1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dòng Sông Ly Biệt (hay Giọt lệ trong mưa) - Quỳnh Dao

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Fleur-de-Lys, 13/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Tôi đứng trước cửa phòng Như Bình nhìn vào. Nàng nằm nửa người trên giường, nửa người dưới đất, mình mặc áo the màu lục, chân mang giày trắng, mặt trang điểm thật tươi. Một người suốt chuỗi ngày sống không buồn trang điểm, đến khi chết lại làm đẹp thế này cũng lạ. Khẩu súng lục nằm gần bên, viên đạn xuyên qua màng tang làm thành vết thương nhỏ rỉ máu. Vết máu đã khô, đôi mắt khép hờ như người say ngủ. Tôi có cảm giác là Như Bình vẫn còn sống, nét mặt tươi tỉnh quá. Tôi còn nhớ lúc Như Bình tâm sự, van xin tôi, đôi mắt kia đã hơn một lần khóc, hơn một lần buồn vì Thư Hoàn, vì mối tình tay ba. Bây giờ chắc Như Bình không còn thẹn thùng, e ấp nữa. Nằm yên, bình thản trước mặt mọi người, để mọi người ngắm nghía, đôi mắt không khép chặt. Tôi được nghe kể lại rằng một người chết đi mà có chuyện buồn rầu hay lo lắng thường không bao giờ nhắm mắt. Vậy thì Như Bình buồn chuyện gì? Mới 24 tuổi, cái tuổi hoa mộng sao lại bỏ đi. Tôi hiểu rõ, tôi hiểu rõ đến độ không tin Như Bình dám hành động như vậy. Như Bình không phải tự sát, mà chính tôi giết nàng. Nhìn qua khuôn mặt người chết, tôi nghĩ đến những giọt nước mắt đêm qua... Tôi chợt nhắm mắt lại, quay lưng bước ra khỏi phòng. Vừa bước ra, tôi va mạnh vào người Thư Hoàn. Chàng đứng bất động như pho tượng đá. Tôi bỏ ra phòng khách, đầu nhức nhối, chân tay rã rời. Máu của Như Bình làm tôi choáng váng. Có một người mang nước đến, thì ra người cảnh sát mà tôi gặp hôm qua.
    - Rất nhiều người không quen nhìn thấy xác chết.
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Tôi đứng trước cửa phòng Như Bình nhìn vào. Nàng nằm nửa người trên giường, nửa người dưới đất, mình mặc áo the màu lục, chân mang giày trắng, mặt trang điểm thật tươi. Một người suốt chuỗi ngày sống không buồn trang điểm, đến khi chết lại làm đẹp thế này cũng lạ. Khẩu súng lục nằm gần bên, viên đạn xuyên qua màng tang làm thành vết thương nhỏ rỉ máu. Vết máu đã khô, đôi mắt khép hờ như người say ngủ. Tôi có cảm giác là Như Bình vẫn còn sống, nét mặt tươi tỉnh quá. Tôi còn nhớ lúc Như Bình tâm sự, van xin tôi, đôi mắt kia đã hơn một lần khóc, hơn một lần buồn vì Thư Hoàn, vì mối tình tay ba. Bây giờ chắc Như Bình không còn thẹn thùng, e ấp nữa. Nằm yên, bình thản trước mặt mọi người, để mọi người ngắm nghía, đôi mắt không khép chặt. Tôi được nghe kể lại rằng một người chết đi mà có chuyện buồn rầu hay lo lắng thường không bao giờ nhắm mắt. Vậy thì Như Bình buồn chuyện gì? Mới 24 tuổi, cái tuổi hoa mộng sao lại bỏ đi. Tôi hiểu rõ, tôi hiểu rõ đến độ không tin Như Bình dám hành động như vậy. Như Bình không phải tự sát, mà chính tôi giết nàng. Nhìn qua khuôn mặt người chết, tôi nghĩ đến những giọt nước mắt đêm qua... Tôi chợt nhắm mắt lại, quay lưng bước ra khỏi phòng. Vừa bước ra, tôi va mạnh vào người Thư Hoàn. Chàng đứng bất động như pho tượng đá. Tôi bỏ ra phòng khách, đầu nhức nhối, chân tay rã rời. Máu của Như Bình làm tôi choáng váng. Có một người mang nước đến, thì ra người cảnh sát mà tôi gặp hôm qua.
    - Rất nhiều người không quen nhìn thấy xác chết.
    Tôi run run tiếp lấy ly nước uống cạn. Ông cảnh sát thản nhiên nói:
    - Không ngờ gia đình cô lại xảy ra nhiều chuyện dồn dập như vậy. Thật khó mà giải thích được.
    - Tôi cũng không ngờ. Hôm qua cô ấy còn rất bình thường.
    - Chúng tôi đã điều tra xong. Đây là vụ tự sát. Chỉ có một điều chúng tôi lấy làm lạ, không hiểu tại sao súng của cha cô mà lại lọt vào tay Như Bình?
    - Tôi...
    Tôi chau mày. Sự thực thì tôi đâu có quên, khẩu súng kia chính tay tôi đưa cho Như Bình mà, mục đích là để tránh cho cha lúc nóng giận không bắn bậy bạ, không ngờ...Như Bình lại dùng khẩu súng như một phương thức giải thoát. Một sự thật khó tin. Nếu biết vậy, tôi đưa súng cho Như Bình làm gì.
    Lắc đầu, tôi trả lời viên cảnh sát:
    - Tôi cũng không biết.
    Viên cảnh sát gật gù bỏ đi. Tôi quay sang, lúc đó mới biết cha tôi nãy giờ đang ngồi bất động trên ghế salon. Chiếc dọc tẩu vẫn còn trên môi, nhưng lửa đã tắt ngấm từ bao giờ. Tôi bước tới, như một chiếc máy, tôi ngồi xuống cạnh cha, đưa tay sờ nhẹ bàn tay lạnh giá của người, gọi:
    - Cha!
    Người vẫn bất động. Tôi lắc mạnh thêm mấy lần, người mới quay lại nhìn tôi.
    - Chết....rồi. Chết dễ thật! Chỉ cần một phát đạn. Tài bắn súng của nó đâu kém tao.
    Ông lắc đầu, như con tàu lắc lư trên sóng. Tôi dùng tay xoa nhẹ những ngón tay xương xẩu.
    Cha vẫn lẩm bẩm:
    - Không ngờ súng của ta không giết ai khác hơn con ta!
    Chiếc dọc tẩu trên môi rơi xuống, ông vẫn không buồn nhặt lên.
    - Khẩu súng theo cha bao nhiêu năm trời, giết không biết bao nhiêu sinh mạng. Tay ta đã vấy máu, chính đôi tay này đã giết không biết bao nhiêu người. Bây giờ Như Bình cũng chấm dứt cuộc sống bằng khẩu súng này....chết dưới khẩu súng oan nghiệt.
    Tôi chợt rùng mình. Cha là con người ương ngạnh, sắt đá chứ không phải con người tình cảm. Cha không bao giờ tin trời phật, quỷ thần, định mệnh, thế mà bây giờ phải chịu khuất phục.
    Bên ngoài có tiếng động, một người cao lớn cầm túi xách bước vào, đoán chắc là y sĩ tới khám nghiệm tử thi. Vị y sĩ bước vào trong. Tôi ngồi bất động trên ghế, cha im lặng cho tới lúc vị y sĩ ra về. Một viên cảnh sát bước tới nói:
    - Xong cả rồi, bây giờ quý vị có thể mai táng được.
    Đoàn người đại diện pháp luật đã kéo đi hết. Gian phòng đột ngột vắng lặng, ngôi nhà chết trong cơn buồn. Cô Lan đi đâu mất, cha và tôi ngồi như hai tượng gỗ. Một lúc, Thư Hoàn bước vào, những bước chân chệnh choạng như người say rượu. Chàng tới bên hộp thuốc lấy một điếu châm lửa. Chàng chẳng bao giờ hút thuốc, thế mà...có lẽ để tự trấn tĩnh tinh thần. Khói thuốc bay toả mờ gương mặt xanh xao. Gian phòng trầm hẳn xuống. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng của mình, trong khi xác chết vẫn còn phủ chăn bên kia phòng.
    Điếu thuốc trên tay Thư Hoàn đã tàn, chàng búng tàn thuốc rơi xuống rồi đứng lên nói:
    - Để tôi gọi mai táng.
    Cha nhìn Thư Hoàn yên lặng. Chàng bước ra cửa một lúc rồi quay trở về nhìn vào chỗ cũ.
    Điếu thuốc thứ 2 đốt lên, không khí gian phòng vẫn nặng nề. Đột nhiên tôi muốn khóc, muốn khóc một trận cho đã thèm, nhưng sao miệng tôi cứng như đá.
    Nhà mai táng tới. Mọi việc sắp xếp đều do Hoàn. Tôi và cha ngồi chết lặng đưa mắt nhìn theo họ. Họ bắt đầu khiêng thi thể Như Bình ra, một miếng vải trắng to phủ lên. Thư Hoàn rùng mình đứng dậy, máy móc đi theo chiếc cáng ra cửa. Chàng đứng cúi đầu nơi đấy, miệng lẩm bẩm:
    - Một người con gái hiền lành nhưng bất hạnh. Chết oan ức quá.
    Tôi tựa lưng vào tường bàng hoàng. Thực tế vây chặt cơn ác mộng không ngờ.
    Thư Hoàn quay sang nhìn tôi, chàng nói:
    - Tất cả chuyện mai táng để anh lo, còn em lo chăm sóc cha.
    Nhìn theo chiếc xe màu đen, chàng dở khóc dở cười.
    - Ngày hôm qua anh nói sẽ làm một điều gì cho Như Bình để chuộc lại lỗi lầm, không ngờ hôm nay lại phải lo mai táng cho em. Việc anh sắp làm cho em quả thật là một món quà cuối cùng của đời người.
    Hoàn nói xong, nước mắt chảy lăn xuống má. Chàng bước ra xe. Đoàn xe chạy đi để lại đám bụi mù. Cát bụi đã trở về với cát bụi. Vâng, cuộc đời là vậy, từ hư vô thì sau cùng rồi cũng phải trở về hư vô. 24 năm, một cuộc đời. Còn gì để lại? Chẳng qua chỉ còn là đất, là bụi, là tro...Bây giờ Như Bình đã bình yên, nàng sẽ không còn buồn, không còn giận vì những mâu thuẫn giả dối của cuộc đời. Nàng đã phản kháng mối tình chúng tôi bằng một hành động can đảm cuối cùng, một chống đối thầm lặng. Tại sao Như Bình không đứng trước mặt tôi tích cực phản đối? Như Bình đi rồi. Chết là hết, còn người ở lại thì sao?
  3. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Chiếc xe của nhà mai táng đã khuất, tôi quay lại, thấy cô Lan ôm gói quần áo đứng sau lưng. Cô ta mở cái miệng đầy răng vàng, ấp úng:
    - Thưa cô, cô làm ơn cho em xin nghỉ. Em không thích làm ở đây nữa, cô cho em về nhà em.
    Đầu óc tôi chỉ nghĩ tới Như Bình, tôi không nghe thấy gì hết. Cô Lan lặp lại:
    - Em không muốn làm nữa. Cô...Tháng lương này em chưa lãnh...
    Tôi đã hiểu, cô Lan không muốn tiếp tục công việc. Nhưng giờ đây chỉ còn một mình cha, cha không quen thiếu người hầu hạ.
    - Cô Lan, đừng nghỉ lúc này.
    Cô Lan lấm lét nhìn lại ngôi nhà:
    - Thôi, em không làm nữa đâu. Cô Như Bình chết trông dễ sợ quá, em không dám ở đây nữa.
    - Cô cứ ở đây giúp cha tôi đi. Cha tôi đã già chỉ còn lại một thân trơ trọi, công việc chắc cũng không khó khăn lắm. Cô ráng giúp, tôi sẽ tăng lương cho.
    Hết sức khó khăn, tôi mới giữ cô Lan lại được. Nhìn cô xách gói quần áo trở về phòng, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Men theo con đường tráng ximăng giữa sân, tôi cất những bước chân nặng nề vào lại phòng khách. Khi đẩy cửa phòng khách qua bên để bước vào, một không khí lạnh lẽo lùa thẳng vào người tôi. Phòng khách đầy mùi chết chóc. Cha vẫn yên lặng như bức tượng đồng. Tôi bước vào, đưa mắt ngắm từng xó xỉnh, từng góc cạnh của căn phòng. Ngày nào, nơi đây đầy ắp tiếng cười tiếng nhạc, tiếng xe bóp kèn inh ỏi. Dì Tuyết cười khi Như Bình cúi xuống bế con chó con. Chỉ mới có nửa năm mà người bỏ đi, người trốn mất, chỉ còn một ông già râu bạc ngồi chết nửa cõi lòng. Đầu óc tôi mênh mang, tôi đứng lặng giữa những bức tường vôi trắng. Những âm thanh ma quái từ đâu dồn dập bên tai, lúc đầu nghe không rõ, nhưng sau cùng như tiếng hét căm thù: "Lục Y Bình, chính ngươi là thủ phạm".
    Tôi rùng mình, luồng khí lạnh chạy len trong xương sống. Có tiếng kêu nho nhỏ, rồi một vật gì cọ vào chân tôi. Con Bibi của Như Bình, con chó nhỏ bây giờ đã mất chủ.
    Lấy lại bình tĩnh, bước tới cạnh cha ngồi xuống, tôi không biết phải nói gì. Giọng nói hờn trách ma quái như còn quanh quẩn đâu đây. Con chó nhỏ vẫn tới lui trong phòng, kêu ăng ẳng.
    Cha quay sang gọi tôi:
    - Y Bình!
