1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đốt pháo, nên cấm hay bỏ ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi littlesmile, 01/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Bác cứ quan trọng hóa vấn đề. Còn nếu muốn quan trọng hóa thì rõ ràng bắn pháo hoa là phí tiền của trên diện rộng. Tôi không muốn nói là bỏ hoàn toàn, nhưng xét ra chỉ cần tập trung bắn ở một vài trọng điểm là đủ.
    Cán bộ công chức là những người phục vụ quần chúng nhân dân trực tiếp nhất, nhưng vấn đề kinh tế của họ hiếm khi được bảo đảm. Tại sao lại phí nhiều tiền của vào những thứ xa xỉ như vậy trước khi đời sống của (một bộ phận) nhân dân được bảo đảm hơn?
  2. amon_din

    amon_din Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Hà... Hà... Thiển ý của lão mỗ thế nầy... Luật đặt ra là theo nhu cầu của đa số quần chúng nhân dân và nhu cầu của thiểu số còn lại phải tuân thủ, phục tùng khuôn khổ của luật đó.
  3. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Theo tui việc đốt pháo nên lấy ý kiến của dân qua việc bầu cử. Không thể viện cớ rằng đốt pháo gây tai nạn rồi cấm. Vì như vậy thì mỗi ngày có biết bao nhiêu tai nạn xe cộ, chẳng lẽ lại cấm lái xe? Rồi từng địa phương cũng thông qua bầu cử, trưng cầu dân ý, có quyền ra luật cấm hay cho đốt pháo tuỳ theo tình hình địa phương.
    Đốt pháo mỗi năm chỉ có một dịp là mùa Tết, không phải đốt pháo thường xuyên mỗi ngày. Vả lại Tết nhất hay đám cưới mà thiếu tiếng pháo, thiếu mùi pháo thì thấy mất mát nhiều thứ lắm. Đó là chưa nói tới thương vụ làm và bán pháo cũng đem lại công việc, thu nhập cho nhiều người, nhất là dân lao động.
    Cái quan trọng là quản lý cách làm pháo, nơi làm pháo, rồi người bán pháo, người mua pháo v.v...
    1. Cách làm pháo phải an toàn, vận chuyển thuốc cháy phải có giấy phép, tránh dần việc làm pháo bằng thủ công ...
    2. Nơi làm pháo phải an toàn, có giấy phép đăng ký, phạt nặng việc làm pháo lậu, phải có tờ hướng dẫn khách mua cách xử dụng, tồn trữ pháo
    3. Người bán pháo phải đăng ký, đóng thuế, bán pháo cho khách thành niên, không bán pháo đại cho trẻ em ..., người bán pháo phạm luật là bị cấm bán, bị phạt tiền ...
    4. Người mua pháo phải xin phép xử dụng nếu không là trong dịp Tết (dùng trong đám cưới chẳng hạn). Người mua pháo không được dùng pháo ở nơi không cho phép như cây xăng, trường học, bệnh viện ...
  4. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    hehehehe tớ lại hỏi thêm nhể
    khi nào thì một cái nhu cầu nào đó được coi là của "đa số" quần chúng nhân dân? và cái "thiểu số" quần chúng nhân dân có quyền thay đổi luật hay không ??
    Lại lấy một cái ví dụ cho dễ hiểu nhể
    việc cho hay cấm đốt pháo là một vấn đề rất ư là bức xúc của toàn thể nhân dân VN phỏng ạ . Vì nước ta là nước dân chủ gấp triệu lần bọn tư bản khốn khiếp , nên QH trưng cầu dân ý về việc đốt pháo . 55% cử tri ý thức tác hại và sự tốn kém của việc đốt pháo nên muốn ra luật cấm đốt pháo . 45% cử tri vẫn hoài cổ với thời "cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh" nên muốn ra luật cho phép đốt pháo
    tất nhiên luật "cấm đốt phao" được đặt ra theo nhu cầu của đa số quần chúng nhân dân . nhu cầu "muốn đốt pháo" của thiểu số còn lại phải tuân thủ, phục tùng khuôn khổ của luật "luật cấm đốt pháo" đó. phỏng ạ
    thế nhưng để bảo đảm việc cấm đốt pháo được thực thi nghiêm chỉnh để phục vụ nhu cầu của đa số quân chúng nhân dân . Luật cấm đốt pháo cho phép lê máy chém đi cưa cổ những ai tàng trữ pháo và các vật liệu làm pháo . những người làm nghề pháo được đưa đi ... học tập cải tạo . con cái họ thì con trai làm nô lệ con gái bắt làm .. hộ lý . ai dám nghĩ đến việc đốt pháo thì bị liệt vào thành phần ********* có hại cho an ninh quốc gia
    Nhờ thế chỉ trong vòng vài chục năm chả ai còn biết hoặc dám biết đến tràng pháo và tất nhiên cái nhu cầu đốt pháo của 45% cử tri cũng ... biến mất
    các sử gia vịt lam có thể khẳng định nhân dân VN trăm người như một quyết tâm tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội không đốt pháo và đó là xu hướng tất yếu của con người
    Cơ mà hôm nay sao tớ ... ********* quá nhể
  5. amon_din

