại nhốt tôi? Mở cửa tôi ra!
    Tôi không chịu nổi, đứng lên vừa định khuyên cha thì cửa mở tung ra, Như Bình xông vào, thấy tôi nó ngẩn người ra một chút, rồi bước về phía cha nài nỉ:
    - Cha! Cha tha cho mẹ con đi! Đừng làm mẹ con chết. Cha! Cha, tội nghiệp mẹ con mà!
    Vừa nói, Như Bình vừa khóc. Nàng ốm và xanh hơn trước nhiều. Đôi mắt sâu hẳn vào trong:
    - Con van cha! xin cha tha cho mẹ con đi! Tha một lần này thôi cha!
    Cha quát:
    - Đi ! Đi! Đi! Tao bảo mày đi! Mày mà còn lén đem thức ăn mỗi tối cho ****** nữa thì tao nhốt luôn cả mày!
    Như Bình vẫn khóc:
    - Cha nỡ để mẹ con chết đói sao? Thả họ ra đi cha!
    Đột nhiên, Như Bình quay sang nắm lấy vạt áo tôi, nói:
    - Y Bình, Y Bình xin hộ cha giùm tôi đi!
    Tôi bối rối tháo tay Như Bình ra, bỏ đi nơi khác. Như Bình úp mặt vào lòng bàn tay. Tôi chịu không được, nói:
    - Cha! Cha tha cho họ 1 lần này đi cha!
    Cha bảo tôi:
    - Con mà cũng mềm lòng được nữa à? Y Bình, con không nên như vậy, sao phải nhọc sức tố giác rồi bây giờ lại xin thả? Bây giờ để cha cho con thấy, cha sẽ đối xử như thế nào với lũ người thối tha này.
    - Nhưng cha không có quyền bỏ đói họ, luật pháp không cho phép cha làm chuyện đó.
    Tôi không hiểu có phải tôi thật tình lo sợ cho cha bị tội hay chỉ vì mềm lòng. Cha chau mày:
    - Phạm pháp à? Phạm pháp thì phạm pháp! Vậy chứ nó ngoại tình như vậy pháp luật có trừng phạt nó được đâu.
    Cha nói rất to nên có lẽ dì Tuyết nghe được. Tiếng khóc lạc giọng lại vang lên:
    - Lục Chấn Hoa! Ông có giỏi thì bắt cả 2 đi chứ làm gì chỉ ghen bóng ghen gió rồi bắt nhốt tôi thế này? Tôi lấy trai bao giờ? Ai thấy? Ông chỉ nghe lời con điếm con mà hành hạ tôi, ông mù à?
    Cha vẫn thản nhiên, Như Bình quỳ dưới chân người khóc thảm thiết. Những lời chửi rủa của dì Tuyết càng lúc càng thô tục. Có lẽ nói quá lâu mà chẳng ai trả lời nên bà ta tức, cuối cùng bà khóc òa lệ:
    - Lục Chấn Hoa, mày là thằng tồi. Mày già rồi bước đi không muốn vững mà lại cấm tao ngoại tình. Có giỏi thì mày đến gặp Ngụy đi, sợ mày đến đấy bị nó đập gãy xương thôi. Ngay thằng Hảo mà mày đánh còn không lại, vậy mà còn làm phách. Mày già rồi, mày biết chưa!
    Đôi mày chau lại, những tia mắt giận dữ lóe lên. Mỗi lần dì Tuyết nhắc đến tên Hảo là gương mặt ông căng thẳng thấy rõ. Một lúc có lẽ không chịu nổi, ông hét Như Bình:
    - Bảo ****** câm mồm, tao đập chết bây giờ!
    Như Bình vẫn quỳ dưới đất, nét mặt sợ hãi, tiếng chửi rủa của dì Tuyết vẫn vang dội. Cha bực mình đi tới đi lui, một lúc ông ngừng lại bên cạnh bàn, kéo hộc tủ ra, một vật gì màu đen lòi ra ngoài.
    Tôi đưa mắt nhìn kỹ, bất giác tôi giật mình. Đó là khẩu súng lục rất quen thuộc, đó là vật tùy thân của cha mười mấy năm về trước. Như Bình hoảng hốt hét lên, rồi nhảy lại chụp cha, tôi cũng lên tiếng can ngăn:
    - Đừng dùng súng, cha!
    Có lẽ nghe tiếng "súng" nên dì Tuyết im mồm ngay. Cha đứng trước bàn, giận vẫn chưa nguôi. Không khí như lắng đọng, khẩu súng bất động trên bàn, tiếng gào rú của dì Tuyết đã biến mất. Một lúc, có vẻ cha dịu xuống, người đẩy khẩu súng qua bên rồi ngồi xuống ghế. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Cha bảo Như Bình:
    - Như Bình ra ngoài đi, cha có việc cần nói với Y Bình một chút!
    Như Bình sợ sệt nhìn sang tôi rồi cúi đầu bước ra cửa. Nhìn dáng dấp của nàng, đột nhiên tôi thấy thương hại. Cha bảo tôi:
    - Ngồi xuống đây, Y Bình!
    Tôi ngồi xuống. Cha yên lặng một lúc rồi thở dài. Tiếng thở dài đầu tiên tôi nghe trong đời. Tôi ngạc nhiên, nét giận dữ ban nãy đã biến mất. Bây giờ chỉ còn sự mệt mỏi, yếu đuối của người đã về chiều.
  7. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Đưa tay lên xoa trán, cha nói:
    - Người ta nhiều lúc hành động thật lầm lẫn. Thuở xưa cha không hiểu tại sao cha lại mê dì Tuyết con quá vậỵ Phải bỏ ra một số tiền lớn cha mới chuộc được nó.
    Cha yên lặng một lát, dĩ vãng lại như trở về, người tiếp:
    - Có lẽ vì đôi chân mày ...Chiếc cằm nhọn giống ...
    Đột nhiên cha ngưng lại, rồi nhìn tôi đắn đo:
    - Y Bình, con thấy cái tủ sắt nằm ở góc nhà kia không? Ở trong đó chứa tất cả bất động sản của cha. Tiền trong ấy nhiều lắm, nhưng bây giờ cha không còn tin ai nữa. Cha nghĩ rằng tiền này về sau sẽ là của con. Tiếc thật, mất mát quá nhiều, còn lại chẳng bao nhiêu. Con xem không?
    Cha móc xâu chìa khóa ra đưa cho tôị Tôi lắc đầu:
    - Thôi không cần. Để nó đó đi, con biết tiền cất trong ấy là được rồi.
    - Thì có thật, nhưng không còn bao nhiêu.
    Cha ngồi xuống, thở dài:
    - Y Bình, cha muốn con sau này sung sướng, vì cha chỉ còn có mình con.
    - Cha còn có Như Bình, Mộng Bình ...
    Cha cắt ngang:
    - Làm sao cha dám tin chúng nó là con ruột của cha? Mẹ chúng nó ngoại tình, Mộng Bình lại giống mẹ như khuôn, con gái mà lại mang bầu. Còn con Như Bình nó giống cha chút nào đâu?Đụng tí là chảy nước mắt. Thằng Hảo du côn du đãng. Thôi đừng nhắc tới chúng nó nữa, nhắc tới chỉ thêm giận. Y Bình, cha chỉ có mình con, cha mong là con sẽ được sung sướng.
