1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đồng Tháp: Mùa sếu bay về

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi nguyenthientu, 04/05/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenthientu

    nguyenthientu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    1
    Nghe tin đàn sếu đầu đỏ trở về, chúng tôi vội vã trốn cái nắng gay gắt của sự náo nhiệt phố thị, tìm đến Vườn Quốc gia Tràm Chim vào một buổi sớm mai, khi Mặt trời còn ngái ngủ.
    [​IMG]
    Hằng năm, khi mùa khô phương Nam bắt đầu ấm nắng là đàn sếu lại xuất hiện trên bầu trời vùng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Kiên Lương (Kiên Giang). Ngay từ trước Tết Nguyên đán, những đàn sếu đầu tiên đã có khoảng trên 100 con bay về Tràm Chim. Tận mắt được chứng kiến “vũ điệu thần tiên” của loài chim cao 1,7m với đôi cánh rộng và màu đỏ rực trên đầu trong ánh bình minh tuyệt đẹp luôn là cảm hứng bất tận của những người yêu thiên nhiên.
    [​IMG]
    Đón chúng tôi là ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, cùng thời điểm này có nhiều đoàn nghiên cứu nước ngoài, các đoàn khách tham quan nên anh bận tất bật.

    [​IMG]
    Gia đình anh đã gắn bó ở vùng đất Tam Nông, Đồng Tháp này hơn 100 năm. Anh tâm sự, đã nhiều lần anh tính rời bỏ Tràm Chim bởi đời sống quá cơ cực.
    [​IMG]
    Song, cứ mỗi lần có đoàn công tác, du lịch đến thăm Vườn Quốc gia thì anh lại day dứt với suy nghĩ: “Họ ở nơi khác còn đến giúp quê mình sao mình lại từ bỏ mảnh đất bao đời cha ông đã gắn bó?”. Hơn 22 năm gắn bó, mảnh đất này đã là một phần máu thịt, một phần linh hồn của anh.
    [​IMG]
    Anh Hùng còn là một nhiếp ảnh gia với hàng ngàn bức ảnh quý giá về mảnh đất Tràm Chim này, phần thưởng cho sự đam mê là giải nhất với bức ảnh chụp loài chim quý giang sen trong cuộc thi Ảnh đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu năm 2010.

    Việc khám phá hơn 7.000 ha trong vài ngày là điều không tưởng, nên chúng tôi chỉ chọn khu C1 để khám phá,
    [​IMG]
    được cấp hẳn một chiếc tắc ráng để thuận tiện và hành trình bắt đầu. Vào mùa này, ở Tràm Chim có hàng chục loài với hàng vạn chim sinh sống,

    [​IMG]
    bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu bạn cũng nhìn thấy hình ảnh chim đầu đầy trên các ngọn tràm,

    [​IMG]
    chim chao liệng trên bầu trời,

    [​IMG]
    chim tung cánh nô đùa trên đồng nước trong xanh.

    [​IMG]
    Đây loài chim quý Giang Sen

    [​IMG]
    Rất khó để thấy 1 đàn giang sen đông như thế này, ở Trà Sư tìm đỏ con mắt theo thông tin của ban quản lý vườn cũng chẳng thấy con nào dù qua ống nhòm chứ đừng nói chụp hình chúng.
    [​IMG]
    Khó mà diễn tả được cảm xúc khi được tận mắt ngắm loài chim này,

    [​IMG]
    và chiêm ngưỡng vũ điệu tuyệt vời của chúng trong ánh bình minh trên những ngọn tràm.
    [​IMG]
    Những bức ảnh không thể đẹp được khi chúng tôi phải chụp từ khoảng cách xa như thế này, trên đỉnh những cây tràm xa tít trước mặt bạn chính là đàn giang sen đấy, mắt thường bạn thấy không? :D

    [​IMG]
    Những chú cò an nhàn nô đùa, nhảy múa chẳng cần phải lo âu bị săn bắn như vườn cò Thủ Đức hay những vườn cò ở Thanh Hóa
    [​IMG]
    Cánh cò chẳng mồ côi
    [​IMG]
    Vài chú chích cồ lang thang, thơ thẩn dạo chơi
    [​IMG]
    soi mình bên bờ đê