    Cha đăm đăm nhìn tôi, ánh mắt người là cả bầu trời tuyệt vọng.
    - Tại sao Như Bình lại chết, hả con?
    Tôi không biết trả lời ra sao. Cha tiếp:
    - Y Bình, con cũng có trách nhiệm trong cái chết của Như Bình, vì con đã cướp thằng Hoàn của nó.
    - Nhưng đó là trường hợp bất đắc dĩ.
    - Bất đắc dĩ là sau này kia, còn lúc đầu vừa nhìn thấy Thư Hoàn là con đã có ý định trêu gan dì Tuyết với Như Bình. Cha biết, con đừng cãi. Cha hiểu con như hiểu chính mình vậy.
    Bàn tay gầy xương của cha vịn lên vai tôi. Cha xúc động thật. Nhìn thẳng vào tôi, người tiếp:
    - Y Bình, con giống cha lắm, hư lắm. Nhưng cha thích con vì chỉ có con mới giống cha. Con không cần giải thích gì ca, cha biết con ghét cay ghét đắng cha. Ngay cả bây giờ con vẫn ghét, con vẫn nuôi mối thù.
    Tôi mở miệng định cãi lại, nhưng bàn tay trên vai tôi đột nhiên buông thõng xuống. Thân cha như một trái banh xì hơi, ngã ụp xuống ghế. Tôi hoảng hốt, nắm lấy tay cha gọi to:
    - Cha! Cha! Cha!
    Hình như cha không còn biết gì nữa. Tôi gọi cô Lan ra để cô ấy canh chừng cha, còn tôi chạy đến trạm điện thoại công cộng, tìm một địa chỉ bệnh viện ở gần đấy. Cha vẫn còn nằm nghiêng nửa trên ghế, nửa dưới đất, tôi và cô Lan phải dùng hết sức mới kéo cha nằm ngay ngắn được. Người cha cao lớn nên nằm chẳng lọt vào ghế, đôi chân dài dư khỏi ghế. Chúng tôi ngồi đợi bác sĩ tới.
    Bác sĩ tới, chích cho hai mũi thuốc trợ lực. Cha bị yếu tim cộng thêm chứng bệnh huyết áp cao nên khó tỉnh lại ngay. Chúng tôi cố đưa cha vào phòng ngủ của người. Khi đã được đặt nằm yên trên giường, người bắt đầu tỉnh lại. Vừa tỉnh dậy nhìn chung quanh, người đã vùng vẫy đòi đi.
    - Tao không có bệnh gì cả, tao không thích nằm trên giường, trừ lúc ngủ và lúc bị thương nặng.
    Vị bác sĩ nói:
    - Ông đã bị thương nặng lắm!
    Cha nằm yên. Bác sĩ chích thêm cho ông một mũi thuốc rồi ra dấu bảo tôi ra ngoài. Ông ta đưa toa cho tôi với một thái độ nghiêm nghị.
    - Tốt nhất, cô nên đưa ông vào bệnh viện. Người già khó cưỡng lại bệnh. Ở nhà thương, cha cô sẽ được chăm sóc chu đáo hơn ở ngoài.
    - Thế theo ông thì bệnh cha tôi nặng lắm à?
    - Vâng. Tim yếu, huyết áp lại cao thế này, dễ đưa đến chứng bán thân bất toại lắm.
    Với cha, bị bán thân bất toại còn thê thảm hơn là sự chết. Tôi yên lặng nghĩ ngợi, chờ bác sĩ sửa soạn ra về. Nhớ sực lại mình chưa trả tiền xem mạch, tôi mở ví ra, may là số tiền trong ví còn nguyên vẹn. Đưa bác sĩ ra về xong, tôi trở lại phòng của cha một chút. Người ngủ yên. Trở lại phòng khách, đột nhiên chân tay tôi rã rời. Tôi ngã người xuống ghế. Mọi chuyện xảy ra suốt buổi sáng hôm nay giống như một cơn bão lớn, tôi không chịu nổi. Tiếng con Bibi kêu la thảm thiết, tôi bịt vội hai tai, vùi đầu vào áo. Buổi trưa, cô Lan làm một bữa cơm đạm bạc cho tôi. Tôi bảo cô Lan làm thêm món canh gan heo mì cho cha. Đến hơn 1 giờ cha tỉnh lại. Theo lời dặn của bác sĩ, tôi không dám để cho người cử động nhiều, vì vậy chỉ còn cách là phải ngồi một bên mép giường đút từng muỗng cho cha. Việc nuôi bệnh thật khó khăn. Cha dễ nóng, dễ nổi giận vì sự bất lực bất ngờ của mình. Khi cha dùng hết chén mì, mồ hôi tôi đã đổ ra như tắm. Cha nhìn tôi, người như muốn nói cái gì nhưng lại thôi, nằm một chút, người lại thiêm thiếp ngủ.
    Tôi định rời khỏi căn nhà này nhưng chẳng an tâm. Ngồi trên ghế tựa của cha, tôi cứ suy nghĩ mãi về những chuyện vừa xảy ra. Tôi băn khoăn không hiểu rồi đây phải xử trí thế nào. Không lẽ giao một người già yếu bệnh hoạn như vậy cho cô Lan? Tôi cũng không muốn dọn về đây, nếu người ta không hiểu, sẽ nghĩ tôi với mẹ thích ở đây lắm. Đưa cha vào bệnh viện cũng không ổn, đã có Mộng Bình nằm đấy rồi. Tiền phòng, tiền thuốc. Tôi không thể bỏ mặc đứa em khác mẹ này. Bao nhiêu câu hỏi vây trong đầu tôi rối rắm. Nhìn khuôn mặt tái xanh của cha, tôi nhớ lại câu nói của người:
    - Con hận cha, cha biết! Cha biết! Dù cha có đối xử tử tế với con thế nào đi nữa, con cũng vẫn thù ghét cha.
    Con Bibi vẫn tru lên những âm thanh buồn thảm. Nó chạy đến bên chân tôi, tôi vỗ về nó nhưng nó vẫn kêu, vẫn chạy quanh ngửi mấy đồ vật. Một lúc, tôi nghe có tiếng động leng keng, quay đầu lại, con Bibi không hiểu lôi ở đâu ra một xâu chìa khoá. Tôi bước đến cầm xâu chìa khoá lên, tò mò ngắm nghía từng cái một. Đây có phải là xâu chìa khoá của Như Bình không? Như Bình! Cái tên như một con dao bén đâm thẳng vào tim. Tôi thấy nhói đau. Như Bình, đúng như Thư Hoàn đã nói: "Một người con gái yếu đuối và hiền lành, chết thật oan ức".
    Hình ảnh Như Bình cứ ám ảnh, tôi dùng hết cách để quên. Đưa thử xâu chìa khoá vào các ổ khoá ở những hộc tủ của cha, thật bất ngờ, một cánh tủ mở ra. Vậy thì đay là xâu chìa khoá của cha à? Tôi kéo hộc tủ ra định coi trong tủ còn ít tiền lẻ chăng?
    Nhưng trong đó ngoài một chiếc hộp đỏ ra, không còn gì hết. Chiếc hộp này bên ngoài có khắc hình tuyệt đẹp. Định mở ra xem, nhưng nắp lại bị khoá kỹ. Tôi tìm chiếc chìa khoá nhỏ nhất trong xâu, thử mở xem sao. May quá mở được.
    Trong hộp có một số giấy tờ. Tôi lật từng trang ra xem nhưng thất vọng vì không có thứ giấy tờ nào xài được. Sau cùng định đậy nắp lại, tôi chợt trông thấy một tờ giấy xếp kỹ. Thì ra đó là bằng khoán nhà. Tôi nghĩ ngợi một lúc, thấy rằng nếu muốn đưa cha vào bệnh viện, thì không còn cách nào hơn là đem bán căn nhà này đi. Tôi xếp tờ giấy bỏ túi.
    Trong hộp ngoài đống giấy trên, hình như không còn gì khác, nhưng tôi vẫn cố lục lọi, hy vọng. Một lúc lâu, vật hiện ra trước mắt tôi là một xâu chuỗi ngọc màu lục thật đẹp, mỗi hạt to gần bằng viên bi của trẻ con. 24 hột tất cả. Đây là một vật đắt tiền, tại sao cha không nhớ mình còn xâu chuỗi ngọc quý giá này?
    Đặt xâu chuỗi xuống tôi xem còn gì khác nữa không, nhưng chỉ thấy một tấm hình đã hoen màu. Đấy là tấm ảnh một thiếu nữ ngồi dựa lưng trên chiếc ghế tựa tròn, trên tay là một chiếc đàn tỳ bà. Thiếu nữ tuyệt đẹp nhưng khuôn mặt trông thật quen. Nhìn đôi mắt to, âu sầu, tôi tưởng chừng mình đã gặp ở đâu rồi. Nghĩ ngợi một lúc, tôi giật mình. Đúng là đôi mắt của mẹ. Nhưng chắc chắn đây không phải hình mẹ. Tôi đoán thế, vì y phục thiếu nữ mặc trong hình, lối trang sức cổ lỗ của những thiếu nữ thời bốn, năm mươi năm về trước. Tôi thắc mắc, lật ngược tấm hình. Nơi mặt sau có những hàng chữ:
    Mưa rơi từ trời cao
    Nước rơi làm sao nhặt.
    Chuyện buồn bao giờ vơi
    Lòng buồn vẫn buồn mãi.
    Khúc hát không thành tiếng
    Đàn cho vơi cơn sầu.
    Sầu chờ ngày tao ngộ
    Buồn này bao giờ nguôi.
    Tôi đoán chắc xâu chuỗi ngọc và bức hình thiếu nữ nhất định phải có sự liên hệ nào đó. Người con gái này chắc chắn có liên hệ với cha. Phải chăng đây là một người tình, một người yêu quý, nên người mới giữ ảnh và vật lưu niệm của nàng? Nhưng không lẽ cha lại nặng tình như vậy được sao?
    Đầu óc tôi rối rắm, tôi không muốn tìm hiểu thêm. Đặt mọi vật vào vị trí cũ, tôi khoá lại, xong đứng dậy đem chìa khoá nhét xuống dưới gối cha. Cha vẫn ngủ mê. Tôi bước ra khỏi phòng thật nhẹ.
  4. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Dặn dò cô Lan xong, tôi bước ra ngoài. Lúc bước qua phòng Như Bình tôi khép nhẹ cửa lại, mắt không dám nhìn vào trong.
    Về đến nhà, tôi tiếp một vị khách bất ngờ: Phương Du. Tôi không còn tâm trí đâu để tiếp đãi niềm nở. Tôi rót một ly trà, nốc cạn. Mẹ đến cạnh tôi nói:
    - Y Bình, có lẽ con bị trúng nắng rồi đấy. Mặt con sao tái xanh thế?
    Tôi ngồi bệt xuống thảm, đầu tựa lên thành giường. Bao nhiêu biến cố dồn dập, làm sao tôi không thất thần? Tôi đã hoàn tất công việc một cách chu đáo, bây giờ về nhà, tôi cảm thấy mệt mỏi chi lạ. Tôi muốn khóc, khóc một trận cho đã đời.
    Phương Du bước tới cạnh, đưa tay sờ mặt tôi:
    - Y Bình, chuyện gì thế? Ai làm mày buồn à?
    Mẹ lo lắng:
    - Có phải lại cãi nhau với Thư Hoàn không?
    Tôi lặng lẽ lắc đầu, ấp úng một lúc mới thốt lên được:
    - Như Bình chết rồi.
    Mẹ nắm vai tôi lắc mạnh:
    - Cái gì? Con nói sao? Con có mê không?
    Tôi đáp:
    - Không, con tỉnh lắm. Như Bình chết thật rồi. Nó bắn súng vào đầu tự tử.
    Mẹ khuỵu chân xuống đất, lẩm bẩm:
    - Trời! Sự thật đấy à? Có phải đó là sự thật không con?
    - Thật đấy mẹ ạ.
    - Tại sao vậy?
    Tôi oà khóc, những giọt nước mắt như nước lũ vỡ đê. Tôi xoay người lại úp mặt vào thành giường. Phương Du bước tới vòng tay qua vai tôi, vỗ về:
    - Thôi đừng khóc nữa Y Bình. Sống chết có số cả mà/
    Tôi vẫn khóc
    - Có số à? Mày làm sao hiểu được? Mạng sống của Như Bình nằm trong tay tao, thế mà...tao đã giết Như Bình.
    Phương Du nói:
    - Dù sao chuyện đã xảy ra rồi, khóc có ích lợi gì? Nó có làm cho mình bình thản lại được đâu. Y Bình đừng khóc nữa, Như Bình chết được là có phước lắm rồi.
    Tôi ngẩng đầu lên:
    - Mày nói thế là thế nào?
    - Con người ở đời có hai chữ: Sống và Chết. Mày biết cái nào mới đưa con người tới hạnh phúc đích thực không? Như Bình đã được giải thoát, những nỗi buồn khổ người sống sẽ phải nhận. Ai khổ hơn ai? Tại sao chúng ta cứ phải xem chết là một việc bi thảm, trong khi người chết nằm duỗi chân không còn biết đến nỗi buồn khổ sầu lo gì nữa. Vậy thì họ là những kẻ đáng để chúng ta chia vui hơn là chia buồn, Y Bình ạ.
    - Lời của mày chẳng giống ai cả.
    - Nhưng đó là chân lý tìm ra được trong tuyệt đỉnh đau thương đấy.