    Yên lặng một lúc, cha lại tiếp:
    - Lúc cha còn nhỏ, mồ côi cha lẫn mẹ, sống lang bạt giang hồ. Một hôm, có nhà giàu kia đãi tiệc, cha đi ngang ngõ sau, thừa lúc không ai để ý, cha lén trút ít cơm thừa canh cặn ăn. Đầy tớ nọ trông thấy, họ lấy than đỏ đập lên đầu cha. Lớn lên một chút, cha được một người nhà giàu cho vào giúp việc nhà. Người kia tốt bụng nên chỉ bảo cho cha ít chữ nghĩạ Con gái của vị tướng đó ...
    Kể tới đây cha đột nhiên ngưng lạị Những lời vừa rồi của cha thật lạ lùng ....Tôi đang chợt đợi chờ thì đột nhiên cha lắc đầu, nói nhanh:
    - Tóm lại, tuổi trẻ của cha là chuỗi ngày dài đau khổ, cha không muốn con gặp cảnh đó, cha muốn con có tiền.
    Tôi hỏi một câu mà từ lâu tôi thắc mắc:
    - Thế tiền ở đâu cha có?
    Cha lim dim mắt:
    - Tiền à? Nó đến bằng nhiều cách. Ở đời này người ta chỉ biết con giàu, con có tiền, chứ có ai cần biết đến nguyên do tại sao con có đâu? Với cha, thì cha không giấu con, tiền đó có thể nói là tiền người ta dâng cho cha hay cha cướp được cũng vậy. Cha làm mọi cách để có tiền.
    - Họ dâng tiền cho cha vì họ sợ cha cướp phá nhà họ
    Cha cười mũi:
    - Có thể như vậy. Cha lúc nào cũng muốn giàu sang chớ không thích nghèo khổ.
    Nhìn cha rồi quay sang nhìn chiếc tủ sắt. Những đồng tiền ấy đã nhuộm biết bao nhiều máu, bao nhiêu nước mắt? Ai làm sao biết được? Cha tựa lưng vào ghế, đôi mắt khép lại một cách mệt mỏi. Cha đã già rồi, bao nhiêu vết nhăn trên trán, trên mặt. Tôi đứng dậy định bỏ đị Bước ngang qua bàn, có khẩu súng lục, tôi không dám nghĩ đến cảnh nổ súng, viên đạn xuyên qua thân người. Dù sao cũng không thể để dì Tuyết chết được. Do dự một chút, tôi lén cầm khẩu súng lên, bước ra khỏi phòng cha.
    Đến phòng Như Bình, Như Bình đang ngồi ở mép giường thẫn thờ, mặt mày ủ rũ. Đột nhiên tôi thấy thương nàng vô cùng. Trao khẩu súng cho Như Bình, tôi nói:
    - Như Bình tìm một chỗ nào giấu súng này đi, để trong tay của cha nguy hiểm lắm.
    Như Bình đỡ lấy khẩu súng, gật đầu. Tôi hỏi:
    - 4 hôm nay dì Tuyết không có ăn gì cả à?
    - 2 đêm đầu tôi còn lén đưa thức ăn qua cửa sổ cho mẹ, nhưng sau đó cha hay được. Tôi không còn biết làm sao hơn.
    - Còn Hảo đâu rồi?
    Như Bình ngập ngừng một chút nói:
    - Anh Hảo bị cha đuổi đi rồi. Hôm đó cha xiết cổ mẹ, nên anh Hảo bước tới can thiệp. Anh ấy còn trẻ nên mạnh tay và làm cha nổi giận. Cha móc súng ra định bắn, anh Hảo sợ quá bỏ chạy, cha cấm anh Hảo không cho anh ấy bước chân vào nhà nữa. Hảo cũng thề là không bao giờ về đây, nhà gì mà như nhà thương điên vậy. Và mãi đến hôm nay vẫn không thấy anh ấy trở về.
    Tôi thở dài. Như Bình nài nỉ:
    - Y Bình! Y Bình giúp tôi đi, Y Bình xin cha tha cho mẹ tôi đi! Thằng Kiệt nó khóc suốt 3 ngày, hôm nay có lẽ mệt quá nên không khóc nổi nữa rồi. Có lẽ cha định giết mẹ tôi thật. Y Bình! Y Bình làm ơn giúp tôi đi. Bây giờ chỉ còn Y Bình nói là cha nghe thôi.
    Tôi do dự:
    - Tôi ...tôi.thôi để mai tôi lại.
    - Y Bình, tôi biết Y Bình tốt, không phải lỗi Y Bình ...Chuyện Thư Hoàn, tôi ...tôi không buồn Y Bình đâu, mong rằng Y Bình đừng ...
    Tôi không muốn nghe nữa, tai tôi ù lên, tim đập mạnh. Bước ra cửa tôi nói vọng lại:
    - Mai tôi đến.
    Nói xong tôi chạy nhanh ra vườn hoa. Từ nhà cha trở về, tôi cảm thấy khó chịu. Không khí u ám, chết chóc đằng kia đã làm tôi bất an. Thảm trạng trên có phải tôi là thủ phạm? Đầu óc tôi mông lung. Thay áo, leo lên giường nằm một lúc lâu tôi vẫn không ngủ được. Ánh trăng ngoài song thật lạnh. Mẹ bước vào, ngồi cạnh bên tôi hỏi:
    - Con nghĩ gì đấy?
    - Dạ con đâu có nghĩ gì đâu.
    - Đằng ấy đã xảy ra chuyện gì?
    Tôi chậm rãi:
    - Cha nhốt dì Tuyết và thằng Kiệt trong phòng, lại còn định bắn họ nữa.
    Mẹ giật mình:
    - Sao vậy?
    - Vì dì Tuyết ngoại tình, thằng Kiệt không phải là con của cha.
    - Nhưng..nhưng làm sao cha con biết được?
    - Con nói.
    Mẹ ngẩn ra, người giữ chặt tay tôi:
    - Tại sao con biết?
    - Thưa mẹ, có chuyện bí mật nào mà lâu ngày chẳng bị bật mí.
    - Nhưng chuyện đó có liên hệ gì tới con đâu mà con lại tố cáo chứ?
    - Tại dì Tuyết mắng con, bảo con là điếm con của điếm già, con làm sao chịu được? Vả lại con chẳng ưa gì bà ấy, nếu có cơ hội trả thù làm sao con bỏ qua cho được.
    - Y Bình, con nên biết rằng cách đây mấy năm mẹ đã biết dì Tuyết ngoại tình.
    Tôi kêu lên:
    - Mẹ biết như vậy mà mẹ vẫn chịu bị ức hiếp, bị đuổi đi mà không mách cha à?
    - Chuyện gì cũng vậy, trời phật có mắt thì hãy để cho trời phật phân xử.
    - Như vậy có lẽ trời phật đã dùng con thay thế rồi.
    Mẹ tôi lắc đầu:
    - Y Bình, con không có quyền đó, con cũng không có quyền tố giác dì Tuyết. Có điều cuộc đời quả có chuyện vay trả. Cha con lúc còn trẻ đã hại bao nhiêu đời con gái, có bao nhiêu bà vợ, nhưng có trung thành với người nào đâu mà bắt người ta phải trung thành với mình. Tại sao xã hội không lên án đàn ông bất trung mà chỉ lên án người đàn bà ngoại tình? Y Bình, con nghĩ xem có đúng không?