    [​IMG]
    Những năm gần đây, lượng sếu đầu đỏ về Tràm Chim trung bình khoảng 180-200 con/năm, những năm số lượng đông nhất đến 300 con (trước năm 1980 có khoảng 1.000 con). Do thức ăn ngày càng khan hiếm cũng như sự xâm lấn của con người mà loài chim này dần biến mất.
    Sếu đầu đỏ vẫn chưa về nhiều, chỉ có khoảng 50 con trên một diện tích 7.000 ha thì việc săn ảnh chúng như mò kim đáy biển, nên chúng tôi phải đợi thông tin từ các trạm gác chuyển về, báo sếu ở khu vực nào thì mới đi, chờ đợi cả ngày trời mà như vô vọng, không chút tin tức nào.
    hoàng hôn Tràm Chim

    Chúng tôi quyết định dạo chơi săn ảnh các loài chim khác trong lúc chờ đợi. Chiếc tắc ráng nhè nhẹ tiến sâu vào bàu nước lớn nơi có hàng ngàn chú chim đùa giỡn săn mồi tại đây, để tránh động chúng tôi phải dừng tắc ở rất xa rồi lội nước, người cúi thật thấp quanh mình thì giắt đầy tràm để ngụy trang. Càng tiến gần hình ảnh càng tuyệt diệu quá đỗi, giữa mênh mông đồng cỏ xanh, vây quanh xa xa là rừng tràm, một bàu nước lớn với hàng ngàn chú cò trắng muốt đang săn cá, rồi vô số các loài khác như diệc, chích cồ, cò xám, cò bợ cùng nô đùa nhảy múa. Âm thanh náo nhiệt vang động cả một góc trời. Bỗng có tiếng động từ xa, cả đàn cũng đồng loạt tung cánh bay lên, ngàn cánh chim chấp chới chao liệng vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của đất trời phương nam. Chúng tôi cứ lang thang mãi, lúc nấp, lúc rình, có khi phải ngồi gần nữa giờ đồng hổ để săn ảnh một chú chim, niềm hạnh phúc cứ theo đó mà lớn dần lên.[​IMG]

    Để biết tình hình săn sếu thế nào, hồi sau sẽ rõ. :D
  2. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    Anh đẹp quá, tiếp đi Quỷ ơi
  3. nguyenthientu

    nguyenthientu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    1
    Chúng tôi quyết định dạo chơi săn ảnh các loài chim khác trong lúc chờ đợi.

    [​IMG]
    Tiện săn luôn 2 chú chuồn chuồn Beeline
    [​IMG]
    Chiếc tắc ráng nhè nhẹ tiến sâu vào bàu nước lớn nơi có hàng ngàn chú chim đùa giỡn săn mồi tại đây, để tránh động chúng tôi phải dừng tắc ở rất xa rồi lội nước, người cúi thật thấp quanh mình thì giắt đầy tràm để ngụy trang.
    [​IMG]

    (Ảnh: Anh Hùng - GĐ VQG)