    Tôi yên lặng. Giữa cái sống và cái chết có một khoảng cách thật dài nhưng cũng thật ngắn. Tôi ngồi nghĩ mông lung. Phương Du không biết đã bỏ đi từ lúc nào... Trời tối dần. Ngồi giữa khung trời tang tóc, tôi không buồn nghĩ ngợi gì nữa. Mẹ đến gần, người nói với tôi vài câu gì đó nhưng đầu óc hư vô, tôi không nghe gì cả. Mãi đến lúc Thư Hoàn đến, mệt nhọc rã rời, khuôn mặt xanh mét trông thật tội.
    - Anh định chôn cất Như Bình tử tế.
    - Tại sao?
    - Vì chỉ có cách đó mới giữ cho Như Bình một khoảng không gian bất diệt để nàng yên nghỉ.
    Tôi áy náy:
    - Nhưng...anh Hoàn...anh cũng biết là cha em hết tiền rồi...
    - Chuyện đó để tôi lo.
    Như Hoàn nói, giọng chàng bình thản, mắt nhìn về phía nệm giường, chàng không nhìn tôi. Không khí trong phòng như ngưng đọng lại và tôi cảm thấy khoảng cách giữa hai chúng tôi thật vời vợi. Khoảng cách đó tuy không nhìn thấy, nhưng có thể cảm nhận được. Chàng vẫn đứng đấy nhưng xa lạ làm sao. Sự sợ hãi đánh tan cơn buồn ban nãy.
    Tôi nhìn Hoàn nói:
    - Cha lại bệnh rồi.
    Hoàn chau mày, hình như chàng vẫn còn nghĩ ngợi chứ chưa trở lại thực tại.
    - Sao?
    - Cha bệnh và bác sĩ bảo cần phải đưa người vào bệnh viện.
    - Hả?
    Mắt chàng lướt nhẹ qua mặt tôi, giọng nói lạnh như người ngoài cuộc.
    Tôi buồn bã:
    - Bác sĩ bảo cha trúng gió nặng lắm, có thể đưa đến tình trạng bán thân bất toại.
    - À!
    Hoàn à một tiếng, rồi móc trong túi ra xấp giấy bạc để lên cái tủ nhỏ cạnh giường của tôi.
    - Cứ lấy dùng đi, ngày mai tôi đưa thêm.
    Tôi đỏ cả mặt, lòng sượng sùng. Những điều muốn nói đâu phải thế. Tôi đâu có định xin tiền chàng.
    Thái độ của Hoàn thật lạ, đứng bên nhau mà chẳng bao giờ nhìn thẳng vào mặt tôi. Tim tôi nhói đau. Anh Hoàn, anh đừng bỏ em. Em cần anh, cần anh lắm. Em đang cô độc. Tôi muốn van xin, nhưng chàng đã đứng thẳng người lên, như một nhà buôn vừa thanh toán xong món hàng, quày quả bỏ ra cửa.
    - Tôi phải về, suốt một ngày không về nhà rồi. Mộ của Như Bình, tôi đã chọn miếng đất ở núi Lục Trương Lệ. Trời lúc này nóng, không thể để lâu được. Ba ngày nữa phải hạ huyệt.
    Tim tôi rối bời:
    - Anh đi bây giờ sao?
    - Vâng. Sáng mai tôi sẽ đem thêm tiền đến cho cô.
    Tiền, tiền! Không lẽ giữa chúng ta chỉ có tiền thôi sao? Theo chàng ra tới tận cửa, tim tôi như bị dao cắt. Tim tôi van cầu: anh Hoàn, anh đừng đi, đừng bỏ em đi, anh...nhưng sao chàng vẫn bất động, thản nhiên như người không quen biết. Đến cửa, chàng đứng lại nhìn tôi:
    - Thôi, anh về.
    Tựa cửa đưa mắt nhìn bóng chàng khuất dần trong màn đêm, tim tôi tan nát. Chàng đã đi mất, và không bao giờ trở lại nữa. Đứng chết lặng nơi cửa, tôi không biết phải làm gì bây giờ. Đến lúc mẹ gọi trở vào tôi mới sực nhớ trời đã tối. Ăn một bữa cơm vô vị rồi tôi trở về phòng, bước tới chiếc dương cầm ngồi xuống úp mặt vào nắp đàn. Mẹ bước tới vịn vai tôi, hỏi:
    - Y Bình, cha con bệnh rồi à?
    - Vâng
    - Bệnh gì?
    - Yếu tim và huyết áp cao.
    - Nặng không?
    - Nặng.
    Mẹ yên lặng ngồi xuống cạnh giường tôi. Không khí trong phòng thật nặng nề, tôi nghe cả tiếng tim đập trong ***g ngực. Mở nắp đàn ra, nhấn nhẹ lên phím, một vài âm thanh rời rạc vang lên làm tôi muốn khóc.
    Hình như có người gõ cửa. Ai vậy? Ngoài sự tiên liệu của tôi: Thư Hoàn. Chàng mới bỏ đi sao trở lại? Tôi sung sướng: Thư Hoàn, anh đã về rồi đấy à? Sau cùng rồi anh cũng trở lại. Tim tôi reo vui, nhưng miệng tôi mở không ra. Mở rộng cửa đón chàng, khi bước chân chàng đặt lên thềm, tôi mới trông thấy vẻ héo hắt trên mặt chàng. Ngồi xuống ghế, hai tay chàng ôm đầu không nói một tiếng. Tôi ngồi đối diện chàng. Một lúc, Hoàn ngẩng mặt lên, khuôn mặt điểm những giọt lệ.
    Tôi gọi:
    - Anh Hoàn.
    - Y Bình, em có biết trước khi tự tử, Như Bình đến đâu không?
    Tôi lắc đầu.
    - Cô ấy đến nhà anh, trong lúc anh bận đến em. Như Bình đã để lại lá thư rồi quay về nhà, có lẽ sau đó mới tự tử.
    Thư Hoàn móc trong túi ra một bức thư nhàu nát, chàng đưa cho tôi xem, xong bỏ đến cửa sổ nhìn ra ngoài.
    " Anh Thư Hoàn
    Cầm bút lên, tôi không biết phải viết gì cho anh. Bây giờ đêm đã khuya, trăng bên ngoài thật tỏ. Còn nhớ cách đây chẳng bao lâu chúng ta đã dạo chơi dưới ánh trăng này trên đường Tân Sanh Nam. Tối hôm ấy, anh đã hỏi tôi có muốn làm vợ anh không. Nhưng bây giờ, anh Hoàn, anh đang ở đâu? Có còn nhớ tới tôi không?
    Tôi không trách anh cũng không giận anh. So với Y Bình, tôi chỉ là một đứa con gái nhỏ nhoi tầm thường. Vì vậy tôi nghĩ rằng nếu phải chọn giữa tôi và Y Bình, thì có lẽ tôi là người không mảy may hy vọng. Ngay từ buổi đầu khi anh biết tôi, rồi anh gặp Y Bình, thì tôi đã hiểu rằng số trời đã định, nên cố nguôi ngoai. Nhưng khi bóng hình của anh vừa tàn trong tôi thì anh lại quay trở lại. Anh có biết lúc ấy tôi đã sung sướng thế nào không? Tôi cứ tưởng là nỗi nhớ nhung của mình đã động lòng Trời Phật nên Người bảo anh trở về với tôi. Tôi như phát điên vì vui sướng, yêu anh đến độ muốn cúi xuống hôn chân anh. Anh Hoàn, chắc anh không ngờ tôi lại yêu anh đến độ này phải không? Lúc anh bảo anh định cưới tôi, nỗi choáng váng khao khát bấy lâu bây giờ sắp thành hình. Tôi cắn mạnh vào ngón tay để biết đây không phải là câu chuyện nằm mơ. Nhưng cảnh đẹp chóng tàn. Y Bình đến, không cần nói một câu, anh cũng tung cánh bay đi không một chút luyến lưu. Tôi chưa kịp vui cái vui bất ngờ thì đã rơi trở lại nỗi tuyệt vọng không lối thoát.
    Nhưng anh Hoàn, tôi không trách anh, cũng không giận anh. Có điều tôi hơi buồn là tại sao anh lại xem tôi như một trò đùa. Anh lừa dối tôi. Đã yêu Y Bình, anh còn quay sang tôi chi vậy? Anh là người cứng rắn, anh mạnh mẽ khó lay chuyển. Còn tôi, tôi chỉ là một con bé yếu ớt. Tại sao anh lại đem tôi ra giễu cợt như thế?
    Chính anh, phải, chính anh là người làm tôi mất đi tình thương của mẹ, vì mẹ cho rằng chuyện tôi để mất anh là một chuyện nhục nhã, nhưng đối với tôi, chuyện đó không nghĩa lý gì. Có điều, ông Trời tai ác thật. Chỉ trong vòng có mấy hôm mà tôi vừa mất anh, vừa mất mẹ, vậy thì tôi còn sống làm gì nữa?
    Tôi không bao giờ có ý tranh chấp tình yêu với Y Bình. Tôi thích Y Bình vì nó cương nghị và dũng cảm, bị cha đánh mà vẫn không biến sắc. Tôi phục nó chỗ đó và tôi không trách nó. Có điều tôi buồn anh, vì anh nỡ đem tôi ra làm trò đùa. Tại sao thế hở anh Hoàn?
    Tôi không giận anh đâu, tôi chỉ buồn một chút thôi. Mẹ đã bỏ đi, anh cũng bỏ đi. Anh Hoàn, tôi yếu đuối quá. Phải chi tôi có được một chút cứng rắn của Y Bình thì chắc anh sẽ nghĩ đến tôi nhiều hơn, phải không anh? Anh Hoàn, tôi buồn anh nếu thật tình anh chẳng yêu tôi, anh nên nói lại cho tôi biết, còn hơn để tôi khổ thế này.
    Trăng đã lặn, trời tối sầm lại. Tôi không có can đảm viết thêm. Xin dừng bút ở đây và hy vọng kiếp sau chúng ta sẽ hiểu nhau nhiều hơn.
    Chúc anh gặp nhiều hạnh phúc.
    Như Bình ".
    Đọc hết bức thư, tôi nhìn lên. Thư Hoàn tay trong túi, đang ngó mông lung ra cửa. Tôi đến đưa thư cho chàng.
    Hoàn nói:
    - Y Bình, chuyện báo thù của em cộng thêm việc làm của anh đã đưa Như Bình vào cõi chết. Chúng ta là hai kẻ sát nhân. Em thấy có đúng không?
    Tôi vịn tay lên cửa, không đáp. Hoàn tiếp.
    - Chúng ta ích kỷ quá!
    - Vâng.
    - Y Bình, em hãy nhìn xem - Hoàn nói, mắt chàng đăm đăm về phía trước - Anh có cảm giác Như Bình đang đứng bên ngoài, gương mặt đầy máu, đang buồn bã nhìn chúng ta.
    Tôi nhìn theo. Ngoài những ngọn đèn đường và nhà cửa, tôi không nhìn thấy gì khác.
    Hoàn vẫn tiếp:
    - Đó, Như Bình đứng đấy. Đôi mắt của nàng lúc nào cũng dõi theo chúng ta.
    Chàng đăm đăm nhìn ra ngoài. Tôi chợt cảm thấy trong bóng đêm hình như có đôi mắt buồn bã, trách hờn của Như Bình đang đăm đăm nhìn về phía chúng tôi.
  5. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Hôm ấy chúng tôi mai táng cho Như Bình
    Buổi sáng nắng tốt, nhưng khi lên đến nghĩa địa thì bầu trời u ám lạ thường. Mưa gió bất thường là chứng bệnh của mùa hạ. Những nhánh cây tương tư thưa thớt run rẩy theo từng cơn gió. Đến tiễn Như Bình chỉ gồm người trong gia đình: mẹ tôi, Thư Hoàn, tôi và Bibi. Cha thì nằm liệt giường nên không đến được. Tôi đã nhắn tin cho Hảo trên báo, nhưng đến nay vẫn chưa thấy hắn tới. Chúng tôi không đăng cáo phó cho Như Bình vì xét thất chẳng ích lợi gì. Lúc sống, Như Bình chẳng được ai quan tâm đến thì khi chết đi cũng không cần phải làm rầm rộ làm chi. Vả lại, chúng tôi cũng không biết mình là bạn hay thù của Như Bình nữa. Do đó, chúng tôi chỉ bước lặng sau quan tài cho đến khi hạ huyệt.
    Mẹ là người đầu tiên ném hòn đất xuống huyệt. Những xẻng đất của những người đạo tì làm nên những âm thanh khô như xác định khoảng cách âm dương. Tôi buồn bã nhìn cho mãi đến lúc chiếc hòm khuất hẳn trong lòng đất lạnh. Gió thổi tốc bay phần phật áo tôi, con Bibi cứ luẩn quẩn dưới chân tôi kêu ư ư nho nhỏ. Tim tôi nặng như đeo đá. Tôi muốn khóc, nhưng không khóc được. Không khóc được là phải, vì chắc chắn Như Bình không cần những giọt nước mắt của tôi, cả của tất cả những người có mặt ở đây. Nằm giữa lòng đất lạnh, dù cô đơn, dù lạnh giá, nhưng nàng đã hết khổ đau sầu thảm như những ngày còn ở trong gia đình họ Lục này. Gió đến mang đi hết niềm vui. Tôi cắn nhẹ môi, tay vẫn giữ chặt sợi dây da tròng ngang cổ Bibi. Như Bình! Như Bình muốn trốn lánh cuộc đời hay là muốn trả thù tôi? Dù sao đi nữa tôi cũng thấy Như Bình sung sướng hơn. Thật tình như vậy.