    Lời của mẹ khiến tôi sửng sốt. Thế mà tôi cứ tưởng mẹ chỉ là người đàn bà thủ cựu, không ngờ ...
    - Thế thì mẹ cũng có quyền không trung thành với cha con vậy.
    Mẹ thở dài:
    - Mẹ khác, quan niệm của mẹ khác người, mẹ thấy là tình vợ chồng phải trung hậu với nhau. Nếu 1 trong 2 người bất trung, ta có thể tha thứ và chờ đợi họ nghĩ lại. Dì Tuyết thì khác, dì Tuyết ít học nên không thể trách dì được.
    - Tại sao mẹ lúc nào cũng nghĩ rằng con người bao giờ cũng thánh thiện, cũng cần được tha thứ cả vậy?
    Mẹ đặt tay lên vai tôi:
    - Y Bình, xét đoán bất cứ thứ gì con cũng không nên chỉ nhìn về bề ngoài thôi.
    - Nhưng khi nhìn cả bề trong chỉ tổ làm cho ta thất vọng. Từ lúc tiếp xúc với thế giới bên ngoài đến giờ, con chỉ nhìn thấy thù hận và tội lỗi, chỉ nhìn thấy sự ích kỷ và tàn nhẫn của con người ...
    Mẹ mỉm cười:
    - Tất cả những gì con trông thấy chỉ là phiến diện. Dù sao, mẹ cũng cần cho con biết là con không có quyền tố giác dì Tuyết, con không được phá vỡ sự êm ả của một gia đình, nhất là đằng kia.
    - Nhưng ai biểu họ kiếm chuyện với con trước làm chi? Họ gieo gió thì gặt bão chứ. Nhịn nhục như mẹ mãi có lợi lộc gì đâu, chỉ khổ tấm thân thôi.
    Mẹ yên lặng một chút mới lên tiếng:
    - Y Bình con nên nhớ, trồng được dưa thì gặt được dưa, trồng đậu thì gặt được đậu. Lưới trời ***g lộng, con không nên làm gì quá đáng.
    - Vâng con hiểu, con nghĩ rằng câu trên áp dụng cho dì Tuyết thì đúng hơn.
    Mẹ buồn buồn.
    - Cũng có thể. Nhưng Y Bình, hiện nay con đang trồng gì đây?Cái quả con sẽ nhận ra sao?
    Tôi cứng lưỡi, một lúc mới lên tiếng trách:
    - Thôi mà mẹ
    Mẹ tôi vỗ vai tôi, người nói:
    - Bây giờ cũng khuya rồi, ngủ đi. Hôm nào tĩnh trí một chút con nghĩ xem lời mẹ thế nào.
    Mẹ trở về phòng. Tôi trằn trọc mãi không ngủ được. Ánh trăng bên ngoài mù mờ. Lời của mẹ văng vẳng bên tai. Tôi đang trồng dưa hay trồng đậu vậy?
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2

    Suốt đêm trằn trọc, vừa chợp mắt 1 chút là đã nghe tiê''ng đập cửa rầm rầm. Trời đã sáng. Ðầu óc tôi vẫn còn mù mờ. Mẹ ra mở cửa, tôi ngồi dựa lưng vào thành giường. Có lẽ Thư Hoàn đến. Nhắm mắt lại tôi định ngủ thêm một chút, thì bóng người như cơn gió lốc chạy đê''n giường tôi, không phải Thư Hoàn mà là Như Bình.
    Mặt Như Bình tái xanh như là người chết, đôi mä''t đầy vẻ kinh hoàng. Tóc rối, quần áo xốc xếch đứng run rẩy bên tôi. Cơn buồn ngủ đã bay mất, nắm lấy tay Như Bình, tôi nói:
    - Chuyện gì thế?
    Sự sợ hãi của Như Bình lây sang cả tôi. Có phải chäng cha đã giết dì Tuyết? Như Bình lắp bắp:
    - Mẹ ...Mẹ ...
    - Dì Tuyết thê'' nào? Nói nhanh đi.
    Như Bình vẫn ấp úng:
    - Mẹ .. Mẹ với thằng Kiệt đều ...
    - Ðều sao?
    Mẹ bước vào đặt tay lên vai Như Bình, giúp nàng trấn tĩnh lại:
    - Ðừng vội Như Bình, chậm rãi nói cũng được.
    Như Bình vừa thở vừa nói:
    - Mẹ tôi với thằng Kiệt đã ...trốn đi rồi.
    Tôi thở phào:
    - À! Tưởng chuyện gì nguy hiểm lắm chứ. Như Bình làm tôi muốn đứng tim, có gì đáng sợ đâu?Phải mừng mới đúng chứ?
    Như Bình quỵ chân xuô''=sng, nước mắt ràn rụa:
    - Có chuyện ghê lắm. Y Bình qua bên ấy sẽ hiểu ngay. Cha đang giận, đang hét ở đằng ấy. Y Bình làm ơn qua ngay đi!
    Tôi nghi ngờ:
    - Nhưng tại sao trốn được? Dì Tuyết bị nhô''t kỹ lắm mà?
    - Trốn bằng cửa sổ.
    - Cửa sổ?? Bên ngoài cửa sổ có rào kẽm mà?
    - Nhưng rào kẽm bị phá nát rồi. Y Bình qua sẽ biết ngay.
    Mẹ nói:
    - Thì con qua nhanh bên ấy xem sao.
    Tôi vội ngồi dậy, rửa mặt chải đầu sơ qua rồi ra gọi chiếc xích lô đi thẳng đến đằng ấỵ Cánh cổng khép kín mà tiếng hét của cha vẫn vang ra ngoài. Khi bước vào trong, tôi khép chặt cổng lại, ở bên ngoài là những đôi mắt tò mò của hàng xóm. Ðến phòng khách, tôi thấy cô Lan đang đứng nép 1 bên nhà, thấy tôi tới cô ta nói ngay:
    - Cô ...Cô vào nhanh đi, ông chủ sắp giết người rồi kìa.
    Như Bình ngồi quỵ chân trên ghế. Tôi biết là trong nhà này bây giờ không còn ai để cha giết nên cũng hơi yên tâm. Bước vào trong, quang cảnh trước mặt tôi thật khủng khiếp. Cha tay cầm dao, hãy còn mặc áo ngủ, đang gào thét trước cửa phòng dì Tuyết. Thái độ của cha trông thật dễ sợ. Tôi đứng xa xa không dám đến gần, cha gần như đến trạng thái điên loạn. Những vết dao chém hãy còn trên vách tường, tiếng ông chửi điếc tai:
    - Tuyết, mày là con điếm, mày mà trở về đây tao sẽ chém nát thân mày, cả thằng con ngoại tình của mày nữa. Tao sẽ giết chúng mày. Bây đâu!
    Tiếng gọi " Bây đâu'''' của cha có lẽ là 1 thói quen còn lại của thời còn tung hoành ngang dọc. Tôi đứng yên nhìn cha đang như điên như khùng vung dao trên khoảng không mà lòng tê tái. Như Bình bước tới cạnh tôi, gọi:
    - Cha!
    Cha không nghe thấy, người vẫn tiê''p tục la hét. Tôi gọi to hơn:
    - Cha!
    Lần này có lẽ cha đã nghe thấy, người ngưng múa dao, quay đầu lại nhìn tôi. Ðôi mắt mở, mặt ngơ ngác. Tôi hơi khiếp sợ, đứng yên 1 lúc tôi mới lên tiếng hỏi:
    - Cha! Cha làm gì thế?