    Càng tiến gần hình ảnh càng tuyệt diệu quá đỗi, giữa mênh mông đồng cỏ xanh, vây quanh xa xa là rừng tràm, một bàu nước lớn với hàng ngàn chú cò trắng muốt đang săn cá, rồi vô số các loài khác như diệc, chích cồ, cò xám, cò bợ cùng nô đùa nhảy múa. Âm thanh náo nhiệt vang động cả một góc trời. Bỗng có tiếng động từ xa, cả đàn cũng đồng loạt tung cánh bay lên, ngàn cánh chim chấp chới chao liệng vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của đất trời phương nam.
    [​IMG]
    (Ảnh: Anh Hùng - GĐ VQG)
    Chúng tôi cứ lang thang mãi, lúc nấp, lúc rình, có khi phải ngồi gần nữa giờ đồng hổ để săn ảnh một chú chim, niềm hạnh phúc cứ theo đó mà lớn dần lên.
    Sớm tinh mơ hôm sau, tôi và Tư người dẫn đường lại tiếp tục hành trình săn sếu đầu đỏ. Vì không còn nhiều thời gian nên chúng tôi chọn một khu vực để đi, coi như trông chờ vào vận may vậy, đi nhờ xe trâu được một đoạn rồi bắt đầu cuốc bộ, cứ chốc chốc Tư lại lấy ống nhòm quan sát tìm sếu, trời dần lên cao và nắng bắt đầu gắt, nhìn mênh mông đồng cỏ mà thấy nản vô cùng! Bồng nghe Tư thì thầm: “Hình như sếu kìa anh”. Nhìn về phía đó tôi chẳng thấy gì cả ngoài những mênh mông cỏ, nhưng đi chừng 500 mét, thì Tư reo lên: “Đúng rồi anh ơi! Sếu!”. Run run nhìn qua ống nhòm mà tôi như muốn thét lên khi thấy 5 chú sếu đang kiếm ăn.
    [​IMG]
    Tư ở lại và tôi bắt đầu nằm rạp xuống mà bò. Khoảng cách lúc này chừng 1 km.

    [​IMG]
    Với ống tele 840mm của tôi thì để chụp được sếu phải cách khoảng 200m là ít nhất,

    [​IMG]
    đoạn đường 800m cũng thật khủng khiếp, hơi nóng dưới mặt đất bốc lên cùng với cái nắng chang chang đổ trên đầu, mồ hôi ướt đầm mà không dám thở mạnh.
    [​IMG]
    Cứ bò được một đoạn, tôi lại dừng chụp vì chỉ sợ loài chim quý này bất thình lình bay mất. Đến càng gần thì tôi phát hiện có đến 3 bầy với 11 con.
    [​IMG]
    Khoảng cảnh cứ ngắn dần nhưng đến tầm 300m

    [​IMG]
    thì có vẻ bầy sếu cảm thấy có nguy hiểm nên không kiếm ăn nữa mà ngẩn cao đầu quan sát.

    [​IMG]
    Nhưng rồi một tiếng động vang lên từ phía rừng tràm, cả bầy sếu vụt tung cánh bay để lại những quầng đỏ trong ánh Mặt trời. Tôi hối hả chụp ảnh trong tiếc nuối ngẩn ngơ…
    [​IMG]
    Tuy chưa được thấy sếu cắp đôi, sếu múa, sếu “tỏ tình”, nhưng như vậy cũng là quá đủ cho thêm một lần được lưu hình ảnh của loài chim quý này trong tim.
    [​IMG]
    (Ảnh: Anh Hùng - GĐ VQG)
    Rời vườn quốc gia tôi vẫn nhớ như in thông điệp đầy ý nghĩa của anh Hùng: “ Chúng ta hãy bảo vệ sếu”. Sếu là biểu tượng của hòa bình, biểu tượng của sự trường tồn. Là hình ảnh gắn liền với vùng đất Tràm Chim và là sự tự hào của con người Tam Nông, Đồng Tháp.
    [​IMG]
    Box: VQG Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới. Đó thật sự là vinh dự lớn cho Tràm Chim nói riêng và Việt Nam nói chung. VQG thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có tiền thân là Công ty Nông Lâm Ngư Trường ra đời năm 1985,

    [​IMG]
    đến năm 2/1994 thành lập Khu bảo tồn Quốc gia Tràm Chim, và đến 29/12/1998 thành lập VQG Tràm Chim.
    [​IMG]
    Với 7313 ha, VQG là nơi có diện tích đất ngập nước lớn nhất của vùng Đồng Tháp Mười. Vườn gồm 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh) và thị trấn Tràm Chim.
    [​IMG]
    Ở vườn có 130 loài cá chiếm 40% các loại cá ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với những loài quý hiếm như: cá hô, cá mè rỗ, nàng lai… Về chim có 232 loài (1 loại chim xanh mới phát hiện chưa công bố) với nhiều loại quý hiếm như: công đất, giang sen, điêng điểng, cò quắm, cò thìa… và đặc biệt là sếu đầu đỏ - biểu tượng của VQG.
    [​IMG]



Chia sẻ trang này