  6. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Hôm ấy chúng tôi mai táng cho Như Bình
    Buổi sáng nắng tốt, nhưng khi lên đến nghĩa địa thì bầu trời u ám lạ thường. Mưa gió bất thường là chứng bệnh của mùa hạ. Những nhánh cây tương tư thưa thớt run rẩy theo từng cơn gió. Đến tiễn Như Bình chỉ gồm người trong gia đình: mẹ tôi, Thư Hoàn, tôi và Bibi. Cha thì nằm liệt giường nên không đến được. Tôi đã nhắn tin cho Hảo trên báo, nhưng đến nay vẫn chưa thấy hắn tới. Chúng tôi không đăng cáo phó cho Như Bình vì xét thất chẳng ích lợi gì. Lúc sống, Như Bình chẳng được ai quan tâm đến thì khi chết đi cũng không cần phải làm rầm rộ làm chi. Vả lại, chúng tôi cũng không biết mình là bạn hay thù của Như Bình nữa. Do đó, chúng tôi chỉ bước lặng sau quan tài cho đến khi hạ huyệt.
    Mẹ là người đầu tiên ném hòn đất xuống huyệt. Những xẻng đất của những người đạo tì làm nên những âm thanh khô như xác định khoảng cách âm dương. Tôi buồn bã nhìn cho mãi đến lúc chiếc hòm khuất hẳn trong lòng đất lạnh. Gió thổi tốc bay phần phật áo tôi, con Bibi cứ luẩn quẩn dưới chân tôi kêu ư ư nho nhỏ. Tim tôi nặng như đeo đá. Tôi muốn khóc, nhưng không khóc được. Không khóc được là phải, vì chắc chắn Như Bình không cần những giọt nước mắt của tôi, cả của tất cả những người có mặt ở đây. Nằm giữa lòng đất lạnh, dù cô đơn, dù lạnh giá, nhưng nàng đã hết khổ đau sầu thảm như những ngày còn ở trong gia đình họ Lục này. Gió đến mang đi hết niềm vui. Tôi cắn nhẹ môi, tay vẫn giữ chặt sợi dây da tròng ngang cổ Bibi. Như Bình! Như Bình muốn trốn lánh cuộc đời hay là muốn trả thù tôi? Dù sao đi nữa tôi cũng thấy Như Bình sung sướng hơn. Thật tình như vậy.
    - Thôi mình đi.
    Không biết ai lên tiếng. Tôi giật mình. Vâng, bây giờ ta phải đi. Như Bình đâu còn cần sự hiện diện của mình ở đây. Lúc sống, tôi đã không đem lại tình bằng hữu, Thư Hoàn từ chối tình yêu, thì bây giờ, đứng đây có ích lợi gì cho nàng? Nhìn nàng lần cuối, tôi quay lưng lại. Hình như mẹ đang khóc. Tôi bước tới dìu người đi, cánh tay yếu gầy của mẹ bấu trên vai tôi. Tôi không dám nhìn thẳng mẹ, vì trong đôi mắt của người hình như có sự trách cứ.
    Chúng tôi lặng lẽ xuống đồi, không một ai lên tiếng.
    Xuống tới núi, chiếc xe của hãng nhà táng vẫn chờ. Xe đưa chúng tôi về tận nhà tôi. Tôi mở miệng trước nhất:
    - Vào nhà nhé.
    Hoàn đứng bất động, chàng nhìn tôi thật lạ lùng. Một không khí bất thường làm tôi lo lắng.
    - Anh không vào nhà à?
    Hoàn chống tay lên cổng nhìn thẳng vào mặt tôi, không nói lời nào cả. Gió thật lớn, mưa lất phất bay, bóng mây đen âm u cả bầu trời. Im lặng một lúc, chàng nói:
    - Y Bình, anh có chuyện muốn nói với em.
    - Gì vậy anh?
    Tôi ngẩng lên nhìn bầu trời giăng mây xám và linh cảm một chuyện chẳng hay sắp đến.
    Giọng Hoàn trầm buồn:
    - Y Bình, chúng ta đã làm một việc tày trời.
    Tôi cắn môi. Chàng tiếp:
    - Y Bình, đấy là một tội ác. Giết chết một mạng người. Giả sử lúc xưa em không đoái hoài đến anh, anh vẫn yêu em. Nhưng tại sao chúng ta phải đóng kịch để một người con gái phải bỏ mạng oan uổng như vậy? Nhiều lúc anh bị ám ảnh. Anh cứ nghĩ mình chính là thủ phạm trong cái chết của Như Bình. Anh nghĩ rằng, có lẽ, suốt khoảng đời còn lại của anh, anh sẽ bị giam hãm mãi trong hối hận ăn năn. Anh muốn trốn thoát anh, muốn tìm mọi cách để lãng quên. Và anh mong rằng tâm hồn mình sẽ được bình thản hơn.
    Hoàn ngưng lại, bàn tay chàng đặt lên cánh tay của tôi.
    - Y Bình, em hiểu ý anh chứ?
    - Em hiểu.
    Tôi đưa lưỡi liếm đôi môi khô héo. Thời gian như ngưng đọng. Sự nặng nề vây quanh.
    - Y Bình, anh yêu em nhiều.
    Lời của chàng làm tôi xúc động. Mắt tôi bắt đầu ướt, nhưng tôi cố gắng ngăn lại
    - Anh định...
    - Anh định cuối năm nay anh đi Mỹ với điều kiện là thủ tục hoàn tất nhanh chóng. Hình như lúc trước anh đã cho em biết là anh được một học bổng toàn phần chứ?
    - Vâng.
    - Y Bình, em có buồn anh không?
    - Buồn à? Không đâu.
    Tôi đáp như cái máy. Hoàn lắc đầu:
    - Em phải hiểu cho anh, Bình ạ. Anh không thể nào đối diện với em, vì mỗi lần trông thấy em là hình ảnh Như Bình với cái chết thảm thương ám ảnh anh. Anh không chịu nổi, làm sao chúng ta có can đảm bước tới hôn nhân. Y Bình, anh khổ quá. Anh muốn trốn thoát, xa lánh mọi ám ảnh, hối hận, bứt rứt.
    - Dạ
    - Đó là một việc bất đắc dĩ, em hiểu chứ?
    - Vâng, em hiểu.
    - Anh có lỗi với em nhiều. Em tha thứ cho anh.
    Một câu nói thật khách sáo, thật xa lạ. Tôi đưa mắt nhìn đám mây đen trên trời cao đổ về, rồi tôi nhìn chàng. Một khuôn mặt quen thuộc nhưng xa lạ, đôi mắt ngậm đầy nỗi thống khổ. Đây có phải là Thư Hoàn không, Thư Hoàn mà tôi yêu say mê?
    Mất tất cả rồi.
    Nhắm mắt lại, tôi thở dài.
    - Anh không cần xin lỗi em. Em đã hiểu. Có phải anh định nói là chúng ta phải xa nhau không?
    Chàng buồn bã nhìn tôi không nói. Tôi cười cay đắng.
    -Cũng được. Có bao giờ hợp mãi mà không tan đâu.
    Hoàn cúi đầu nhìn xuống. Một lúc, chàng ngước nhìn lên thì lệ đã nhoà.
    - Y Bình, em can đảm một cách dễ thương.
    Can đảm à? Tôi cảm thấy ngứa ngáy. Tôi cắn chặt môi để những lời van xin không thốt ra được.
    Thư Hoàn cúi mặt nhìn xuống.
    - Lần này đi, có lẽ một, hai năm nữa mới có cơ hội trở về. Và lúc đó có lẽ em đã có gia đình êm ấm.
    Tôi cười buồn:
    - Vâng, có thể em sẽ mời anh về nhà. Lúc ấy có lẽ em đã con cái đề huề.
    Thư Hoàn cười, nụ cười nhếch môi, giọng nói bắt đầu thay đổi.
    - Anh sẽ sung sướng vô cùng nếu được Y Bình mời. Anh sẽ đến để chia vui với hạnh phúc của em chứ...
    Tôi cũng cười. Tại sao chúng tôi lại nói ra những điều ấm a ấm ớ như vậy? Tôi cố làm ra vẻ bình thản:
    - Bao giờ thì anh đi?
    - Khoảng tháng 9 hay tháng 10
    - Nghĩa là còn khoảng 1 hay 2 tháng nữa chứ gì?
    - Ừ
    - Có lẽ lúc ấy em không đến tiễn anh được nên xin chúc mừng anh trước.
    Hoàn nhìn tôi, đột nhiên chàng có vẻ xúc động mạnh, bàn tay giữ lấy tôi xiết chặt hơn. Chàng định nói gì, đôi môi mở rộng rồi đóng kín. Một lúc, chàng quay sang nơi khác, nói:
    - Em có cần anh giúp chi không?
    - Đủ rồi anh ạ. Cám ơn anh nhiều lắm.
    Chúng tôi như đang diễn màn kịch chia ly. Mắt Hoàn đỏ.
    - Sẽ không bao giờ anh quên em, Y Bình ạ. Đến bao giờ thế giới hết thù hận, bao giờ bóng dáng của dì Tuyết và Như Bình không còn ám ảnh anh, lúc đó anh sẽ trở về, chúng ta sẽ lại yêu nhau...
    - Biết có ngày đó hay không?
    - Biết đâu...
    - Nhiều lúc thời gian sẽ gột rửa dĩ vãng, hàn gắn vết thương lòng phải không anh?
    - Có thể.
    Tôi nhìn chàng cười buồn. Hoàn móc trong túi ra xấp giấy bạc, trao tôi:
    - Em sắp phải cần đến tiền nhiều hơn.
    - Thôi anh ạ. Giữa chúng ta không còn nợ tình cảm, thì cũng không nên nợ thêm tiền bạc. Chia tay rồi, em không muốn phải dính dấp thêm với anh cái gì nữa.
    - Nhưng bây giờ em đang cần tiền. Em phải đưa cha em vào bệnh viện.
    - Điều đó,em lo liệu được.
    - Y Bình, em đừng cố chấp. Đây là thiện ý sau cùng của anh.
    - Nhưng em cũng mong anh để cho em giữ một chút tự ái còn lại.
    Hoàn bỏ tiền vào túi.
    - Thôi được rồi. Lúc nào em cần tiền, em cứ bảo anh, anh sẽ cố hết sức giúp em. Cũng như khi anh đi rồi, có chuyện gì cần, em cứ đến nhà anh.
    - Chắc anh cũng hiểu là chẳng bao giờ có chuyện đó. Chia tay nhau rồi, em không muốn để anh bận tâm gì về em nữa.
  7. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Mẹ lo lắng:
    - Chuyện gì nữa thế con?
    - Đời người bao giờ cũng vậy, có hợp thì phải có tan, hoa nở để rồi tàn, có khởi đầu thì phải có kết thúc, phải không mẹ?
    - Chúng bay trẻ con thật. Có khùng không mà gây gổ nhau hoài thế?
    Tôi cười buồn, úp mặt vào vai mẹ, nước mắt thấm ướt áo mẹ. Mưa gió dồn dập, những hình ảnh xưa cũ hiện ra. Khuôn mặt của Như Bình, Mộng Bình, dì Tuyết, Hảo, Kiệt, của cha và mẹ lần lượt hiện lên, nhập nhoè như những bóng ma trơi.
    Trận mưa thật to kéo dài từ chiều tối đến tận sáng hôm sau. Khi ánh nắng thâp thoáng ngoài cửa, tôi nằm yên không muốn ngồi dậy, nhưng còn quá nhiều công việc phải giải quyết. Tôi miễn cưỡng ngồi dậy thay quần áo và ăn sáng với chú chó Bibi. Dưới một hoàn cảnh bắt buộc không thể để nó bơ vơ, tôi đành mang nó về nhà. Nhớ lại cách đây nửa năm, tôi đã mơ ước có một chú chó nhỏ để nuôi, bây giờ đã có, nhưng... Tôi thở dài, dặn dò mẹ vài điều xong tôi sang nhà cha.
    Ra khỏi cửa, nắng thật tốt. Cái nắng của "sau cơn mưa trời lại sáng". Cô Lan vừa ra mở cửa đã lên tiếng:
    - Cô ơi, em không làm nữa đâu. Mỗi lần hầu hạ ông chủ là bị quát mắng, em sợ quá. Cô cho em về nhà.
    Tôi bực mình:
    - Thôi đừng ồn. Tối nay tôi sẽ tính tiền.
    Đến phòng cha, cha đang nằm trên giường, ngó ra cửa. Vừa trông thấy tôi là cha hét lên:
    - Y Bình! Bộ con định giết cha à?
    Tôi bước tới, cầm lấy cánh tay khô cằn:
    - Có chuyện gì thế hả cha?
    Cha vung mạnh đôi tay:
    - Tao không muốn con đầy tớ ngu ngốc đó chăm sóc cho tao. Thứ gì ngu như bò, không biết làm gì cả.
    - Thôi được rồi, để con cho cô ấy nghỉ việc. Chân cha hôm nay cử động được không?
    - Hôm qua còn cử động được, hôm nay lại không. Y Bình, con cho cha biết, cha bị bệnh gì?
    Tôi không dám nói sự thật.
    - Con cũng không rõ. Để con đưa cha đến bệnh viện nhé.
    - Không - cha hét lên - không bao giờ tao chịu nằm bệnh viện. Nhất định không.
    Tôi nhẫn nại:
    - Cha, nếu cha chẳng chịu đến bệnh viện, con e rằng cha phải nằm mãi trên giường. Trong bệnh viện lúc nào cũng có sẵn người chăm sóc thuốc men cho cha. Ở nhà thiếu người thế này lấy ai chăm sóc? Cha lại không thích cô Lan, con biết làm sao?
    - Tại sao con không mang mẹ con đến đây ở cho tiện?
    Tôi khép mắt lại, lửa giận hừng lên tim:
    - Khi cha khoẻ mạnh, giàu sang, sung sướng cha đuổi mẹ con ra khỏi nơi này. Bây giờ già yếu bệnh tật, cha mới cho gọi mẹ con về để hầu hạ cha.