    Mắt cha trợn tròn, đôi mày người xuôi xuống, vẻ mệt mỏi hiện lên mắt:
    - Y Bình, con đấy à?
    Tôi lặp lại:
    - Cha làm gì thế?
    - Dì Tuyết con trốn rồi.
    Cha chậm rãi nói, người đưa tay lên vuốt mặt, cử chỉ tuyệt vọng:
    - Nó dẫn theo cả thằng Kiệt.
    Tôi khờ khạo nói:
    - Ta có thể tìm họ trở về được mà?
    Cha lắc đầu:
    - Tìm họ à? Không dễ gì. Nó trốn có kế hoạch hẳn hoi làm sao tìm cho ra?
    Ðưa lưỡi dao lên, ngắm nhìn 1 lúc, cha tiếp:
    - Nếu lần này bắt được trở về, tao sẽ bằm nát thây nó.
    Tôi nuốt ực nước bọt, thäm dò:
    - Cha đưa dao cho cô Lan đi, dì Tuyết đâu có ở đây mà cần đến nó.
    Cha nhìn tôi, rồi nhìn lưỡi dao, sau đó đưa dao cho cô Lan. Người có vẻ bình tĩnh trở lại, nhưng tôi biết bên trong cái bình tĩnh đó chứa đựng 1 nỗi uất hận vô biên.
    - Y Bình! Dì Tuyết con độc thiệt, nó đã cuốn hết tiền của cha, trốn đi rồi.
    Tôi giật mình:
    - Cha nói sao?
    - Có kẻ giúp nó mở tủ sắt của cha, cưa đứt hết những thanh sắt cản. Trộm nữ trang, tiền bạc cũng không còn.
    Cha đẩy cửa phòng dì Tuyết, tôi nhìn vào. Bên trong thật hỗn độn, tất cả vali đều bị mở tung, hộc tủ bỏ ngỏ. Chắc chắn là có tên Ngụy nhúng tay vào đây mới có cảnh trộm quy mô thế này. Nhưng ai là người báo cho hắn biết chuyện dì Tuyết bị giam? Hảo chăng? Nhất định không, vì Hảo không hề biết mặt tình nhân của dì Tuyết, nếu biết chăng nữa, chắc chắn cũng không dám hành động như vậỵ Tôi theo cha đi về phòng riêng của cha. Gian phòng vẫn sắp xếp như cũ chỉ có các hộc tủ là bị mở toang. Nhìn về phía tủ sắt, tôi không biết nên khóc hay nên cười. Mới ngày qua, cha còn chỉ cho tôi biết tất cả tiền của trong ấy sẽ thuộc về tôi hết, thế mà bây giờ chỉ còn là tủ sắt trống không. Những đồng tiền bị cướp đoạt của người, bây giờ bị người đoạt lại, đúng là luật bù trừ, nhân quả báo ứng.
    Tôi bước tới cạnh tủ sắt cúi xuống quan sát ổ khóa. Ổ khóa bị vỡ tung. Ðứng lên, tôi nói:
    - Cha không định báo cảnh sát à?
    Cha lưỡng lự:
    - Nhưng chắc gì cảnh sát tóm họ lại được đâu.
    Tôi lắc đầu:
    - Làm sao biết được? Nhưng dù sao, tổ chức cảnh sát rộng lớn, hữu hiệu hơn. Nê''u cha muô''n lấy lại số tiền đó thì con nghĩ tốt hơn hết là báo cảnh sát. Nhưng nếu báo cảnh sát thì e rằng tên tuổi cha sẽ bị xúc phạm, cha suy nghĩ kỹ xem sao.
    Cha chau mày suy nghĩ 1 lúc, rồi nói:
    - Phải báo cảnh sát. Dù sao cũng không thể để lũ dâm loàn kia thoát được.
    Thế là, tôi gọi cô Lan vào, nhờ cô ấy đi trình báo.
    Cha ngồi trên ghế tựa, yên lặng. Ðôi mắt oai vệ ngày nào đã đầy vết nhän. Người đã già nhưng vẫn còn cương nghị . Nhưng hình dáng hùng hổ của 1 nhân vật nổi tiếng, một thời hét ra lửa không còn. Suốt 1 thời trai trẻ ngang dọc, dọc ngang để được gì? Một hiện tại trống rỗng? Dì Tuyết cuốn gói bỏ đi, Hảo lang bạt, lũ con gái còn lại chẳng giúp ích được gì. Cha quả là người bi đát nhất thê'' giới.
    Ðột nhiên cha thở dài, tôi giật mình trở về với thực tại. Cha đưa tay xoa những giọt mồ hôi trên trán, nói:
    - Cha định sẽ cho mẹ con một số tiền, tiền còn lại sẽ dùng làm của hồi môn cho con, bây giờ ...Bây giờ, thì không còn gì nữa hết. Ðánh bao nhiêu trận, vó ngựa tung qua bao nhiêu thành, chưa lần nào cha thất bại như lần nàỵ Sự thất bại chua cay thật. Bị một con đàn bà dâm loàn đánh bại mới đau chứ?
    Tôi không nói gì cả, 1 lúc cha nói tiếp:
    - Bây giờ con lấy gì để làm đám cưới?
    Tôi khó chịu:
    - Cha! Thư Hoàn yêu con, muốn cưới con chớ đâu phải cưới tiền của cha. Họ đâu cần hồi môn của con làm gì?
    Cha lắc đầu:
    - Những người còn trẻ lúc nào cũng coi khinh đồng tiền, nhưng không có tiền, lấy gì ăn.
    Câu nói của cha đưa tôi đối diện với sự thật. Nếu quả thật dì Tuyết vét hết tiền của, không chừa lại 1 cắc thì gia đình này sẽ sống ra sao? Cha và Như Bình sẽ xử trí như thế nào? Còn Mộng Bình nơi bệnh viện nữa. Tôi và mẹ tôi. Làm sao đây? Vấn đề không phải dễ. Tiền bạc quả thật không đáng xem thường. Thiếu nó đời sống sẽ chật vật khó khăn biết bao, tôi đã có kinh nghiệm đắng cay về tiền bạc. Tôi hỏi:
    - Cha còn để tiền ở đâu nữa không? Ngân hàng ...
    Cha lắc đầu:
    - Không, chỉ có số nợ mười mấy ngàn đồng, nhưng nó đứng tên chứ không phải cha.
    Như vậy là muốn lấy lại cũng không phải dễ. Chuyện vay mượn là điều không tin cậỵ Tôi tựa lưng vào tủ, đầu óc căng thẳng. Bây giờ phải làm sao đây? Dì Tuyết bỏ trốn để lại khoảng trống to quá. Tàn nhẫn thật.
    Cảnh sát đến điều tra và thẩm vấn. Họ xem xét tất cả cửa ngỏ ra vào, vết cưa trên khung sắt. Họ hỏi cha về sự liên hệ giữa cha và dì Tuyết, hạch hỏi cô Lan, sau cùng là đến tôi.
    - Cô là ...
    - Tôi là Lục Y Bình, con ông Lục Chấn Hoa.
    Viên cảnh sát thẩm vấn nhìn cha rồi lại nhìn tôi:
    - À! Thế bà Tuyết có phải là mẹ ruột cô không?
    Tôi lắc đầu, chỉ về Như Bình, nói:
    - Không, bà ấy là mẹ của cô Như Bình.