    amon_din Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Cũng như bao nhu cầu cổ xưa dần biến mất với thời gian, với sự phát triển của XH nhể... Cơ mà phân định được rạch ròi cái này cũng khó quá ha... Chừ cho đốt thì người nhớn chỉ muốn nghe và cảm thụ cái không khí cũng như hương vị ngày Tết của vụn hồng hoa đào giấy, âm thanh vang vọng làng trên xóm dưới hay mùi khói pháo nó thân thương chẳng kém mùi khói lam chiều đốt bằng thân rạ cuối Thu đầu Đông, rồi ý nghĩa tâm linh nữa.
    Nhưng mà trẻ con thì nó dùng pháo theo cách nào nhể. Chúng ưa cảm giác mạnh và khoái thấy người khác kinh hồn khiếp vía lắm, việc vài chú... die hoặc vào viện bỏ lại chút thịt da và nhìn đời với 1 bên hốc mắt trống huơ trống hoác cũng ko phải điều gì kinh khủng. Răng mà chúng ta người nhớn biết suy nghĩ cả có muốn vì chút khoái cảm đó mà đánh đổi lấy 1 số ko nhỏ sinh mệnh cũng như máu xương và sự bất an XH ko, khi mà hệ số an toàn trong sản xuất pháo chưa ở mức gì gần với tuyệt đối lắm và trẻ con cũng có thể với mấy tập vở học sinh viết hết và cái tuốc nơ vít mà tạo ra quả mìn?
    Mà cũng chỉ có mấy cái nước quanh quanh chúng ta, nghèo đói và ít cách thức thoả mãn giá trị tinh thần cũng như cảm giác mạnh, thấy ko cần thiết giữ cái thân ở trọ này mới ưa thích cái trò chơi mìn cá nhân tự tạo to nhỏ nhớn bé chẳng biết đường nào mà lần chứ thử xem rộng hơn hỏi có bi nhiêu quốc gia trên thế giới ủng hộ cái trò này. Đó cũng thuộc về đa số hay thiểu số đó...
    Thực ra là tôi cũng thích pháo, nhưng kinh mấy ông trẻ con lắm, rồi cả mấy ông Bình Đà nữa chứ, lấy nhà mình làm thân pháo và nhồi đầy hự thuốc nổ ở trong rồi làm cái gì đó sao cho phát sinh ra chút lửa. Cảm tử bất đắc dĩ...
    Thôi thì cụ Lý bên Tàu có câu này:
    "Sinh giả vi quá khách
    "Tử giả vi quy nhân
    "Thiên địa nhất nghịch lữ
    "Đồng bi vạn cổ trần..."

    Sống là khách qua đường
    Chết là về cố hương
    Đất trời là quán trọ
    Bụi muôn đời xót thương