    Cha bừng giận nhưng trong thoáng chốc gương mặt dịu xuống.
    - Thôi được rồi Y Bình, cứ xem như lời con nói có lý.
    - Vậy để con gọi điện thoại cho bệnh viện để họ mang xe tới rước cha.
    Tôi ra trạm điện thoại ở đầu hẻm. Tháng này là mùa viêm nhiệt, tất cả các bệnh viện công đều chật ních bệnh nhân. Gọi bao nhiêu nơi cũng chỉ nghe câu trả lời "hết phòng". Tôi quýnh quáng cả lên, nhưng sau cùng rồi cũng tìm được một chỗ trống trong bệnh viện của giáo hội. Họ hứa sẽ mang xe đến rước ngay. Trở về nhà, tôi bảo cô Lan sắp xếp cho cha một vali quần áo.
    Xe bệnh viện đến, cha được cáng ra xe, tôi xách vali theo sau. Khi bước ngang phòng khách, tôi chợt rùng mình liên tưởng đến hình ảnh của Như Bình cũng nằm trên cáng vài hôm trước đây. Một thứ tình cảm làm tôi kinh hoàng. Cha lên xe. Tôi dặn dò cô Lan coi nhà cẩn thận rồi theo cha đến bệnh viện.
    Ở bệnh viện sau khi xem mạch kê toa, tôi đưa trước một số tiền phòng. Số tiền Thư Hoàn đưa mấy hôm chỉ đủ để chi phí cho phòng hạng ba thôi. Hai phòng gồm 10 giường. Cha không quen với cái không khí ồn ào chung đụng với nhiều người nên quát tháo ầm ĩ không chịu nằm giường sắt, đòi đổi giường gỗ. Tôi phải đến nài nỉ với y tá xin đổi nhưng không được đành trở về khuyên cha hãy cố gắng chịu đựng. Cha lại có tật hút thuốc, nhưng vì lý do vệ sinh nên y tá không bằng lòng để cha phì khói cho cả 9 người xung quanh phải chịu. Bao nhiêu chuyện rắc rối xảy ra, cho đến khi cha mệt mỏi quá ngủ yên. Bấy giờ tôi mới rời bệnh viện, không phải về nhà tôi mà về đằng kia.
    Bây giờ thì không làm sao giữ cô Lan lại được. Theo lời bác sĩ, cha không thể rời bệnh viện sớm. Thanh toán tiền công cho Lan xong, nhìn bóng cô xách gói ra đi mà lòng tôi bùi ngùi. Gian nhà rộng chỉ còn có tôi là sinh vật sống, gian nhà thiếu hơi người làm tôi rùng mình.
    Chiếc radio phủ một lớp bụi mờ. Hai ba ngày qua cô Lan chắc không quét dọn chi cả nên tất cả trông thật lạnh lẽo. Tôi cố gắng hồi tưởng đến những lúc gian phòng ngập đầy tiếng nhạc, tiếng cười nói vui vẻ. Những hình ảnh đó xa vời rồi. Ngồi một lúc, không khỏi bứt rứt, tôi đi về phía hành lang. Tiếng gót giày nện khô trên nền gạch như một độc thoại cô đơn vang rền khắp ngôi nhà. Bước nhanh qua cửa phòng Như Bình, tôi nổi gai ốc khắp cả người. Vào phòng cha, ngồi xuống ghế, tôi nghĩ đến những rắc rối sắp tới.
    Cha nằm bệnh viện. Dì Tuyết, Hảo phiêu bạt ở đâu không rõ. Mộng Bình bị bỏ rơi ở bệnh viện không ai đoái hoài tới. Rồi đây phải lo tiền phòng cho cha và cái ăn ở nhà thế nào đây? Tôi ngắm nghía ngôi nhà. Chỉ còn một cách duy nhất là bán quách nó đi cho xong.
    Nhưng bán nhà đi rồi, còn đồ đạc thì tính sao? À phải rồi. Những rương quần áo sẽ mang về nhà tôi, còn tủ bàn ghế thì bán luôn theo căn nhà. Nghĩ xong, tôi đứng dậy sắp dọn lại vật dụng trong nhà, nhưng khi rớ tay vào việc thì tôi lại không biết nên bắt đầu từ đâu. Sau một vài phút suy nghĩ, tôi bước vào phòng cha lấy chìa khoá mở tủ áo, sắp xếp hết cả vào rương. Quần áo nhiều quá, đụng tay vào mới thấy không làm xuể. Công việc bận rộn bắt đầu xua đuổi sợ hãi. Tôi quên hết bao phiền nhiễu bủa vây suốt ngày qua.
    Có tiếng động nhẹ ở cửa, tôi ngừng tay lắng nghe. Tiếng giày trên nền ximăng hình như đã vào đến hành lang. Tôi rùng mình. Bây giờ trời vẫn còn sáng, nhưng không khí chung quanh quá nặng nề. Khuôn mặt với dòng máu đỏ của Như Bình bỗng xuất hiện. Tôi đứng nhanh lên ôm chầm lấy đống quần áo của cha đặt lên ngực, mắt mở lớn nhìn thẳng ra cửa đón chờ. Và...một bóng dáng cao lớn bước vào. Một đôi mắt lạnh nhìn tôi. Tôi thở phào nhẹ nhõm:
    - Anh Hảo.
    Người mất tích mấy hôm liền nay đã trở về. Nhìn đống quần áo dưới đất, Hảo hỏi tôi:
    - Chuyện gì thế?
    - Anh không hay chuyện gì đã xảy ra ư?
    Hảo đưa mắt nhìn tôi nghi ngờ:
    - Đọc báo tôi hay tin mẹ tôi bỏ nhà đi. Thế còn cha đâu?
    - Tôi mới đưa người vào nhà thương sáng nay.
    Đôi mày Hảo cau lại, đôi mày rậm của dòng họ Lục.
    - Bệnh gì thế?
    - Bác sĩ bảo bệnh tim mà huyết áp lại cao.
    - Có nặng lắm không?
    - Có thể.
    Mắt Hảo chớp mấy cái rồi ngẩng lên
    - Còn những người khác? Như Bình, cô Lan đâu?
    Tôi ngập ngừng một chút, mới nói tránh:
    - Cô Lan nghỉ việc rồi.
    - Còn Như Bình?
    Tôi nuốt ực nước bọt trong miệng:
    - Như Bình...chết rồi.
    Hảo mở to mắt:
    - Cái gì?
    Tôi máy móc lặp lại:
    - Như Bình chết rồi, nó lấy súng của cha tự sát. Tôi với anh Hoàn đem mai táng tại thửa đất Lục Trương Lệ.
    Hảo chết điếng, đôi môi run rẩy, mắt sáng quắc.
    - Cô nói láo!
    Tôi lắc đầu, sống lưng tôi lạnh cứng.
    - Không, đó là sự thật. Như Bình đã lấy súng của cha tự sát chết rồi.
    Mắt Hảo trừng tôi, đôi mắt của những người mọi ăn thịt người trong phim chiếu bóng. Bất giác tôi ôm chặt áo của cha vào ngực, cái lạnh chạy từ sống lưng lên óc. Hảo đứng bất động trong tư thế đó một lúc thật lâu, rồi anh chàng hiểu ra rằng điều tôi nói là sự thật. Đôi tay Hảo buông thõng xuống, ánh mắt đau đớn và căm hờn đâm mạnh tim tôi.
    - Y Bình, cô đã giết Như Bình. Tôi biết em tôi, nó yếu đuối lắm. Đến con kiến nó còn không dám giết thì làm gì có chuyện tự sát. Y Bình, cô đã làm gì? Tại sao cô hại em tôi như vậy?
    Hảo bước tới trước hai bước, tôi hốt hoảng lùi ra sau. Bàn tay Hảo vung lên đe doạ.
    - Y Bình, tại sao cô tàn nhẫn như vậy? Nếu Như Bình linh thiêng nó phải giúp tôi giết cô. Tôi phải giết cô để em gái tôi hả dạ.
    Tôi đứng bất động. Nếu Hảo thực tâm muốn giết tôi thì tôi sẽ đứng yên để hắn giết, vì phản kháng cũng không ích lợi gì. Ngôi nhà này ngoài tôi và hắn không còn ai nữa cả. Có la hét chắc cũng chẳng ai nghe thấy. Hảo tiến tới, tay chụp vào ngực áo tôi - sự thật là nắm lấy phần áo của cha mà tôi đã ôm vào ***g ngực từ ban nãy - một tay hắn nắm lấy cổ tôi chắc định để bóp chết tôi. Tôi nhắm mắt lại chờ đợi. Môi tôi bắt đầu khô, cổ họng rát bỏng. Sự ham sống làm cho trái tim tôi đập mạnh. Nhưng đợi mãi mà chẳng thấy Hảo phản ứng gì cả. Tôi hồi hộp từ từ hé mắt. Hảo đứng chết sững. Tuy ánh mắt tóe lửa của anh ta vẫn còn, nhưng nét cương quyết trên gương mặt đã biến thành đau khổ. Tôi có thể nhìn thấy trong mắt Hảo sự căm hờn đã dịu xuống, bàn tay trên cổ tôi lơi dần. Sau cùng Hảo buông thõng tay xuống.
    Chiếc áo trên ngực tôi là chiếc áo lụa cha vẫn thường mặc, Hảo nắm lấy ngắm nghía, vẻ khổ sở vẫn lãng đãng trên mặt. Sau cùng hắn thở dài nói:
    - Có lẽ...có lẽ cha không còn sống bao lâu nữa, phải không?
    Cổ họng tôi hơi nghẹn lại, tôi không biết nói gì. Hình như Hảo cũng không cần nghe câu trả lời của tôi. Hắn nhìn chiếc rương, hỏi:
    - Cô làm gì đấy?
    - Tôi định bán ngôi nhà này anh ạ.
    - Bán nhà? Tại sao phải bán?
    - Bán để trả tiền phòng, tiền thuốc cho cha.
    Không khí căng thẳng ban nãy giữa hai chúng tôi đã biến mất, nhường lại là một sự cảm thông. Tôi bắt đầu thấy xúc động. Hảo người anh em cùng cha khác mẹ của tôi, bây giờ không còn là kẻ thù của tôi nữa.
    - Bán đi cũng được. Bán để khỏi thấy ngôi nhà lúc nào cũng ngập đầy thù hận, ích kỷ, xấu xa. Tôi cũng không muốn trở về đây nữa.
    Tôi yên lặng.
    Hảo quay lưng lại định bỏ đi. Tôi gọi giật lại:
    - Anh Hảo, anh không đến bệnh viện thăm cha sao?
    Hảo quay lại nhìn tôi, anh chàng bị ray rứt bởi chữ hiếu và lòng sợ sệt.
    - Tôi không thể đến đó được. Y Bình cũng biết là hôm đó tôi không cố tình chống cha, tôi chỉ muốn ngăn cha và cứu mẹ tôi, chính vì thế mà tự ái của cha bị thương tổn. Chắc Y Bình cũng hiểu tính cha chứ? Khi đã làm cha giận thì khó lòng làm cho người quên được. Tôi làm sao dám vào đấy thăm cha.
    - Vâng, đấy là sự thật.
    Hảo nhìn ra ngoài thở dài
    - Mới nửa năm mà gia đình đã tan nát. Y Bình có quyền làm những gì Y Bình thích. Định mệnh cay nghiệt thật. Như Bình là đứa con gái yếu đuối, không ngờ lại chết thê thảm thế này, tội quá.
    Một câu nói mà Thư Hoàn đã lặp đi lặp lại nhiều lần. Tim tôi chợt nhói đau. Một không khí yên lăng vây trùm xung quanh.
    Một lúc, Hảo lại thở dài.
    - Cuộc đời đối với những anh hùng mạt vận bao giờ cũng thật khắt khe.
    Câu nói của Hảo khiến tôi hiểu rõ Hảo hơn. Hảo là con của cha chứ không phải con của dì Tuyết, hắn yêu và hiểu cha hơn. Hắn cũng biết suy tưởng, thế mà hồi xưa tôi lại coi thường hắn.
    - Bây giờ anh ở đâu?
    - Ở trọ nhà một người bạn. Tôi đã tìm được việc làm rồi. Mỗi mùa hè tôi có thể kiếm đủ tiền cho niên học mới.
    Tôi do dự một chút, nói:
    - Tốt nhất anh cho tôi địa chỉ của anh, để khi bán được nhà rồi tôi sẽ mang đến cho anh một nửa. Anh có đến thăm Mộng Bình thường xuyên không? Tiền thuốc tiền phòng ở đấy cũng không phải nhỏ. Tôi cũng không còn bao nhiêu tiền, vì vậy chỉ còn một cách cuối cùng là bán nhà.
    Hảo gật đầu, viết địa chỉ trao cho tôi. Tôi tiếp tục công việc và soạn một vali quần áo của Mộng Bình đưa cho Hảo
    - Bao giờ Mộng Bình ra viện, anh nên mang cô ấy theo anh thì hơn.
    Hảo tay xách vali, tay mang sách vở bước ra cửa. Anh nói vọng lại:
    - Cô thu dọn đồ đạc xong nhớ khoá cổng lại. Lúc nãy tôi vào cổng không khoá.
    Tôi gật đầu. Hảo đi mấy bước lại hỏi:
    - Thư Hoàn lúc này thế nào?
    - Chúng tôi đã chia tay.
    - Tại sao?
    - Vì Như Bình.
    Tôi đáp thật nhỏ. Hảo nhìn tôi không nói thêm, ngước mắt nhìn lên trời, xong bước nhanh ra cửa. Tôi nhìn theo đến khi bóng Hảo khuất ngoài cửa mới bước ra đóng cửa lại.