    Viên cảnh sát đưa mắt nhìn sang, hỏi:
    - Vậy ra 2 cô là chị em một cha khác mẹ?
    - Vâng.
    Viên cảnh sát tiếp tục phận sự:
    - Cô Y Bình, tối qua cô có nghe thâ''y tiếng động nào không?
    - Tôi không có ở đây, sáng nay hay tin tôi mới đến.
    Viên cảnh sát chau mày:
    - Vâ.y thì cô ngủ ở đâu?
    Tôi vội nói địa chỉ tôi ra.
    - Cô lập gia đình chưa?
    - Chưa
    - Vậy thì cô ở với ai?
    - Ở với mẹ tôi.
    - À! Cô vẫn còn người mẹ ruột!
    Tôi cười. Không có mẹ thì tôi từ đâu chui ra đây? Viên cảnh sát thật nhẫn nại, tiếp tục hỏi:
    - Mẹ cô tên gì?
    Tôi bắt đầu khó chịu:
    - Ðiều đó đâu có liên hệ gì đến vụ án này. Mục đích của chúng tôi là muốn tìm ra dì Tuyết, chứ ông hỏi tôi điều đó có dính dấp gì đâu?
    - Không phải thế, với bất cứ vụ án nào chúng tôi cũng không thể bỏ qua 1 chi tiết nhỏ mà mình cảm thấy có liên hệ xa gần.
    - Nhưng mẹ tôi đâu có thể nửa đêm nửa hôm đến đây mở khóa sắt lấy tiền bạc và bắt cóc dì Tuyết.
    Viên cảnh sát nắm ngay câu nói:
    - Làm sao cô biết có người đến mở khóa sắt mà không phải là bà Tuyết hành động?
    - Vì dì Tuyết đâu có đủ sức làm chuyện đó, vả lại dì ấy cũng không đủ dụng cụ.
    - Như vậy theo ý cô phải có tòng phạm bên ngoài?
    - Tôi nghĩ thế.
    - Thế cô có thể cung cấp cho chúng tôi 1 ít tài liệu không?
    Viên cảnh sát thẩm vấn quét tia mắt sắc bén sang tôi. Tôi quay nhìn cha, cha có vẻ khó chịu. Bao nhiêu giằng co căng thẳng tâm trí tôi. Có nên nói ra không? Nói ra có hại cho cha không? Nhưng không nói thì dì Tuyết và số tiền kia sẽ không bao giờ hy vọng lấy lại được. Tôi còn do dự, thì cha cất tiếng:
    - Y Bình, con còn muốn giữ bí mật của tên khốn nạn đó à?
    Thế này thì nói ra cho rồi. Tôi quay sang viên cảnh sát:
    - Vâng, tôi hiểu được 1 chút, gã đàn ông tòng phạm của dì Tuyết là tên Ngụy Quang Hùng. Nếu tìm được hắn, tôi nghĩ sẽ không khó lắm trong việc tìm bà Tuyết.
    Viên cảnh sát lật sổ nhật ký ra ghi chép, xong ngẩng mặt lên nhìn tôi cười:
    - Tôi nghĩ là với chi tiết cô vừa cho, việc khám phá ra thủ phạm không khó khăn lắm. Riêng về sự liên hê. giữa tên Ngụy Quang Hùng và bà Tuyết thế nào, cô biết rõ không?
    Tôi cắn môi:
    - Cũng không rõ lắm, nhưng nếu không tìm được bà Tuyết ở địa chỉ trên thì ông thử đê''n bệnh viện xem. Cô con gái của bà ấy đang nằm dưỡng bệnh ở đấy, biết đâu bà ấy chẳng đến thăm.
    Viên cảnh sát lại ghi chép luôn tay và hỏi thêm mấy câu nữa mới chịu ra về.
  9. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Cha vẫn yên lặng. Sau khi viên cảnh sát ra về, người mới lên tiếng:
    - Chắc chắn là bà ấy không đến thăm Mộng Bình đâu.
    - Sao cha biết?
    - Bà ấy không nghĩ đến Như Bình thì Mộng Bình có nghĩa lý gì.
    Cha bỏ về phòng. Tôi ngồi lại nhìn Như Bình. Nàng đang rấm rứt khóc. Lúc gần đây, bao nhiêu bão tố chụp vào người nàng. Từ thất tình cho đến việc ra đi của mẹ. Như Bình gầy và xanh đi nhiều. Tôi không muốn quấy rầy nàng, nhưng tôi có một thắc mắc không thể không hỏi được.
    - Như Bình, hai ngày qua dì Tuyết có nhờ Bình đưa thư cho ai không?
    Như Bình cúi đầu xuống, ấp úng:
    - Đưa cho một người đàn ông tại tiệm cafe trên đường X.
    - Có phải người đàn ông đó gầy gầy không?
    - Vâng.
    - Làm sao Như Bình biết người đó?
    - Mẹ tôi đưa tôi xem một bức ảnh để nhận mặt người.
    - Bức ảnh đó Như Bình còn giữ không?
    Gương mặt Như Bình đầy nét sợ hãi:
    - Y Bình định đưa cho cảnh sát?
    - Có lẽ!
    Như Bình nắm lấy tay tôi, bàn tay nhớp nháp mồ hôi của nàng run rẩy. Nàng van xin:
    - Y Bình, tôi thấy nhưng lời cô cung cấp cho cảnh sát lúc nãy cũng đầy đủ lắm rồi.
    - Nhưng tôi muốn cảnh sát phanh phui được vụ án.
    - Nhưng...nếu mẹ tôi bị bắt, người có bị tù không?
    - Có thể lắm chứ!
    Bàn tay Như Bình xiết chặt tay tôi:
    - Y Bình, tha cho mẹ tôi đi!
    Tôi đứng dậy:
    - Như Bình hãy nghĩ kỹ xem. Mẹ Như Bình cuốn hết tiền bạc bỏ đi, mà không hề nghĩ rằng Như Bình và Mộng Bình sẽ khổ sở biết bao khi không có mẹ, không có tiền bạc. Như vậy bà ấy có tròn trách nhiệm làm mẹ không? Tại sao cô còn muốn che chở cho bà ấy?
    - Nhưng...mẹ tôi cũng không sống được nếu ở lại đây. Cha có tha cho mẹ tôi đâu.
    - Lúc bỏ trốn, bà ấy có báo trước với Như Bình không?
    - Không. Mẹ tôi bỏ đi lúc nào tôi không biết. Cô Lan là người đầu tiên hay chuyện đó.
    Như Bình lại cúi xuống khóc tức tưởi.
    - Mẹ tôi giận tôi...bà bảo tôi là đồ vô dụng...vì đã để mất Thư Hoàn.
    Hai tiếng Thư Hoàn vừa thoát ra khỏi miệng là Như Bình khóc không thành tiếng nữa. Tôi thẫn thờ nhìn cái lưng run rẩy theo từng tiếng nấc. Trông nàng tội nghiệp làm sao. Nàng yếu đuối như con sên trong chiếc vỏ cứng. Bây giờ chiếc vỏ đã vỡ, vũ trụ như sụp đổ.
    Nếu dì Tuyết không tàn nhẫn, nếu cha không cho tôi ăn trận đòn nhục nhã thì có lẽ...Thư Hoàn... Quá khứ như một khúc phim quay lại trước mặt. Tôi bàng hoàng trước sự thật. Rốt cục, sự trả thù của tôi chỉ giúp dì Tuyết trùng phùng với người yêu, chỉ làm cha khổ hơn.