    Hơ hơ... Nghe vầy thì tiếc chi tấm thân nữa, ủng hộ cho đốt pháo đê...
    Được amon_din sửa chữa / chuyển vào 10:13 ngày 15/12/2006
    Được amon_din sửa chữa / chuyển vào 10:28 ngày 15/12/2006
    Được amon_din sửa chữa / chuyển vào 10:46 ngày 15/12/2006
  6. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Dự định này của bác chỉ hợp với chính thể Liên bang, nơi mà luật tiểu bang có nhiều điểm có thể khác luật Liên bang (Chẳng hạn như vụ tiểu bang phủ nhận cờ đỏ sao vàng trong khi tổng thống liên bang lại cúi đầu chào nó ). Ở VN mà làm theo kiểu này thì lọan.
    Nhà nước đang bỏ dần giấy phép con, theo ý của bác lại phải sinh ra thủ tục hành chính, kiểu gì cũng sẽ phát sinh tiêu cực.
    Người lớn có th6ẻ mua pháo đại rồi cho trẻ em đốt. Tới lúc bị tai nạn, làm sao xác định quả pháo gây tai nạn là do ai mua? Chẳng lẽ phải gắn ID cho từng quả pháo và đăng ký tên người mua?
    Lại thêm giấy phép hả bác?
    [topic]870627[/topic] : mời các bác đọc thêm.
  7. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Bầu cử với trưng cầu dân ý thì chẳng liên quan gì đến liên bang hay tiểu bang cả, bác lonesome ạ. Đây chỉ là chuyện "phép vua thua lệ làng" thôi, mà chuyện này chẳng phải là "nét văn hoá" của VN từ xưa đến nay vẫn còn đó sao?
    Riêng ở Mỹ thì luật liên bang không cấm đốt pháo. Chuyện cấm hay không người Mỹ giao chuyên này cho địa phương quản lý (chẳng hạn như ra luật cấm tiệt hay cho phép buôn bán pháo, chơi pháo ở đâu v.v...)
    Bác này có suy nghĩ hơi lạ. Đã buôn bán, kinh doanh là phải có giấy phép. "Giấy phép" ở đây phải hiểu là cái giấy "môn bài, batăng" hồi xưa, chứng nhận người ta làm ăn để đóng thuế cho chính phủ, mỗi năm phải làm mới lại một lần sau khi chứng minh cửa hàng của mình đã đóng thuế đầy đủ. Vậy thì những cái này không phải là "giấy phép con", mà nó là "giấy phép cha" không có nó thì không thể buôn bán được (ngoại trừ ở VN buôn bán không cần môn bài).
    Ở trong một bài khác tui có đề cập tới chuyện "đơn xin". Tui nghĩ nên tránh dùng mấy chữ như "đơn xin" và "giấy phép" đi thì người VN hiểu trách nhiệm và quyền hạn của mình trong đời sống luật pháp hơn. (Tui cũng vẫn còn thói quen dùng chữ "giấy phép" là dịch từ chữ "license", mà chữ "license" phải hiểu là "privilege" (đặc quyền, đặc lợi, đặc ân) chứ không phải là "rights" (quyền), vì vậy ở một giới hạn nào đó "license" cũng là giấy phép chứ không hoàn toàn là một quyền tự nhiên được hưởng hoặc có.
    Người lớn mua pháo đại cho trẻ em đốt thì đó là vấn đề của người lớn, của bậc phụ huynh chứ không phải của người làm pháo hoặc bán pháo. Không thể dùng trách nhiệm của người này mà đi cấm việc làm ăn của người khác được. Nội cái chuyện này không thôi cũng đã là "vi hiến" rồi. Bằng như sợ sự nguy hại của pháo đại thì không cho phép sản xuất loại pháo này.
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 22:05 ngày 19/12/2006
  8. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Ở đây tui muốn nói cho bác hiểu thêm, chứ không thì bác lại bóp méo thông tin mất. Đó là không có chuyện "tiểu bang phủ nhận cờ đỏ sao vàng", mà chỉ có chuyện 12 tiểu bang Mỹ "công nhận cờ vàng sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Việt tại Mỹ" thôi. Hai chuyện này khác nhau xa chứ! Hai chuyện này có thể tồn tại song song trong sinh hoạt chính trị tại Mỹ chứ!
  9. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.685
    Đã được thích:
    7.188
    Các ông nào cứ vin vào lý do "lãng phí" mà cấm đốt là bậy bạ hết sức. Làm pháo cũng là một nghề, tiền mua pháo cũng chảy vào nền kinh tế chứ đi đâu? Nói thế thì khác nào mua xổ số cũng là lãng phí? Nếu bây giờ không mua pháo người ta đem tiền đó đi uống rượu, hay đánh số đề thì có gì hay hơn? Bây giờ thay vì mỗi nhà một dây pháo thì mỗi tỉnh một dàn pháo hoa vài trăm triệu có khác gì nhau?
    Nhưng cấm đốt vì lý do an toàn thì tôi nghĩ có lý. Hồi đó năm nào TV chả chiếu mấy căn nhà sập mấy xác người cong queo. Nhìn ghê quá.
    Tóm lại, công nghệ làm pháo của ta không được an toàn lắm, nên cấm. Cấm là vì lý do đó chứ đừng cấm vì mấy lý lẽ cùn kia.
  10. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bác FN1. Có lẽ bác và em không thống nhất về mặt ngữ nghĩa của tiếng Việt (bác thích hiểu tiếng Việt qua tiếng Anh còn em hiểu theo nghĩa hiện hành trong nước) nên càng trao đổi lại càng thành chuyện hiểu nhầm ngoài ý muốn.
    Về chuyện giấy phép, có lẽ nếu cấp phép thì nên cấp loại giấy cực kỳ đặc biệt vì pháo là một loại vật liệu nổ, có khả năng sát thương và gây nguy hiểm cao. Em nghĩ thay vì ngồi phân tích nên hay không nên bỏ thì tại sao bác FN1 và mọi người không thử vạch ra 1 mô hình chi tiết để quản lý việc sản xuất và kinh doanh pháo. Dựa trên mô hình đó chúng ta sẽ phân tích cái được và cái không được. Như thế sẽ dễ thống nhất hơn, phải không ạ?
    Theo em thì cơ sở duy nhất để mọi nguwòi ủng hộ việc đốt pháo chỉ là:
    - Yếu tố truyền thống.
    - Cảm xúc cá nhân gắn liền với những kỷ niệm về pháo thời xưa
    - Lợi ích kinh tế (cái này còn phải xem xét vì thiệt hại kinh tế cũng không ít).
    Xin mời các bác.

Chia sẻ trang này