    Hương thơm của hoa thoảng nhẹ trong vườn. Mắt tôi chợt cay với bao nhiêu giọt lệ.
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Công việc thu xếp đồ đạc trong nhà kéo dài đến ba ngày mới xong, một phần vật dụng như máy hát, máy thu thanh.... được bán rẻ cho tiệm điện, còn những vật nào có thể lưu lại được thì giữ nguyên. Va li áo quần được mang về nhà tôi. Công việc đã hoàn tất. Tôi khép kín đôi cổng lại, dán mảnh giấy hồng với hai chữ ?oNhà bán? thật to lên đó.
    Tôi đứng lặng nơi cánh cổng. Một gia đình êm ấm chỉ trong vòng không đầy một năm là tan nát, một chuyện khó tin đến độ bàng hoàng. Nguyên nhân nào đã đưa đến thảm trạng này? Có phải chăng tại vì tôi?
    Bệnh của cha càng ngày càng nặng hơn, tôi hiểu rõ ngày cha bỏ đi sẽ không còn xa nữa. Trong bệnh viện, bản tính nóng nảy của cha làm mọi người khó chịu, y tá cũng như bệnh nhân cùng phòng đều có vẻ không ưa. Chứng bệnh tê liệt lan bất trị. Người nằm yên như trở thành gỗ đá, chỉ có miệng là nhai nhóp nhép được
    Nhà đã ngã giá 1000. Thực ra thì giá có thể cao hơn 200, nhưng vì cần tiền, vả lại người mua cũng biết việc tự sát của Như Bình nên khó bán được giá cao. Giữ đúng lời hứa, tôi mang 50 ngàn đến cho Hảo. Gian nhà của anh chàng ở là một ngôi nhà lụp xụp cất bất hợp pháp. Khi tôi đến thì hắn lui cui nấu cơm. Tôi bước vào, trao tiền cho Hảo. Hảo cho tôi biết hắn đang cần tiền lắm. Mộng Bình đúng ra đã được xuất viện nhưng vì chưa có tiền để thanh toán nên phải nằm lại trong ấỵ Tôi đưa mắt ngắm ngôi nhà lụp xụp ẩm thấp, đột nhiên nghĩ tới Mộng Bình, từ đây nàng sẽ sinh sống ra sao?
    Hôm nay, khi đem súp mẹ nấu vào bệnh viện cho cha, tôi mới thấy người tiều tụy nhiều lắm. Người yên lặng nhìn tôị Hôm nay không ai còn nghe thấy cha la hét ầm ĩ nữạ Điều này khiến tôi không vui và linh cảm thấy có điều gì buồn đang đến.
    - Y Bình!
    - Dạ.
    - Con ngồi lại gần đâỵ
    Tôi ngồi xuống cạnh giường, mắt cha không rời khuôn mặt tôị
    - Y Bình, cha không có gì để lại cho con ngoài căn nhà ở đường Tân Sanh Nam, thôi thì coi như của hồi môn của con với thằng Hoàn vậỵ
    Tôi quay mặt đi để giấu hai hàng nước mắt. Thư Hoàn? Căn nhà ở đường Tân Sanh Nam? Của hồi môn? Tất cả chỉ là những chuyện xa vời. Bây giờ Hoàn ở đâu? Người con gái từng âu yếm cùng Hoàn nắm tay nhau trên đường dài, bây giờ ở đâu? Cha làm sao biết được chuyện chia tay giữa tôi với Hoàn, cha cũng làm sao biết được ngôi nhà kia đã phát mại rồi. Tôi nhìn cha ái ngại:
    - Thôi đừng nói đến chuyện đó bây giờ, đợi bao giờ cha lành rồi sẽ tính sau.
    Cha có vẻ buồn:
    - Y Bình, con cũng bắt chước họ dối cả cha nữa sao? Cha hiểu mình mà, cha đâu còn sống bao lâu nữa.
    Sự thú nhận về sức khoẻ của cha khiến tôi xúc động. Tôi chỉ biết yên lặng vì có nói gì thì cũng vô ích. Cha nói:
    - Chết thì đâu có nghĩa lý gì, ai lại chẳng một lần phải chết, có điều như cha đây mà phải chết trên giường bệnh thì quả đáng buồn.
    Nước mắt tôi bắt đầu ứa ra, tôi cúi đầu xuống yên lặng. Cha thở dài tiếp:
    - Có điều cha buồn là mình không thể chính tay giết mụ Tuyết khốn nạn! Bằng khoán nhà cửa cha để ở trong hộc tủ giữa, con đến lấy đi, còn một chiếc hộp bọc gấm nữa, bên trong có....
    Cha đột nhiên ngưng nói, đưa mắt nhìn ra khung cửa như chết lặng đi với hình ảnh xa vời nào bên ngoài. Một khoảng thời gian dài trống vắng... Tôi tằng hắng để mang cha trở lại thực tại
    -.. Trong chiếc hộp đó có chuỗi ngọc màu lục, cha cho con đấy, nhưng con phải hứa với cha là dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù có túng quẫn đến đâu, cũng không bán đi, con hứa nhé!
    - Vâng.
    - Ngoài xâu chuỗi ngọc ra, bên trong còn có tấm hình, bao giờ cha ?ođi? rồi, con nhớ bỏ vào túi áo cho cha, để tấm hình đó đi theo cha, con nhé!
    Tôi yên lặng, tôi sợ nhất là phải nghe những lời trăn trối đó. Cha quay mặt về phía khung cửa, người như có tâm sự gì. Người nhắm mắt lại, có lẽ lại ngủ. Tôi phủ chăn lên mình người, đột nhiên tôi nghe rõ hai câu thơ ?obuồn đến bao giờ hết, sầu như lá mùa thu? Tôi ngỡ ngàng, câu đó quá quen thuộc, tôi không nhớ ở đâu. Đúng rồi, ở mặt sau tấm ảnh hoen màu....
    - Cha, cha đọc cái gì thế? bức ảnh đó là của ai?
    Cha mở to mắt nhìn tôi:
    - Bức ảnh của một người con gái. Mấy mươi năm về trước khi cha còn là một cậu thiếu niên chăn ngựa cho cha nàng... Nàng thích cưỡi ngựa lắm, và cha là người đỡ chân nàng lên ngựạ Chính nhờ nàng mà cha biết chữ, hai người cùng tuổi nên dễ thân nhau, có lúc cha đã hôn trộm nàng khiến một hôm cha nàng trông thấy... Sau một trận đòn, cha bị đuổi đị Đến khi vang danh thiên hạ mới về. Phải, mãi mười lăm năm sau, mười lăm năm sau khi cha mang quân trở về, thì nàng đã lấy chồng!
    Câu chuyện cảm động và lãng mạn đến như vậy sao? Sao lại có một mối tình lãng mạn như tiểu thuyết đối với một người ương ngạnh như cha? Cha vẫn tiếp tục kể:
    - Chuỗi ngọc màu lục kia là của nàng tặng cho cha, còn bức ảnh thì gửi lại sau đó khi nàng không đợi cha. Khi cha đưa quân trở lại, cha đã tìm kiếm khắp nơi, đến khi gặp thì nàng chỉ rưng rưng nước mắt nói rằng lệnh cha nàng nàng không dám cãi nên đành lỗi hẹn. Rồi ngay đêm ấy nàng nhảy xuống giếng tự tử. Khi hay tin, giận quá, cha đã nổ súng giết hết cả nhà nàng. Bắt đầu từ đó cha sử dụng súng ống một cách bừa bãi. Đi đến đâu, cha gây chết chóc đến đấỵ Thế lực của cha càng ngày càng mạnh và cha bắt đầu hồi tưởng đến người yêu ban đầu của mình. Chỉ cần người con gái nào có đôi mày, có cặp mắt, có đôi môi hay sống mũi giống nàng là cha bắt về làm thiếp ngay. Đám thê thiếp của cha thì rất nhiều, nhưng không có một người nào giống nàng một cách trọn vẹn.
    Tôi bị lôi cuốn vào câu chuyện. Hèn gì đôi mắt trong ảnh giống hệt đôi mắt của mẹ, có lẽ vì đôi mắt đó mà mẹ đã được cha yêu quý một thời gian. Còn dì Tuyết? Dì Tuyết giống ở khuôn mặt và đôi mi. Cha tôi, một người từng có hàng tá thê thiếp, một người mà bấy lâu nay tôi vẫn nghĩ là trái tim cứng như gỗ đá, không ngờ lại là người có một tâm hồn dễ xúc động như vậy!
    Nhìn khuôn mặt nhăn nheo mệt mỏi của cha, tôi nghĩ nếu không phải chính miệng cha thốt ra có lẽ suốt đời tôi, tôi không bao giờ có thể ngờ rằng có chuyện đó.
    - Thôi cha nghỉ đi!
    Tôi nói, nhưng cha vẫn mở mắt nhìn tôị
    - Y Bình con đừng tưởng chỉ có mình con mới có tình cảm, cha cũng có vậỵ Có điều, cha khuyên con, bây giờ có tình yêu phải ráng giữ lấy, đừng để nó bay mất, đến khi tiếc nuối thì chuyện đã lỡ làng.
    Nước mắt tràn ra mi, tim tôi nhói đau - Cha! Tôi chỉ kêu lên được một tiếng, rồi tắt nghẹn. Tình đã mất, ngày vàng son đã trôi qua, tôi chỉ còn lại những hối tiếc dở dang.
    ?Đàn kia đã đứt dây rồi
    Làm sao nối lại hỡi người tình chung?
    Những câu thơ tan vỡ... tôi gạt nước mắt quay đầu lại, mắt cha đã khép, người có vẻ mệt mỏi sau câu chuyện vừa kể. Một lúc người mở mắt ra nhìn tôi, tiếp:
    - Nàng họ Đặng, tên là Bình Bình. Tâm Bình rất giống nàng!
    Cha bắt đầu thiêm thiếp ngủ, tôi đứng dậy kéo chăn đắp lên ngực cho người, xong ngồi bên cạnh suy tưởng. Hèn gì, lâu nay cha tôi đã chọn cho chị em tôi những cái tên có chữ Bình. Cha cũng là người chung thủy lắm đấy chứ.
    Bệnh cha tôi kéo dài, càng lúc càng nguy kịch. Đến trung tuần tháng mười thì tôi phải ở suốt ngày bên cha. Sự bận rộn làm tôi quên hẳn Thư Hoàn. Tuy thế sự mất ngủ cũng làm tôi ốm gầy đi. Thấy mẹ lo lắng cho tôi, lòng tôi thật xót xa... chuyện cũ như giấc mơ không còn trở lại. Bao nhiêu đêm dài, bao nhiêu giọt nước mắt gọi tên người yêu dấu. Tiếng động ở cửa phòng làm tim tôi đập mạnh, nhưng đó chỉ là mộng ảo. Cha rất chú ý đến vẻ phiền muộn của tôi. Một hôm người hỏi:
    - Tại sao lâu quá không thấy Thư Hoàn đến thăm cha?
    - Anh ấy... Anh ấy... Tôi lúng túng không tìm ra được lý do che đậy - Anh ấy có chuyện xuôi về miền Nam nên không hay tin.
    Mắt cha nhìn thẳng vào mặt tôi, tôi hiểu người đã đoán biết được phần nào câu chuyện. Sự nhắc nhở của cha mang tôi về với buồn tủi. Thư Hoàn, bây giờ có lẽ anh đã xuất ngoại. Khoảng cách giữa chúng ta xa quá, một mối tình đã chết như mơ.
    Một hôm đến bệnh viện như thường lệ, khi vừa bước vào phòng là tôi đã thấy mấy ông cảnh sát vây quanh nơi giường cha. Tôi bước tới, và được nghe những lời mừng vui của cha:
    - Mấy ông.... Mấy ông đã bắt được nó rồi à... Cứ bắn chết nó đi... Mấy ông có hiểu tôi nói gì không?
    Tôi ngạc nhiên không hiểu chuyện gì, hỏi:
    - Có chuyện gì thế hở ông?
    Viên cảnh sát quay sang nhìn tôi:
    - Cô là ai?
    Chỉ vào cha, tôi nói:
    - Tôi là con ông này.
    - Bà Tuyết là gì của cô?
    - Không là gì của tôi cả, bà ấy là vợ lẽ của cha tôi. Nhưng có chuyện gì thế?
    Cha có vẻ sung sướng chen vào:
    - Nó đã bị bắt rồi con ạ.
    Tôi chợt hiểu:
    - Mấy ông bắt được bà ấy rồi à?
    - Vậy chớ cô không có xem báo sao? Chúng tôi khám phá được một ổ buôn lậu. Bà Tuyết là một trong những người có liên quan đến tổ chức đó, chúng tôi đang điều tra đâỵ Bên cạnh bà Tuyết có một cậu bé, cô làm ơn cho biết đó có phải là em trai cô không?
    - Không. Cậu bé đó không phải là em trai tôi, nó là con riêng của bà Tuyết.
    - Nghĩa là sao?
    - Nó là con riêng của dì Tuyết và gã họ Ngụy. Mấy ông có bắt được gã không?
    Viên cảnh sát có vẻ bực mình:
    - Cô mua báo đọc sẽ rõ tất cả.
    Mấy ông cảnh sát đi rồi, tôi mới lật chồng báo cũ ra. Mấy hôm liền vì quá bận rộn công việc đến tôi không có theo dõi báo chí. Lật tờ báo hôm trước ra, tôi thấy nơi trang ba có in:
    ?Khám phá một ổ buôn lậu tại thương cảng Cơ Long. Tất cả hàng lậu gồm vải vóc, xa xỉ phẩm và độc chất đều bị tịch thu?.
    Tôi đọc phớt qua và thấy hàng tít nhỏ hơn.