    Giữa lúc Như Bình khóc lóc thảm thiết, tôi suy nghĩ không ngừng thì có tiếng chuông cửa reo vang. Tôi vẫn ngồi yên. Cô Lan bước ra mở cổng. Qua cửa kính, tôi thấy Thư Hoàn hấp tấp bước nhanh vào. Tôi chạy nhanh ra.
    Thư Hoàn hỏi:
    - Sao, có chuyện gì đó? Vừa đến nhà em nghe nói bên này có chuyện gì nên anh chạy ngay đến. Chuyện gì thế em?
    - Không có chuyện gì quan trọng. Dì Tuyết đã vơ vét tiền bạc trốn mất rồi.
    Thư Hoàn chau mày:
    - Thế à? Bao nhiêu tất cả?
    Tôi cười buồn:
    - Hết tài sản.
    Thư Hoàn bước vào phòng khách. Như Bình ngước nhìn lên, đôi mắt đẫm lệ. Tôi đứng nép một bên, tim đập nhanh. Từ khi Thư Hoàn trở về với tôi, họ không còn gặp nhau. Bây giờ... Một chút ghen tuông nhen nhúm trong tim, tôi lạnh lùng quan sát họ: Thư Hoàn thẫn thờ bước tới, Như Bình ngước đôi mắt đau thương. Họ nhìn nhau như đôi tình nhân xa cách lâu ngày gặp lại.
    - Như Bình - Thư Hoàn gọi.
    Như Bình run rẩy. Sự yên lặng bao trùm. Một lúc, tôi nghe Hoàn nói:
    - Như Bình tha lỗi cho tôi nhé. Tôi sẽ cố gắng làm cái gì để bù đắp...
    Chàng nói một cách thành khẩn, tha thiết. Như Bình vẫn ngồi bất động, rồi đột nhiên cô nàng nấc lên, đứng dậy bỏ chạy về phía hành lang. Hoàn đuổi theo, tôi cũng đuổi theo. Như Bình chạy về phòng riêng đóng sầm cửa lại. Tiếp theo đó, tôi nghe có tiếng khóc nức nở bên trong.
    Thư Hoàn đứng bên ngoài, đưa tay lên đập vào cửa gọi:
    - Như Bình! Như Bình.
    Tiếng Như Bình bên trong nói ra:
    - Anh đi đi, đừng đến đây nữa. Để mặc tôi!
    - Như Bình!
    - Để mặc tôi. Đi đi!
    Thư Hoàn định nói thêm nhưng tôi bước tới, đặt tay lên tay chàng:
    - Anh cứ để cô ấy nghỉ.
    Thư Hoàn quay lại, đột nhiên đẩy tôi ra:
    - Y Bình, em đã khiến anh trở thành người phạm tội.
    Chàng lại trách tôi à? Tôi quay người bỏ về phòng cha. Hoàn đuổi theo , tay chàng vòng ngang lưng tôi và đặt một nụ hôn bất thần lên môi tôi.
    - Y Bình, thôi thì chịu vậy. Chúng ta sẽ cùng nhau xuống địa ngục.
    Tôi cười buồn:
    - Anh có muốn đến thăm cha không?
    Chúng tôi đến phòng cha. Nhìn thấy Thư Hoàn, ông gật gù:
    - Tôi đã nghe tiếng cậu.
    Hoàn bước tới hỏi han:
    - Bác có cần cháu giúp việc gì không?
    - Có. Cậu làm ơn bắt con dâm phụ kia về cho tôi để tôi chặt đầu nó.
    Thư Hoàn miễn cưỡng nói:
    - Sợ cháu không làm nổi. Thôi thì bác bỏ qua đi, mất người đàn bà như vậy có gì để mà tiếc.
    - Nhưng nó ôm cả tiền hồi môn của con Y Bình đi sạch rồi. Cậu chịu cưới một cô vợ nghèo mạt rệp à?
    Thư Hoàn lắc đầu:
    - Thưa bác, tiền bạc không nghĩa lý gì cả. Chúng con còn trẻ, chúng con có thể tạo được mà.
    Cha yên lặng một lúc, gật gù:
    - Cậu khá, nhưng đừng lớn lối như thế. Tương lai sẽ chứng tỏ khả năng của cậu. Cho cậu biết, sau nầy nếu cậu để con Y Bình nhà tôi khổ thì cậu sẽ biết tay tôi.
    Tôi nói:
    - Thưa cha, con không sợ khổ.
    Cha nhìn Thư Hoàn rồi nhìn tôi:
    - Được lắm, tao sẽ mở mắt tao ra để xem chúng mày. Có điều, chúng mày còn trẻ thì hãy ráng tạo ra một tương lai vững bền. Bây giờ hãy để tôi đi nghỉ một lúc.
    Trông cha tiều tuỵ thật tội. Tôi định nói mấy câu nhưng nghĩ rồi lại thôi. Người mà bấy lâu không chịu thú nhận là mình già thì bây giờ đã phải nhận. Mái tóc hoa râm của người là một sự minh chứng hùng hồn nhất. Tôi nghĩ đến thời oanh liệt của người, thế mà bây giờ khi xuống dốc, người tàn tạ thế.
    Tôi và Thư Hoàn bước ra khỏi phòng. Đi qua nhà bếp, tôi đưa cho cô Lan 40 ngàn, dặn dò cứ nấu nướng như thường lệ cho cha. Tôi biết rằng trong hoàn cảnh này, nếu tôi không đích thân lo lắng thì sẽ chẳng ai lo toan cả.
    Bước ra cổng, nhìn hai cột trụ đỏ chói, lòng tôi dâng lên bao nỗi xót xa. Thư Hoàn nói:
    - Cha bây giờ yếu quá.
    - Vâng. Bao nhiêu chuyện dồn dập làm sao cha chịu nổi.
    Thư Hoàn lắc đầu:
    - Gia đình của em thật rắc rối.Không hiểu rồi việc sẽ đưa tới đâu.
    Tôi quay đầu lại. Đám mây đen phủ trên nền trời. Mưa gió sắp đến, chặng mưa đầu mùa hạ. Tôi lo lắng, tưởng chừng như sắp có chuyện chẳng lành xảy ra. Xiết chặt tay Thư Hoàn, tôi nói:
    - Anh Hoàn, bây giờ em không hiểu mình nghĩ gì nữa.
    - Không phải chỉ mình em mà hầu như cả thế giới này đều như vậy.
    - Có lần anh mắng em là tàn nhẫn, hư đốn và khó chịu. Có thật em là con người như vậy không?
    Hoàn đứng yên nhìn tôi. Một lúc chàng nói:
    - Không. Em là con người ngoan ngoãn, dễ thương và hiền lành.
    - Thật không?
    - Thật.
    Chúng tôi tiếp tục bước. Mây đen tụ lại thật nhanh, bầu trời bắt đầu mát, sấm chớp vang một góc trời. Chúng tôi bước nhanh. Đột nhiên tôi có cảm giác ly biệt. Tôi tưởng như thân mình đang bị chẻ làm đôi, một nửa đang gắng sức chạy nhanh về phía trước, một nửa ở lại. Và phần nào mới chính là con người hiền lành của tôi?
    Sau cơn mưa to, trời bắt đầu mát. Tôi bồn chồn, tới lui trong phòng. Ánh nắng cuối cùng của một ngày nằm yên bên cửa, những đóa hoa vàng trên cây Mỹ Nữ nở rộ. Tôi muốn tâm hồn mình lắng xuống nhưng không được.
  10. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Dì Tuyết, người đã cướp hết tiền của cha bây giờ ở phương trời nào? Có lẽ đang sống một đời nhàn hạ sung túc bên người tình. Còn cha? Chỉ còn căn nhà trống rỗng. Tội thật! Đưa mắt nhìn qua cửa sổ, đột nhiên một tia sáng loé lên. Tôi vội mang giày vào.
    - Mẹ, con đi một chút nhé.
    - Đi đâu?
    Mẹ đuổi theo, nhưng tôi đã ra đến cổng. Hơi đất bốc lên sau cơn mưa thật khó chịu. Tôi bước vội về phía đồn cảnh sát gần nhà cha. Đẩy cửa bước vào, thật may tôi gặp ngay viên cảnh sát đã thẩm vấn tôi ban sáng. Vừa ngồi xuống, tôi nói nhanh:
    - Quý vị đã tìm được tung tích bà Tuyết chưa?
    - Chưa! Đến nhà tên Nguỵ Quang Hùng thì chúng tôi được tin hắn đã đi đâu 3 hôm rồi. Bây giờ chúng tôi đang tiếp tục điều tra đây.
    Tôi hơi thất vọng, nhưng nói ngay:
    - Hồi sáng tôi quên không nói cho quý vị hay là tên Nguỵ Quang Hùng có chiếc xe hơi màu đen, số xe là 1032. Đồng thời hắn cũng là một tên chuyên sống bằng nghề buôn lậu.
    Câu nói của tôi khiến viên cảnh sát tư pháp lưu ý.
    Những người khác lập tức vây quanh tôi:
    - Cô làm ơn cho chúng tôi biết thêm chi tiết.
    Tôi nuốt nước bọt, đem hết tất cả những điều mình nghe lỏm được trong tiệm cafe kể hết cho họ nghe, đồng thời còn tả hình dáng tên Nguỵ và cả người bạn của hắn có giọng nói ồ ề. Viên cảnh sát gật đầu:
    - Cám ơn cô. Như thế vụ án này không có gì khó khăn đâu. Chúng tôi sẽ chóng khám phá ra.
    Tôi không mong khám phá ra vụ án, mà chỉ mong tìm được dì Tuyết, người đàn bà không có trái tim.
    Ngày hôm sau lật báo ra, ngay trang tin tức tôi thấy hàng chữ lớn:
    KHI ÔNG TƯỚNG HẾT THỜI, VỢ CUỖM TIỀN TRỐN MẤT, CHỈ CÒN BIẾT BÁO CẢNH SÁT.
    Tôi thở dài. Một người thê thiếp đàn đống, tiền rừng bạc bể, bây giờ tình tiền đều vỗ cánh bay xa. Một con người từng ngang dọc giang hồ, khắp nơi biết tiếng, bây giờ bị một con đàn bà làm héo hon, chỉ còn lại một lão già dở điên dở khùng. Tất cả như một giấc mộng buồn.
    Ngồi ở thành giường tôi đọc tiếp. Cũng may báo chí không nêu tên cha, chỉ viết đúng 3 chữ: ông LCH. Bài tường thuật không sai lắm, bên dưới có phớt qua một đoạn tiểu sử của cha. Xem xong tôi lặng lẽ đưa cho mẹ.
    Me thở dài:
    - Không ngờ cha con bây giờ lại xuống tới nước này.
    - Đúng ra, trước khi cưới dì Tuyết về, cha con phải nghĩ đến hậu quả của nó chứ.
    Mẹ lại đem tư tưởng nhà Phật ra thuyết giảng:
    - Cha con làm nhiều điều ác quá nên phải nhận cái quả như vậy.
    Tôi bực mình:
    - Thôi mẹ đừng nhắc đến Trời Phật làm gì cả. Mẹ có ở ác với ai đâu mà suốt đời mẹ vẫn khổ thế?
    Cơm sáng xong thì Hoàn đến. Chúng tôi bàn nhau sang bên ấy thăm cha. Vừa định đi thì có tiếng gõ cửa. Hoàn bước ra. Tôi trông thấy chiếc xe ba gác với mấy người công nhân, họ nói gì với Hoàn mà khoa chân múa tay. Tôi hỏi chàng:
    - Chuyện gì thế anh?
    - Cha em có nói gì đến chuyện tặng em chiếc dương cầm này không?
    Tôi suy nghĩ một chút rồi nói:
    - Hình như cha có bảo sẽ tặng em một món quà. Không lẽ là chiếc dương cầm này?
    Đang nói, thì mấy người thợ đã ỳ ạch khiêng chiếc đàn vào. Tôi vội hỏi:
    - Xin lỗi, ở đây ông nào đại diện cho hãng?
    Một người mặc áo trắng trông sạch sẽ bước tới:
    - Có phải cô là Lục Y Bình?
    - Vâng.
    - Thế thì đúng rồi.
    Người đại diện vội ngoắc tay ra hiệu cho mấy ông công nhân khiêng đàn vào nhà. Tôi nghĩ đến cha, bây giờ không còn một cắc bạc trong tay, làm sao trả tiền cây đàn? Nguy thật! Tôi vội hỏi:
    - Xin ông làm ơn cho biết cây đàn này đã trả tiền chưa?
    - Trả xong rồi. Đã thanh toán từ tuần trước nhưng chúng tôi còn phải khắc chữ, phải thử tiếng nên đưa đến hơi muộn.
    Đám thợ đã khuân đàn qua khỏi bậc thềm. Tôi nghĩ tình trạng sắp tới của đằng ấy và của tôi, sự sống còn quan trọng hơn cây đàn.
    Lúc trước, một đôi trăm ngàn cha tôi nào xem ra gì, nhưng bây giờ số tiền ấy không còn ít ỏi nữa. Nhìn người đại diện, tôi hỏi:
    - Cây đàn này trị giá bao nhiêu?
    - Mười hai triệu.
    Đám công nhân sắp sửa đưa đàn vào góc nhà. Tôi vội can:
    - Khoan đã.
    Rồi quay về phía ông đại diện:
    - Nếu bây giờ tôi gởi đàn trả lại ông, tôi chịu lỗ chỉ nhận 10 triệu thôi, ông nghĩ sao?
    Người đại diện lắc đầu, bước tới lật nắp đàn lên nói:
    - Đàn đã khắc tên cô rồi làm sao chúng tôi nhận lại được? Vả lại hãng chúng tôi có quy định là hàng đã ra khỏi cửa thì không thể nhận trả lại.
    Tôi nhìn hàng chữ trên nắp đàn:
    "Cho con gái yêu thương của tôi. Lục Chấn Hoa"
    Nét chữ khắc thật thanh nhã, đàn được đánh vecni láng bóng. Một món quà thật tuyệt vời. Tôi bước lui ra sau để những người thợ làm phận sự của họ.
    - Để đâu đây cô?
    Tôi giật mình trở lại thực tại. Gian nhà hẹp quá, để chiếc đàn không hợp tý nào. Tôi đề nghị mang đàn vào phòng tôi, bàn ghế được đưa ra ngoài.