    ?Kết quả số hàng lậu bị tịch thu lên đến hơn triệu bạc. Chính phạm Ngụy Quang Hùng, Lý Thiên Minh và cả tổ chức đều bị bắt trọn?
    Sau khi đọc mấy cái tít trên, tôi mới bắt đầu đọc kỹ tin chi tiết. Không có gì rõ ràng cả, vì hình như họ còn đang phối kiểm. Trong bản tin không thấy nhắc tới tên dì Tuyết, chỉ biết sơ lược là sáng hôm trước nữa, cảnh sát mai phục trên đường tải hàng lậu đã tóm được trọn ổ với những tang vật trị giá cả bạc triệụ Tin tức cũng không nhắc đến cảnh sát đã dựa theo tin tình báo của ai cung cấp. Tôi an tâm, bỏ tờ báo hôm qua xuống, lấy tờ nhật báo hôm nay đọc tiếp. Quả nhiên nơi trang ba có tin tiếp theo:
    ?Vụ buôn lậu to tát bị khám phá hôm trước đã đưa đến một khám phá mới: số tiền xử dụng trong cuộc là do bà vợ của ông LCH lấy của nhà trốn mang đi?.
    Tôi đặt tờ báo xuống, lòng bàng hoàng. Dì Tuyết đã bị bắt, bị Pháp luật trừng trị. Như Bình chết, gia đình tan nát. Đến bây giờ, bao nhiêu lời thề của tôi trong đêm mưa gió đã thành sự thật. Nhìn gương mặt tiều tụy của cha, đột nhiên tôi muốn khóc.
    - Y Bình!
    Cha lên tiếng gọi, tôi quay sang. Mắt cha đăm đăm nhìn lên trần nhà, người nói:
    - Dì Tuyết con bị bắt rồi, cha dù có chết cũng yên tâm.
    Tôi bàng hoàng khi mắt cha nhắm lại.Thân thể người bất động như một xác chết. Tôi quay mặt đi như sợ phải nhìn thấy cảnh đau lòng...
  9. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Vụ án buôn lậu đã kết thúc, phiên tòa trung tuần tháng mười một đã tuyên án Ngụy Quang Hùng mười lăm năm khổ sai, dì Tuyết bẩy năm tù ở. Báo chí chỉ tường thuật bấy nhiêu nên tôi không rõ thằng Kiệt ra saỏ Riêng về số tiền dì Tuyết đoạt của cha dĩ nhiên là không làm sao thu hồi lại được. Tôi cũng không lấy thế làm buồn. Tất cả công việc chăm sóc cho cha chiếm trọn ngày dài của tôi, tôi không rảnh rỗi nhiều để nghĩ ngợi về chuyện đó.
    Công việc của tôi càng ngày càng mệt nhọc, từ đầu tháng mười một, bệnh cha trở nặng đến độ cứng lưỡi, người không nói được nữạ Mỗi lần tức bực chuyện gì, hay định tâm sự điều chi với tôi không được, người chỉ uất ức tròn xoe mắt giận nhìn tôi trông thấy tộị
    Mỗi ngày cận kề bên giường bệnh, nhìn sự sống tàn tạ theo thời gian, tôi bắt đầu cảm nhận sự khốn khổ của đờị Tôi không nhẫn tâm nhìn cha uất hận. Đời sống kéo dài mãi trong trạng thái này thì thật là tàn nhẫn.
    Cuối tháng mười một, cha ốm chỉ còn da bọc xương, đôi mắt thật sâu, cả thân hình chỉ còn là một xác thân của người đói lâu ngàỵ Hắc báo Lục Chấn Hoa, người đã từng làm nổi phong ba trên chiến trường, người đã từng uy danh lừng lẫy, bây giờ lại bất động nằm chờ chết!
    Nếu đường cùng của đời sống mà phải trải qua giai đoạn này thì thật tàn nhẫn. ý thức và tư tưởng trở thành một kẻ thù cay nghiệt, chính nó đã hành hạ cha nhiều quá. Suốt ngày tôi chỉ nhìn thấy cha hết xoe tròn mắt là lại thở dàị Phải chăng người đang hồi tưởng về chuỗi ngày thơ ấy mộng mở hồi tưởng về thời thanh niên vùng vẫỷ Hoặc những khốn khổ của tuổi già? đời sống quả thật chỉ là một cái nợ khốn nạn....
    Một hôm, tôi ngồi cạnh giường cha đọc quyển ?oCướp bể? khi tôi đọc hết cốt truyện đột nhiên từ nhân vật trong truyện tôi liên tưởng đến hình ảnh của cha, một con người từng vang danh một cõi, cứng đầu chống trả với bao nhiêu trở ngại trên đời, nhưng vẫn chịu thua trước định mệnh.
    Có lần mắt cha xoe tròn, tôi tưởng người cần nước nên mang ly nước lọc đến, nhưng mắt cha lộ vẻ giận dữ, tôi biết mình đã lầm cúi xuống hỏi cha:
    - Cha cần gì?
    Cặp mắt cha chớp nhanh, cha định nói gì với tôi, tôi cố gắng tìm hiểụ Nhưng khoảng cách giữa một người nói được và một người không nói được là giòng sông rộng. Tư tưởng không thể bắc cầu cảm thông.
    - Cha có điều gì buồn hay khó chịủ
    Mắt cha trợn trừng lên, sự á khẩu làm cho người bực tức, tôi chau mày, hỏi tiếp:
    - Cha muốn biết tình hình bên ngoài à? để con kể cho cha nghe nhé!
    Thế là tôi đem tất cả những chuyện mình biết, từ chuyện dì Tuyết bị kêu án bẩy năm, chuyện Mộng Bình đã khỏi bệnh, Hảo vừa học vừa làm... Ngọai trừ những chuyện buồn, như nhà đã bán, Thư Hoàn đã xa xôi... còn tôi kể hết cho cha nghe, nhưng không hiểu sao khi tôi ngừng kể, mắt cha vẫn xoe tròn, người có vẻ chưa hài lòng.
    Dừng bên cạnh giường, yên lặng nhìn chạ Người định nói gì với tôỉ một giọt nước mắt ở ven mị Tôi bàng hoàng. Không, tôi đã lầm, làm gì có chuyện đó. Hắc Báo Lục Chấn Hoa không bao giờ khóc được! Tôi xúc động gọi:
    - Cha!
    Cha mở mắt, đôi mắt lấp lánh qua màn lệ, đôi mắt vẫn đẹp! đôi mắt của Hảo cho biết mắt cha buổi thiếu thờị Bức tường thành ngăn cách không còn tôi bắt đầu thấy mình gần gũi cha hơn.
    Buổi tối, mang thân xác mệt mỏi trở về nhà vừa bước cổng, tôi đã nghe tiếng đàn vọng rạ Tiếng đàn piano! Nhưng những âm thanh rời rạc không phải của mẹ. Tôi gõ mạnh cửa, người ra mở là Phương Dụ Một sự ngạc nhiên lạ.
    - Lâu quá không thấy mày đến chơi!
    Phương Du cười, chúng tôi bước lên thềm, Phương Du tựa lưng vào thành đàn, nói:
    - Y Bình, chắc mày ngạc nhiên lắm khi biết tao đã trở thành nữ tu!
    Tôi ngạc nhiên:
    - Thật à?
    - Vâng, chúa nhật sau, tại nhà thờ ở đường Tân Sanh Nam, tao sẽ được phép rửa tội, mày đến với tao nhé!
    - Mày điên rồi, Phương Du ạ!
    - Không chắc!
    - Còn vấn đề học.
    - Tại sao vậỷ
    - Sống trên đời ta phải chọn cho mình một con đường, đúng không? Tao đã chọn và cảm thấy rất hài lòng về con đường mình chọn. Từ đây sẽ được bình yên không còn phải buồn rầu, ghen tức, đau khổ vì tham vọng nữạ
    Tôi hét lớn:
    - Mày đi tu chẳng phải vì tin đạo, mà là vì muốn trốn thoát muốn che đậy một quả tim đang nổi loạn của màỵ
    - Có lẽ thế!
    Tôi nắm lấy tay bạn, xúc động:
    - Phương Du, tao nghĩ đó đâu phải là một giải pháp tốt đâủ
    - Theo mày thì thế nào mới là giải pháp tốt?
    Tôi cứng mồm. Đời sống trống rỗng con người sinh ra là cô đơn, tôi làm sao có thể giải quyết được vấn đề quan trọng thế chứ?
    - Tao cũng không biết!
    Tôi đau đớn thú nhận, Phương Du hỏi tiếp:
    - Mày lúc này cũng nghĩ rằng mày chín chắn hơn người, thế tao hỏi mày, việc của mày, mày đã giải quyết xong chưả
    Tôi lắc đầu, Phương Du nói:
    - Mày chỉ giỏi làm cho việc trở nên rối rắm thêm thôi
    - Biết đâu mày chẳng như taỏ
    Phương Du cười, tôi tiếp:
    - Phương Du, tao nghĩ mày không nên hành động như vậy, hãy tiếp tục hết bậc đại học!..
    - Ở đại học, tao sẽ được thêm cái gì?
    Tôi nóng mũi:
    - Thế còn ở tu viện, mày sẽ có thêm gì chứ? Trong khi mày chỉ là một đứa thất tình...
    - Đó là vấn đề xa xưa rồị. Bây giờ tao đã hiểu được chân lý của đờị
    - Tao dám chắc ở tu viện chỉ tổ....
    Tôi chưa kịp nói hết câu, Phương Du đã kêu lên:
    - Y Bình!
    Tôi nhìn nó, tôi chợt hiểụ Không còn cách nào để thay đổi ý chí của Phương Du, một chút yên lặng, tôi nắm lấy tay bạn, nói:
    - Tao mong mày sẽ sung sướng...
    - Tao cũng cầu mong mày được như vậỵ
    Phương Du nói, chúng tôi nhìn nhau cườị Và tôi cũng hiểu thêm là kể từ giờ phút này, không bao giờ chúng tôi tìm được nguồn vui nữạ Chiếc lưới đã tung ra, đã vây chặt và không bao giờ chúng tôi quên lãng được buồn phiền.
    Sáng hôm sau đến bệnh viện, trên đường đi tôi cứ mãi nghĩ đến Phương Dụ Tại sao lại bỏ dở chương trình đại học để đi làm nữ tủ Rồi lại nghĩ đến mình, nghĩ đến cha, lòng bàng hoàng với bao nhiêu sầu khổ. Bước vào phòng, tôi vẫn nghĩ miên man, khi đến trước giường cha nằm, không khí xa lạ làm tôi ngơ ngác. Chiếc giường cha nằm hơn bốn tháng, hôm nay sao lại trống vắng thế nàỵ
    - Chào cô!
    Một cô y tá trẻ bước đến, đặt tay lên vai tôi như một an ủị Tôi vẫn đứng bất động, đầu óc trống rỗng lạ thường
    - Cô Bình, cô đừng buồn, dù thế nào đi nữa thì chuyện cũng đã qua!
    Lời của cô y tá như gió thoảng bên tai, dù thế nào đi nữa, chuyện gì đến thì cũng phải đến. Cha đâủ Chiếc giường trống trơn thế nàỷ Tôi đã hiểụ Nó đã đến, và chả Cha đã đi hết quãng đường đời, cha phải ra đi!
    Tôi đứng yên, cô y tá vẫn vỗ về.
    - Cô Bình à!
    Tôi lắc đầu, tôi đã ý thức được sự thật, cắn môi, tôi nghe giọng nói mình trở nên xa lạ.
    - Cha tôi đi lúc nào vậy cổ
    - Ba giờ khuya hôm rồi, người đi thật yên.
    Có thật như vậy không? Làm sao biết được cha ra đi rất bình thản. Trong lúc người sắp lâm chung, làm gì có người hiểu được người đã đi không đau đớn chứ? Nước mắt lăn chảy qua mi, làm mờ cả mắt, tôi yên lặng bước tớị Bây giờ, giường đã thay nệm thay chăn mới, nhưng tôi vẫn có cảm giác như cha vẫn còn nằm trên ấỵ Ngồi xuống cạnh giường, đưa tay sờ nhẹ lên gốị Gối chăn lạnh lùng, tôi khẽ gọi:
    - Cha ơi, cha!
    Ba tiếng cha ơi, cha, vừa thoát ra khỏi miệng là tôi không ngăn được sự xúc động nữa, tôi khóc to lên, bao nhiêu ẩn ức từ lâu trong người khoát ra mắt. Lần đầu tiên trong đời tôi mới cảm thấy mến cha, mời cảm thấy mất cha là cả một sự mất mát to lớn. Không phải chỉ khóc cho cha thôi mà còn khóc cho nỗi buồn của mình, cha bỏ tôi ra đi, Thư Hoàn với mối tình đổ vỡ, cái chết của Như Bình... Tất cả như một bản án trên vai:
    Tôi khóc mãi, tôi muốn khóc mãi, hình như tiếng khóc của tôi sẽ không bao giờ dứt. Bây giờ thì... không hiểu sao tôi lại muốn cha lên tiếng, chỉ cần một, hai câu thôi là tôi mãn nguyện rồi... Tôi muốn có cơ hội, không phải cần đến cơ hội nữạ mà ngay bây giờ nếu cha sống lại tôi sẽ ôm chầm lấy người tuyên bố là tôi yêu người, tôi không còn hận người nữạ
    - Cô Bình, dù sao người đã chết rồi, khóc cũng không làm sao sống lại được, cô đừng buồn quá rồi sinh bệnh nữa thì khổ.