    Khi đám thợ ra về, mẹ, Thư Hoàn và tôi chỉ còn biết đứng nhìn và lặng người trước tặng vật quý giá này. Chuyện buồn đằng kia mới xảy ra chưa kịp ngã ngũ thì tôi lại nhận được quà. Tiếu lâm thật!
    Mẹ đưa tay sờ hàng chữ trên nắp đàn. Đột nhiên, tôi nhìn thấy những giọt nước mắt trên má mẹ. Tôi hoảng hốt:
    - Mẹ làm sao thế?
    Mẹ nhìn tôi với nụ cười buồn:
    - Không có chuyện gì cả con ạ.
    Người ngồi xuống ghế, bàn tay lướt nhẹ trên hàng phím ngà. Tiếng đàn thánh thót. Tôi ngạc nhiên:
    - Mẹ...mẹ cũng biết đàn nữa à?
    Mẹ cười:
    - Con quên rồi sao? Hồi trước mẹ với chị Tâm Bình của con hợp tấu với nhau luôn.
    Vâng, tôi đã quên rồi, vì lúc ấy tôi còn nhỏ quá. Mẹ bắt đầu dạo bản nhạc khi xưa, những ngón tay quen thuộc lướt mau; mắt người nhìn xa vời như không còn dính dáng gì tới cuộc đời buồn khổ. Bản nhạc này tôi thuộc làu, lời nhạc chải chuốt:
    Hãy nhắc đến chuyện xưa, những ngày mật ngọt, tình chẳng quên người.
    Hãy hát bản nhạc xưa, bản nhạc xa vời năm cũ.
    Tôi không bao giờ quên, tôi vẫn đợi chờ
    Tôi không bao giờ quên, dù lâu ngày anh đi phiêu lãng
    Vì tôi tin rằng
    Anh sẽ không bao giờ quên chuyện ngày xưa.
    Còn nhớ ngày gặp nhau
    Những ngày đầu tháng Ba làm sao quên được.
    Hoa thơm trong gió mát, hai đứa mình yêu nhau
    Tình thắm môi hồng, tôi cười anh lặng ngắm.
    Chuyện cũ qua rồi, lòng buồn như lá mùa thu.
    Tim tôi lai láng, tình xưa khó quên.
    Bao ngày phiêu bạt anh đi phương nào.
    Bây giờ cách xa anh chẳng buồn sao?
    Mong anh trở về để tim tôi hoà nhạc
    Ngày tháng tươi cười rồi sẽ trôi qua mà lòng vẫn nhớ.
    Anh hãy trở về, đừng tiếc chi ngày tháng phiêu bồng.
    Tiếng hát tôi vừa dứt thì tiếng nhạc cũng tan dần. Mẹ quay đôi mắt mờ lệ nhìn sang tôi và Thư Hoàn, nụ cười héo hắt trên môi. Mẹ nói lảng:
    - Tiếng đàn nghe thích thật.
    Tôi nói:
    - Bản nhạc hay quá, mẹ đàn lại một lần nữa đi.
    Mẹ lắc đầu đứng dậy, vuốt ve thành đàn, xong quay sang bảo tôi:
    - Y Bình, ý của con hay lắm. Cây đàn này là vật xa xỉ, con lại không biết đánh đàn. Gia đình bên cha con lại đang gặp cảnh túng quẫn, vậy bán phứt nó đi.
    Tôi nằm dài trên đàn:
    - Bây giờ thì con không muốn bán nữa rồi. Mẹ thích nó thì con phải để lại, còn vấn để tiền bạc con sẽ có cách lo liệu.
    Thư Hoàn cũng nói:
    - Đúng thế, hãy giữ đàn lại. Con biết Y Bình cũng thích đàn lắm. Vấn đề tiền bạc không khó giải quyết đâu.
    Tôi chen vào:
    - Nhưng anh đừng tưởng tôi chịu xài tiền anh đâu nhé.
    - Thế lúc em là vợ anh rồi, em cũng không chịu xài tiền anh à?
    - Anh làm gì có tiền. Tiền này là của cha anh mà!
    - Em đừng quên là anh đã đi làm, đã kiếm được tiền rồi nhé.
    Tôi sực nhớ ra, hỏi:
    - Thế còn chuyện xuất ngoại, chuyện học bổng của anh thì như thế nào?
    Hoàn cho biết đại khái:
    - Anh vừa xin được một học bổng toàn phần.
    Tôi mừng quá, nhảy lên:
    - Thế à? Sao anh không cho em biết sớm?
    - Định nói thì nhà em gặp chuyện lộn xộn. Bây giờ anh định xin triển hạn để năm sau mới xuất ngoại. Như vậy, lấy nhau xong chúng ta còn đến hơn một năm sống bên nhau.
    Mẹ ngồi tựa lưng vào đàn, không hiểu người đang nghĩ gì. Nhìn những hàng chữ khắc trên đàn, tôi sực nhớ đến cha. Thế là chúng tôi xin phép mẹ để đến đằng kia.
    Thư Hoàn bảo tôi:
    - Gia đình em phức tạp thật, mỗi người một bí mật. Thí dụ như mẹ em, anh nghĩ cuộc đời tình ái của người cũng thăng trầm lắm.
    Tôi nghĩ ngợi một lúc.
    - Anh nói cũng đúng, vì mẹ bảo hồi xưa mẹ đã từng yêu tha thiết một người.
    Chúng tôi yên lặng bước bên nhau. Tôi nghĩ đến mối tình của mẹ trước khi lấy chòng. Mối tình kia đã bị cha làm cho tan vỡ. Nghĩ đến cha, một người suốt đời phá hoại cuộc đời đàn bà, đến bây giờ phải lâm vào cảnh cô độc, đến bây giờ bị đàn bà bỏ rơi. Dì Tuyết bỏ đi rồi, cuộc sống sẽ ra sao? Còn Mộng Bình trong nhà thương, Hảo sống phiêu bạt. Tất cả những câu hỏi đầy ắp trong đầu. Mãi đến khi Thư Hoàn thúc tay vào người, tôi mới giật mình trở về thực tại. Thư Hoàn chỉ tay về phía trước, nói:
    - Y Bình, hình như có chuyện gì kìa em?
    Cửa nhà cha rộng mở, tôi thấy mấy ông cảnh sát tới lui. Tôi nói:
    - Có lẽ có tin tức của dì Tuyết rồi.
    Tôi kéo Hoàn bước ngay về phía cổng. Mấy ông cảnh sát chặn lại:
    - Cô là ai?
    Ông cảnh sát này khác ông hôm qua. Tôi nói:
    - Tôi là Lục Y Bình, con gái ông Lục Chấn Hoa.
    Ông cảnh sát nghi ngờ:
    - Cô đi đâu nãy giờ?
    - Tôi không ở đây.
    - Cô không ở đây à?
    Trời! Không lẽ bắt tôi phải giải thích dài dòng nữa à? Nhìn vào trong, tôi chau mày hỏi:
    - Ông làm ơn cho tôi biết có chuyện gì thế?
    - Cô Như Bình là gì của cô?
    - Là chị em cùng cha khác mẹ với tôi.
    Viên cảnh sát chậm rãi:
    - Hồi 8 giờ sáng nay, cô ấy đã tự tử bằng súng lục.
    Tôi quay lại nhìn Hoàn. Bất chợt, đầu tôi như vỡ tung để lại một khoảng hư vô tê dại.

Chia sẻ trang này