    Khóc không ích lợi gì, tôi biết.. Bây giờ dù có hối hận thế nào đi nữa cũng vô ích. Khóc tuy chẳng ích lợi gì, nhưng nó có thể làm cho tôi vơi bớt bao nhiêu sầu khổ, bao nhiêu âu lọ Nhờ đến ngày qua, nhớ đến hình ảnh cha muốn nói với tôi mà thốt chẳng nên lời, tim tôi đau nhóị Cha định nói gì với tôỉ Tại sao suốt khoảng thời gian dài mà tôi vẫn chẳng hiểu được ngườỉ Quẹt ngang nước mắt, tôi hỏi cô y tá:
    - Tôi có thể nhìn mặt cha tôi lần cuối không?
    Khi cô y tá đưa tôi đến khu nhà trệt, tôi nghe tiếng thở dài của bệnh nhân cùng phòng cha:
    - Tội nghiệp, con bé có hiếu thật!
    Một con bé có hiếủ Đúng thế không? Quả thật là chuyện hoang đường nhục nhã.
    Cha nằm yên trong nhà xác, gương mặt lạnh, bình thản của người chẳng bận tâm với đờị Ngày hôm qua, đôi mắt còn xoe tròn nhìn tôị Nhưng hôm nay, tất cả chẳng còn gì nữạ Chết là hết, một lần tàn lụi khổ đau, không còn biết buồn vui sầu khổ, nằm trơ như đá, mặc ai muốn làm gì thì làm. Dục vọng danh tiếng lẫy lừng rồi cũng tan theo tro, theo đất.
    Tôi đứng bất động, vị y tá lật tấm vải, đậy xác cha lại, rồi dìu tôi ra khỏi phòng. Nước mắt đã cạn, tôi xuống lầu đến phòng quản lý thanh toán tiền phòng và tiền thuốc còn lại của chạ
    Trả tiền xong, túi tôi chỉ còn vỏn vẹn hơn mười ngàn. Không hiểu có đủ để làm đám táng không. Mẹ sau khi hay tin cha mất, vẫn giữ được yên lặng. Suốt một đời sầu khổ vì chồng, sự ra đi kia chắc chắn phải khiến người buồn phiền.
    Buổi tối, tôi ngồi trong bóng đêm thổn thức:
    - Cha ơi! cha!
    Suốt đêm dài không ngủ tôi buồn thật nhiều trong nỗi ăn năn. Sau nhiều giờ suy tính, tôi quyết định sẽ chôn cha bên cạnh mộ Như Bình.
    Hôm cử hành lễ mai táng, tôi đăng một cáo phó nhỏ trên báọ Suốt một đời vùng vẫy, tôi nghĩ là người thù của cha sẽ nhiều hơn là bạn, chắc chắn không ai chia buồn với người, ngoài những người trong gia đình. Vì vậy, tôi định sẽ không làm lễ theo nghi thức cũ, chỉ cho đăng một cáo phó nhỏ thông báo ngày giờ và địa điểm hành lễ, đồng thời viết một lá thư vắn tắt cho Hảo là được.
    Đó là những ngày cuối của tháng mười một, gió lạnh như cắt dạ Đứng trước mộ nhìn quanh quả nhiên chỉ có mẹ con tôi bên mộ, người sống là cả một thời vàng son, nhưng chết đi rồi chỉ còn một nấm mồ vàng đất vụn.
  10. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Đứng một lúc Hảo và Mộng Bình đến, lâu lắm rồi không gặp cô bé, bây giờ gặp lại, cô ta có vẻ trưởng thành hơn, trầm lặng hơn. Hảo và Mộng Bình đều không mặc áo tang, đến bên tôi, Hảo nói:
    - Được tin trễ quá không may áo tang kịp.
    Mắt tôi ướt đi:
    - Thôi cần gì, miễn có lòng là được cần gì cái hình thức. Chỉ tội một điều là cha chết buồn quá, không một ai đến đưa tiễn.
    Mộng Bình đứng đấy, mắt thâm quầng, nét mặt xanh xaọ Tôi muốn nói chuyện với cô bé, nhưng nó đã quay về phía khác. Nấm mồ của Như Bình bên cạnh, giờ đã xanh cỏ. Mộng Bình đang hận tôi, tôi biết! nhưng.. Tôi chỉ yên lặng.
    Mẹ là người đầu tiên ném hòn đất xuống mộ. Bốn tháng trước chúng tôi đã mai táng Như Bình bây giờ đến phiên chạ Đất vô tình vùi chôn cuộc đời tài hoạ Chúng tôi đứng đấy yên lặng. Giọt nước mắt đầu tiên rơi xuống mộ, không hiểu đó là của tôi hay của mẹ. Có điều tôi hiểu là mẹ đang thổn thức.
    Mộ đã đắp xong, một đời người đã trôi quạ Kề vai mẹ định bước về nhà, nhưng mới đi được mấy bước, là tôi chùn chân lạị Trước mắt tôi dưới gốc cây đa, một bóng người trong bộ y phục đen đang đứng yên như tượng đồng. Đôi chân tôi đột nhiên như rã rời, cánh tay trên vai mẹ nhẹ buông thõng xuống như chiếc máy tôi bước về phía chàng.
    - Anh Hoàn, không ngờ anh cũng đến.
    Tôi run giọng nói, chàng nhìn tôi:
    - Đọc báo hay tin...
    - Thế mà tôi cứ tưởng anh đã xuất ngoại rồi!
    - Thủ tục bị chậm trễ nên tôi chưa đi được.
    Giọng chàng nhạt nhẽo như người xa lạ.
    - Thế bao giờ mới đi?
    - Mười lăm tháng sau.
    - Bằng phi cơ à?
    - Vâng.
    Tôi cắn nhẹ môi, không còn gì để nói thêm một phút yên lặng.
    - Như thế có kịp niên học không?
    - Không kịp, nhưng tôi định đi làm nửa năm để kiếm thêm sở phí đến đầu niên học sau vào học cũng không trễ gì.
    Tôi gật gù không hỏi thêm. Mẹ đến bên cạnh lúc nào không hay, người nhìn Hoàn, run giọng.
    - Thư Hoàn, trước khi đi nhớ đến nhà tôi chơi, để chúng tôi làm bữa tiệc nhỏ tiễn chân.
    Hoàn khách sáo:
    - Cám ơn bác, tôi nghĩ là khỏi cần phải nhọc lòng bác như vậỵ
    Mẹ nài ép:
    - Chiều tôi một lần cuối đi mà.
    - Thật tiếc... Hoàn nói, nhưng mắt chàng đăm đăm nhìn về phía mộ của Như Bình.
    Tôi hiểu mẹ đang cố gắng giúp tôi nối lại cuộc tình, nhưng chuyện đã qua rồị. Bây giờ giữa tôi với Thư Hoàn không còn một liên hệ tình cảm nào nữạ Chuyện cũ như khói mây đã tan rồị Bóng hình của Như Bình là cả một giòng sông ngăn cách, tôi buồn buồn nhìn Hoàn. Dáng dấp tiều tụy của chàng như nhắc nhở tôi những ngày vui đã qua, những nụ hôn nồng cháy đã hết. Mẹ vẫn còn đứng đấy, tôi hiểu người sắp làm một thí nghiệm cuối cùng, tôi không muốn để cảnh ngỡ ngàng tái diễn, nên vội nói:
    - Thôi chào anh, có lẽ ngày anh lên đường, tôi không thể tiễn được, vậy sẵn đây xin có lời cầu chúc cho anh gặp nhiều may mắn.
    - Cám ơn Y Bình
    - Mong rằng sau này... Tôi nghẹn lời - chúng ta còn gặp lại nhau.
    Đôi môi Hoàn run run:
    - Tôi nghĩ rằng, chắc chắn sẽ có ngày đó.
    Thế à? ngày dó sẽ ra sao? Thư Hoàn từ ngoài nước trở về đùm đề vợ con. Còn tôi?tôi có được một mái ấm gia đình chăng? Mắt tôi mờ lệ, tôi không dám nhìn thẳng vào mặt chàng nữa.
    - Thôi chào anh.
    - Chào bác, chào Y Bình.
    Giọng nói chàng thật nhẹ, tôi tưởng chừng như gió thoảng bên taị Kề vai mẹ tôi bước nhanh như trốn chạỵ Hình như Hảo đang bắt tay Thư Hoàn. đôi bạn lâu ngày xa nhau, sau bao nhiêu phiền muộn, tình bằng hữu rồi sẽ nối lại như xưa chăng? Mặc, tôi không cần biết, tôi cần phải trốn lánh mọi sự Gió thu lạnh cóng, những chiếc lá vàng rơi lững lờ. Rồi đây cha tôi sẽ cô độc nơi hiu quạnh nàỵ
    Xe vẫn còn đợi dưới chân đồị Mẹ bước vào trước, tôi vẫn còn ngoái cổ lại nhìn lên đồi, Hảo và Mộng Bình đi xuống theọ Hoàn đâu chẳng thấỵ Khi đến gần tôi, Hảo nói:
    - Rất tiếc là tôi không giúp gì được cho chị.
    Tôi hiểu hắn muốn ám chỉ về việc chuẩn bị đám táng, nên vội nói:
    - Không có chi cả! Hảo ạ, tôi cũng không làm gì cho rườm rà. Người chết đi rồi là kể như không còn gì nữa, có làm rầm rộ cũng thế thôị
    - Vâng.
    Hảo đáp, tôi hỏị
    - Dì Tuyết bây giờ ra saỏ
    - Vẫn còn kẹt trong tù, thằng Kiệt thì vẫn còn nằm ở cô nhi viện, tôi không biết làm sao hơn được.
    Tôi gật đầu:
    - Thôi chào anh.
    Hảo vừa quay đi thì Mộng Bình bước tới, cô bé nói với tôi với tất cả sự hằn học.
    - Y Bình, cô vừa ý chưa? Cô sung sướng lắm thì phải. Nhà chúng tôi tan nát, mẹ tôi bị đuổi đi, cha tôi chết, tôi nghĩ là cô đã thành công. Cô đừng tưởng rằng tôi không biết ai là người đã cung cấp tài liệu cho cảnh sát để đưa mẹ tôi vào tù, cho em tôi phải vô cô nhi viện... Cô độc lắm, tôi biết! Cô tàn nhẫn lắm chỉ trong vòng một năm mà cô đã khiến cho gia đình chúng tôi bị tan nát, chúng tôi phải bơ vơ không nơi nương tựạ Tôi khác với anh tôi, tôi không bao giờ cúi đầu chấp nhận định mệnh, cô nên nhớ là ân trả ân và oán bao giờ cũng trả oán. Cho cô biết tôi không dễ dàng bỏ qua đâu, tôi sẽ trả thù... Cô phải đề phòng, trước khi chết tôi phải trả mối thù này, bây giờ chưa được, nhưng sẽ có ngày đó.
    Hảo kéo Mộng Bình lên xe:
    - Thôi đi em!
    Mộng Bình vừa đi vừa quay đầu lại nguyền rủa thậm tệ.
    - Y Bình! cô là con quỷ, là rắn độc! tôi sẽ không bao giờ tha thứ cô, nếu có chết đi hồn tôi cũng sẽ mãi theo báo thù cô... cô đừng tưởng rằng dễ hiếp đáp con này, cô ráng chống mắt mà xem.
    Họ đã bước vào xe, những bánh xe lăn dài, nhưng khuôn mặt thù hằn của Mộng Bình vẫn còn ngoái lại nhìn tôị Những lớp bụi mù cuốn lên, những lời nguyền rủa vẫn chưa tan.
    - Y Bình, cô nên nhớ là món nợ giữa chúng ta chưa thanh toán đâu, bàn tay vấy máu của cô rồi sẽ có ngày đền tội!
    Xe họ đã khuất xa, tôi mới lên xe, trên đường sự yên lặng vây phủ nặng nề. Những lời nguyền của Mộng Bình mẹ đã nghe rõ cả.
    Tôi bàng hoàng nhìn qua khung kính, lớp bụi mù che khuất mọi vật ?oMón nợ giữa chúng ta chưa thanh toán? Mối thù sẽ kéo dài đến bao giờ? một ngàỷ một tháng hay một năm? ?oBàn tay vấy máu của cô? Tay tôi vấy máu thật saỏ Tôi đã làm gì mà đến nỗi ghê gớm thế?
    Mẹ đặt tay lên tay tôi, người quay lại chăm chú nhìn vào mắt tôị Khuôn mặt mẹ trông thật hòa nhã. Trái tim của mẹ với lòng khoan dung như thế thì làm gì có thù hận? Tôi quay mặt đi, đột nhiên tôi thấy mình yếu đuối như trẻ thợ
    - Mẹ, con mong mình sẽ dược bình yên như Như Bình.
    Mẹ xiết chặt tay tôi, người không nói gì cả.
    Về đến nhà, bước vào phòng tôi thấy chú Bi Bi đang nằm trước đàn đưa đôi mắt biếc nhìn tôi, con chó gợi nhớ Như Bình! Tôi ngồi xuống... Như Bình, Mộng Bình, Y Bình... Tên chúng tôi liên hệ nhau như một định mệnh, giòng máu chảy đều trong châu thân.. ?oMón nợ chúng ta chưa thanh toán xong?... Tôi rùng mình... Giữa tôi và Mộng Bình dù sao cũng còn nửa giòng máu giống nhau!
    Hàng chữ trên nắp đàn đập mạnh vào mắt:
    ?Cho con gái yêu thương của tôi
    LỤC CHẤN HOA?
    Tôi đưa tay sờ nhẹ hàng chữ nổi ?ocon gái yêu quí? tựa đầu lên nắp đàn. Nắp đàn cứng lạnh. Nhắm mắt lại, tôi khẽ gọi:
    - Cha ơi! cha ơi!
    Nhưng bây giờ cha có nghe được con gọi không?

Chia sẻ trang này